“Xin chú ý.
Tàu tốc hành T4789 từ thành phố C tới phía Nam thành phố B chuẩn bị làm thủ tục.
Hành khách đi trên chuyến tàu T4789 vui lòng chuẩn bị trước, mang theo hành lý xách tay tới phòng chờ 3A để chuẩn bị làm thủ tục soát vé.”
Ngày 12 tháng 2 năm 2006.
13 giờ 29 phút.
Quảng trường nhà ga thành phố C chật cứng người.
Thông tin và ngày giờ của các chuyến tàu sắp tới lần lượt được hiển thị lên xuống trên màn hình điện tử khổng lồ.
Trong lúc đó, những chiếc vali và xe chở đổ lớn nhỏ cũng lũ lượt đổ về từ khắp các phía, đồng loạt giao nhau ở tháp trung tấp rồi lại nhanh chóng vụt qua đi về phía các cổng an ninh.
Lâm An kéo tui hành lý đứng ở cuối hàng, trước một cổng kiểm tra an ninh, hai mắt hơi híp lại nhìn về phía mặt trời chiếu rọi, gương mặt mang theo một nụ cười dịu dàng.
“Mẹ à, con tới nhà ga rồi, đang chờ kiểm tra an ninh ạ.
Được rồi mà, mẹ đừng lo.” Anh dịu dàng nói chuyện với mẹ qua điện thoại, ngừng một lát giống như là đang nghe mẹ Lâm ở đầu bên kia dặn dò gì đó, đoạn lại cười trấn an, “Có gì đâu, không nguy hiểm gì mà.
Cống Châu không tệ như mẹ tưởng tượng đâu.
Cái gì cần có cũng đều có mà.
Chỉ là trường chỗ con hơi xa chút thôi, nhưng không có vấn đè gì.
Đồng nghiệp và học sinh ở trường đều tốt lắm, với lại cũng đâu phải ở đó con không có bạn bè nào, nếu quả thật có chuyện gì thì họ đều sẵn lòng giúp mà.”
Nét cười trên mặt càng đậm hơn, anh cũng đồng thời vừa nhích về phía trước theo hàng ngũ trước cửa kiểm tra an ninh, vừa hơi bất đắc dĩ nói, “Những chuyện này chẳng phải con đã báo với mẹ từ khi ở nhà rồi à? Sao giờ lại bắt đầu thấy không an tâm rồi?”
Mẹ Lâm ngồi trong ngôi nhà ở quê chỉ biết nặng nề thở dài, không rõ tại sao nhưng cứ thấy không thể nào thoải mái được.
Bà vẫn còn nhớ cuối năm trước, lúc còn đang bận bịu xới đất ở mảnh vườn nhỏ phía sau nhà thì Lâm An đột nhiên quay về cùng rất nhiều hành lý và mỏi mệt.
Lúc đó bà đã vô cùng kinh ngạc, còn hỏi anh có chuyện gì không, sao đang giữa tuần đẹp trời mà không tới trường, lại chạy về nhà thế này?
Lâm An không trả lời ngay, chỉ bảo gần đây mệt mỏi quá nên muốn nghỉ ngơi một chút, xin trường cho nghỉ phép nửa tháng.
Nhưng nửa tháng trôi qua, anh lại không hề báo trước trịnh trọng thông báo với bà rằng mình đã quyết định từ chức ở trung học X, và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để tham gia chương trình dạy học tình nguyện ba năm tại tỉnh J do bộ Giáo dục tổ chức hồi đầu tháng sau.
Mẹ Lâm chấn động, cảm thấy nhất định ở bên trung học X đã xảy ra chuyện gì đó.
Bằng không đang yên đang lành sao anh lại từ bỏ điều kiện công việc tốt như thế để đột nhiên chạy tới Cống Châu xa cả ngàn dảm làm công tác giáo dục thiện nguyện được?
Thậm chí còn chẳng báo trước.
Nhưng bất kể sau đó bà có hỏi thế nào, Lâm An vẫn một mực giữ im lặng về chuyện đó.
Anh chỉ liên tục giải thích rằng mình thấy mệt mỏi, nhân cơ hội này muốn đi thăm thú đây đó, vừa hay lại có sự kiện này nên anh chủ động đăng kí luôn.
Anh cũng luôn dặn bà đừng lo lắng suy nghĩ nhiều.
Mẹ Lâm không hỏi được ra đáp an mà mình muốn, cũng chẳng có cách nào khác ngoài trơ mắt nhìn con trai từng bước từng bước đến gần cuộc hành trình dài của anh.
Tới một ngày nhận được thư chấp nhận từ Bộ Giáo dục, sau đó vé cũng đã đặt, hành lý cũng đã đóng, cuối cùng cũng khởi hành.
Mẹ con lại một lần nữa vừa gặp đã xa.
Sự lo lắng và bất an trong lòng mẹ Lâm lên đến đỉnh điểm vào đêm trước ngày chia tay.
Thế nhưng đối với những câu hỏi gần như van xin của mẹ, Lâm An vẫn phản ứng hết như trước, lặp lại mấy cậu mà anh đã nói trước đây vô số lần.
Mãi đến khi tới bến xe huyện X rồi, trước khi chuẩn bị lên xe ra nhà ga thành phố C, anh mới choàng tay qua vai mẹ, hai mắt đã đỏ hoe, nở một nụ cười yếu ớt và nhẹ nhàng nói một câu xin lỗi thật khẽ.
Sau đó đi thẳng lên xe, chẳng quay đầu lại.
Sầu lo của mẹ Lâm kể từ đó đã ngày càng ăn sâu trong lòng bà, khó có thể rút ra được.
Cho dù hơn một năm qua, trạng thái tinh thần và giọng nói của con qua điện thoại đã có vẻ vui vẻ và tích cực hơn trước thì cũng chẳng xoa dịu hay xóa nhòa được hoàn toàn muộn phiền trong lòng bà.
May thay, việc Lâm An trở về quên trong đợt nghỉ lễ mùa xuân vừa rồi đã cho bà một chút an ủi.
Quả đúng là trông anh có sức sống hơn trước thật.
Không rõ vì sao mà trong đôi mắt, ngoài sự ôn hòa và trầm tĩnh ngày trước còn có thêm vài phần kiên định.
Ngoài ra, mỗi khi kể về những gì đã nghe và thấy ở Cống Nam, những gì anh kể không có chút nào là khổ sở đau đớn, mà trần đầy niềm vui và sự bình yên.
Nhưng dù là có hạnh phúc và yên bình đến đâu đi nữa thì mẹ Lâm vẫn không thể kìm nén được những lo lắng dâng lên trong lòng không ngừng khi kỳ nghỉ sắp sửa kết thúc, và bà lại phải đối mặt với việc chia xa con trai.
Vậy là đến khi Lâm An đã tới tận thành phố C rồi, bà lại không nhịn được gọi một cuộc điện thoại, còn anh lại nói một lần nữa những gì mình vừa giải thích ở bến xe huyện X cách đó chưa lâu.
Lâm An kiên nhẫn lắng nghe, vừa an ủi vừa có chút áy náy, xếp hàng đi qua cổng kiểm tra sau đó vào sảnh chờ tìm một chỗ ngồi xuống.
Đợi hơn mười phút thì loa thống báo số chuyến tàu của anh, nhắc nhở rằng thủ túc soát vé sắp bắt đầu, lúc đó anh mới cúp cuộc gọi của mẹ Lâm.
Không ngờ rằng vừa cúp máy, lấy được vé tàu ra khỏi balo đeo sau lưng ra xong thì điện thoại lại đột nhiên rung lên lần nữa, màn hình tự sáng lên, thông báo có tin nhắn tới.
Lâm An liếc nhìn tay trái một cái, song vẫn đứng dậy và sắp xếp túi cho gọn gàng trước, đoạn kéo hành lý của mình ra đứng cùng hàng xếp dài để kiểm tra vé, xong đâu đấy mới mở khóa điện thoại, bấm vào biểu tượng hòm thư trên màn hình.
Giữa đám đông ồn ào, một tin nhắn đến từ “Đinh Hoa” nằm im lìm ở hàng đầu.
—— lên xe chưa?
Lâm An nhìn lướt qua thật nhanh chỉ thấy ba chữ đơn giản, lặng lẽ tràn vào tầm mắt.
Cách đó không xa, tiếng máy soát vé thông báo vang lên “Bíp”, nhân viên soát vẻ nhắc nhở những người đứng lố nhố chen nhau, “Ra xếp hàng đi ra qua cửa được rồi.”
Hàng lối càng đi về phía trước càng ùn ùn thành một đống lớn, ranh giới giữa các hàng cũng mờ cả đi, người dân chỉ chăm chăm chen nhau lên giành máy soát vé gần nhất, thuận tiện cho mình nhất.
Lâm An khó khăn kéo hành lý giữa dòng người chen chúc, cuối cùng mấy phút sau cũng vượt qua được đám đông, soát vé xong.
Sau đó lại theo đám đông tản ra đi xuống thang cuốn, tìm khoang và chỗ nồi của mình, cất hành lý để ngồi xống.
Sắp xếp xong xuôi hết, anh mới nhìn lại lối đi vẫn còn đông đúc.
Chỉ khi hành khách xung quanh hầu như đã ổn định chỗ ngồi rồi anh mới lấy chiếc điện thoại ban nãy mới nhét vội vào túi áo khoác ra.
Khóa màn hình mở ra, trên đó vẫn là giao diện tin nhắn ban nãy bị tắt đi đột ngột.
Anh ngây người nhìn dòng tin nhắn một lúc, suy nghĩ chút rồi mới trả lời ngắn gọn, “Lên rồi.”
Đoạn anh cất điện thoại lại vào túi áo dù lòng vẫn còn chút ngờ vực.
Không ngờ vừa mở ra cuốn truyện ký mới mua trong hội xuân vừa rồi định đọc thì trong túi lại có một hồi rung lên.
Lâm An sững người một thoáng mới thò tay lấy điện thoại ra lần nữa.
—— đi đường cẩn thận.
Trong hộp tin nhắn mà anh vẫn chưa thoát ra, lại hiện lên một hàng chữ nữa.
Người gửi tin vẫn như cũ, hiện thị tên là Đinh Hoa.
Lâm An nhìn dòng tin hồi lâu, cảm giác kì quái xẹt qua trong đầu lại càng thêm rõ ràng, nhưng anh cũng không suy nghĩ nhiều thâm, do dự một thoáng mới nhắn tin đáp lại: “Ừm.”
Sau đó lại nhắn thêm, “Cảm ơn.”
Chuyến tàu cuối cùng cũng chuyển bánh.
Từ đó điện thoại cũng hoàn toàn rơi vào im lặng.
Trong suốt 12 tiếng trên tàu, từ ngày đến đêm, từ đêm tới sáng, cùng mặt trời và mặt trăng lặng lẽ lướt qua vô số cánh đồng và bãi đất hoang, đoàn tàu vẫn lăn bánh trên đường ray đều đều không nghỉ.
Sau khi đoàn tàu dừng hẳn ở sân ga phía nam thành phố Cống Châu, trong toa tàu đã chẳng còn mấy người.
Phần lớn hành khách đều xuống điểm cuối tại ga này, chỉ còn lại một ít người, phần lớn là nhưng người giống như Lâm An, đem theo túi lớn túi nhỏ nặng mà trông sơ sài, phải bắt xe buýt tới các thị trấn nhỏ xa hơn.
Hành lý của Lâm An tương đối đơn giản.
Ngoài một vali quần áo và một túi đeo bên người mang theo đồ tùy thân thì cũng chẳng còn gì khác.
Chỉ cần thu dọn một chút là xuống tàu trước, đi tới đứng ở trạm trung chuyển hành khách.
Xe đi huyện A mỗi ngày chỉ có hai chuyến.
Chuyến buổi trưa không kịp giờ với chuyến tàu đến Cống Nam nên chẳng còn cách nào khác phải bỏ qua, còn một chuyến buổi tối thì phải hai tiếng nữa mới chạy.
Những ngày đầu xuân chưa kịp thoát khỏi cái lạnh giá của mùa đông, gió thốc vào qua ô cửa sổ phòng chờ của nhà ga hành khách khiến tay chân người ta tê cóng vì lạnh.
Lâm An úp một tô mì ở khu vực tiếp nước, chọn đại một góc ăn tạm mấy miếng, rồi gọi điện thông báo cho mẹ Lâm rằng anh vẫn bình an vô sự, sau đó mới xoa hai tay vào nhau đi qua đi lại tại chỗ cho ấm.
Vài phút sau, tay chân đã nóng lên, anh lại ngồi xuống, rút cuốn truyện kí chưa đọc xong lúc trên tàu ra, để giết thời gian chờ dài đằng đẵng.
Sách chưa lật được hai trang, điện thoại trong túi lại rung bần bật.
Lâm An đọc vội đoạn truyện trước mặt, tay vô thức thò vào túi áo khoác.
Sau khi rút được điện thoại ra xem, anh lại phát hiện màn hình sáng lên vẫn là vì tin nhắn từ cái tên “Đinh Hoa” đó.
Anh nhìn chăm chú vào dòng tin ngắn gọn chỉ có ba chữ “Đã tới chưa” hồi lâu, nghi ngờ trong lòng không khỏi lại dâng lên.
Nhưng qua vài giây, anh lại nhớ tới cuộc điện thoại chúc mừng năm mới bất ngờ vào đêm giao thừa của người đó, công với ba tin nhắn tuy ngắn nhưng có ý quan tâm rõ ràng, ngoài một chút nghi ngờ thì anh còn thấy hơi cảm động và nhớ nhớ.
Thế là do dự một lát, Lâm An vẫn quyết định gọi lại một cuộc, coi như hồi đáp lại chút ân cần hiếm khi có dịp của người ta.
Chỉ đáng tiếc là chẳng hiểu có phải vì đối phương đang bận hay vì gì khác mà mới vừa rồi còn nhắn tin tha thiết hỏi thăm mình, giờ mình chủ động gọi lại thì đầu dây bên kia lại chỉ có tiếng tút tút, chẳng ai nhận điện.
Gió xuyên qua tấm rèm mỏng manh cách đó không xa.
Lâm An đặt điện thoại xuống, khẽ nhíu mày rồi vươn vai.
Nghĩ một lát, anh cúi đầu mở lại giao diện tin nhắn, gửi đi một tin, “Tới rồi”.
Sau một hồi do dự nữa, anh lại gửi thêm một câu cảm ơn như lúc nãy, “Cảm ơn anh Đinh.”
Người đó không nhắn lại nữa.
Lâm An đè xuống nghi ngờ trong lòng, bình tĩnh lại, đọc tiếp cuốn sách trên tay.
Hơn một tiếng sau, anh theo lời nhắc nhở của nhân viên soát vé, lên xe buýt để tới điểm đến tiếp theo.
Đường ở Cống Châu so với thành phố C gập ghềnh hơn rất nhiều, nhất là những đoạn dẫn ra ngoại ô, xóc nảy đến mức có thể hất người ta bay khỏi ghế.
Thể nhưng cảnh sắc bên ngoài lại rất đẹp, không giống như những tòa cao ốc nhan nhản ở thành phố C hay những dãy cửa hàng chạy dọc khắp đường huyện X.
Điều thường thấy nhất ở đây là những bóng cây rải rác vụt qua trong một chớp mắt, và nhưng mảnh ruộng đồng bát ngát phía sau những bóng cây.
Lâm An ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài cửa sổ, một tiếng sau, mặt trời đã ngả về tây, anh cũng đã tới trạm cuối của chuyến xe.
Sau đó phải đi bộ thêm nửa tiếng, cuối cùng cũng tới được trường trước khi trời tối hẳn.
Sau buổi tối hôm nay sẽ là ngày khai giảng chính thức của trường.
Bởi vậy nên ngoài Lâm An ra, các giáo viên khác cũng đều đã tới trường.
Lại vừa đúng dịp lễ Nguyên Tiêu nên ai nấy đều quây quần trong phòng làm việc giản dì, mỗi người cầm tới một món ăn ngày lễ, tụ tập cùng nhau trải qua ngày này.
Lúc Lâm An đến, các đồng nghiệp “lão làng” đang ngồi ăn, đã gần xong.
Nghe thấy tiếng banh xe vali kéo dọc hành lang, họ bèn ló đầu ra khỏi cửa, cười vưới anh.
“A, thầy Lâm đến rồi à? Mau mau, cất hành lý vào ký túc xá đi, rồi qua đây ăn với bọn tôi một chút.” Người vừa nói là thầy Thôi, người thân thiết với anh nhất trong số các đồng nghiệp, đoạn quay ra bảo với hai đồng nghiệp còn lại nửa đùa nửa thật, “Chờ năm phút nữa, để tôi cho mấy người xem đệ nhất thảo dược của huyện S nhá.”
Trong phòng vang lên tiếng cười khúc khích.
Chỉ lát sau, Lâm An đã cất xong hành lý trong buồng ký túc xá một người ở kế bên.
Trong sự thúc giục của thầy Thôi, anh đi vào văn phòng, vừa ngồi xuống vừa chào hỏi các đồng nghiệp còn lại.
Cuối cùng, đôi mắt cười hiền hòa dừng trên hai gương mặt xa lạ đối diện.
Thôi Khánh múc cho anh một bát cháo gạo nếp, rút một đôi đũa đặt trước mặt, cười cười giới thiệu đôi bên.
“Giới thiệu chút nhé, đây là Lâm An mà tôi vừa nhắc tới, thầy Lâm.” Nói xong lại chuyển tới phía đối diện, “Còn đây là hai đứa nhóc năm nay mới tới, từ Đại học Sư phạm thành phố B, trước khi tốt nghiệp bảo là muốn cống hiến cho cộng đồng nên tới đây thực tập.”
Nói tới đấy quay ra nháy mắt với Lâm An, trêu chọc, “Là một đôi tình nhân đấy nhé.”
Lâm An bật cười.
Chuyện này mấy hôm trước đã nghe Thôi Khánh đề cập tới trong tin nhắn, hôm nay nghe thông báo anh cũng không quá kinh ngạc mà chỉ nhếch khóe môi cười, nhỏ nhẹ trò chuyện với hai đàn em mấy câu rồi yên lặng ngồi ăn hết bát cháo nguyên tiêu.
Hơn mười phút trôi qua, chủ đề câu chuyện đã chuyển sang tiến độ giảng dạy của học kỳ mới, lúc này anh mới đặt bát xuống, gia nhập câu chuyện.
Trường Hy Vọng mà bọn họ đang dạy hiện nay là ngôi trường duy nhất trong trấn này và cả các trấn lân cận có áp dụng chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài chín năm.
Do hạn chế về giáo viên và điều kiện giảng dạy nên cả trường tiểu học và trung học cơ sở cộng lại không có quá sáu giáo viên, tính cả hiểu trường và giáo viên thường trú là Thôi Khánh.
Trong điều kiện hạn chế đó, 90% học sinh ở đây chỉ cố gắng học hết cấp 2 là cơ bản coi như đã hoàn thành xong sự nghiệp học hành trong đời mình.
Có điều tình hình năm nay hơi khác biệt một chút.
Trong mấy chục học sinh năm thứ ba cấp trung học cơ sở, hiêm hoi có một vài thành tích xuất sắc.
Lâm An cảm thấy nếu có trợ cấp tài chính, hai em học sinh này rất có hy vọng sẽ vượt qua kỳ thi tuyển sinh cấp ba và có thể tiến vào một trường cấp ba ở thành phố.
Vì vậy lần nghỉ ở nhà này anh đã lên một kế hoạch tư vấn và dạy phụ đạo, cũng nói luôn ra ở đây.
Sở dĩ mọi người chọn tới đây giảng dạy cũng đều vì mong muốn có thể đem tới hy vọng cho mảnh đất nay, để nền giáo dục ở đây có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Cho nên chỉ cần có thể giúp số phận của những đứa trẻ ở đây thay đổi một chút, cho dù hiệu quả chẳng đáng kể thì ai cũng đồng ý muốn thử.
Mấy người thảo luận sôi nổi, nhanh chóng quyết định bắt đầu từ học kì này sẽ tổ chức lớp phụ đạo miễn phí vào cuối tuần cho các học sinh trung học cơ sở năm thứ ba.
Mười học sinh đứng đầu kì thi mỗi tháng đều có thể tham gia.
Nội dung chủ yếu là để chuẩn bị cho kì tuyển sinh trung học cấp thành phố vào tháng Sáu.
Sau khi bàn bạc nhiệt tình, nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên từng bộ môn đã nhanh chóng được phân công.
Thôi Khánh còn tiện tay lấy từ bàn làm việc của mình kết quả thi của tất cả học sinh năm thứ ba trong kỳ thi trước khi nghỉ đông.
Anh kẻ ngay một đường, viết tay luôn danh sách mười học sinh đứng đầu, định rằng sẽ công bố trong cuộc họp đăng ký ngày mai.
Khi cuộc thảo luận gần kết thúc, hai sinh viên thực tập trẻ mới nhanh chóng hòa vào trò chuyện.
Họ mới chỉ là những đứa trẻ mới lớn, chưa hoàn toàn rời khỏi ghế nhà trường.
Cả hai đều mạnh dạn, nhiệt tình và năng nổ.
Thảo luận một hồi họ đều trở nên hào hứng, mặt cũng sáng bừng, như thế không phải sắp xông pha lên giảng đường mà là chuẩn bị ra trận vậy.
Mọi người quen với nhau hơn rồi, chủ đề cũng được mở rộng ra một cách tự nhiên.
Được Thôi Khánh gợi chuyện, đôi bạn trẻ mỗi người một câu kể lại trải nghiệm của mình, từ lúc lựa chọn chuyên ngành cho tới chặng đường tới Cống Châu làm giáo viên tình nguyện, sau lại vừa ngượng ngùng vừa chia sẻ về việc họ quen biết mến mộ nhau ra sao.
Thoáng chốc, bữa tiệc từ một cuộc thảo luận công việc nghiêm túc lại được phủ lên hơi thở ngây ngô ngọt ngào.
Từ đầu đến cuối Lâm An chỉ im lăng lắng nghe.
Thi thoảng ánh nhìn cũng dõi về phía đôi trẻ, nhếch môi cười với họ.
“À đúng rồi, không biết thầy Lâm đã lập gia đình chưa nhỉ?” Ai ngờ một lát sau, cô sinh viên lại quay ngược ra hỏi anh.
Lâm An sửng sốt, qua mấy giây mới cụp mi mắt, mỉm cười lắc đầu một cái.
Cô gái có vẻ hết sức kinh ngạc “A” một tiếng, chớp chớp mắt nhìn một lúc, dường như muốn hỏi tiếp gì đó nhưng lại bị Thôi Khánh gạt đi.
Thôi Khánh liếc nhìn Lâm An im lặng kế bên mình, cười đùa bảo, “Thầy Lâm của mấy đứa ấy à, một lòng vì học sinh trường ta hết rồi, lấy đâu ra lòng dạ mà yêu đương nữa.
Đừng nói đến lập gia đình, đến bạn gái còn chưa có đây này.”
Nói rồi quay ra chọc ghẹo Lâm An đang im lặng, “Tôi nói đúng không nhỉ? Thầy Lâm nhỉ?”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...