Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu

Lần đầu tiên cu Linh bị ném vào một căn buồng nhờ nhờ như bóng ma. Em hình dung đến cái địa ngục nào đó trong truyện cổ tích. Một mùi xú uế, em không thể diễn tả đấy là mùi gì, nhưng nó làm em lờm lợm phát nôn. Nó vừa thôi thối, vừa tanh tanh, nằng nặng từng lúc cứ kéo ruột gan em ra.
Linh đứng một lúc lâu trong căn buồng kín bưng, ánh sáng chỉ lọt qua yếu ớt trên những lỗ tò vò quanh bức tường xây khá cao.
Dần dần em mới nhận ra xung quanh mình là một đám trẻ con cùng tuổi, cho choi, trần như nhộng, không biết mấy chục đứa, chen chúc, nói cười, chửi bới tục tĩu. Nhiều lúc em không rõ chúng nói gì, bởi trong kho từ vựng ít ỏi của mình em chưa một lần gặp. Đấy không phải là tiếng ta, cũng không phải tiếng Tây – em tin như thế. Nghe là lạ, thô thiển quái dị thế nào ấy. Sau này em mới hiểu đấy là ngôn ngữ của đám bụi đời, chuyên móc túi, cướp giật…
- Hề, chĩa đâu, ba cà thạo (tiền đâu, nộp mãi lộ cho tao). Giọng một thằng trạc tuổi Linh khạc ra đắng nghét nhưng đầy uy lực.
Em ngơ ngác chưa hiểu gì, nhìn thẳng vò mắt nó.
- Thằng này láo! Nhìn gì tao?

Một cái tát xoáy vào mặt Linh. Bất ngờ quá, em không tránh được. Em choáng váng. Cố trấn tĩnh, em chồm tới, nắm chặt nắm đấm, giáng thẳng vào mặt cái thằng mới vừa đánh em. Bây giờ thì em nhận ra nó cũng dáng tầm tầm giống em, trên mặt có ba vết sẹo dài. Thậm chí em còn kịp so sánh em còn cao hơn nó một tí, khỏe mạnh hơn nó một tí. Nhưng thằng kia đã tránh được và cú đấm hụt đã làm em chao đảo, sắp ngã.
Đối với Linh, đây là lần đầu tiên nó bị bọn cùng lứa bắt nạt. Nó ít nói nhưng nó rất cục mỗi khi có ai đó đụng đến danh dự nó. Trong trường, bọn trẻ con sợ nó một phép, mặc dù nó ít khi đánh nhau với đứa nào. Dường như chỉ một lần nó đánh con ông Bân nhà hàng xóm. Thằng này hơn nó một tuổi, chuyên bắt nạt bọn trẻ con ít tuổi hơn. Lần ấy nó xúc phạm đến bố em. Và em đã dạy cho nó một bài học đích đáng: gẫy luôn một lúc hai răng cửa.
Và bây giờ… nó hiểu thằng này không phải như thằng con ông Bân hàng xóm. Sau cú đấm hụt ấy, nó bị mất thăng bằng. Vào lúc ấy, nó bị một cú đá nữa, một cú đá ác hiểm và cũng hoàn toàn bất ngờ. Nhưng nhờ có thể tấn khỏe mà nó có thể hoàn toàn trụ vững được. Nó bình tĩnh lại và thấy, với đối thủ này không thể vội và được, phải biết vờn nhau, đưa nó và những thế bất ngờ nhất.
Sau này cu Linh mới hiểu đấy là một tay anh chị nổi tiếng về mọi mặt, kể cả trò chôm chỉa
Hôm ấy cả “lô” chứng kiến một trạn ẩu đả dến hồi hộp. Tất cả đều công nhận thằng Linh, tuy “lính” mới nhưng không phải tay vừa. Nó cho thằng Bảy Thẹo nhiều quả xoáy cũng ác. Nhưng thàng Bảy Thẹo, nhờ sức lì vốn có, nó đã cho thằng Linh “đo ván”.

Hai mắt cu Linh sưng như hai quẩ ổi, bàm đen, cằm vênh ra, môi sưng húp, máu me, dãi dớt dầm dề…
- Lôi tấn cẩu! Bảy Thẹo ra lệnh và lập tức có hai “đệ tử” nắm chân cu Linh lôi về phía đầu nhà.
Cu Linh nằm mê man, không biết đến bao lâu. Khi tỉnh dậy, việc đầu tiên của nó là đưa chiếc lưỡi khô cứng liếm quanh môi. Vị giác hãy còn tốt, bởi nó nhận ra chất gì đấy mặn mặn. Bây giờ thì nó cố gắng đưa tay lên mặt. Ôi! Cánh tay tê buốt, nhức nhối. Nhưng rồi nó nhích dần từng tí, từng tí một và cuối cùng nó cũng sờ được lên mặt nó. Nó nhận ra mặt đầy nước. Chắc là một thằng tốt bụng nào đấy dã dội nước để nó tỉnh lại. Nó đưa một ngón tay vào mũi và một lần nữa đưa lười ra “thử” lại. Vẫn cái vị mặn ấy – Bây giờ nó chắc chắn có thằng nào đã đái vào mặt nó – một thằng ác. Nhưng cũng may, nó nghĩ thế, dường như nhờ cái bãi nước đái kia mà nó đã tỉnh lại.
Đêm ấy, dần dần, nó nhận ra nó nằm cạnh cái xô phân và nước tiểu. Cái mùi khai thối càng lúc càng làm nó ngột ngạt. Nó cố xê dịch cái thân nó đi chỗ khác, nhưng nó đã bất lực. Toàn thân nó là một khối ê ẩm, nặng nề, tê buốt.
Không biết đêm nay,mẹ nó, em nó có nhắc gì đến nó không. Thế nào hai đứa em cũng nhớ nó. Ở nhà, bao giờ nó cũng tìm cách làm cho hai em nó vui vẻ, lúc nào cũng ríu rít gọi nó như chim con gọi mẹ. Mỗi lấn đi học hay đi đâu xa, bao giờ nó cũng bồn chồn và nôn nóng trở về ôm lấy hai đứa em, nghe thằng Nhân kể những câu chuyện thật buồn cười, còn cái Oanh thì cứ bíu và cổ nó, nét mặt mừng rỡ trông thật dễ thương. Tình cảm ba anh em nó do người mẹ vun đắp, từ lúc nào đã gắn chặt với nhau những niềm vui và hòa vào nhau những nỗi buồn. Nhất là khi cu Linh bị mẹ rầy hay bị mẹ đét roi vào đít, cả hai đứa mặt buồn xo. Suốt buổi cơm hôm đấy bao giờ cũng trở nên nặng nề. Thậm chí có khi cái Oanh bỏ cơm, mẹ nẹt thế nào cũng không nghe.

Cho đến bây giờ, cu Linh vẫn chưa hiểu mẹ nó là người như thế nào. Tính tình mẹ nó “khi mưa khi nắng” thất thường. Có lúc nó cảm nhận tình thương của mẹ thật nồng nàn. Bà may sắm cho nó không thiếu một thứ gì. Thậm chí có khi ăn, mẹ còn gắp bỏ cho nó món này món khác. Nhưng cũng lắm khi mặt mẹ nó nặng như chì, nom thật khó chịu. Những khi ấy, dù nó không tội lỗi gì, mẹ vẫn lôi những chuyện xa lơ, xa lắc ở đâu ấy ra lấy cớ rầy la, mắng mỏ và khi giận sôi lên bà đánh nó không thương xót như một thứ trả thù.
Trong đau đớn tủi nhục nó hận mẹ nó lắm. Dù sao nó cũng là đứa con không may. Không biết bố nó còn sống hay chết, nhưng cho đến bây giờ, sau bao năm, nó vãn là đứa con không cha. Thậm chí nhiều đứa bạn học còn lôi chuyện bố nó “dinh tê” ra để hạ nhục nó. Đối với nó, đây là nỗi khổ tâm day dứt triền miên. Có một lần, đấy là lần duy nhất, khi từ trường về, gương mặt nước mắt đầm đìa, mẹ hỏi thế nào nó cũng không nói. Chiều ấy nó bỏ cơm. Mẹ tưởng nó bị ốm đau gì, vội lấy hộp dầu cao Trung Quốc xoa bóp cho con và bắt nó phải uống hai viên thuốc cảm. Nó từ chối lắc đầu. Mẹ nó khóc và dỗ dành bằng tình thương của người mẹ. Đến lúc ấy nó mới không kìm được cơn xúc động làm mủi lòng, và chịu nói thật: Thầy giáo đã làm nhục nó bằng cách mắng nó trước cả lớp rằng nó bỏ học nhiều quá. “Em phải nên nhớ rằng, em là con một tên Việt gian bán nước! Cái thành phần ấy, cái lý lịch ấy đáng nhẽ không được ngồi đây đâu. Chúng tôi không nể ông bố dượng cậu là chúng tôi đuổi đấy…”
Đêm ấy mẹ con nó cùng khóc, khóc cho đến khi không còn nước mắt nữa, mẹ nó mới ngập ngừng nói với nó, giọng nhẹ nhàng, nhưng từng lời như có vị đắng của cuộc đời.
- Con ạ, đáng nhẽ mẹ nói với con điều này từ lâu rồi. Nhưng mẹ không đành. Bởi mẹ muốn giữ cho tâm hồn con trong trắng, không gơn chút bụi mờ nào của cuộc đời chua chát ở trần thế. Bố Thuật không phải bố đẻ của con. Bố con tên là Công: Thiên Minh Công. Nhưng oái ăm thay, cuộc đời bố con đầy rẫy những đắng cay.
Cho đến giờ mẹ vẫn tin bố con là người tốt, dám xả thân cho Cách mạng. Trong chiến thắng của cuộc chiến tranh vừa qua để có hòa bình ngày hôm nay mà mẹ con mình đang hưởng, có phần đóng góp đáng tự hào của bố đẻ con. Nhưng… điều này thật khó nói, nhưng con trai mẹ cũng lớn rồi, mẹ sẽ không giấu diếm con nữa. Hồi ấy trên con đường đi công tác… Và điều quan trọng là con ra đời. Cả hai bố mẹ đều không ân hận gì về việc đã sinh ra con. Ngược lại ai cũng thấy đấy là niềm vui thiêng liêng của mình. Đặc biệt là hai bên nội ngoại con. Nhất là ông nội con – bà nội con mất sau ngày hòa bình vì một cơn đau tim đột ngột. Ông nội nhiều lần đòi đưa con về quê và nói cho con rõ mọi chuyện. Ông nói:”Bố không còn sống được bao lâu nữa. Bố muốn nhìn thấy thằng cháu đích tôn của bố…” Ông con bị quy đại chủ và bị giam cầm, hành hạ. Mãi khi sửa sai, ông con mới được hạ thành phần và được thả ra…
Sau đấy một năm ông con mất. Nhưng mẹ không chịu với lý do cố giữ cho cuộc sống êm ả thường nhật của tuổi thơ, đừng làm xáo động, đừng gây cho con những gì xúc động, những gì làm con nghĩ ngợi… Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, mẹ hoàn toàn không muốn chấm vào đấy một vệt mực nào, làm hoen ố tờ giấy ấy…

Sau khi đưa mẹ về quê được ít lâu, người ta bắt đầu lập lại lý lịch gia đình ông nội con và bố con… Một hồ sơ về vụ án bố con đã được xác lập khá công phu. Người làm việc này là bố Thuật của con. Hồi ấy không ai thay ông được, bởi ông là đội trưởng đội cải cách ruộng đất. Nhưng rồi cũng chính ông, chứ không ai khác, đã can đảm giải thoát cho bố Công của con. Lớn lên con sẽ hiểu, mẹ đã chấp nhân lấy người ân nhân của bố đẻ con ấy chính là cái nghĩa phải trả con à.
Về bố Thuật, mẹ chưa thấy dù là một gợn nhỏ sự nhỏ sự thiếu tôn trọng nào đối với mẹ con mình. Ông ấy để tùy ý mẹ lo lắng, sắm sanh cho con – Hoàn toàn ông ấy không can thiệp vào tình cảm mẹ con mình.
- Có mộ lần – Linh ngắt lời mẹ - khi bố xem vở của con và cu Nhân, con thấy bố nhìn con sao lạ quá. Con không biết nói như thế nào nữa, nhưng dương như bố khó chịu sao ấy mẹ ạ.
- Không phải đâu con ạ, tính ông ấy thế, đối với ai cũng một cái nhìn lạnh lùng…
Trang dừng lại, nhìn thẳng vầ gương mặt con trai. Nước mắt đã ráo từ bao giờ trên gương mặt nó. Nó không nhìn vào chị, nó nhìn vào một nơi nào đấy xa xăm. Chị biết những lúc như thế là những lúc nó nhiều nghĩ ngợi. Có lúc đôi lông mày nó co rúm lại, và đôi mắt nó như người lớn dữ dội, quyết liệt. Nhưng cũng có những lúc nó như mốn khóc và chị hiểu nó đã dùng nghị lực để giữ không cho tiếng khóc bật ra như thế nào. Nó là một thằng bé sống bằng tình cảm. Nhưng cũng chính nó là một thằng sống bằng nghị lực lớn lao, bằng sức mạnh của lý trí.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui