Sao Huyện Bạch Sơn Vẫn Chưa Lên Hot Search


Lúc tỉnh lại lần nữa, Cát Thăng Khanh đang nằm trên chiếc giường với đệm lụa êm ái.

Y nhận ra mình đang ở trong phòng của hai chị em kia, chỉ có nơi này mới có đồ gia dụng cao cấp như thế thôi.
Vĩnh Quý ngồi bên giường.

Thấy y tỉnh lại bèn sấn tới xem vết bầm tím và sưng tấy trên mặt y.
Vĩnh Quý: Dậy rồi à, ra ăn sáng đi, anh luộc cho cậu quả trứng.
Cát Thăng Khanh ngây người nhớ lại chuyện đêm qua – y nhớ hai người họ đã dùng mái chèo có sẵn trên thuyền chèo lại vào bờ.
Đàn em của Tiền Chứng Minh đều đang đợi ở bến, hoàn toàn không hay biết gì về chuyện xảy ra.

Hai người chèo thuyền sang phía bên kia sông, lặn lội lên bờ.
Sau đó….
Sau đó cơn mệt mỏi ập đến làm Cát Thăng Khanh hoa mắt ngã ra đất.

Trước khi ngất đi, y vừa khóc lóc vừa nói với Vĩnh Quý….
“… Nếu lần này bị phát hiện thì cứ đổ lên đầu em, em gánh tội thay anh.”
Phó Vĩnh Quý một mình dùng hết sức bình sinh đẩy thuyền lên cạn, giấu vào trong đám cỏ, may mắn thay phát hiện được một chiếc xe đẩy đồ ăn.
Xe đẩy là loại có bánh xe.

Anh lấy nó làm xe lăn, đẩy Cát Thăng Khanh và xác của Tiền Chứng Minh về nhà.
Anh nhảy xuống giường, chuẩn bị vào bếp.

Thế nhưng Cát Thăng Khanh ở sau lưng gọi anh lại: Anh Vĩnh Quý.
Bước chân của Vĩnh Quý khựng lại.

Anh rất ít khi nghe thấy người này gọi mình “anh Vĩnh Quý”.

Ngoảnh đầu lại liền thấy Cát Thăng Khanh đang nhìn mình với ánh mắt như chứa đựng một tia khẩn cầu.
Thăng Khanh nói: Anh ngồi xuống bên cạnh để em làm một phép thử có được không?
Phó Vĩnh Quý gật đầu, ngồi lại lên giường.
Bàn tay lành lạnh của Thăng Khanh nắm lấy tay Vĩnh Quý; bàn tay đầy những vết sẹo được dẫn lối chầm chậm dán vào cổ, xương quai xanh, lồng ngực của Cát Thăng Khanh….

Làn da dưới lòng bàn tay khẽ phập phồng, có thể cảm nhận được nhịp đập của con tim và dòng chảy của mạch máu.
Phó Vĩnh Quý không biết tại sao y lại làm thế, lặng yên nói không nên lời.
Cát Thăng Khanh buông tay anh cúi đầu cười, một nụ cười rất nhẹ nhõm.
Vĩnh Quý: … Sao đấy? Thử ra cái gì rồi?
Cát Thăng Khanh: … Em không thấy ghê xíu nào.
Y ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mắt Vĩnh Quý lần nữa, nhả rõ từng câu từng chữ: Em không thấy tởm nếu là anh làm chuyện này với em.

Cơn mưa cuối hạ xối xả như trút nước.
Sắc trời xám xịt.

Cho dù trong phòng có mở hệ thống lọc khí thì tiết trời này vẫn khiến người ta chỉ hít thở thôi cũng thấy nặng nề.

Ngay trước cửa sổ sát đất, Bạch Hựu Tất một mình đứng đó.

Tử ngọc long lâu nằm ở nơi có địa thế cao, đứng từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn ra cả khu biệt thự.

Dưới màn mưa trắng xóa, những mái nhà nhấp nhô hệt như những đám mây đen bay là là trên mặt đất.
Hắn duỗi tay, đặt bàn tay lên cổ của mình.
Tiếp đến là xương quai xanh, lồng ngực….
Tay của hắn rất lạnh, hệt như nước mưa đang rơi.

Cho dù có thế nào đi nữa, rất khó để có thể mô phỏng được đôi bàn tay của người kia.
Đôi bàn tay ấm áp, thô cứng, khô ráp.
Đôi bàn tay từng bị hắn để lại bao vết thương, máu chảy và vương mùi khói thuốc.
Hắn nhắm tịt mắt, nhưng khó mà lờ đi nổi sự lạnh lẽo của bản thân.

Mưa lớn như đang gột rửa, chút mùa hạ còn sót lại của Bạch Sơn chìm xuống đáy “thủy lao”.
Mặt kính tấm ảnh trên tay phản chiếu mưa và bóng hình của hắn.

Ánh mắt Bạch Hựu Tất chậm rãi rơi trên tấm ảnh, đó là một tấm ảnh chụp chung từ mười mấy năm trước.
Ảnh chụp chung của hắn và Phó Vĩnh Quý.

Chiều xuống, cuối cùng Cát Thăng Khanh cũng cảm thấy đói.

Y đi qua hai chiếc tủ đông lớn trong phòng khách, thấy người nọ đang bận rộn trong bếp, hình như đang gói bánh chẻo.
Cát Thăng Khanh hỏi: Vĩnh Quý, có gì ăn không?
Vĩnh Quý còn chẳng quay đầu lại, tay chỉ về hướng phòng khách: Đói không chịu nổi nữa thì mở cái nắp tủ màu trắng kia ra….
Vĩnh Quý: Bên trong có con gà quay đấy.
Thăng Khanh mở nắp tủ ra thật, đập vào mắt là con gà quay cắm ngay trên đầu người đàn ông.
Y chẳng buồn ăn nữa: Thôi, em đi thay đồ đây, em phải đến bệnh viện một chuyến.
Bởi vì ban nãy y nhận được điện thoại, em học sinh Lê Tử Huân muốn xin nghỉ đến bệnh viện thăm chị gái.

Thế nên y cũng định đi xem tình hình ra sao.
Phó Vĩnh Quý gắp một cái bánh chẻo nhân thịt lợn khoai môn nhét vào miệng y: Thằng Huân nó đi thăm chị gái, cậu đi theo làm gì? Vết thương trên mặt cậu thế này kiểu gì chả làm bọn nó sợ.
Cát Thăng Khanh nhìn gương, đắp gạc lên để che đi mấy vết bờm đáng sợ nhất: Không có chuyện bố mẹ nó sẽ cư xử đàng hoàng giống người đâu.

Em phải đi xem sao.
Không lâu sau, hai người lên xe lái đến bệnh viện.

Chị gái của Lê Tử Huân mắc bệnh máu trắng, tình trạng ngày càng nghiêm trọng, chỉ riêng năm nay đã suýt gặp Diêm vương mấy bận rồi.
Vừa bước vào phòng bệnh, họ đã nghe thấy tiếng khóc lóc truyền đến – Lê Tử Huân kéo tay áo bố mình, nước mắt giàn giụa: Sao ba lại không cho chị chữa nữa? Tại sao chứ?
Bố Lê Tử Huân – Lê Chí Hiền đá văng nó đi.

Thằng bé đâm vào giá kim loại trên giường bệnh rồi mà ông ta vẫn muốn đạp thêm vài cái nữa, may mà Cát Thăng Khanh đến kịp đẩy ông ta ra.
Cát Thăng Khanh: Bố Tử Huân, anh hơi quá tay rồi đấy! Có chuyện gì từ từ nói, trong nhà có khó khăn thì nhà trường cũng dốc lòng giúp đỡ!
Lê Chí Hiền: Giúp cái đéo? Kiểu gì thì nó cũng sắp chết rồi!

Mẹ thằng bé đang ngồi thất thần trên ghế, vừa lắc lư vừa cười ngờ nghệch.

Người đàn ông mặt mày thiếu sức sống, hai mắt đỏ ngầu, rõ ràng là những biểu hiện của việc đã từng sử dụng “thứ kia”.
Gia đình này thật khiến người ta ngộp thở.

Phó Vĩnh Quý thở dài, không đi theo vào phòng bệnh mà một mình đi dọc theo hành lang cho khuây khỏa.
Vĩnh Quý thẫn thờ lang thang trong khu nội trú.

Lúc đi qua một gian phòng, anh tình cờ liếc mắt nhìn vào bên trong.

Mắt thấy người đang hôn mê, mình cắm đầy ống đang nằm đó, anh không tự chủ mà khựng lại.
Là người nhà của nhân viên giao hàng kia.
Một người phụ nữ ngồi bên giường bệnh đang khóc thút thít; trong phòng không có người khác, tức là những thành viên còn lại đều đã chết trong vụ tai nạn giao thông…
Vĩnh Quý đứng ngoài cửa nhìn một lúc lâu, sau cùng lặng lẽ rời đi.

Anh cúi gằm quay về phòng bệnh của chị gái Lê Tử Huân, phát hiện mọi người đều đứng ở bên ngoài; bên trong là bác sĩ và y tá đang cố gắng cứu cô chị gái.
Thằng bé được Cát Thăng Khanh bảo vệ sau lưng; Lê Chí Hiền đánh mặt vào trong chửi oang oang: Khỏi phải cứu, còn cứu gì nữa? Đừng hòng lấy được một đồng một cắc nào của tao!
Hai người nuốt không nổi những lời kia nữa.

Cát Thăng Khanh kéo Lê Tử Huân rời bệnh viện về trường.

Mấy nay trong trường đang xây sân thể dục mới, bên đội thi công đã đào mặt sân bê tông lên sẵn rồi.

Bọn trẻ không thể ra sân chơi nên cứ xế chiều lại nằm bò trước cửa sổ xem công trình dưới sân.
Hai ông chú người lớn cũng nằm bò ra hệt như bọn trẻ.

Ánh chiều tà rực rỡ như nước cam tươi mới vắt, trở thành màu sắc duy nhất của phố huyện nhỏ Bạch Sơn.
Bỗng nhiên, thằng bé lớn nhất ở đây – Chu Tiểu Thu lên tiếng: Thầy ơi, chị gái của Lê Tử Huân có chữa khỏi được không?
Cát Thăng Khanh sững sờ, nhẹ giọng đáp: Các bác sĩ sẽ cố hết sức mà.
Lê Tử Huân: Thầy ơi, có chắc là học hành sẽ cứu được chị em không?
Cát Thăng Khanh gật đầu.
Lê Tử Huân ngẩng đầu, đôi mắt to tròn và sáng ngời nhìn thẳng vào thầy: Thầy nói dối, học hành không có tác dụng gì hết.
Phó Vĩnh Quý nhẹ nhàng xoa đầu thằng bé: Nói gì thế chứ, học hành mới có hy vọng.
Lê Tử Huân lắc đầu: Vậy các thầy được học nhiều thế rồi có thể cứu chị em không?
Vĩnh Quý dỗ dành nó: Em phải cố gắng học tập, làm bác sĩ, thế thì mới có thể….
Chu Tiểu Thu ngắt lời anh: Thầy ơi, con thấy cứ ở những nơi thế này thì sẽ chẳng có ai được cứu đâu.
Nói xong, thằng bé rời đi.

Bọn trẻ đều đi theo nó.

Bên cửa sổ chỉ còn lại hai người lớn, cả hai đưa mắt nhìn nhau rồi không hẹn mà cùng thở dài.

Vĩnh Quý: Cái chỗ này giống như đã thay đổi rồi, nhưng hình như lại chẳng có gì đổi cả.
Cát Thăng Khanh: Có thay đổi cũng chưa chắc đã theo chiều hướng tốt, chẳng bằng không đổi còn hơn.
Những nơi như thế đâu đâu cũng có.
Mọi người chẳng ai thay đổi, giống như con thú lớn đang chờ đón cái chết, chỉ muốn chìm vào một giấc ngủ yên bình, không muốn vùng vẫy thêm.
Bỗng nhiên Vĩnh Quý nhắc đến khoản tiền kia: Đống tiền dưới hầm ấy, giờ còn bao nhiêu?
Cát Thăng Khanh: Hơn một triệu.

Sao thế?
Vĩnh Quý: Anh dùng được không?
Cát Thăng Khanh gật đầu: Được chứ, muốn dùng thì lấy, không cần phải hỏi em.
Vĩnh Quý: Anh muốn đưa tiền cho người nhà cậu shipper kia.
Thăng Khanh buông một câu “tùy anh” rồi châm điếu thuốc.

Mặt trời ngả về phía Tây, đội thi công lục tục chuẩn bị kết thúc công việc của ngày hôm nay.
Đột nhiên, Cát Thăng Khanh đẩy vội cửa sổ ra.

Vĩnh Quý vì thế mà hết hồn, túm lấy gáy áo y: Làm trò gì đấy?!
Thăng Khanh: Tủ đông! Đó giờ mình vẫn sầu vì không biết phải xử lý thế nào còn gì?
Hai cái tủ đông to tướng kia vẫn luôn là cái gai trong lòng họ vì chẳng biết phải xử lý ra sao.

Thế nhưng hiện giờ sân trường đang được xây dựng thành sân vận động.

Mặt sân bê tông đã được đào lên, giờ chỉ đợi qua mấy bữa nữa sẽ đổ nhựa làm đường chạy….
Khắp sân là những hố đất được đào sẵn.
Vả lại không có camera giám sát.
Hơn thế nữa, tuyệt đối, tuyệt đối sẽ không bị đào lên.

Nửa tháng sau, sân vận động mới của trường Bạch Sơn đã được xây xong.
Bầu không khí trong trường náo nhiệt hẳn lên, bọn trẻ cười đùa vui vẻ trên mặt sân mới.

Gương mặt nghiêm nghị thường ngày của Cát Thăng Khanh cũng dịu đi nhiều, nụ cười thoắt ẩn thoắt hiện trên khuôn mặt y.
Để chúc mừng khoảng sân mới xây, chủ tịch huyện họ Kiều đã có một bài phát biểu dài một tiếng đồng hồ.

Cát Thăng Khanh làm đầu tàu vỗ tay hưởng ứng, đợi ông ấy phát biểu xong liền dẫn mọi người đến gốc cây liễu trong sân, chuẩn bị cắm bia kỷ niệm.
Nơi mà chủ tịch đứng phát biểu đó, chính là nơi chôn hai chiếc tủ đông lớn kia.
Một dãy ghế dài được đặt ngay cạnh cây liễu đen, để bóng râm của tán cây che phủ cho mọi người ngồi nghỉ.

Thư ký Tô chuẩn bị sẵn một tấm biển bằng đồng, bên trên có khắc ngày kỷ niệm sân vận động mới được hoàn thành.

Anh ta giơ cao tấm biển lên: Chủ tịch, để chúc mừng, chú hãy dựng tấm biển này lên đi!
Kiều Chân cười ha hả, một tay cầm lấy cán biển, một tay cầm chiếc xẻng mà Cát Thăng Khanh đưa qua.

Ai nấy đều chuẩn bị chụp ảnh, kết quả là Kiều Chân lại đưa cả hai thứ cho Cát Thăng Khanh.
Kiều Chân: Thầy Cát, nên để thầy làm mới phải.
Đám đông nghe vậy liền nghệt cả ra, Cát Thăng Khanh cũng sững người.

Nhưng ngay sau đó, một tràng pháo tay nho nhỏ của đám trẻ xung quanh vang lên: Thầy đã vất vả rồi!
Cát Thăng Khanh hơi ngượng ngùng đôi chút, nhưng rồi những người lớn cũng vỗ tay theo đám trẻ con.

Kiều Chân vỗ vai y: Thầy Cát mới là người nên được ghi nhớ đây này! Chúng ta cùng mời thầy Cát dựng tấm biển này lên nhé!

Y cầm cây xẻng, xúc lớp đất mềm dưới gốc cây liễu.

Sau lưng, chủ tịch Kiều ngắm nhìn trời xanh nhớ lại những cay đắng ngọt bùi; trước mắt, là từng lớp đất mềm được xúc lên sau mỗi nhát xẻng….

Thật nhẹ nhõm, thật đẹp đẽ biết bao.
Nỗi phiền muộn đã được giải quyết, tất cả mọi thứ đều trở về quỹ đạo vốn có.

Chỉ nghĩ thôi đã đủ để khiến y không nhịn được mà mỉm cười.
Nhưng chính vào lúc này, y thấy một màu sắc khác lạ dần lộ ra dưới lớp đất.
Một màu trắng xanh và tím tái xen kẽ nhau.
Chiếc xẻng chầm chậm xới đất….

Và rồi….
Và rồi….

Một khuôn mặt nhỏ nhắn của người thiếu nữ hiện ra….
Cô bé ấy đang ngủ rất yên bình, chìm vào giấc mơ chỉ có những điều ngọt ngào, không hề khổ đau.
Cô bé ấy là chị gái của Lê Tử Huân.
Chỉ trong thoáng chốc, mọi âm thanh đều biến thành tiếng ù tai.

Tiếng ù đinh tai nhức óc.
Ong ong.

Ong ong.
Chiếc xẻng lạnh băng, mùi ẩm ướt của đất, những con bọ bò lổm ngổm trên khuôn mặt.
Onggg.
Cát Thăng Khanh tự nhủ với bản thân, mày là một hòn đá.
Một hòn đá không biết run rẩy, không biết la hét, không biết sợ sệt.
Tất cả mọi người đều đang nhìn Kiều Chân, không ai chú ý đến sự khác lạ của y và bên dưới lớp đất.

Y kìm nén mọi phản ứng của cơ thể, lấy đất lấp lại chỗ cũ rồi đào một hố nhỏ ngay chỗ bên cạnh, cắm tấm biển lên trên.
Tiếng vỗ tay, những ánh đèn flash….

Giữa đám đông vây quanh, chủ tịch huyện chuẩn bị rời trường.

Thầy và trò cùng ra cổng tiễn ông.
Thư ký Tô mở cửa giúp ông chủ tịch.

Đúng vào lúc lên xe, điện thoại của Kiều Chân đổ chuông.

Điện thoại ông nhận được tấm hình và một tin nhắn.
Kiều Chân ngồi vào xe, mở tấm hình lên xem.
Nhìn những bức ảnh đó xong, đôi mày Kiều Chân khẽ chau lại.

Đó là vài tấm ảnh cũ đã có tuổi được chụp bằng máy phim, có đôi chỗ đã ngả vàng.
Dưới ánh đèn nhàn nhạt, cậu thiếu niên mười sáu mười bảy tuổi bị đẩy ngã ra đất, áo quần xộc xệch.

Cả người nó cứng đờ và thờ thẫn như một con rối bằng sứ, để mặc một bàn tay của ai đó chạm vào mặt, cổ rồi đến nửa thân dưới của mình.
Là Cát Thăng Khanh..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui