Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu

Tuổi trẻ dễ quen với mọi môi trường, kể cả không khí và sinh hoạt nhà giam. Cu Linh thích nghi nhanh chóng với những kẻ phạm tội. Nó là thằng ít nói, có khi lầm lì suốt ngày, nhưng lại có đầu óc quan và có nhận xét khá sắc sảo. Sau cái trận đánh nhau với Bảy Thẹo, cu Linh không hề ton hót, mách bảo gì với ban giám đóc trại, cái điều mà thằng Bảy Thẹo rất lo. Biết được cuộc ẩu đã này thằng Bảy Thẹo thế nào cũng bị ít nhất là ba đến năm ngày phạt giam, chân xỏ vào cùm, ngồi ê đít và không được thấy ánh nắng mặt trời. Và điều lo sợ nhất là ăn cơm chay, nghĩa là không có một hạt muối nào. Ngày hai bữa cơm suông và mỗi bữa đúng một bác.
Riêng điều này nó nể thằng cu Linh. Đây là một thằng không đến mỗi trẻ con, biết luật chơi. Từ đấy nó đối xử với thằng Linh có khác: ít bắt nạt, không khiêu khích…Mỗi lần có ai đó mách với nó thăng Linh thế này thế nọ, nó đều mắng bọn đàn em.
Tuổi trẻ cũng là tuổi dễ lước qua mọi bệnh tật. Những vết thương mà Bảy Thẹo để lại trên người nó, ai cũng tưởng nó không dậy được. Nhưng ngay sáng hôm sau nó đã dậy và đi làm như mọi đứa trẻ khác. Cu Hoà trở thành bạn thân của nó. Nó sống rất thảo, chứ không ki bo như mấy thằng khác. Bạn bè cần cái gì nó không bao giờ tiếc nếu nó có. Trong trại nó là thằng học cao nhất, lớp tám dở dang. Nhà trường chỉ dạy cho trẻ phạm đến lớp bốn là hết. Nó phải nhờ mấy chú quen thân mua cho nó bộ sách lớp tám. Ngoài giờ lao động cưỡng bức, nó nuôi thêm gà đẻ và tự học.
Là một đứa trẻ thông minh, nó tiếp thu chương trình lớp tám không có gì khó khăn lắm. Ở trại có một chú học hết lớp mười. Trường hợp bí lắm nó mới nhờ chú giảng giúp. Chỉ trong vòng sau tháng nó đã giải quyết xong chương trình lớp tám và bắt đầu chương trình lớp chín. Cả trại đều khâm phục nó. Cái việc ham học và chăm làm của nó đã gây được cảm tình với ban giám đốc trại. Cũng từ đấy, nó chuyển qua làm giáo viên cho bạn bè cùng lứa, không phải lao động cưỡng bức nữa.
Bọn trẻ khâm phục nó, bởi nó giảng giải dễ hiểu hơn nhiều chú giáo viên khác. Mặt khác, dù sao nó vẫn là đứa trẻ con phạm tội như chúng nó và vì vậy, mỗi lần hỏi điều gì, chúng không ngần ngại, e dè như phải hỏi các thầy người lớn. Được cái thằng Linh ân cần, ít cáu giận. Ở mặt này nó là thầy giáo mát tính.
Có người trong ban giám đốc trại bàn đến trường hợp thằng Linh, đã thắt mắt, một đứa trẻ ngoan và chăm học, chăm làm, tính tình điềm đạm, xử sự rất người lớn như thế tại sao lại can tội trộm cướp, gây gổ, đánh nhau, gây thương tích cho nhiều người. Nhưng đấy lại là nhận xét của chính quyền địa phương. Hơn nữa, ở đấy bố nó là thường vụ tỉnh uỷ, bí thư huyện. Ông không hề có phản ứng gì. Điều ấy đã làm lung lay mọi ý nghĩ, mọi thắt mắt của những ai muốn đặt lại vấn đề tư cách thằng Linh.
- Trẻ con bây giờ hư lắm. Phải rèn cặp, phải nghiêm khắc đừng để chúng nó nhờn. Phương pháp cải tạo tốt nhất là rèn luyện, thử thách trong lao động, lao động và lao động thực lực vào. Các đồng chí nhớ, đừng bao giờ quên cái phương châm lấy lao động mà cải tạo con người của ta.

Ông nói , tay vung ra phía trước, lúc đưa lên đưa xuống, khi đưa qua đưa lại. Im lặng một lúc, ông tiếp:
Ở bên Trung Quốc, bao nhiêu tiến sĩ, kỹ sư, bao nhiêu giáo sư và nhà bác học, đều phải trở về nhà máy và nông thôn để lao động cải tạo. Đấy là loại người chuyên ăn bám, chỉ biết nói lý thuyết mà không biết làm. Phải cho họ thấy , vì đâu mà có bác cơm họ ăn, vì đâu họ có manh quần, manh áo họ mặc, vì đâu có cái mũ họ đội, đôi dép họ đi. Phải tập cho họ biết đập búa và đe, biết cầm cày xuống ruộng, biết bón phân, đi chân đất và nằm nhà tranh…
Còn bọn văn nghệ sĩ thì ở nước nào cũng thế cả. Lơi lỏng một tí là bọn chúng bôi đen chế độ, nói xấu lãnh đạo, luôn tìm cơ hội để chửi đổng…Bao nhiêu văn nghệ sĩ ở ta, các đồng chí thấy đấy. Ta mà không nghiêm, không cương quyết cho chúng đi cải tạo, chúng ta đã mất chính quyền từ cái năm “nhân văn” ấy rồi.
Các đồng chí nhớ, chuyên chính vô sản là vũ khí sắc bén của chúng ta. Tôi đã từng làm tuyên truyền, tôi biết, phải thường xuyên giáo dục,rèn luyện và cải tạo. Không một phút nào dược quên điều ấy. Tư tưởng con người, đặt biệt là bọn trẻ con thiếu giáo dục là phức tạp lắm. Và phương pháp giáo dục tốt nhất là lao động chân tay. Tôi mà làm bộ trưởng bộ giáo dục, một năm tôi cho cái đám học trò, cả thầy cô giáo nữa đi lao động ít nhất là sáu tháng. Tôi rất hoan nghênh cái mô hình vừa học vừa làm. Các đồng chí nhớ, đừng bao giờ để chúng có thì giờ rỗi. Các anh rỗi rãi là hay lắm chuyện, không nghĩ đến chuyện ăn cắp cũng lập kế đánh nhau.
Cả chánh phó giám đốc đều im lặng, cúi đầu chăm chú lắng nghe những lời chỉ giáo của ông. Nhưng thật ra, tất cả đối với họ đều nhàm chán, dều đã quá cũ. Họ đã nghe những thứ này không biết bao nhiêu lần rồi.
Và vì vậy khi ông vừa dứt, họ vội vàng chuyển đề tài.
-Trường hợp em Linh, chúng tôi thấy… Giám đốc trại Lê Văn Định trình bài một trường hợp đặt biệt.

Thuật cắt lời ngay:
- Dù nó là con tôi hay con bất kỳ ai, chúng ta vẫn phải nghiêm khắc. Tôi không cho phép các đồng chí châm chước. Tôi muốn con tôi trở nên người tốt, mai sau lớn lên nó trở thành người lao động giỏi, giúp ích cho chủ nghĩa xã hội. Quyết định ba năm là cứ để cháu nó cải tạo đúng ba năm.
- Nhưng ở đây cũng có nhiều em học tập, rèn luyện lao động tốt đều được xét ân giảm.
- Nên nhớ phải xét nó trong hoàn cảnh chung. Tôi không thích kiểu châm chước riêng. Tôi mong các đồng chí hiểu cho rằng, dù tôi có là bí thư huyện hay bí thư tỉnh, các đồng chí đừng bao giờ vì tôi mà nể nang. Làm thế người ta đánh giá tôi không ra gì. Người càng có cương vị cao là người càng biết tự nghiêm khắc với chính mình.
Chưa bao giờ các đồng chí ban giám đốc trại ở đây gặp một lãnh đạo có tư tưởng cứng rắng như thế. Ở mặt này họ coi Thuật là một cán bộ lãnh đạo mẫu mực. Nếu ai cũng như Thuật thì các đồng chí trong Bam giám đốc trại đở vất vã biết bao nhiêu. Cái cán cân công lý ở đây được giữ nghiêm minh, không ai suy bì, tị nạnh ai.
Nhưng rất lạ, chưa đầy sáu tháng sau, chính Thuật, trong lần đến trại thăm thằng con riêng của người đồng chí cũ của mình ấy đã kéo riêng giám đốc Lê Văn ra một chỗ vắng trình bài dài dòng về một trường hợp đặt biệt. Đấy là trường hợp thằng Đức, con của dồng chí bí thư tỉnh uỷ.

- Các đồng chí phải hết sức thông cảm cho đồng chí ấy. Thuật nói gần như huấn thị. Trách nhiệm đồng chí ấy lớn quá và vì thế chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ danh dự cho đồng chí ấy…
-Theo đồng chí trường hợp này, chúng ta nên giải quyết như thế nào cho phải. Hồ sơ của nó ghi rất rõ: 15 tuổi: Ăn cắp, hiếp dâm,… Vào trại, nó là một thằng bứng bỉnh nhất, ngay cả chúng tôi nó cũng không coi ra gì. Ai cũng có cảm nghĩ, bố nó làm bí thư thì nó có quyền coi chúng tôi là rác.
- Chẳng phải thế đâu, đồng chí ạ. Tính cháu nó ngang bướng từ khi lên năm lên bảy kia. Thôi, đồng chí với nhau, ta thông cảm, chín bỏ làm mười đồng chí à.
- Bây giờ lấy lý do gì để thả nó ra, chúng tôi khó nghĩ quá.
- Khó gì cái thứ vớ vẫn ấy, đồng chí. Thay đổi hồ sơ đi… Lập hồ sơ mới, huỷ hồ sơ cũ. Lập hồ sơ, huỷ hồ sơ là quyền của chúng ta…
Lê Văn cúi đầu xuống, đôi mắt không chớp, lặng lẽ đăm chiêu. Lần đầu tiên anh nghe một đồng chí thường vụ tỉnh uỷ nói như thế này. Hoá ra quyền lực có thể làm được tất cả, kể cả tội lỗi. Tính luật pháp không còn nũa. Mọi trật tự xã hội, mọi công bằng, dân chủ, mọi phải trái, trắng đen, đối với những người như bí thư huyện Vũ Thuật này đều có thể thay đổi theo ý muốn của chính ông ấy.
Giám đốc Lê Văn cứ day đi đay lại trong ý nghĩ mình cái câu: Thay đổi một hồ sơ, biến kẻ phạm tội thành lương thiện ư? Và ông tự hỏi mình: Chúng ta chiến đấu vì cái gì đây? Chẳng phải là sự công bằng xã hội ư? Đối với trẻ con mà chúng ta nở nào lại đối xử thiếu công bằng! Chúng nó sẽ nghĩ về chúng ta, những người cộng sản, lúc nào cung oang oang rằng chúng ta đang xây dựng một xã hội tôt đẹp hơn gấp vạn lần cái xã hội phong kiến và tư bản thối nát như thế nào?
Lâu nay Lê Văn chỉ sợ một điều mình sống không khéo, trẻ con chúng sẽ khinh.

Ông hiểu rằng trại giam mà ông là người đứng đầu này còn nhiều điều đáng nói: chỗ ăn, chỗ ngủ quá chật chội. Mùa đông rét buốt chúng nó vẫn không có lấy được tấm chiếu để trải trên nền xi măng. Ban đêm, đại tiểu tiện vẫn giải quyết tại chổ ngủ. Cơm, thậm chí ngay cả sắn cũng không đủ ăn. Thức ăn vẫn là cá khô và rau muống luộc chấm nước muối… Tuy nhiên, lương tâm ông đừng bao giờ làm cho các cháu mất niềm tin, mất phương hướng. Không có niềm tin, không có phương hướng các cháu sẽ trở nên bơ vơ và tất nhiên khó mà giáo dục cho các cháu được điều gì. “Cho đến hôm nay tôi còn dám nhìn cái thằng Đảng viên của tôi mà không thấy xấu hổ là vì, ít nhất tôi còn giữ cho những đứa trẻ phạm này cái đối xử công bằng – dù là tương đối”. Lương tâm ông đã nói như thế.
Bây giờ thì ông Lê Văn đang đứng trước thử thách mới. Một bên là lương tâm, một bên là đồng chí, là cấp trên. Anh hiểu và thông cảm cho nhiều đồng chí lãnh đạo, do bận nhiều công việc, nên ít để tâm đến việc giáo dục con cái. Nhưng cũng không ít đồng chí quá nuông chiều con cái, tạo cho chúng thói quen dựa thế, không coi ai ra gì.
Trường hợp đối với thằng Đức, anh nghĩ, nếu không giáo dục đến nơi đến chốn, chắc chắn nó sẽ rơi vào tội lỗi nặng hơn nữa. Và khi đã dứt khoát với lương tâm, ông ôn tôn nói với Thuật.
- Theo tôi, ta không nên làm thế. Nếu các đồng chí tin, chúng tôi xin đảm bảo giáo dục nó đến nơi, đến chốn. Chắc chắn nó sẽ nên người tử tế.
- Tôi đã nói với đồng chí bằng tất cả của mình. Nhưng nhất định đồng chí không thông cảm. Thôi , tuỳ đồng chí…
Thuật lạnh nhạt bắt tay giám đốc Lê Văn và lên ô tô quay về, quên cả việc hỏi thăm thằng con riêng của vợ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận