Bên trong nhà nghỉ.
- Con thưa cậu Hai mợ Hai ạ!
Phù Dung lễ phép khoanh tay thưa hai ông bà chủ của nhà nghỉ này.
Cũng là cha mẹ của chàng trai vừa chở cô vào đây đấy.
Anh ấy tên Thành Luân, là anh em cô cậu với Phù Dung.
Mẹ Phù Dung chính là em gái út của cha Thành Luân.
Anh ấy cũng là con một trong nhà, được cha mẹ rất thương yêu.
Họ cũng rất thương yêu Phù Dung.
Lúc nhỏ, mỗi khi có đồ chơi gì mới, Thành Luân đều đem sang nhà Phù Dung cùng cô chơi.
Lớn lên, mỗi khi trong nhà có dịp gì vui thì đều không thiếu mặt Phù Dung.
Họ không ngại Phù Dung xấu xí mà ghét bỏ cô ấy.
Đối với họ, dù Phù Dung có xấu như thế nào cũng là cháu, là em của họ.
Cậu mợ Phù Dung cười nói:
- Ừ! Bé Dung tới chơi hả con? Đi học về chắc mệt lắm hả? Mau đi vô trong tắm rửa rồi ăn cơm đi.
Rồi quay sang nói với Thành Luân:
- Luân! Con coi dọn cơm cho em ăn nhe! Có sửa chua mẹ mới làm để trong tủ lạnh đó.
Con lấy ra cho em nó ăn.
Thành Luân đáp "Dạ!" một tiếng rồi dắt Phù Dung vào trong.
Nhà nghỉ có bốn tầng lầu, một trệt.
Bốn tầng lầu để làm phòng nghỉ cho khách, còn tầng trệt là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.
Bên ngoại của Phù Dung chỉ có ông cậu Hai này là khá giả nhất.
Có nhà nghỉ lớn nhất thị trấn, còn thêm mấy mẫu đất ruộng, vườn; do ông bà chia cho và mua thêm nữa.
Kỳ thật đều do mợ hai có tài kinh doanh thôi.
Còn cậu thứ ba của Phù Dung thì cũng làm nông như nhà Phù Dung vậy.
Chỉ có điều ruộng vườn có rất nhiều, năm mẫu ruộng, ba mẫu vườn thêm ba bốn ao cá gì đó.
Bởi cậu Ba không những phải nuôi ông bà ngoại, mà còn phải thờ phụng tổ tiên nữa.
Tài sản để lại đương nhiên phải nhiều rồi.
Chỉ có mẹ Phù Dung là nghèo thôi.
Nhưng tính ra cũng đâu nghèo gì mấy, cũng có một mẫu ruộng với năm công đất vườn luôn nhà hiện đang ở đó chứ.
So với người khác đã là rất tốt rồi.
Cha Phù Dung vốn là đứa trẻ mồ côi được ông bà ngoại Phù Dung nuôi lớn.
Sau đó thì gã luôn con gái duy nhất cho.
Ông bà ngoại Phù Dung có ruộng đất nhiều như vậy, thật ra một phần cũng do cha cô khi xưa bỏ công sức rất nhiều.
Mà theo ký ức của nguyên chủ thì cô ấy cũng đã từng thầm trách ông bà ngoại, tại sao chỉ cho cha mẹ cô ấy có một mẫu ruộng và năm công vườn.
Trong khi, cha cô ấy đã bỏ công cho họ rất nhiều.
Cho nên cũng không thân thiết với ông bà ngoại hay con của cậu Ba lắm.
Nhưng mà, sau khi cô đến, tuy rằng không bận tâm vấn đề đó mấy nhưng cũng đã thử đem nghi vấn trong lòng của nguyên chủ hỏi cha mẹ.
Thì mới biết được, lúc trước, ông bà ngoại cho cha mẹ Phù Dung nhiều ruộng đất lắm.
Nhưng sau khi có bầu Phù Dung ba tháng thì mẹ Phù Dung bị một căn bệnh rất nặng.
Lúc đó, bác sĩ nói là phải bỏ đứa bé đi mới dễ dàng chữa trị, nếu không sẽ rất là tốn kém.
Mẹ Phù Dung thà bán ruộng bán đất chữa trị, chứ không nỡ bỏ con.
Cho nên, Phù Dung mới được bình an mà ra đời.
Nhưng cũng chính vì vậy mà Phù Dung mới trở nên xấu xí và yếu ớt như thế.
Mà cũng chính vì điều đó, cho nên, cha mẹ Phù Dung cũng không còn ruộng đất gì nữa.
Ông bà ngoại Phù Dung thấy thế, mới bàn với hai cậu, cho thêm cha mẹ Phù Dung một mẫu ruộng và năm công vườn nữa.
Hai cậu cũng hoàn toàn không có ý kiến gì.
Vậy nên bây giờ gia đình Phù Dung mới có nhà để ở, có ruộng để làm đấy.
Phù Dung cảm khái không thôi.
Đây mới chính là người một nhà đây này.
Ông trời cho cô xuyên vào một gia đình như vậy thật đúng là quá ưu ái.
Phù Dung tự hứa với lòng, đời này sẽ quý trọng thân tình này.
Còn cái gì mà báo thù gì gì đó.
Cô không muốn nghĩ tới, bởi vì cô biết dù có muốn, bản thân cô cũng không có bản lĩnh.
Kiếp trước, cô một thân một mình không vướng bận gì mà còn phải tự sát.
Huống hồ chi giờ đây cô đã có người thân, cô không muốn họ phải bị kéo vào thù hận kiếp trước của cô.
Phù Dung mồ côi xinh đẹp đau khổ đã chết.
Bây giờ, chỉ có Phù Dung xấu xí nhưng hạnh phúc mà thôi.
Vài ngày nữa là đến ngày mừng thọ 80 của ông ngoại Phù Dung rồi, cũng là kỷ niệm ngày cưới của hai ông bà.
Anh Thành Luân mới sang nhà rủ Phù Dung cùng anh ấy, cùng làm một món quà đặc biệt để chúc mừng họ.
Ông bà ngoại Phù Dung khi xưa từng là đào hát, cho nên rất thích cải lương.
Đám tiệc nào ai mà lên hát cải lương thì ông bà đều cho tiền cả.
Nên anh Thành Luân mới bảo cô cùng với anh tập một trích đoạn cải lương để tặng ông bà.
Nếu là nguyên chủ, có lẽ đã do sợ hãi chốn đông người, tự ti, mặc cảm mà từ chối rồi.
Nhưng, Phù Dung thì không.
Khi Thành Luân mở lời, cô đã vô cùng vui vẻ đồng ý mà không cần suy nghĩ nhiều.
Lúc đó Thành Luân cũng hơi ngạc nhiên.
Nhưng thấy Phù Dung đã thay đổi, trở nên tự tin hơn, Thành Luân cũng vô cùng mừng rỡ.
Phù Dung còn huyên thuyên hỏi anh Thành Luân là tập vở tuồng gì.
Nhưng Thành Luân lại nói là chưa có nghĩ ra nên mới sang hỏi Phù Dung.
Qua một buổi bàn bạc, cuối cùng, họ chọn vở cải lương mà ông bà lần đầu được làm kép chính "Đêm lạnh chùa hoang" của soạn giả Yên Lang.
Mặc dù chỉ có một vở duy nhất được lên hát vai chính, bởi hai kép chính của gánh lúc đó đã đi rồi; cũng là vở hát cuối cùng của hai ông bà trước khi rã gánh.
Nhưng lại là kỷ niệm vui nhất của hai ông bà cho đến ngày hôm nay.
Cho nên, hai anh em muốn hát lại một trích đoạn của vở cải lương đó, để tặng cho ông bà làm quà mừng tuổi, cũng là mừng kỷ niệm ngày cưới của họ.
Kỳ thật, hai anh em có biết cái quái gì về cải lương đâu mà hát.
Chỉ có thể mở lên nghe Minh Vương và Lệ Thủy hát rồi bắt chước hát theo chứ biết làm sao.
Nhưng cũng phải tập cho đàng hoàng, nếu không, đến lúc đó lên hát trật nhịp chẳng ra đám ôn gì, khiến khách khứa họ cười cho thối cái đầu.
Tới lúc đó thì quê lắm..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...