Nước Chảy Mây Vương


Nhiều năm về trước.

Khi đó, Côn Luân còn chưa phải là Vu Thần mà người đời phải kính sợ, và Hà Kính Chân thì cũng chỉ là một cục thịt hồng hào, ấm áp.

Một lần thảm sát khiến hơn một ngàn người từ nam, nữ, già, trẻ, chạy trốn họa chiến tranh ngã xuống.

Hơn một ngàn người đều không ngờ rằng từ Trung Nguyên trốn tới Tây Nam, đã vượt qua cả ngàn dặm cửu tử nhất sinh, ấy vậy mà cuối cùng lại kết thúc trong một buổi sáng yên tĩnh thanh bình như vậy.

Khi mà đa phần mọi người vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ, một đao phong hầu cũng không phải là kiểu chết gì ghê gớm lắm nhưng cũng có vài người lưỡi đao vừa cắt vào da thịt thì chợt bừng tỉnh, hốt hoảng bỏ chạy nên phải chịu ăn thêm mấy nhát, cuối cùng mới được một nhát chí mạng, chết không toàn thây, không được dễ nhìn mấy.

Hà Kính Chân cũng coi như là may mắn.

Đám đạo tặc bừa bãi thảm sát một ngày, giết chán mà cướp cũng đủ, chúng thấy đã tạo đủ nghiệt nên định tiết kiệm chút sức, để đứa nhỏ còn trong tã lót này tự mình chết dần chết mòn.

Gió trời khẽ động, cỏ xanh úa tàn, người duy nhất còn sống sót nguyên vẹn trong số hàng ngàn người vô tội, cả người và tã lót đều ngâm trong máu, ngâm cả một ngày.

Hơn hai mươi mạng của Hà gia đều nằm một chỗ, máu loang muôn nơi, thấm đẫm tã lót, cứ thế từng dòng từng dòng, tạo thành những lớp vảy, vây cứng trên người, khiến cho cục thịt nhỏ này trông thực bẩn thỉu.

Nhà họ Hà chết không sót một ai, cha Hà Kính Chân giữ lấy chút hơi tàn thoi thóp nguyên một ngày, gắng gượng không chết chỉ để gửi gắm đứa nhỏ.

Một ngày qua đi, trên đường có ba, bốn nhóm người đi qua nhưng không ai chịu giúp ông.

Thế gian bạo loạn.

Đánh xong mấy trận lớn là ngày nào cũng có người chết, xác người tích nhiều tới nỗi hoa cỏ bên đường đều nhiễm mùi tanh tưởi.

Cục thịt nhỏ được chở che giữa cánh tay và cơ thể của cha nhưng vẫn phải chịu khói bụi vó ngựa đạp lên, cũng chẳng có nơi để trốn mặt trời.

Bé con không khóc không làm loạn, chỉ lặng yên mút ngón tay, như thể nó cũng biết được sự bao bọc mong manh này chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn.

Khi Côn Luân đến, mặt trời đã nghiêng về phía tây, chút ánh dương còn sót lại ngả lên cánh đồng lúa.

Hắn đi một đường, thấy người đã chết lại vẫn chưa nhắm mắt, bèn tiến tới chỉnh đốn lại cho ngay ngắn, vuốt mắt xuống rồi lại thu xếp cho áo mũ chỉnh tề.

Theo quan điểm của người Miêu về sự sống và cái chết thì sinh như tử mà tử như sinh.

Chết là chuyện cao cả, long trọng vô cùng, không thể qua loa.

Chết mà đoan trang ngay thẳng, tinh tế tỉ mỉ thì ít nhất cũng sẽ được chút bình an.


Đến lượt cha Hà Kính Chân, một đôi nhãn cầu run lên dưới tay Côn Luân.

Hắn thu tay lại, nhìn đôi mắt di chuyển xuống một cách khó khăn, cho đến khi chúng chuyển sang một khối máu me be bét.

Sau đó, ánh nhìn cuối cùng là dành cho Côn Luân.

Cái nhìn cuối cùng này là sự phó thác rõ ràng -- đây là một 'người' mà phần người chỉ được một nửa mà ma cũng chẳng ra ma.

Mái tóc bạch kim, đôi đồng tử xanh biếc, khuôn mặt lộ ra bên ngoài trắng toát đến mức vô lý, hai cánh môi đỏ như máu, khác một trời một vực với những con người đủ kiểu màu da mà người dân Trung Nguyên đã quen thuộc từ bao đời nay.

Thực ra, nếu có thể bỏ qua thành kiến, Côn Luân là một nhân vật rất tuyệt vời.

Tóc của hắn óng ánh như bạc, vô cùng sáng rọi, thả xuống hay buộc lên trông đều đẹp, rất đẹp.

Đôi mắt đen láy đã phai mờ, chỉ còn ánh xanh lam nổi bật hơn tất cả, một cái nhìn lẳng lặng lướt qua, sát phạt quyết đoán, nhất ngôn cửu đỉnh, gì cũng có.

Cha Hà Kính Chân tìm thấy được sự an tâm trong mắt Côn Luân, dứt khoát trút hơi thở cuối cùng.

Ánh nhìn cuối cùng của người đã hấp hối này chạm thẳng vào tâm khảm của Côn Luân -- bậc làm cha mẹ trong thiên hạ đều sẽ thế sao? Khi còn sống thì lo toan đủ mọi thứ, sắp chết rồi, ngay cả khi không có lựa chọn nào, cũng sẽ cố hết sức cầu xin một chút thương hại, tìm cho con mình một cơ hội cuối cùng.

Còn chuyện có nhờ vả nhầm người hay không thì thật sự không thấy nổi mà cũng quản không nổi.

Côn Luân không cha không mẹ, lai lịch cũng không rõ.

Nửa là đồng bệnh tương liên, nửa là vì cái chết cũng không khác gì sự sống, Hà Kính Chân bèn cứ như vậy mà vào gùi của Côn Luân, lắc lư vui vẻ, xuôi về hướng tây nam.

Đi được nửa tháng, càng đi càng hoang vắng.

Xa rời huyên náo, bao nhiêu tai họa chiến tranh, nạn đói, năm mất mùa, đại gian đại ác, xô bồ thị phi, vui sướng hay bi thương cũng đều xa cách nghìn trùng.

Xa hơn nữa phía trước là sông Đà, qua sông này, đi tiếp ba ngày là tới ranh giới của người Miêu.

Nơi đó là nhà của hắn, hắn đã ở nơi đó từ ngày bản thân biết nhận thức rồi.

Ăn cơm trăm họ, mặc quần áo của nhà nhà, mãi cho đến năm mười bảy tuổi, bận rộn hết một tháng, hắn mới có thể dựng cho mình một căn nhà sàn trong làng.

Hắn vào đó ở là coi như đã trưởng thành, có thể nam hôn nữ gả, sinh con đẻ cái.

Ngày Côn Luân đến trùng với 'ngày họp chợ', ai nấy trong làng đều đổ xô đi chợ, không ai đến xem 'của lạ' trong giỏ của hắn.


Phải qua tận hai ngày, mọi người mới phát hiện Côn Luân đang nuôi một đứa nhỏ.

Đứa bé này thật sự rất ngoan, từng đôi tay truyền đi truyền lại mà nó cũng không khóc một tiếng nào.

Bé con cũng rất đẹp -- đôi lông mày đã có thể thấy rõ tương lai sẽ kéo dài tới bên tóc mai, đôi mắt hai mí to tròn, cái mũi cao thẳng, cái miệng nhỏ nhắn đoan chính.

Hèn chi cha nó lúc hấp hối cũng vẫn không thể rời tay.

Phụ nữ có con trong làng thấy đứa nhỏ này thì lòng cũng mềm nhũn, hội ý xong, quyết định một ngày ba người luân phiên nhau cho nó ăn.

Làng núi hẻo lánh nên phụ nữ cũng làm rất nhiều việc nặng, cơ thể khỏe mạnh, sữa mẹ dồi dào; bú hơn một tháng, vàng vọt trên mặt bé con giảm bớt, người ngợm cũng phốp pháp núng nính hẳn ra.

Mãi đến năm nó bảy tuổi thì lớp mỡ phúng phính kia mới tiêu tán.

Cũng vì lớp mỡ này mà Côn Luân đặt cho nó một nhũ danh gọi là 'Cục Thịt'.

Hạ đi đông đến, Cục Thịt đã ở làng hơn năm trời nhưng vẫn chưa biết nói, chỉ là rất thích cười.

Lúc cười rộ lên, hai bên má nó hiện ra hai cái lúm đồng tiền con con, trông cực kỳ chân thành.

Thói đời ấm lạnh ác ý đặt điều cũng khó có thể vững vàng trước một khuôn mặt tươi cười trong trẻo như thế.

Lòng người có mấy ai rắn nổi đâu? Người Hán thì đã sao? Chẳng phải cũng chỉ là một đứa bé còn bú sữa mẹ? Mối thù truyền kiếp của Miêu Cương và Hán Thổ đâu có liên quan tới một đứa trẻ không cha không mẹ!
Vậy nên nhà ai đập lúa cũng để lại một lon đem tới; nhà ai nuôi gà lấy trứng cũng để dành ra mười tám quả, cho vào một cái thúng nhỏ mang qua.

Côn Luân ở nhà sàn cũng chẳng nhàn rỗi, hai tay cầm lấy cánh tay nhỏ bé của Cục Thịt lắc lư qua lại, rồi lại ngả người ra sau bắt lấy, vừa lúc nhìn thấy hai má lúm đồng tiền kia.

Nụ cười thật đắc ý, thanh âm vui vẻ, lộ ra mấy cái răng sữa bé xíu, khóe miệng khóe mắt đều cong cong.

Đùa nghịch một chút là mọi âu lo đều sẽ tan biến.

Tính ra thì, Côn Luân ban ngày bận rộn, ban đêm thiếu ngủ cũng đáng.

Ai Cục Thịt cũng cho ôm, bình thường cũng không quá dính Côn Luân.

Nhưng chỉ cần Côn Luân ở đó, nụ cười của nó sẽ lập tức 'chuyển hướng'.


Côn Luân tới bên bếp lò, ánh mắt của nó sẽ theo đến bếp lò; Côn Luân đến bên cửa sổ, ánh mắt nó sẽ theo đến bên cửa sổ, nụ cười trên môi cũng đuổi kịp luôn; xuống dưới lầu, ánh mắt theo không kịp thì nó sẽ canh giữ ở cửa cầu thang, chỉ cần Côn Luân vừa xuất hiện, mắt nó sẽ lập tức sáng lên, nụ cười cũng càng thêm tươi rói.

Cuối cùng thì mọi người cũng hiểu -- cục thịt này không hề ngốc, nó cũng biết lạ biết quen, biết tốt xấu đúng sai.

Chỉ tiếc là không biết nói chuyện.

Mãi đến năm hai tuổi, Côn Luân mới nghe thấy Cục Thịt lắp ba lắp bắp kêu một tiếng: Khanh khanh.

Mấy ngày đó trời nóng đến mức Cục Thịt nổi mẩn ngứa khắp người, không ngủ nổi.

Côn Luân vất vả một phen mới dỗ nó ngủ được, tranh thủ thời gian rảnh ra sau núi hái một ít thảo dược, dự định ngày hôm sau đun nước cho Cục Thịt tắm.

Lúc vừa về nhà sàn, Cục Thịt đã chờ bên cửa, gọi: Khanh Khanh.

Côn Luân ngẩn người, hồi lâu mới nhận ra thật ra 'Khanh Khanh' là 'Côn Côn'.

Lúc ôm nó y mới phát hiện cả người Cục Thịt đã nóng phỏng tay, khuôn mặt bé nhỏ đỏ bừng, cả người nhũn ra.

Côn Luân cõng nó chạy, đầu tiên là tìm thầy mo trong làng.

Uống hết hai bát thuốc lớn mà cũng chẳng có ích gì, Côn Luân sốt ruột chạy tới trấn trên, nửa đêm sương mù núi non, đường đi hiểm trở, dưới chân là khe sâu không đáy.

Nhưng không thể chậm, bệnh này nguy hiểm, chậm là hỏng.

Côn Luân một tay che chở Cục Thịt trong giỏ, một tay leo núi, lội nước, một hơi chạy 30 dặm.

Lúc đến trấn trên, gõ cửa ba y quán thì đều nói là "Say nắng", không cứu được.

Đến nhà cuối cùng, người mở cửa là một thanh niên.

Hắn cẩn thận bắt mạch, nghiêm túc rút ra một đơn thuốc, sau khi ra sân sau, y lấy ra hai cái mền và đặt trong bãi đất trống của dược đường, nói: "Bọc đứa nhỏ vào, trong vòng nửa canh giờ nữa nếu đổ mồ hôi thì sẽ có thể cứu được." Nói xong lại nhanh chóng đi đun thuốc.

Lúc mang chén thuốc vào, y thấy Côn Luân đã lột thân trên, ôm cục thịt nhỏ vào trong lòng rồi lại quấn hai lớp chăn bông quanh nó.

Mái tóc bạc rũ xuống, vương ngoài chăn bông, như đang gắng thêm chút hơi ấm, lại như gắn bó bên nhau giữa thời khắc sinh tử.

Hai khuôn mặt bé nhỏ như sắp bị thiêu cháy đến nơi phản chiếu trong đôi đồng tử xanh lam, đau đớn gấp bội phần.

Lúc này, gà bắt đầu gáy, từ xa tới gần, từ cao tới thấp — trời sắp rạng.

Đã sắp hết một canh giờ mà lại không thấy nửa giọt mồ hôi.

Chàng thanh niên tới khuyên: "Sợ là không cứu được, thừa dịp bé còn thở thì mang về đi."
Côn Luân không biết có nghe thấy không, cứ ngồi thẳng lưng, giữ nguyên tư thế ngồi một canh lại ngồi thêm canh nữa, định cứ vậy mà ngồi, ngồi mãi, nhất định phải cứu được cục thịt nhỏ trong lòng.


Chàng thanh niên đứng một lát rồi đưa chén thuốc thứ hai tới: "Thôi đi! Được hay không thì phải xem lúc này...!Thuốc mạnh quá không dám dùng cho bé, nhưng còn nước còn tát vậy..."
Côn Luân đỡ lấy chén thuốc, mớm từng ngụm thuốc cho Cục Thịt như mớm cho chim non nhưng Cục Thịt không nuốt được, được một ngụm thì lại chảy một ngụm, một chén thuốc chỉ có thể uống được non nửa, chỗ còn lại đều theo khóe miệng chảy xuống, ngấm vào trong chăn bông.

"......!Khanh khanh......!Nhà......" Lần thứ hai Cục Thịt gọi Côn Luân, hai mắt khép hờ, hàng nước mắt dâng lên trong tròng mắt đã không thể chuyển động, ba hồn bảy vía chậm rãi tiêu tán bên trong.

Côn Luân cúi người, nhẹ nhàng nâng nó lên rồi lại nhẹ nhàng đặt vào giỏ, sửa lại xiêm y sau đó đi về nhà.

Trước khi đi còn để trên tủ thuốc một khối bạc vụn rồi lấy đi một tờ giấy đỏ bọc thuốc.

Hơn 30 dặm đường núi, Côn Luân một đường đi thẳng về.

Thấy đá lớn, cổ thụ, giếng nước, hắn đều sẽ dừng lại vái lạy.

Lấy một chút sương đọng trên đá, trên cây, lấy một chút nước giếng, nhẹ nhàng điểm lên trán Cục Thịt.

Không van xin, không thề thốt, cũng không cầu nguyện với trời mà chỉ là dập đầu thật mạnh.

Dập rách da, dập đến mức thấy máu, dập đến độ lộ da thịt, dập đến độ chắc chắn sẽ có sẹo mai sau.

Đến cổ thụ không rõ năm tuổi trước cổng làng, Côn Luân dốc hết sức lực còn lại mà dập đầu - cắn ngón tay giữa chảy máu, nhỏ giọt xuống gốc cây, lấy tờ giấy đỏ trên tay ra, xé một nửa gấp thành một đôi giày trẻ con để trên cây, nửa còn lại thì viết ngày sinh tháng đẻ của Cục Thịt rồi đóng lên đó.

Người Miêu có phong tục: khi bệnh không trị nổi, họ giao phó sự sống và cái chết của mình vào những tảng đá lớn, cây cổ thụ, giếng nước, ghi ngày tháng năm sinh vào mảnh giấy đỏ, cắt một đôi giày nhỏ màu đỏ rồi đặt trên đá, trên cây, bên giếng.

Nếu khỏe thì là được thần đá, thần cây, thần giếng nhận làm con, ngày lễ ngày tết phải cúng rượu cúng thịt để tỏ lòng hiếu thảo; không khỏe thì cũng không được oán hận, cố gắng thu xếp đám ma là được rồi.

Một khi đã thuốc men vô lực thì chuyện sinh tử cũng khoáng đạt hơn.

Côn Luân đã sống ở Miêu Cương nhiều năm như vậy, tập tục ăn, mặc ở, đi lại, thậm chí là sinh lão bệnh tử đều đã quen thuộc đến tận xương tủy, nhưng chỉ có một phần trong hắn là không thể thuần hóa.

Phần đó xuất thân từ Huyết tộc của y, huyết mạch lưu chuyển, che giấu bóng tối âm u, sự bạo ngược, gan dạ và bản tính đánh cược đến khốc liệt.

Ngày thường thì tẩm ngẩm tầm ngầm, một khi đã bị chọc cho nóng nảy, Côn Luân hào hiệp sẽ không còn hào hiệp rộng lượng nữa, thay vào đó là sự bạo ngược, dũng mãnh khi bị đẩy tới đường cùng.

Đây cũng chẳng phải là phó thác mà là đang đánh cược.

Đánh cược một nửa đời người của y cho Cục Thịt, cho thần đá, thần cây, thần giếng hoặc bất cứ thứ gì có thể cho một đường sống.

Thời điểm đặt cược vào cái cây khổng lồ ở trước cổng làng, tiền cược đã rất lớn.

Cược một mạng để đổi lấy một mạng.

Côn Luân sống trên đời đều đánh cược quyết liệt như vậy.

Hắn không đánh cược với người mà là đánh cược với số phận, sinh tử, đánh cược với quá khứ và tương lai, đánh cược đi ngược lại với trời, khi cảm xúc đã dâng trào thì dũng khí sẽ mãnh liệt tới độ có thể dời non lấp biển..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui