Chương 3: Sài Gòn. Cần lắm những cơn mưa.
Sài Gòn vào những ngày đầu hè, cái nóng hừng hực luôn là một động cơ có thể gây mất đoàn kết nội bộ, chỉ cần một vấn đề nhỏ nhoi được tranh cãi ở ngoài cái nắng gay gắt này cũng đủ làm một cuộc tranh cãi chuyển sang thành một cuộc thảm xác với những tuyệt thế võ chợ.
Trên mái đầu là những tia nắng muốn cháy da, khét đầu còn ở dưới đất và trước mặt là nạn kẹt xe. Sài Gòn vào những giờ cao điểm luôn thế, luôn vang lên những tiếng còi xe “bim bim” vang rộn và tiếng chửi rủa vì nắng nóng. Những lúc thế này nơi nào có máy lạnh là nơi đó như một thiên đường thật sự, cảm giác được xua tan cái không khí nóng và đón nhận cái không khí mát tuyệt vời thì còn gì bằng. Ôi! Sài Gòn nóng quá đi.
Nó đạp xe dưới cái nắng nóng để xin việc làm, mồ hôi nhễu nhãi tuôn xuống từ trên đầu như tắm, trời nắng nóng mà nó cứ đạp xe hì hục qua từng con phố, từng huyện, từng quận để kiếm một biển báo tuyển nhân viên được dán trên cửa tiệm, nhưng đến nổi hai cái cây que tăm của nó nhấc lên pê-đan đã không còn sức chứ nói chi mà chạy tiếp. Nó đứng nghỉ mệt dưới một bóng cây rồi nhẩm tính lại những con đường mà nó đã chạy qua, rồi lại thở dài rồi co hai cây que tăm lên mà đạp.
Vòng quay bánh xe cứ đều đặn lăn trên con đường, những bóng cây thưa thớt trên những hè phố phồn hoa. Nó dừng chân lại ở một quán nước nhỏ, nhìn những dòng xe chạy qua chạy lại rồi thở dài, tự hỏi không biết bây giờ đi nơi đâu để tìm việc. Bưng ly café nhấp một ngụm thì chợt có tiếng xôn xao gì đó ở quán café lớn đối diện nơi nó ngồi, trước mắt nó một cậu bé với thân hình nhỏ nhắn, chân tay lấm lem, tay cầm một chiếc đồ đựng dụng cụ đánh giày, cậu bé yếu ớt đang đứng nói gì đó với một ông thanh niên lớn tuổi và một cậu công tử, theo cái nhìn của nó là vậy. Chưa kịp nháy mắt để nhìn tiếp thì thằng được nó coi là “công tử” vung chân đá cậu bé đánh giày kia.
Thấy cảnh như vậy bà bán nước thốt lên:
- Quân gì đâu ác nhơn ác đức vậy không biết?.
Nó không nói gì, vội để tiền xuống bàn rồi bước vội qua phía bên kia đường, tính nó rất ghét phải chứng kiến những vụ việc bất bình như thế, tại Sài Gòn những việc như vậy xảy ra như cơm bữa không có gì là lạ cả, nhưng đối với nó thì đây là một việc nó cực kì ghét.
- Này, anh làm gì đấy? Có gì từ từ nói. – Nó chụp tay thằng “công tử” khi nó định đánh cậu bé, rồi hỏi.
Thằng “công tử” vung tay hất tay nó ra, chỉ thằng mặt cậu bé, nói giọng bố đời:
- Thằng đánh giày này, tao thấy tội nên cho đánh giày, xong tao hỏi nó bao nhiêu rồi móc tờ 100k (100 nghìn) ra đưa nó, nó kêu nó không có tiền thối rồi bảo tao chờ để đi đổi tiền, đi một hồi nó ra rồi nói tiền bị cướp. Cái bọn này không thể tin được, mày không trả tiền tao đập ày như xương.
Cậu bé run sợ nép vào sau nó, quay sang cậu bé nó hỏi:
- Em, có đúng như lời anh kia nói không?.
- Dạ không, lúc nãy em có đổi tiền trong quán café, chị đó cầm tiền vào đổi xong đi ra lại mà không đưa tiền cho em, em có chạy tới hỏi rồi chị ấy nói “tiền gì”, “tao có đổi ày à?” rồi chị đó đi thẳng. Em mới quay lại nói với anh này nhưng anh đó không tin.
- Ừa anh hiểu rồi.
Nó hiểu rõ, những mảnh đời cơ nhỡ ở nơi đây luôn phải chịu sự khinh biệt từ những người tự cho là mình giàu có và khinh thường, cũng có vài kẻ sẽ không có một chút nào gọi là “lương tâm” của một con người, sẵn sàng lợi dụng những đứa trẻ để làm những công việc lừa lòng tin của người khác, những hành động ấy không chỉ làm cho những tấm thân còi cọc này chịu khổ mà còn làm mất lòng tin của bọn trẻ trong lòng người dân. Thành thử ra khi người ta bị tai nạn, hay những cụ già, trẻ nhỏ ăn xin điều nhận những lời nói thậm tệ, những ánh nhìn ghen ghét. Sự vô cảm của người dân nơi đây cũng từ đó mà ra.
- Anh chờ tôi một chút, tôi sẽ nói chuyện với người đã chịu đổi tiền cho cậu bé này. – Nó nói rồi dắt cậu bé đi ngược lại vào quán café.
Sự sang trọng của nơi đây làm nó cũng choáng ngợp, nó không nghĩ là sẽ có một ngày nó vào một quán café như vậy, khác với không khí đơn giản của những quán café vỉa hè. Nó vội nhìn xung quanh, phát hiện quán café được trang bị camera, nó vội nảy ra một ý tưởng để xem việc này đúng hay sai, và người nhân viên kia có thật đã lừa cậu bé này hay không.
Đi tới quầy nhân viên, thì nó gặp một cô nhân viên trong cũng khá xinh, người được cậu bé cho là đã nhờ đổi tiền, nó vội hỏi:
- Chị gì ơi, cho tôi hỏi, phải lúc nãy cậu bé này đã đến nhờ chị đổi tiền?.
Cô gái nhân viên nhìn về phía nó rồi liếc nhìn sang cậu bé đánh giày, rồi chép miệng:
- Không, nãy giờ em không có đổi tiền cho cậu bé này thưa anh.
- Thiệt chứ?. – Nó nheo mắt nhìn, trong mắt cô nhân viên có chút gì đó bối rối. Khi đối diện và trách vấn một người hãy nhìn sâu vào mắt họ, vì khi đó ta sẽ biết họ có nói dối hay không.
- Dạ… vâng thế ạ.
Nó nhìn sang cậu bé, đôi mắt cậu bé rưng rưng, môi mím chặt lại. Nó quay sang cười với cô nhân viên:
- Bây giờ cho phép tôi được hỏi lại, cậu bé này có nhờ cô đổi tiền hay không?
- Thưa anh, là không ạ, anh định hỏi em đến bao nhiêu lần nữa ạ, em đã trả lời mong anh ra ngoài kia uống nước để bọn em buôn bán. – Cô nhân viên nhăn mặt buông lời lẽ không được hay cho lắm về phía nó.
Nó vẫn bình tĩnh mà đáp:
- Cô là nhân viên trong đây chắc cũng biết rằng trong quán có trang bị camera chứ?.
Nghe lời nó nói cô nhân viên mặt tái xanh, thấy vậy nó nói thêm:
- Tôi là phóng viên, nếu tôi cho vụ việc này lên báo thì tôi có thể đảm bảo rằng quán sẽ mất uy tín và công việc của cô có thể chấp dứt ngay lập tức.
Cô nhân viên lo sợ đổi đen thành trắng, môi lắp bắp chữa tội:
- Em xin lỗi, nảy đúng là có một cậu bé đến đổi tiền mà lúc đó khách đông nên em quên mất, tiền đây thưa anh. – Cô nhân viên vội lấy tiền ra đưa cho nó.
Nó cầm tiền rồi đưa cho cậu bé rồi bảo:
- Em cầm tiền ra mà trả cho người ta đi.
- Dạ, em cảm ơn anh. – Cậu bé hớn hở chạy đi.
Cất bước quay đi trong những lời bàn tán xôn xao xung quanh, nó có linh cảm là lời cậu bé đánh giày nói là thật và nó đủ tự tin để giải quyết vụ này, may làm sao là cái linh cảm của nó không sai, vội gạt mồ hôi trên trán, nó nói nhỏ:
- Phù, công nhận mình cũng liều thật.
Quay lại với chiếc xe đạp, tiếp tục với việc đi vòng vòng tìm việc làm. Đúng là ông trời không phụ lòng nó, mãi đến bốn giờ chiều thì nó mới thấy được một cửa hàng hoa có dán chữ “tuyển nhân viên giao hàng”, nó tự tin về sự thông thuộc đường xá của chính mình vì ngày nào nó cũng hành thằng Tuân đi dạo quanh thành phố cho biết đường biết xá trong ba năm qua, nghĩ lại nó cũng thấy thương thằng bạn nó thật, tội thằng bé phải còng lưng vác xe đèo nó cả ba năm trời.
Vào nhận việc, hỏi vài câu linh tinh về đường xá thì nó cũng được nhận, vui vẻ đạp xe về vừa đi nó vừa hát, ôi thật yêu đời làm sao cơ mà nó mệt đến đứt hơi. Về đến phòng trọ, đá cây quạt cái ầm cho nó quay rồi nằm ra cái nệm mà ngủ. Kết thúc một ngày với nhiều việc xảy ra, nhưng cũng mừng là nó đã tìm được việc làm. Sài Gòn, phức tạp thật.
Trời mới sáng tinh mơ thì nó đã đạp xe đến tiệm, vào chào chị Hoa – chủ cửa tiệm – nó bắt đầu xếp những bó hoa lên xe để chở đi.
- Em ơi! Em biết chạy xe máy chứ? – Chị Hoa hỏi nó.
Nó đáp:
- Dạ biết chị ạ!.
Chị Hoa chỉ vào góc của tiệm:
- Em lấy xe máy của chị mà đi giao hoa cho người ta, chứ đi xe đạp thì trễ giờ của khách hết.
- Vâng, nhưng vậy có ổn không chị, trong khi em mới vào. – Nó cũng hơi lo lắng, trong khi mới đi làm ngày đầu mà đã lấy tài sản của tiệm mà dùng lỡ có chuyện gì xảy ra thì chắc nó bán thân mà bồi thường mất.
Chị Hoa cười rồi nói:
- Không sao đâu, em cứ lấy dùng, có gì xe hư chị trừ tiền lương em. Có gì chị lấy hợp đồng rồi giấy chứng minh nhân dân photo của em lên phường, có gì đâu mà em lo.
Mới buổi đầu mà nó đã nghe đến chuyện trừ lương, lên phường thì nó tá hỏa:
- Vậy thôi chị ạ, cứ để em đi xe đạp cũng được.
Nghe vậy chị Hoa cứ cười mà ghẹo nó:
- Chị đùa thôi, em thật thà quá đấy, lấy hoa giao cho người ta đi kìa, nhanh lên kẻo muộn.
- Vâng vâng..
Nhờ công việc đi giao hoa cho những khách sạn, những nhà giàu quyền quý nó cũng biết được thêm một phần nào đó về Sài Gòn, không chỉ có người giàu khinh thường người nghèo, mà trong đó cũng có những tấm lòng vàng. Các thùng nước miễn phí cho học sinh, sinh viên, cụ già bán vé số hay những người làm công việc nặng, những đĩa cơm miễn phí cho người nghèo. Đó là một phần nhỏ, nhưng chứa nhiều tấm lòng người, có lẽ Sài Gòn cần nhiều hơn những tấm lòng như vậy.
Công việc cứ trôi qua theo thời gian, thắm thoát đã một trôi qua, tình cảm giữa nó và chị chủ quán cũng phát triển tốt đẹp khi chị Hoa nhận nó làm em nuôi, chị bảo chị quý nó ở sự thật thà, hiền và lễ phép và nó cũng quý chị, một người chị đảm đang và xinh đẹp với khuôn mặt tròn và đôi mắt nâu, dáng người cao ráo. Đến bây giờ, chị luôn là một người thân đối với nó ở mảnh đất Sài Gòn này.
Một buổi tối mát mẻ, nó ngồi dựa lưng vào chiếc ghế ngắm dòng người qua lại trước cửa tiệm, vào giờ cao điểm Sài Gòn luôn đông đúc, luôn bon chen đến náo loạn, các cặp tình nhân cứ lướt qua lướt lại trước mặt làm nó có phần hơi “GATO” khi phải chịu cảnh cô đơn này qua những năm làm sinh viên, tuy có tuổi thân nhưng nó hiểu bây giờ việc của nó là phải học và làm để khi ra trường có một cuộc sống ổn định không phải chật vật khi bước chân đầu tiên chạm vào đời.
- Kha ơi! Đi giao hàng kẻo mưa nè em. – Tiếng chị Hoa vọng từ ngoài sau.
- Dạ, để em chị.
Nó dắt xe ra khỏi quán, nhìn bầu trời đỏ rực qua ánh đèn đường, những cơn gió lạnh thổi vù vù đến buốt người. Nó tự nhủ:
- Thôi vọt lẹ rồi về.
Lấy địa chỉ ra coi thì nó há hốc miệng:
- Trời, Quận 12 xa ác.
Từng Quận 5 mà nó phải vác xác xuống tận Quận 12 để giao hàng thì không khác nào một cực hình, trong vòng một tháng qua nó chỉ giao hàng ở các quận lân cận, nhiều nhất là Quận 1. Nó thở dài, bỏ mảnh giấy địa chỉ vào túi quần rồi đề xe chạy đi.
Những cơn gió cứ thổi vù vù báo hiệu một cơn mưa lớn đầu mùa sắp về Sài Gòn, có lẽ cơn mưa này đã gián tiếp thay đổi cuộc đời nó theo một hướng mới. Một hướng đi chứa đầy sóng gió của cuộc đời.
Đọc tiếp Sài Gòn. Sau Ngày Mưa! – Chương 3
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...