Lý thượng thứ muốn đoạt quyền, Nghiêm các lão tất nhiên là không chịu ngồi yên chịu chết, Nghiêm Thế Phiên phất cờ một cái, tức thì từ nha môn lại bộ tới tư dinh của Lý Mặc, an bài tai mắt ngày đêm theo dõi hành động sinh hoạt của ông ta, nắm rõ nhất cử nhất động của ông ta, sớm đã biết ngày đầu tiên nghị sự của năm ngay, đối phương sẽ khai đao với Triệu Văn Hoa, phát động tấn công toàn diện phe mình.
Cha con họ Nghiêm biết rất rõ, văn võ khắp triều đều đang ngồi đợi xem kết cục của Triệu Văn Hoa, hắn hiện giờ là lá cờ của Nghiêm đảng, nếu bị chặt đổ, Nghiêm đảng nhân tâm tản mác, khó mà kháng cự lại được thế công của đối phương, cho nên phải cắn răng chặn lại, bảo vệ tên Triệu Văn Hoa ăn hại kia.
Trong con mắt người khác thì là nhiệm vụ không thể hoàn thành, đừng quên Chu Hoàn, Trương Kinh, Lý Thiên Sủng bị đổ cùng một tội danh là "khi quân phạm thượng", với Gia Tĩnh bệ hạ tự cho mình là đúng mà nói, chính là điều đáng hận nhất.
Dù sao thủ đoạn hại người của Lý Mặc không lô hỏa thuần thanh như cha con họ Nghiêm. Ông ta quá vội, nếu như trước tiên đừng lôi Triệu Văn Hoa vào, chỉ đêm hiện trạng của đông nam phơi b ra, thì Gia Tĩnh đế thông minh tuyệt đỉnh sẽ nghỉ tới " thủy bộ thành công, trời yên biển lặng" là trò cười lớn thế nào. Phải biết hoàng đế tin là thật, đích thân đem bản tấu chương đó tới thái miếu, cho liệt tổ liệt trong xem.
Như thế Gia Tĩnh đế sẽ hận chết tết Triệu Văn Hoa làm ông ta mất mặt trước liệt tổ liệt tông, qua một thời gian sau, ông ta sẽ tìm lý do xử hắn. Hơn nữa không công kích trực tiếp Triệu Văn Hoa, Nghiêm Tung cũng sẽ không biết chống đỡ ra sao, chỉ đành trơ mắt nhìn lá cờ này bị nhổ mất, đó là cách ổn thỏa nhất.
Nhưng hiện giờ Lý Mặc lôi cả Triệu Văn Hoa và tấu sớ kia vào, chuyện liền thay đổi rồi. Ông ta quên mất Gia Tĩnh đế vừa biểu dương Triệu Văn Hoa trước mặt tổ tiên, còn thăng lên chức công bộ thượng thư, hàm thái tử thái bảo. Nếu như chỉ một tháng sau, Gia Tĩnh lại phế bỏ, chẳng phải là vả vào mặt mình sao? Đối với người coi thể diện lớn hơn trời như Gia Tĩnh đế, đây là điều khó chấp nhận.
Nghiêm các lão hầu hạ Gia Tĩnh hai mươi năm, sớm đã mò rõ tính cách cùng các chiêu thức quyền mưu của Gia Tĩnh rồi. Nắm rõ biến hóa tâm lý vi diệu này của Gia Tĩnh, từ đó tùy bệnh bốc thuốc, tất nhiên có thể trừ được bệnh.
Kỳ thực thủ đoạn của lão ta rất đơn gian, nếu hoàng đế đang do dự, vậy ta cứ thuận theo hoàng đế chửi cho Triệu Văn Hoa hết đường cứu chữa, tựa hồ phải tru di cửu tộc cũng không làm hoàng đế giải hận. Cách này nếu như dùng với lão bản bình thường thì Triệu Văn Hoa chết chắc.
Nhưng mà Gia Tĩnh đế không phải người bình thường, khi ông ta do dự, cực thích chơi trò trái khoáy, ngươi nói đông, ông ta sẽ đi tây; ngươi muốn ném gà, ông ta đi đuổi vịt. Cái tính khí biến thái này, hẳn là được tạo thành trong cuộc đại lễ nghị kéo dài mười mấy năm trời. Tới ngay cả hoàng đế cũng không nhận ra, đối đầu với thần tử đã trở thành tính cách một phần tính cách chục năm qua chưa hề thay đổi.
Còn Nghiêm Tung đã nắm được loại tâm lý này từ rất lâu rồi, giỏi dựa vào tính khí của hoàng đế mà điểu khiển hỉ nộ của ông ta. Ví dụ như lão muốn hãm hại một ai đó, trước tiên là ra sức tán thưởng người đó trước, sau đó làm như vô tâm nhắc tới hành động lời nói phạm vào kỵ húy hay chuyện hoàng đế căm ghét, tất nhiên khiến cho long nhan đại nộ, lập tức giáng tội người đó, tuyệt không khoan thứ.
Ngược lại, lão ta muốn cứu người, thì sẽ giống như bây giờ, trước tiên thuận theo y hoàng đế, tựa hồ không dùng cực hình không giải được hận của hoàng đế, đợi khi hoàng đế thấy quá mức mà sinh lòng trắc ẩn. Liền dùng lời lẽ ngon ngọt thuận tai hoàng đế đem chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
Đó là một trong số vũ khí bí mật khiến Nghiêm Tung đứng sừng sững trong triều đình không đổ, mười mấy năm cứ dùng là thắng. Không biết bao bậc hiền sĩ trung trinh chết không nhắm mắt. Cũng không ít kẻ cùng hung cực ác thoát được trừng trị, tiêu dao ngoài vòng pháp luật, tiếp tục làm ác dưới vây cánh của lão.
Cho nên Thẩm Luyện đàn hặc lão ta " dựa vào hỉ nộ hoàng đế tác oai tác quái, đoạt quyền quân thượng" là không oan chút nào.
Quả nhiên Gia Tĩnh bất tri bất giác sập bẫy, ông ta cho rằng Nghiêm Tung thấy đại sự không ổn, muốn thí xe giữ tướng. Trong lòng sinh ra thương hại Triệu Văn Hoa, mặc dù ông ta tức giận Triệu Văn hoa báo sai quân tình, nhưng dù sao văn võ toàn triều chỉ có một mình Triệu Văn Hoa chủ động từ bỏ cuộc sống thư thái êm ả kinh thành, xuống Giang Nam đôn đốc kháng Oa, hơn nữa lại đi liền hai năm.
Gia Tĩnh đế cho rằng đại thần "chịu khổ cực", "chịu hi sinh", cho dù có chút tật xấu thích khoác lác thổi phồng, nhưng trách phạt một chút là được, sao có thể xóa sạch mọi công lao?
Lại thêm ví dụ "cai quản quốc gia lớn như nấu cá nhỏ " của Thẩm Mặc, nên trong lòng không tức giận thật sự.
Trong lòng có chú ý, Gia Tĩnh đế chậm rãi đứng dậy, đi xuống thềm, ngồi xuống đôn gấm của Nghiêm Tung, nhìn lão ta đang quỳ rạp dưới đất, nói:
- Thủ phụ có hơi vô tình hay không? Triệu Văn Hoa mặc dù có chút phù phiếm, nhưng trong hai năm ở Giang Nam, ăn gió năm sương, vất vả trên lưng ngựa thì có. Trận thắng lớn nhỏ cũng hơn hai mươi lần là sự thực, vất vả nhiều một chút, công lao cũng không nhỏ. Nếu chỉ thế mà giết, liệu có làm lòng người thiên hạ nguội lạnh, không ai muốn bán mạng cho trẫm nữa.
Nghiêm Tung mừng thầm, nhưng không dám lộ ra chút nào, cảm thán nói:
- Lòng dạ bệ hạ như biển rộng, đúng là đế quân nhân ái các triều chưa từng có, đám chúng thần có thể ra sức vì bệ hạ, thật đúng là phúc tu ba đời mới có.
Lão ta trước tiên là kéo một cái mũ lớn xuống, sau đó vẻ mặt chuyển sang hổ thẹn vừa vặn, tự kiểm điểm:
- Triệu Văn Hoa biết đông nam có biến, lòng như lửa đốt, hổ thẹn vô cùng, muốn cầu kiến bệ hạ thỉnh tội, liền chạy tới chỗ lão thần ..."
Nói tới đó không ngờ ép ra được mấy giọt nước mắt, phối hợp với khuôn mặt đầy nếp nhăn, thực sự là khiến người ta thương cảm. Chỉ nghe lão ta tiếp tục nghẹn ngào nói:
- Lão thần chẳng được một phần vạn bệ hạ, không chỉ không nghĩ tới công lao hắn từng lập được công lao, còn một mực trách tội hắn; thậm chí buông những lời tàn tệ, mất hết tình cha con ... Khi ấy nghĩ mình một lòng trung quân, hiện giờ bị nhân ái của bệ hạ cảm hóa, biết mình quá bất công ...
Diễn kích phải diễn trọn bộ, lão ta khóc rống lên xin hoàng thượng xử phạt.
Dù sao là bạn già hai mươi năm, dù là con chó cũng có cảm tình, Gia Tĩnh không đành lòng nói:
- Còn chưa đỡ thủ phụ lên.
Hoàng Cẩm và Từ Giai vội đi tới, đỡ Nghiêm các lão khóc tới thê thảm lên, Gia Tĩnh đế đứng dậy chỉ vào đôn gấm, hai người liền đỡ Nghiêm Tung ngồi xuống.
Gia Tĩnh vịn vào cửa sổ, nhìn ra bầu trời đằng xa, nơi đó có một bầy vịt trời bay qua, tiếng vịt trời cạp cạp vui tai khiến tâm tình Gia Tĩnh tốt hơn rất nhiều, thong thả nói:
- Cởi chuông cần người buộc chuông, ai nợ tiền kẻ đó phải trả, để Triệu Văn Hoa lại xuống đông nam đi.
Nghe hoàng đế nói thế, Nghiêm Tung mừng rỡ hóa khóc, lấy từ trong ống tay áo ra một bản tấu chương, nói:
- Khởi tấu bệ hạ, thần có tấu chương của Triệu Văn Hoa xin xuống đông nam chuyến nữa.
- Ồ?
Gia Tĩnh không quay đầu lại, vẫn nhìn bầu trời, nói:
- Đọc đi.
Nghiêm Tung cười khổ:
- Lão thần hoa mắt rồi, hay nhờ công công đọc giùm.
Hoàng Cẩm thấy Gia Tĩnh gật đầu, liền nhận lấy, mở tấu chương ra đọc:
- Giặc Oa chiếm cứ hải ngoại, tới lui tự nhiên, khi tụ khi tán, rất khó vây bắt. Nếu muốn chiến thắng chúng, tướng soái phải đồng lòng, trong ngoài hợp lực. Nhưng đông nam tổng đốc Dương Nghi, tài không đủ phục chúng, vô năng vô kế, lại lòng dạ hẹp hòi, ghen ghét hiền tài. Chiết Giang tuần phủ Hồ Tôn Hiến, Tô Tùng tổng binh Du Đại Du, mặc dù có tài Nhạc Nghị Tôn Vũ, nhưng bị hắn kiềm chế ngáng gạt, không thi triển được khả năng, khiến kẻ định thừa cơ. Nếu không sao thần vừa đi vài tháng, bách tính đông nam bị giặc Oa tàn sát?
- Thần tài hèn dung tục, nhờ hoàng thượng không chê, thường muốn gan óc lầy đất, để báo một phần vạn ơn vua.
Giờ thấy giặc Oa ngông cuồng, quân phụ lo, thần ăn ngủ không yên, suy nghĩ mãi, lớn gan xin hoàng thượng bãi truất Dương Nghi, để cởi bỏ trói buộc cho văn võ Chiết Giang, mới có thể khiến trên dưới đồng tâm hợp lực , để triệt để bình định đông nam. Vi thần bất tai, nhưng xin được lần nữa xuất sư! Thần lấy tính mạng cả nhà ra bảo đảm, trong vòng ba năm, ắt làm ngàn dặn biên cương không còn giặc Oa làm loạn, trả lại trời biển thanh bình cho hoàng thượng. Tội thần Triệu Văn Hoa khóc ra máu dâng tấu.
Gia Tĩnh đế im lặng nghe xong, trên bầu trời không còn thấy vịt nữa, lúc này mới quay đầu lại, hỏi:
- Vì sao không lấy ra sớm.
- Có tội phải nghị tội, nếu như lấy tấu chương này trước, khó tránh khỏi hiềm nghi làm nhiễu loạn thánh thượng. Vi thần ngàn vạn lần không dám.
Nghiêm Tung nói láo như thật, thực tế là hoàng đế còn chưa hết giận có lấy ra cũng vô dụng. Chỉ có làm thế này, mới có thể đánh sâu vào tim, lại còn có thể cắn trả Lý Mặc. Nghiêm các lão nắm rõ thời cơ đúng là không chỉ hơn Lý Mặc một bậc.
Trầm ngâm một lúc, Gia Tĩnh đế hỏi hai vị đại thần còn lại:
- Nhị vị ái khanh thấy sao?
Từ Giai dứt khoát ngậm miệng không nói, vì ông ta biết Lý Mặc nhất định sẽ không kiềm chế được vội phản bác, quả nhiên nghe ông ta trầm giọng:
- Bệ hạ, ngàn vạn lần không thể.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...