Ánh trăng trải một màu...
Ngoại thành Ba Đông trấn, trên một vùng cỏ xanh mướt bằng phẳng, hai chàng thiếu niên đang ngồi đối ẩm. Họ là Tần Quan Vũ và Hoàng Phủ Duy.
Ngẩng mặt nhìn trăng sáng, Hoàng Phủ Duy nâng ly rượu nói :
- Kiếp người khó mà say cho trọn, tại hạ và nhân huynh tuy là bằng hữu sơ giao, nhưng tính thông cảm như cố hữu. Vậy thì, “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”, mời nhân huynh hãy cạn.
Tần Quan Vũ mỉm cười, nâng ly nốc cạn.
Hoàng Phủ Duy nói tiếp :
- Có rượu mà không ngâm thơ, sợ rằng men nhạt. Tần huynh có nghĩ thế chăng?
Tần Quan Vũ cả cười :
- Cứ theo Hoàng Phủ huynh thì chúng ta nên làm thơ à?
- Không, chúng ta nên luận về thi có lẽ hay hơn.
- Hay lắm! Mời nhân huynh ra đề đi!
Hoàng Phủ Duy gật đầu :
- Được, nhưng không... Xin Tần huynh gợi ý trước đi.
Tần Quan Vũ mỉm cười :
- Theo ý tại hạ thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc của thi ca.
Hoàng Phủ Duy gật gù :
- Nói ra e không trọn ý, theo đệ thì vì mối xúc động trong lòng nên phát xuất theo lời. Lời không đủ, đâm ra ta thán. Rồi ta thán cũng không thỏa măn nên mới nảy ra ngâm vịnh. Và cũng bắt nguồn từ đó, miệng ngâm nga, chân bước bồi hồi, tay phụ họa để mà diễn ý. Đó là sự trọn vẹn của thi ca. Và do đó, Ban Cố đã từng định nghĩa...
Ngừng ở đây, Hoàng Phủ Duy nhìn Tần Quan Vũ nói :
- Bây giờ thì xin đến lượt Tần huynh.
Thật là kỳ phùng địch thủ. Tần Quan Vũ cười ha hả rồi nói :
- Ban Cố đã định nghĩa rằng, sự vui buồn dồn ép trong lòng đó là cảm xúc và tiếng của cảm xúc là... thi ca, là sự xuất phát tình cảm tận đáy lòng thầm kín...
Hoàng Phủ Duy vỗ tay cười lớn :
- Hay! Tần huynh, chúng ta cùng cạn ly.
Chén rượu thứ hai vừa đầy lại, Hoàng Phủ Duy mỉm cười :
- Đề thứ hai chứ Tần huynh?
Tần Quan Vũ hứng chí gật đầu :
- Tốt lắm! Xin mời!
Hoàng Phủ Duy nhìn thẳng vào mặt Tần Quan Vũ :
- Bây giờ xin chuyển qua thần thoại. Theo nội thư của Hán Võ Đế, có một đoạn nói về Tây Vương Mẫu, xin Tần huynh nhắc lại cho.
Tần Quan Vũ nói liền :
- Theo nội thư của Hán Võ Đế, trước hết phác họa dung cách của Tây Vương Mẫu, một thiếu phụ dung nhan diễm lệ, phong tư tài mạo tuyệt vời...
Hoàng Phủ Duy ngắt lời :
- Hình như Tần huynh có nhiều ấn tượng đẹp đối với Tây Vương Mẫu thì phải.
Tần Quan Vũ lắc đầu :
- Không hẳn thế, tại hạ muốn tránh các điều đáng sợ ghi ở Tây Sơn Kinh khi hình dung Tây Vương Mẫu, mắt beo răng cọp, tóc rối bồng bềnh, một nhân vật thể hiện đầy đủ những gì tàn khốc.
Hoàng Phủ Duy gục gật đầu :
- A... thì ra Tần huynh muốn tránh cho người điều kinh khiếp đấy ư?
Và tia mắt của Hoàng Phủ Duy vụt lóe lên :
- Nhân trời quang trăng sáng, đệ muốn thỉnh giáo Tần huynh một vấn đề, đó là vấn đề “hoa đối với hoa”.
Tần Quan Vũ mỉm cười :
- Hoa đối với hoa, căn nguyên là cuộc đọ sắc đua hương. Đệ biết làm sao mà giải thích bây giờ?
Hoàng Phủ Duy mỉm cười :
- Như thế là giải thích đến tận cùng rồi, chứ còn gì nữa mà Tần huynh bảo rằng không biết giải thích?
Và ánh mắt của Hoàng Phủ Duy chợt mơ màng như gửi tình vào cơi xa xăm :
- Đứng trước loài hoa mà mạt sát loài hoa, Tần huynh... à không, Tần công tử chưa đoán được tôi là ai sao?
Tần Quan Vũ giật mình, và như chợt hiểu ra, chàng thảng thốt kêu lên khe khẽ :
- Huynh đài... huynh đài...
Hoàng Phủ Duy bật cười :
- Sao còn gọi là huynh đài?
Tần Quan Vũ trố mắt :
- Huynh đài là... nữ nhân ư?
- Nữ nhân? Là tỳ nữ của công tử đấy!
Tần Quan Vũ cảm thấy hai tai mình như ù hẳn lên.
Bạch y thư sinh trong dáng dấp phong lưu ẩn dật này lại là nữ nhân ư?
Nhưng tại sao lại nói là tỳ nữ của mình?
Nàng từ đâu tới? Và tới với mục đích gì?
Chàng cố thăm dò thêm một lần nữa :
- Hoàng Phủ huynh đùa với tại hạ đấy chứ?
Hoàng Phủ Duy thập giọng :
- Không đâu! Tôi không đùa với công tử đâu. Tôi quả là nữ nhân thật đấy. Và cũng đã thừa lệnh đi theo làm tỳ nữ cho công tử, cho nên tiệc rượu đêm nay có thể gọi là chút lễ diện kiến.
Tần Quan Vũ ngạc nhiên hỏi :
- Nhưng cô nương vâng lệnh của ai?
Hoàng Phủ Duy lắc đầu :
- Xin thứ cho, vì điều đó tôi chưa thể thưa với công tử được.
- Tại sao?
- Tại vì chung quanh công tử có quá nhiều người theo dơi, quá nhiều cạm bẫy bủa giăng.
Tần Quan Vũ bàng hoàng, khẽ cau mặt.
Nhưng tiếng nói sau cùng của Hoàng Phủ Duy đã làm cho chàng rúng động.
Chàng chợt hiểu ra rằng mình không phải đang đứng trước một gã thư sinh ẩn dật, mà là một kẻ đưa đường.
Phong cách ngạo nghễ vụt trở lại với Tần Quan Vũ, chàng nói :
- Xin đa tạ lời chỉ giáo ấy!
Và chàng ung dung ngồi trở lại một cách hết sức tự nhiên...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...