Tuy ở trong thành phố hiện nay vẫn chưa có một quyết định xử phạt nào, nhưng tất cả mọi người vẫn đang tập trung vào vụ việc đó. Ai ai cũng biết vụ việc đã xảy ra thì không thể nào im lặng mà cho qua được.
Cuối cùng trước khi rời khỏi hội trường Thẩm Hoài đã hỏi Đàm Khải Bình câu hỏi đầy nghi vấn và khiêu khích, giọng nói nói lớn đến nỗi mỗi người đều nghe thấy rất rõ mồn một.
Khi nghe câu hỏi đầy nghi ngờ như vậy, Nếu Đàm Khải Bình để vụ việc này lặng lẽ qua đi thì sau này ở Đông Hoa y sẽ gặp phải những làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí y có thể hoàn toàn không nắm giữ được cục diện của Đông Hoa.
Thẩm Hoài đã sắp xếp ổn thỏa mọi việc, và trước khi trở về Yến Kinh đã kịp thời triệu tập cuộc họp hội đồng quản trị, quyết định không dùng những thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đóng cửa nhà máy luyện sắt cũ; đầu tư 20 triệu NDT để xây mới văn phòng và viện nghiên cứu của tập đoàn trên nền của những xưởng sản xuất cũ.
Đồng thời Thẩm Hoài cũng điều chỉnh cơ cấu nhân sự của các bộ phận trong Mai Cương.
Trước tiên trong tất cả các cấp bậc của tập đoàn Mai Cương hắn chọn Tôn Á Lâm, Hồ Thư Vệ, Triệu Đông làm chủ tịch hội đồng quản trị; chọn Quách Toàn làm phó chủ tịch hội đồng quản trị; và ủy nhiệm cho Triệu Trị Dân làm tổng giám đốc tập đoàn. Xưởng sản xuất một là một công ty chi nhánh của tập đoàn. Không có bất kỳ một cá nhân nào hoạt động độc lập, tất cả đều phải theo sự quản lý trực tiếp của tập đoàn; bổ nhiệm Từ Văn Đao làm tổng giám đốc.
Xưởng sản xuất 2 là công ty con của tập đoàn, có quyền hoạt động độc lập, và có thể thành lập các cơ quan như đại hội cổ đông, hội đồng quản trị. Ngoài tập đoàn Mai Cương đang giữ 20% cổ phần ra, sau khi cuộc đấu đầu tư giữa 3 nhà đầu tư tài chính Chúng Tín, Hồng Cơ, Chử Giang, sự xuất hiện của Tôn Á Lâm, Tống Hồng Quân, Chu gia, Chử Nghi Lương, Chu Lập, Dương Hải Bằng mới chính thức là những người nắm quyền điều hành của xưởng sản xuất 2. Trong đó Tôn Á Lâm là cổ đông lớn nhất.
Sau khi Thẩm Hoài không làm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của xưởng sản xuất 2 nữa thì Tôn Á Lâm lên thay, Triệu Đông làm tổng giám đốc và Phan Thành làm phó tổng giám đốc.
Về cơ bản như thế này có thể đảm bảo rằng, cho dù trong thời gian ngắn tới đây Thẩm Hoài có gặp phải những bất trắc trong công việc thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Mai Cương.
Đông Hoa không có chuyến bay tới Yến Kinh. Thẩm Hoài không vội đi tới Từ Thành để đi máy bay tới Yến Kinh mà trực tiếp ngồi tầu hỏa ở Đông Hoa đi.
Vào những năm 95, nếu không đi qua Từ Thành, thì không có con đường trực tiếp để hành khách đi từ Đông Hoa tới Yến Kinh. Chỉ là mỗi ngày có một chuyến xe màu xanh lá cây, đi Quán Vân, rồi từ khe ở giữa Du Linh đi xuyên sang phía bắc, rồi vòng qua Tân Nghi. Toàn bộ hành trình phải đi mất hai mươi mấy tiếng đồng hồ.
Thẩm Hoài bàn giao hết toàn bộ công việc, trong thời gian ngắn này cũng chẳng còn chuyện gì phải giải quyết, vậy nên nhàn rỗi. Chuyến đi tới Yến Kinh này có kết quả gì hay không, hắn cũng chẳng quan tâm lắm. Về vấn đề an toàn, đã có Thiệu Chinh và Trần Đồng đi cùng chuyến xe với hắn về hướng bắc.
Chiều ngày 7 bắt đầu xuất phát tại Đông Hoa, phải ngồi tàu hỏa mất một ngày một đêm, trưa ngày 8 đã đến được bến xe phía nam của Yến Kinh, đúng lúc đó Chử Cường và Tống Hồng Quân cũng đến bến xe để đón họ.
Mấy ngày này ở Yến Kinh thời tiết sương mù lạnh lẽo, phía sân rộng trước bến xe vắng ngắt, gió lạnh như dao cắt, từng đợt từng đợt, lạnh làm người ta co rúm chân tay lại.
Mặc dù ở Yến Kinh cũng có lò sưởi, nhưng cái kiểu thời tiết lạnh khô này thật là không thoải mái bằng ở phía nam. Trong khoảng thời gian này Tống Hồng Quân vẫn đang ở Hồng Kong, nhưng ai mà biết được chuyện này lại lớn như vậy. Mấy năm vừa rồi ông cụ chưa có lần nào chính thức gọi các con trở về Yến Kinh nói chuyện.
Tống Hồng Quân không thể đoán ra được lần nói chuyện này sẽ xảy ra chuyện gì. Y không đủ kiên nhẫn để ngồi ở Hồng Kong chờ tin tức, vì vậy nhanh chóng trở về Yến Kinh xem xét tình hình.
Sau khi Trần Binh chính thức thành lập công ty đầu tư Bắc Kinh, đã điều Chử Cường từ ủy ban nhân dân thành phố sang làm trợ lý tổng giám đốc, đến Yến Kinh học hỏi kinh nghiệm, kiến thức.
- Anh cũng thật là thích gây chuyện.
Nhìn Thẩm Hoài hai tay đút vào túi áo khoác, hành lý của hắn được Thiệu Chinh, Trần Đồng xách cho. Hắn thì nhẹ nhàng thong thả bước ra ngoài cổng bến xe. Tống Hồng Quân không nhịn được cười, hỏi:
- Tại sao anh phải làm căng với Đàm Khải Bình như vậy, vụ việc lần này cũng chưa chắc đã có lợi với anh.
- Ông cũng nói như vậy sao?
Thẩm Hoài hỏi
- Anh muốn ông cụ phải làm sao?
Tống Hồng Quân hỏi.
- Trưa nay tôi đã ăn trưa cùng với Hồng Kỳ, Hồng Nghĩa, ông cụ rất tức giận, tới nỗi gõ đũa vào đầu chúng tôi, cứ như là chính chúng tôi gây ra chuyện vậy. Anh cứ chờ mà nghe giáo huấn đi. Hôm nay lúc ở bàn ăn cô anh với bố anh đã cãi nhau, ai cũng không nhường ai, lúc đó ông cụ tức giận đập đũa xuống bàn, cả nhà mới im lặng đi. Bây giờ tôi thấy hối hận vì đã trở về Yến Kinh tham gia vào việc này rồi.
- Nghe thấy chưa, Hồng Môn Yến, các anh còn cố chấp muốn theo ta tới đây.
Thẩm Hoài hướng Thiệu Chinh, Trần Đồng và nói:
- Trong hai ngày các anh cùng Chử Cường đi tìm Trần Binh thì hãy vui chơi một chút, nhưng tốt nhất đừng để xảy ra chuyện gì. Lần này tôi cũng giống như là bồ tát qua sông, tôi còn khó lo cho thân mình. Nếu như các anh xaỷ ra chuyện gì thì tôi cũng không còn cách nào giải quyết được đâu.
Nhìn thấy Thẩm Hoài không để ý gì đến những lời răn dạy của ông cụ, Tống Hồng Quân túm lấy hắn và nói:
- Bây giờ anh giống như là lợn chết không sợ nước nóng vậy, tôi chịu anh rồi. Tốt nhất là bây giờ anh cùng tôi quay về. Họ đang chờ anh để giải quyết vụ việc này đấy.
- Tình hình càng trở nên xấu đi, còn xấu hơn 3 năm trước khi tôi ở Đông Hoa. Ông cụ đã không ưa tôi, vậy thì bây giờ ông cụ nhìn tôi lại càng không thích hơn 3 năm trước, không phải sao?
Thẩm Hoài cười và hỏi Tống Hồng Quân
Tống Hồng Quân ngẫm lại cũng thấy đúng, cứ cho là nhà họ Tống phải có câu trả lời rõ ràng cho Đàm Khải Bình, cùng lắm thì đánh cho Thẩm Hoài một trận, để cho thấy rằng đối với con cái trong nhà cũng rất chí công vô tư, dù thế nào cũng không thể đánh cho bị thương hay tàn phế được.
Thẩm Hoài tay không lập nghiệp, phải trải qua bao gian nan mới có ngày hôm nay, chẳng lẽ lại còn sợ chút khó khăn này sao?
Một lí do nữa là, con giun xéo lắm cũng quằn, lần này Thẩm Hoài tiếp tục nhượng bộ, lần sau khi nắm được điểm yếu của Đàm Khải Bình thì phải tấn công kịch liệt, có như thế mới nắm chắc phần thắng.
Thiệu Chinh, Trần Đồng, cùng Chử Cường đều đi đến khách sạn Đông Hoa, Thẩm Hoài lại đi đến ngôi biệt thự bằng xe của Tống Hồng Quân.
Thẩm Hoài ngồi trên xe, từ miệng của Tống Hồng Quân ngoài việc biết tin bố hắn với cô hắn vì chuyện này mà cãi nhau ghê lắm, những người khác hầu như là im lặng, nhưng những người khác giữ im lặng, điều này cho thấy rằng mỗi người nghĩ một khác về việc này, chứ không phải như trước đây, tất cả đều cho rằng là do lỗi của hắn.
Đây là tin tức tốt, cũng là tin tức mà hắn cần bây giờ.
…
Những người khác còn bận việc, không thể đến biệt thự để đợi Thẩm Hoài được nhưng Tống Văn Tuệ, Tống Bính Sinh đều chỉ vì chuyện của Thẩm Hoài mà về Yến Kinh, bọn họ cũng không có chỗ nào khác để đi, đành phải ở biệt thự cùng với ông cụ để đợi Thẩm Hoài.
Lúc giữa trưa, mọi người đã tranh luận trên bàn ăn rồi, khi nhìn thấy Thẩm Hoài cùng đi với Tống Hồng Quân, Tống Bính Sinh lúc ấy không biết nói gì nữa. Tống Bính Sinh lại nghĩ đến việc hôm trước gọi điện thoại 3 lần cho Thẩm Hoài vẫn không được, sợ rằng thằng nghịch tử này nổi giận lên thì không trị nổi nó.
Nhìn thấy cha hắn đứng trong sân, Thẩm Hoài cũng ngẩng đầu lên.
Tống Văn Tuệ nghe thấy tiếng bước chân từ phía sân, từ trong phòng bước ra, nhìn thấy Thẩm Hoài đeo một cái ba lô vải, liền hỏi:
- Sao lại đi tàu hỏa về cơ chứ? Cháu đã nói là hôm qua về Yến Kinh, mọi người đều nghĩ rằng cháu đi máy bay về, cô cũng tưởng lầm, về từ ngày hôm qua.
- Cháu định là nghỉ ngơi một thời gian rồi đi làm việc tiếp, thời gian rảnh rỗi có nhiều, cũng chẳng nghĩ đến việc đến Từ thành để đi máy bay về nữa.
Thẩm Hoài nói:
- Cũng quên nói với mọi người là đi tàu hỏa về.
Tống Văn Tuệ nhìn Thẩm Hoài một lượt, biết rằng hắn lắm mưu nhiều kế, không thể hoàn toàn tin lời của hắn ta, liền nói:
- Ông cụ đang ngủ trưa, cháu ngồi tàu hỏa một ngày một đêm rồi, chắc cũng mệt rồi, đi tắm táp đi rồi nói chuyện.
Mặc dù không phải cuối tuần, nhưng từ Đông Hoa cũng không có chuyến bay thẳng đến Yến Kinh, nên Thẩm Hoài đến Từ thành trước rồi đi máy bay từ Từ thành về Yến Kinh. Như thế, thời gian đi lại cũng chỉ sáu, bảy tiếng đồng hồ, nhanh hơn nhiều so với việc đi tàu hỏa một ngày một đêm.
Nhưng Thẩm Hoài biết là cô hắn với bố hắn đều về gấp là để tham gia tranh luận, gặp dịp như thế này, không khéo hắn lại bị giáo huấn cho một trận lên thân.
Hắn không muốn vừa về đến Yến Kinh đã bị nghe giáo huấn, nên mới cố tình nói dối thời gian hắn về Yến Kinh, lừa cho cô và bố hắn đến trước, để cho họ tranh luận trước đi, để cục giận trong lòng hai người họ nguôi ngoai bớt, bây giờ nhìn thấy cha hắn không thèm nói chuyện với hắn, đúng như những gì Thẩm Hoài hi vọng nhìn thấy. Bớt phiền!
Nghe lời cô út, Thẩm Hoài vào phòng bếp tìm cái gì đó để ăn. Mặc dù mọi ngày cũng không có ai ở cùng với ông cụ trong biệt thự này nhưng trong biệt thự cũng có sẵn vài phòng trống chuẩn bị sẵn sàng.
Thẩm Hoài mượn cớ đi tàu xe hơi mệt nên vào phòng tắm bật nước nóng, thoải mái tắm nước nóng.
Tắm xong bước ra ngoài, Thẩm Hoài nghe thấy tiếng nói chuyện phát ra từ phòng khách, ngó đầu ra nhìn, không biết chú hai Tống Kiều Sinh đến từ lúc nào, Tống Hồng Kỳ cũng đi đến cùng, đang ngồi nói chuyện với cô út và cha hắn trong phòng khách.
- Thẩm Hoài về rồi à?
Tống Kiều Sinh thấy Thẩm Hoài ló đầu ra, hỏi thăm một câu, nhìn không rõ có thái độ gì, Tống Hồng Kỳ chỉ nhìn hắn một lát, rồi không nói gì.
- Vâng, cháu vừa ngồi 20 tiếng đồng hồ tàu hỏa, gân cốt nhức mỏi, cháu vừa tắm xong, ông nội vẫn đang ngủ trưa ạ?
Thẩm Hoài hỏi
- Ta dậy lâu rồi.
Ông cụ khoác lên người chiếc áo khoác, từ phòng ngủ bước ra, tay cầm chén chà, tách trà pha rất đặc, ông ngồi xuống ghế sofa, nhìn Thẩm Hoài, hỏi:
- Bây giờ anh gây ra họa như thế này, có từng nghĩ làm thế nào để dàn xếp chuyện này không?
- Tại sao lúc này con lại phải đi dàn xếp mọi chuyện mà không phải là Đàm Khải Bình chứ?
Thẩm Hoài hỏi lại.
- Thái độ của con là như thế nào thế? Dùng cái giọng đó để nói chuyện với ông nội mà được à?
Tống Bính Sinh thấy Thẩm Hoài đứng trước mặt ông để nói chuyện mà vẫn cái điệu bộ ăn nói hàm hồ, không thèm để ý đến ai như thế, không nén được cục tức trong lòng, Tống Bính Sinh đã không muốn nói ra, bây giờ không kìm được nữa, liền giáo huấn cho Thẩm Hoài một trận.
Thẩm Hoài cứ thế ngồi ở một chỗ, không nói thêm lời nào cả.
Tống Bính Sinh đã mở miệng thì không dừng việc phải nói của mình lại được, nhưng thấy lúc này thái độ của Thẩm Hoài cũng thành thật, liền thao thao bất tuyệt:
- Lúc nào thì mày mới có thể trưởng thành hơn chứ, lúc nào mới có thể dùng cái đầu để nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì, nghĩ về lâu về dài một chút đi, làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả về sau nghe không? Mày làm náo loạn hội trường như thế, đúng là oai thật nhưng mày nghĩ là mình gây ra hậu quả thì không phải giải quyết à? Mày thì bây giờ thoải mái rồi, vui rồi, nhưng những hậu quả để lại này chúng ta lại phải đứng ra dàn xếp cho mày, mày có từng nghĩ đến không? Mày làm việc cũng không phải vừa mới ngày một ngày hai, nhẽ ra, phải hiểu những quy tắc đơn giản này chứ, mày đừng nghĩ rằng mình có gia thế, thân phận thì có thể làm bừa, muốn làm gì thì làm, không biết tự lượng sức mình? Đến lúc nào mày mới có thể giống như Hồng Kỳ chứ, để mọi người bớt lo lắng cho, mày có biết bao người soi mói nhà chúng ta, chỉ muốn thấy nhà chúng ta làm sai điều gì đó, để họ cười vào mặt cho không? Nếu mày không muốn phát triển sự nghiệp, thì thôi đừng làm nữa, còn nếu không mày hãy giữ quy tắc một chút. Mày có biết làm như thế này, không biết trên biết dưới gì cả, mày còn hi vọng gì nữa để sau này người ta đề bạt, tin tưởng mày đây?
Đối mặt với lời chất vấn không ngớt của cha, Thẩm Hoài phản bác lại tự nhiên như thường:
- Nếu như lõi đời được coi là trưởng thành, khôn khéo được coi là có đầu óc và hèn nhát được coi là có tầm nhìn xa trông rộng, nếu như mọi việc đều được làm theo đúng quỹ đạo nguyên tắc của nó được coi là nghĩ cho đại cục thì con thực sự là làm chưa tốt. Nhưng con vẫn nghĩ rằng trước khi con người học cách lõi đời, khôn khéo, hèn nhát và tuân thủ mọi quy tắc kia thì phải sống có nguyên tắc, phải kiên trì, có trách nhiệm và có cá tính của riêng mình.
Tên súc sinh này mở miệng ra là tranh luận, không thấy dáng vẻ của một người đi nhận lỗi ở đâu cả, Tống Bính Sinh giận đỏ mặt, vén tay áo lên chuẩn bị quát mắng cho Thẩm Hoài một trận.
Rầm!!!
Ông cụ đập mạnh xuống bàn, nhìn chằm chằm Tống Bính Sinh dạy dỗ Thẩm Hoài.
- Thẩm Hoài là ta gọi nó về đây, có bản lĩnh thì đến Từ Thành mà dạy dỗ nó. Cãi nhau, định cứ cãi nhau như thế à, có định ngồi xuống mà nói chuyện cho đàng hoàng tử tế không?
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...