Anh nói hơi quá, nhưng không hiểu tấm lòng anh có như thế không? Thật chị chưa hiểu nổi anh. Bởi anh khéo quá. Ít khi anh cáu gắt. Với ai anh cũng ngọt nhạt. Có lần một đồng chí của anh đến tận nhà sỉ vả anh:
- Tôi có tội lỗi gì mà anh đẩy tôi đi vùng kinh tế mới?
Anh từ tốn giải thích:
- So với nhiều anh em khác, anh có năng lực hơn.
- Dối trá! Dối trá!
- Anh hỏi, tôi trả lời, anh bảo tôi dối trá.
- Đúng như thế. Có năng lực hơn lại đẩy đi vùng kinh tế mới à?
- Vâng. Đảng cần có mặt của đồng chí ở trên ấy.
- Anh không hiểu đi vùng kinh tế mới là đi đày à.
- Đảng viên mà đồng chí nói năng như kẻ phản động thế ư?
- Có những kẻ phản động mới cố tình không hiểu cái tình cảnh của dân kinh tế mới thảm hại như thế nào mà thôi
- Tôi xin nhắc lại đây,là chủ trương của Đảng.
- Chủ trương thì đúng, nhưng cơ sở vật chất và thời gian thực hiện chưa có. Và vì thế nó đã đẩy nông dân ta đi vào bần cùng. Anh phải chịu tội lỗi này.
- Chủ trương đúng, người thực hiện là anh. Sai thất bại anh chịu, sao anh đổ lỗi cho tôi
- Anh giởi thay tôi thực hiện đi. Toàn lafth]s bốc phét. Ngồi một chỗ mà nói lí luận. Lí luận cù nhầy. Tôi không đi, anh làm gì tôi thì làm.
- Anh đừng thách thức Đảng.
- Tôi thách thức anh, chứ không thách thức Đảng… Tôi phê bình, góp ý anh, anh vui vẻ nhận rồi âm mưa “đì” tôi. Tôi đọc được cái sách Tàu của anh rồi. Thâm lắm. Lúc nào cung gắn mình với Đảng, lấy Đảng làm cái vỏ bọc che chắn cho tội lỗi của mình.
Đêm ấy chị hỏi anh:
- Sao anh để họ lăng nhục thế mà chịu được .
Anh ôn tồn giải thích cho chị:
- Đã làm chính trị là phải biết cười hồn nhiên trước kẻ chửi mình. Điều quan trọng
Là phải biết quật ngã đối phương mà họ không hề nắm đực ý đồ của mình. Khi có quyền lực tuyệt đối, mình sẽ xử sự mọi việc theo cách của người có quyền lực.
Ba tháng sau anh cho chị biết:
- Thằng cha ấy đã bị bắt.
- Sao thế anh? Chị ngạc nhiên hỏi lại.
- Chống Đảng.
- Là Đảng viên sao nỡ đi chống Đảng?
- Mất chất.
Từ đấy chị suy nghĩ dè dặt…về người chồng mà chị vẫn cho là điềm tĩnh và tốt bụng. Anh có một cách sống hoàn toàn khác Công, người chồng trước của chị. Công ngây thơ và hồn nhiên như chú mèo con. Công yêu và ghét rất rõ ràng. Mỗi lần đụng chạm với ai, tối về anh dằn vặt không ngủ được. Anh bộc lộ tâm trạng bực dọc của mình ra với chị như chính chị là đối tượng phê phán của anh. Ngược lại, Thuật trẫm tĩnh, khi vui cung như khi buồn, vẫn nụ cười nửa miệng dè xẻn ấy.
Nhưng anh nắm quyền lực và anh biết sử dụng quyền lực. Anh khuyến khích mọi người phê bình anh.
- Sao cứ moi móc nhau làm gì thế anh? Chị khó chịu hỏi
- Phải tỏ rõ dân chủ thực sự. Nhưng những người đi quá trớn sẽ thấy mình nhầm và nhận lấy bài học đắng cay. Ngày xưa đói khổ, nghèo nàn mới đòi dân chủ, bây giờ Đảng phải lo ọi thứ… còn đòi gì bữa.
Anh đã đi những bước khá vững chắc trên con đường làm chính trị của mình.
- Anh không bắt ai khom lưng, nhưng em thấy dường như không ai dám ngẩng đầu lên trước anh? Chị đã dại dột tuôn ra một câu hỏi mà mãi sau này chị vẫn còn lo.
Nhưng anh đã vui vẻ trả lời:
- Đấy là nghệ thuật của những người lãnh đạo. Làm lãnh đạo mà không biết tạo cái uy, làm sao lãnh đạo được.
Chị hiểu, anh đã nói rất thật.
Không phải khong có lúc chị tự hào về sự tiến bộ của chồng. Từ ngày lấy anh,chị thấy càng ngày chị càng được nhiều người vị nể hơn. Gặp chị từ xa, người ta đã cất tiếng chào trước. Người ta khen chị đẹp, khen chị thông minh, khen chị nhân hậu…Người phụ nữ nào lại không thich khen.
Thỉnh thoảng người ta lại đến tận nhà biếu cho chị cái này cái khác, toàn những của quý. Chị đem khoe với anh. Và anh đã vui vẻ đền ơn sòng phẳng: khi nói thường trực ủy ban giải quyết trương hợp đi nước ngoài, khi bảo công xá ột trường hợp bị bắt nào đấy…Những công việc trong tầm tay anh.
- Phải biến những thứ của quý ấy thành vàng hết, em à. Một lần nào đấy anh đã nói với chị như thế.
- Ai bày cho anh thế? Chị thật thà hỏi.
- Bà cô anh- đấy là người đàn bà nổi tiếng ki cóp.
- Sao anh không nghe Đảng. Anh không biết những thứ ấy nhà nước cấm mua bán, tàng trữ à.
- Cấm ai chứ cấm mình à. Bố thằng nào dám vào đây mà khám. Nhưng phải thật khóe, em à. Cái gì cũng thế, kín như bưng mới ăn chắc.
Chị đã làm như ý anh mong muốn. Cái hộp vàng càng ngày càng đầy thêm. Từ vài ba cái khâu, tăng dần lên năm mười khâu, rồi 20-30-40-50 khâu, cho đến khi đựng không vừa cái hộp ấy nữa, anh lại tìm cho chị cái hộp khác. Anh nói:
- Không phải anh không tin em. Em đừng nghĩ ngợi… Nhưng anh giữ chắc hơn em. Bây giờ nó là của chung của chúng mình, sau này nó là tài sản của con của chúng ta…
Anh nói vòng vo, cởi mở, chân tình. Chị thấy không gợi một chút riêng tư. Vả lại về mặt nào đấy chị vẫn không coi cái hộp vàng lẫn ngọc trai ấy có giá trị gì lớn lao. Bởi hồi ấy ít ai mang đồ trang sức và cũng ai it lưu tâm đến cái việc tích trữ. Sau này chị mới hiểu anh là người có con mắt nhin xa, con mắt thực dụng…
Nhiều lần chị thắc mắc, không hiểu một con người mưu lược như anh, đầu óc tính toán chi li như anh lại đặt vấn đề lấy một người phụ nữ đã có con và có một người chồng “dinh tê” như chị. Anh lại vui vẻ trả lời:
- Anh với Cong là bạn, là đồng chí. Chính Công đã cứu anh thoát chết. Giờ Công gặp hoạn nạn. Âu cung là số phận dun dủi… Anh bỏ mặc em sao đành.
- Cảm ơn tấm lòng nhân ái của anh - nhân ái đến đâu, em chưa đo được nhưng dù chỉ là một tí như anh nói, em cũng cảm ơn anh. Nhưng nói thật rằng, hồi ấy em rất sợ anh trả thù, bởi hồi ấy em đã khước từ tình yêu của anh…
- Bây giờ thì em không nghĩ về anh như thế nữa chứ?
- Vâng. Anh đã không lừa dối em. Em cảm nhận được sự che chở và âu yếm của anh, phần nào em đỡ tủi thân.
- Em vẫn chưa thấy mình hạnh phúc?
- Đôi khi hạnh phúc chợt lóe lên trong em, nhưng nó lại tắt ngay. Đời em dường như đã sang chiều rồi. Nhưng dù sao em vẫn không chối cãi rằng anh yêu em thật lòng.
- Nói chung em không còn băn khoăn gì về tình yêu của anh đối với em nữa chứ?
- Vâng nói chung là như thế, nhưng…
- Em định dấu anh điều gì. Chẳng lẽ em lại không dám thật lòng với một tình yêu như tình yêu của anh.
- Không phải như thế. Nhưng những điều gợn lên ấy, em vẫn thấy chưa có cơ sở.
- Dù thế, khi đã yêu thật lòng, ta cũng không nên giấu giếm nhau.
- Anh đừng giận em nhé.
- Không, không bao giờ…
- Người ta nói anh thu phục em một cách tài tình. Ngoài ra không ai làm được như thế.
- Thu phục…Tài tình…Toàn những lời khó hiểu. lại có khẻ naò xuyên tạc đây… Em nên nhớ bây giờ nhiều kẻ xấu lắm. Chúng luôn muốn chống Đảng.
- Có dính gì Đảng ở đây?
- Thì uy tín của anh không phải là uy tín của Đảng là gì.
Chị im lặng, lắc đầu không hiểu.
Còn anh, đêm ấy, lần đầu tiên anh phải dùng thuốc an thần.
Đấy là thời kì chị sinh cái Oanh được gần năm, thời kì mọi việc đã đi dần vào bình thường, các mối quan hệ cũ đã mờ nhạt và các mối quan hệ mới được hình thành và ổn định. Cái không khí gia đình tạm yên ả cho đến hôm thằng con riêng của chị bị bắt. Nó như một cơn gió lốc, xoáy cuốn mọi nếp nghĩ tưởng như bình yên trỏ dậy. Sau một đêm, chị lại nhìn anh nặng nề hơn và câu hỏi thật giả cứ xoáy quanh ý nghĩ của chị. Mãi hơn 1 tháng sau, khi anh chịu bố trí công việc để đi thăm thằng con riêng ấy chị mới dễ chịu đôi phần.
… Khi anh đến trại, thằng Linh đang đào sắn, lưng nó láng nhẫy mồ hôi. Nhận ra anh, nó mừng quá, chạy ù ra, suýt nữa nắm cả bàn tay đầy đất vào tay bố dượng nó. Im lặng, dường như nó tủi thân. Anh nhận ra từng giọt nước mắt lăn xuống sống mũi nó. “Thằng bé có đôi mắt và cái mũi giống hệt thằng bố nó”. Anh nhận xét thầm với sự hằn học sâu kín. Nhưng rồi ngay sau đấy, anh xoa đầu nó:
- Con cố gắng cải tạo cho tốt, chóng được… các chú khen.
- Con được khen rồi đấy, bố à.
- Thế là tốt. Con hợp với môi trường ở đây đấy.
- Vâng. Các chú thương con. Chỉ có mấy thằng ở thành phố, nó rủ con trốn, con không dám, nó trù con.
- Chúng nó làm gì con?
- Chúng nó dí dao nhọn vào cổ con, ấn đầu gối vào ngực con đến không thở được…
- Để bố mách với mấy chú.
- Đừng bố… Bố đi rồi chúng sẽ tìm cách đánh con chết. ở đây, có nhiều đứa bị đánh ngất đi đấy bố ạ.
- Các chú ở đây chịu à?
- Các chú có bắt giam bọn nó. Phạt ấy mà. Nhưng hết phạt trở về chúng vẫn là anh chị. Mấy đứa bảo con phải ngậm miệng, phải kiêng nể bọn chúng… Nhưng con không chịu đâu… Mẹ và các em ở nhà khỏe không bố?
- Khỏe con à. Mẹ và hai em nhớ con lắm.
- Con cũng nhớ mẹ và chúng nó không ngủ được.
- Con yên tâm ở đây cải tạo cho tốt. Đừng nôn nóng mà hỏng việc.
- Vâng, nhưng con không ăn cắp bố ạ.
- Dù sao con cũng ở đây rồi… Chỉ có con đường cải tạo cho thật tốt… Bây giờ con viết ẹ con lá thư. Con phải nói sao để mẹ đừng lo nhé. Con có thể viết ở đây khí hậu tốt, lao động và học tập điều độ, bạn bè vui vẻ… Đại khái như thế.
- Vâng.
Khi anh ra về, cùng với là thư thăm mẹ, cu Linh còn gởi về cho em nó một cái ô tô bằng thân cây sắn và một sợi dây chuyền bằng lõi cây sắn. Nó khéo tay, nom những trò chơi nó làm cũng lý thú. Riêng mẹ, nó làm một chiếc lược, chuôi lược có khắc hình quả tim.
Thuật cầm những món quà kỉ niệm ấy với sự trân trọng thực sự.
Trước khi ra về, anh có ghé vào Ban giám đốc trại. Đấy là một căn nhà kiên cố, xây bê tông cốt sắt, nom uy nghi giữa một vùng rừng núi hoang sơ. Xa xa phía bên kí đồi là những dãy nhà xây một tầng kiểu trại lính.
Giám đốc trại vui vẻ tiếp anh.
- Tình hình ở đây thế nào, đồng chí? Anh hỏi sau một lúc suy nghĩ.
Giám đốc im lặng một lúc. Ông thấy khó trả lời ột câu hỏi quá chung chung như thế. Sau cùng ông hỏi:
- Báo cáo đồng chí, ý đồng chí muốn hỏi tình hình rèn luyện tư tưởng, đạo đức, giáo dục lập trường giai cấp hay tình hình lao động cải tạo? Tình hình trật tự an ninh hay tình hình ăn uống?...
- Tôi muốn biết tất cả .
- Thế thì một buổi cũng chưa trình bày hết vấn đề. Ở đây khá phức tạp, đồng chí ạ.
- Tôi không cần đi sâu chi tiết làm gì. Tôi cần ngững nét khái quát thôi.
- Ở đây chúng tôi dạy các cháu học tập tư tưởng đạo đức cách mạng. Chúng tôi giáo dục các cháu phải biết căm thù giai cấp địa chủ bóc lột, giai cấp tư sản ngồi mát ăn bát vàng… Chúng tôi yêu cầu các cháu phải tẩy rửa cho được tư tưởng tiểu tư sản ích kỉ xấu xa và nhận thức cho được lập trường giai cấp công nông kiên định…
- Rất khá. Còn lao động? Chỉ có lao động mới cảo tạo con người. Mác đã nói lao động đã biến vượn thành người. Huống chi đây là những con người, nhẽ nào lao động khong biến chúng nó thành những chiến sĩ kiên cường…
Cảm ơn các đồng chí. Anh bắt tay chánh phó giám đốc trại, vui vẻ. Dù sao đây cũng là những đưa trẻ hư. Hư chứ chưa phải hỏng như Bác Hồ chúng ta đã nói. Phải cải tạo gắt gao vào để các cháu trơe thành người hữu ích…
- Cảm ơn những lời chủ giáo quý báu của đồng chí. Giám đốc trại chân thành đáp lại.
Chiếc xe đưa anh qua những vạt sắn, vạt ngô xanh tươi, qua những bãi cỏ, đàn bò đang ăn mải miết, qua những khu đất vừa mới cuốc… anh cảm thấy hài lòng. Và một ý nghĩ chợt đến với anh: dù sao đây cũng là nơi thích hợp đối với thằng con riêng ấy…
Lặng lẽ anh nhặt mấy món đồ chơi mà thằng Linh đã mất hàng chục buổi trưa mới làm nên, ném xuống vệ cở ven đường, làu bàu: “ Quà với cáp! Chỉ tổ rác nhà!”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...