Phố Nha Hương FULL


Chuyển ngữ: Dê
Biên tập: Trần
Ngày hôm sau, trong khi Đình Phương đang ở ngân hàng đợi đến đến lượt, thì điện thoại của bệnh viện gọi đến.

Câu đầu tiên mà bác sĩ La – trưởng khoa nội trú nói là: "Chủ nhiệm Ngô, xin lỗi vì đã làm phiền anh nghỉ ngơi.

Nãy vừa có một bệnh nhân sản giật suy tim từ viện bên dưới chuyển đến tầng mười hai, chủ nhiệm Hà hiện giờ không có ở đây.

Tôi gọi điện cho tuyến hai rồi, bên đó bảo tôi gọi cho anh."
"Tôi đang trong thời gian nghỉ phép, còn tận mười ngày nữa." Ngô Đình Phương nghĩ thầm, lần này bất kể thế nào, anh cũng phải để bản bản thân nghỉ phép cho xong rồi tính.
Bác sĩ La nghe xong chỉ muốn bật khóc, cô nói: "Vậy giờ tôi phải làm sao? Chủ nhiệm Hà cũng bảo hôm nay là ngày nghỉ, giờ không ở Đông Hương."
"Cô báo với tuyến hai là tôi đang nghỉ phép."
"Tôi báo với tuyến hai rồi, họ bảo chuyện nội bộ của khoa, chúng ta tự giải quyết."
"Vậy cô báo với bên khoa Y tế đi."
Dứt lời, Ngô Đình Phương liền cúp điện thoại.
Anh bắt đầu cảm thấy phiền.

Làm việc suốt ngày đêm khiến anh đánh mất toàn bộ cuộc sống và các mối quan hệ cá nhân.

Chỉ cần anh ở đó, bọn họ đều có thể bỏ bê công việc.
Nhưng xét đến cùng, liệu anh có thể mặc kệ được không? Vì sao chẳng còn ai biết làm công việc này nữa? Trước khi có khoa bệnh lý khoa sản, bác sĩ tuyến hai của khoa sản cũng đều phải cấp cứu những trường hợp bệnh nhân như thế này.

Vậy mà sau khi anh làm việc này rồi, thì mọi người đột nhiên đều không biết làm nữa.
Ngô Đình Phương tắt điện thoại đi.

Anh không phải thần tiên, anh cũng có lúc tâm trạng buồn bực, không muốn làm việc.
Đình Phương gửi mấy chục xấp tiền kia vào thẻ, rồi chuyển thêm hai vạn tư từ quầy tự động vào vào tài khoản của Trần Tắc.

Sau đó anh cất kỹ biên lai, cầm về đưa cho Trần Tắc xem.
Trần Tắc chẳng thèm nhìn đến biên lai gửi tiền, nhưng lại giữ khư khư biên lai chuyển khoản hai vạn tư, nhìn chằm chằm suốt khoảng một phút.
Mấy chục năm rồi, Ngô Đình Phương mới đùa được một lần với người khác, còn bỏ cả vốn liếng vào đó.

Anh quả thực muốn biết, trình độ thường thức đời sống của Trần Tắc có thể thấp đến nhường nào.
Ấy thế mà Trần Tắc lại nói: "Đã nói là hai mươi năm rồi nhé, không được chuyển đi đâu đấy." Liền sau đó, hắn lấy ra một tờ giấy, bên trên có mấy dòng chữ viết tay, đưa cho Đình Phương.
Hợp đồng cho thuê: Nay Ngô Đình Phương thuê một giường lớn trong phòng phía Đông trên tầng hai nhà Trần Tắc.

Thời hạn hai mươi năm, giá thuê hàng tháng là một trăm tệ.

Đã thu hai vạn bốn ngàn tệ, không được hủy hợp đồng chuyển đi giữa chừng.


Nếu vi phạm, tiền đã trả không được hoàn lại.

Chủ hộ:...!Người thuê:...!Ngày...!tháng...!năm...
Lúc Trần Tắc xem bói đều dùng chữ hành thảo (dạng viết ngoáy, viết nhanh) rất phóng khoáng, tự nhiên, nhưng hợp đồng cho thuê này lại viết bằng chữ khải, nắn nót từng từ từng nét một.
Đình Phương chết lặng.
"Anh...!anh đã viết sẵn từ trước luôn rồi?"
Trần Tắc đáp: "Đúng vậy."
"Anh cho tôi thuê giường, đến khi anh muốn kết hôn thì sao? Anh tính dọn ra ngoài à?" Đình Phương càng thấy buồn cười.
Trần Tắc không cười.

Hắn nhìn Đình Phương, hỏi: "Anh cảm thấy tôi sẽ kết hôn sao?"
"Anh tự mình bảo không muốn trở thành góa vợ hay cụ già neo đơn, chỉ là duyên phận chưa tới còn gì."
Trấn Tắc vẫn nhìn Đình Phương, nói: "Duyên phận đã tới rồi."
Đình Phương không nghĩ nhiều về câu nói của Trần Tắc, nhưng bị ánh mắt của Trần Tắc làm cho lúng túng.

Vốn dĩ anh chỉ định đùa một chút, cho rằng vị thánh họ Trần sớm muộn gì cũng sẽ hiểu đây chỉ là trò đùa không tiếc bỏ vốn.

Đáng tiếc đối phương dường như không có khả năng lĩnh hội được trò đùa này.

Hắn nghiêm túc đến nỗi Đình Phương cảm giác mình thật sự phải ở đây hai mươi năm.
Đình Phương ký đầy đủ họ tên vào chỗ người thuê, cảm giác như thể mình vừa ký vào khế ước bán thân.

Trần Tắc ký tên mình vào chỗ chủ hộ cho thuê như thật, sau đó điền ngày tháng, còn bắt Đình Phương lăn cả vân tay.
Đáng tiếc, kỳ nghỉ dài hạn của Đình Phương chỉ là giấc mơ xa vời.

Tối đó, ăn cơm xong, anh vừa mở điện thoại liền nhận ngay cuộc gọi của viện trưởng.

Viện trưởng biết anh vẫn còn ở Đông Hương bèn yêu cầu anh mau chóng trở lại bệnh viện để hỗ trợ.

Vì vậy kì nghỉ phép hằng năm của Đình Phương từ mười ngày giảm xuống chỉ còn ngày rưỡi.
Đình Phương vốn đang mặc áo phông, nhưng vì phải đến bệnh viện nên anh đành vội lên tầng, thay áo sơ mi.

Lúc xuống cầu thang, Trần Tắc đang đứng trong cửa hàng bế Phùng Sinh, hỏi: "Anh đi đâu vậy?"
"Quay lại bệnh viện.

Đêm nay tôi không về đâu, anh ngủ trước đi."
"Ngày mai cần làm bữa sáng không?"
Đình Phương cầm điện thoại, lòng đầy nghi hoặc: Tôi không ở đây, anh có thời gian làm cơm chắc? Nhưng anh cũng nói không biết bao giờ mới về được.

Trước khi đi, anh thấy Trần Tắc đứng ở cửa tiễn mình, đèn khuya lay lắt, bóng dáng một lớn một nhỏ mờ mịt.


Phía sau họ là bàn trà của tiệm, hai cây đèn dầu trên bàn thờ lặng lẽ cháy, ban đêm nơi này ngoài họ ra chẳng còn ai khác.
Cảm giác áy náy thương hại nghẹn ứ trong lồng ngực Đình Phương.
"Để tôi mua cho anh một chiếc điện thoại." Trước khi rời đi, Đình Phương đã nói vậy.
"Để làm gì? Tôi không cần."
"Tôi cần, như vậy tôi có thể cho anh biết mấy giờ tôi về, có cần để phần cơm nước hay không." Đình Phương nói.

Nói xong lại cảm thấy như thể họ chỉ còn thiếu một nụ hôn chúc ngủ ngon nữa thôi vậy.
Nhưng khi nhìn thấy bộ dạng vui vẻ gật đầu đồng ý của vị thánh sống, Đình Phương cảm thấy nếu nói ra câu đùa vừa nãy thì toi.
Theo thói quen, vị thánh sống này định đưa anh một xấp tiền để nhờ anh mua điện thoại.

Đình Phương ngăn lại, bảo rằng đây là "đồ cống" của anh, xin đại sư đừng khách sáo.

Huống hồ tiền đã gửi tiết kiệm hết, còn xấp nào nữa đâu.
Trần Tắc nói: "Có, thu nhập hôm nay."
Đình Phương không kịp nhiều lời với hắn, vẫy tay rồi rời đi.

Trước đây, Huệ Mẫn biết anh bận nên ít khi hỏi anh đi đâu, Đình Phương sẽ dặn người làm cơm bữa nào mình ăn ở nhà.

Tuy nhiên cùng lắm cũng chỉ nhắn tin.
Nhưng thầy bói là thần tiên, liệu hắn có biết đọc tin nhắn không?
Đối với sản phụ bị tiền sản giật nặng suy tim, nguyên tắc điều trị là vừa chống suy tim, vừa gấp rút phá thai dưới sự hỗ trợ thở máy.

Hầu hết sản phụ không có bệnh nguyên phát có thể chuyển biến tốt trong vòng 48 giờ.

Đã gần mười hai tiếng kể từ khi bác sĩ La gọi điện cầu cứu viện trưởng hồi sáng nay, bác sĩ khoa gây mê và khoa sản đùn qua đẩy lại, chẳng ai dám phá thai vì sợ bệnh nhân sẽ chết trên bàn mổ.

Thậm chí, chủ nhiệm khoa gây mê còn đề nghị chuyển bệnh nhân đến bệnh viện Nhân dân.

Việc này khiến viện trưởng – vốn là bác sĩ khoa sản chuyên sâu, nổi trận lôi đình, nhưng các bác sĩ khoa sản tuyến hai vẫn cứ kiên quyết bảo không dám làm, trừ khi Ngô Đình Phương hoặc Hà Văn Sương trực tiếp tham gia cấp cứu.
Đương nhiên ngài viện trưởng không thể đích thân tới chỉ đạo phẫu thuật, bà đã không tiếp xúc với lâm sàng nhiều năm nay rồi.

Hà Văn Sương thì quả thực có việc phải đến Chu Hải mấy ngày, vì vậy bà ấy cũng chỉ đành gọi điện cho Đình Phương.
Sau khi Ngô Đình Phương quay lại, khoa gây mê đột nhiên có dũng khí gây mê toàn thân, phẫu thuật cũng đột nhiên có dũng khí tiến hành ngay.

Bệnh nhân bị suy tim nhưng không nghiêm trọng.

Sau khi phá thai thì tiếp tục hỗ trợ thở máy, kết hợp với trợ tim lợi tiểu chống suy tim và các biện pháp điều trị khác, tình trạng bệnh dần có xu hướng ổn định.
Lúc sau, viện trưởng có gọi điện cho Ngô Đình Phương, an ủi anh, bảo rằng cũng chẳng còn cách nào khác.


Bên khoa Sản bệnh lý này rất cần anh chỉ đạo phụ trách, chỉ đành phải để anh chịu khó.

Đợi đến tháng năm, giám đốc khoa Nội tập huấn về thuận lợi nhậm chức thì có lẽ anh sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
"Liễu Hy Ngôn nhậm chức ở khoa Nội sẽ có ích hơn tôi nhiều."
"Liễu Hy Ngôn? À, cái cậu thử việc khoa Nội ấy à, anh biết cậu ta hả? Nhưng nhận xét của Lão Tần viết..."
"Lời Lão Tần nói tin được sao? Tôi quen Liễu Hy Ngôn từ nhỏ đến lớn.

Cậu ấy rất thông minh, đỗ trường y lớn, thành tích cao, tốt nghiệp đứng đầu khóa, nền tảng vô cùng vững chắc, hơn nữa đã được đào tạo ở tỉnh vài năm, lại còn làm việc ở khu Chăm sóc Tích cực nửa năm.

Tôi cảm thấy cậu ấy muốn đến bệnh viện chúng ta thì bệnh viện ta nên giữ cậu ấy lại."
"Ra vậy à? Để tôi bảo bộ phận nhân sự thông báo cậu ấy nhậm chức.

Tôi xem hồ sơ lý lịch của cậu ấy thì lại chẳng thấy ghi gì."
Ngô Đình Phương quyết định đợi có dịp sẽ phê bình Liễu Hy Ngôn sau: "Không thể chỉ nhìn lý lịch mà đánh giá năng lực được."
Viện trưởng có lòng thành lập khoa Sản bệnh lý – cái khoa khổ công làm ơn còn hay mắc oán này, khiến các bệnh viện khác trong thành phố, đặc biệt là các bệnh viện tư đều rất vui mừng.

Khoa Sản kiếm rất được, là mối làm ăn không cần bỏ vốn, nhưng cũng nhiều rủi ro.

Nếu có bệnh viện nào sẵn sàng mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, làm chỗ cho người khác quẳng gánh, thì quả đúng là một chuyện đáng mừng.

Viện trưởng là người làm việc thiết thực, cũng là người đáng khâm phục.

Có điều, không có đội ngũ y bác sĩ khoa Nội hay Điều trị Tích cực, mà chỉ dựa vào bác sĩ khoa Sản thì sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra vấn đề: Bác sĩ khoa sản có tuổi thì ngại phiền, trẻ tuổi thì xử lý mấy ca sản bình thường thôi đã đủ mệt chết, còn ai chịu đi làm khoa Sản bệnh lý nữa? Vì vậy mới nảy nòi ra tình trạng hiện giờ đây.

Đình Phương trằn trọc cả đêm, sáng sớm báo với bác sĩ La – trưởng khoa nội trú rằng anh muốn nghỉ phép nốt hôm nay, ngày mai mới bắt đầu đi làm.

Còn những ngày nghỉ còn lại, có cơ hội anh sẽ nghỉ.
Bác sĩ La nhận thấy tâm trạng chủ nhiệm Ngô không tốt, nhớ ra lần mang thai gần đây của vợ anh lại thất bại, bèn không dám hỏi nhiều.
Ngô Đình Phương làm bác sĩ đã hơn chục năm, nhưng anh chưa từng khao khát nghỉ phép mãnh liệt như hiện giờ.

Kể cả không có việc gì làm, chỉ ngồi nhà uống trà với Trần Tắc cả ngày, hay rửa đít thay tã cho Phùng Sinh, cũng không muốn đi làm.
Anh chắc mẩm Trần Tắc không đợi được anh về ăn sáng, hẳn là lại đưa Phùng Sinh ra chợ ăn linh tinh rồi.
Chín giờ, anh đến trung tâm thương mại điện tử, tính sắm cho vị thánh sống kia một chiếc điện thoại di động.

Tầm đó trung tâm thương mại mới chỉ có lác đác vài gian hàng mở cửa, anh bèn ăn sáng luôn ở quán Sữa đậu nành Vĩnh Hòa.
Lúc đang ăn, Đình Phương nhận được cuộc gọi từ Huệ Mẫn.
"Đình Phương, thứ năm này anh rảnh không?"
Nghe được giọng của Huệ Mẫn, Đình Phương hơi sững lại.
"Ngày kia á?"
"Ừ.".

Truyện Sủng
"Có lẽ có thể dành ra chút thời gian"
"Vậy em sẽ qua đó, chúng ta làm thủ tục.

Anh nhớ mang theo căn cước công dân và chứng nhận đăng ký kết hôn bản của anh đi đấy."

Chứng nhận đăng ký kết hôn bản của anh? Đình Phương chợt nhận ra, Huệ Mẫn ắt hẳn là đã đem bản chứng nhận đăng ký kết hôn của cô đi rồi.
Đình Phương cảm thấy nỗi buồn chợt loang ra.

Trái tim như thể bị người khác dùng nẹp gắp lên, tiếp đó mạch máu bị kẹp cầm máu bít lại, rồi lại bị dao phẫu thuật rạch ra.
"Em thật sự định đi sao? Nếu anh không đồng ý thì sao?"
"Nếu anh không đồng ý, đợi sau ba tháng ra ở riêng, cuộc hôn nhân này cũng sẽ vô hiệu."
"Đơn giản thật đấy."
"Đơn giản vậy thôi."
"Còn gì không? Anh gửi tiền cho em."
"Không cần, chúng ta còn chưa dùng đến tiền của em.

Em có tiền."
Em có tiền, nhưng tuổi xuân của em đều đã phí hoài cho anh rồi.
Mua điện thoại xong, Đinh Phương lại qua ngân hàng một chuyến, chuyển hết toàn bộ tiền trong tài khoản cho Huệ Mẫn.

Giờ anh không có nhà.

Căn nhà giúp ba mẹ tu sửa chỉ có giấy chứng nhận đất, đứng tên ba anh.

Đình Phương chỉ có một chiếc xe, Huệ Mẫn không muốn thứ gì khiến anh cũng khó xử.
Rời khỏi ngân hàng, anh trở lại phố Nha Hương.

Vốn tưởng rằng mình sẽ chẳng thể buồn thêm được nữa, nhưng khi bước vào cửa tiệm bạch mộc hương, anh thấy Trần Tắc ngạc nhiên nhìn mình.
Phùng Sinh hiếm được khi ngủ trước mười hai giờ trưa, giờ đã nằm trong nôi.
Trần Tắc đứng dậy, đóng cửa tiệm lại.

Đình Phương biết mình thất thố, định lên tầng hai, nhưng vừa đến đầu cầu thang Trần Tắc đã níu tay anh lại, kéo anh vào trong lòng mình.
Cái ôm của hắn rất chặt.

Đến lúc này, Đình Phương mới phát giác mặt mình đã ướt nước mắt từ bao giờ.

Trần Tắc lấy ra một miếng vải, lau mặt cho anh.

Đợi đến khi anh nhận ra đó là giẻ lau bàn thì đã quá muộn.
Để rồi nỗi buồn tựa vũng nước đọng trên mặt đường nhựa giữa buổi trưa hè, phút chốc đã bốc hơi đi mất.
Về phần hai người đang ôm lấy nhau, bầu không khí chợt trở nên dị thường chỉ vì một cái giẻ lau.
"Cái giẻ kia của anh..." Ngô Đình Phương cảm thấy mặt mình bắt đầu nhoi nhói.
"Chỉ có bụi, không có dầu mỡ." Trần Tắc nghiêm túc nói.
"Giẻ có thể mang đi lau mặt à?" Ngô Đình Phương quả thực sắp từ bỏ việc giải thích phải trái lẽ thường cho hắn rồi.
"Bình thường thì không, nhưng hôm nay tôi không có tay áo."
Đúng vậy, áo hôm nay vị thánh sống mặc chính là cái áo phông cộc tay mà Ngô Đình Phương đã tỉ mỉ cẩn thận lựa mua cho hắn, còn chưa đem giặt.
Tay Trần Tắc hãy còn đang ôm Ngô Đình Phương.
"Tôi không khóc nữa đâu, anh có thể thả tôi ra được rồi đấy."
"Không khóc nữa thật?"
"Tuyệt đối không.".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui