Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ FULL


Thời thanh niên.
Với Thượng Hải mà nói thì thời điểm giao giữa năm 1987 và 1988 mọi thứ cũng không bình thản.

Nếu phải dùng một câu thành ngữ để hình dung thì chỉ có thể là “Họa vô đơn chí”.
Ngày 12/10/1987, bến phà Lục Gia Chủy xảy ra vụ dẫm đạp nghiêm trọng khiến gần trăm người thương vong.

Lúc sáng sớm sương mù giăng trên mặt sông, phà không đi được mà ngừng ba bốn chuyến.

Trên bến có tầm 3-4 vạn hành khách tụ tập.

Đợi sương mùa tan đi, tuyến phà khôi phục như cũ thì các hành khách đều nôn nóng chen lên, dẫm đạp lên nhau.
Việc thiếu một cây cầu hoặc một con đường hầm thông hai bờ sông lại một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người, bằng cách thức thảm thiết nhất.
Tới cuối tháng 1 năm 1988, dịch viêm gan A bùng phát tại Thượng Hải ——đô thị 13 triệu dân mà có tới hơn 290,000 người nhiễm bệnh.
Đầu đường cuối ngõ ai cũng bận rộn tranh nhau mua thuốc sát trùng và Bản Lam Căn.

Hoàng Linh gọi điện thoại tới dăn dò hai đứa nhỏ nghỉ một cái là phải về nhà ngay, không được ở lại Thượng Hải.
Thượng Hải lập tức trở thành một danh từ dính với virus.

Thực phẩm và rau dưa từ Thượng Hải đều bị chặn lại.

Hành khách cầm chứng minh thư Thượng Hải tới chỗ khác ăn cơm và thuê trọ đều bị chủ quán cự tuyệt.
Mọi người trong hẻm nhỏ thấy anh em nhà họ Trang về nhà ăn tết là như thấy virus viêm gan.

Thấy Trang Siêu Anh và Hoàng Linh bọn họ cũng đi vòng, đến bà nội nhà họ Trang cũng gọi điện ấp úng nói với con trai là năm nay ăn tết tạm thời không cần tụ tập.
Trang Đồ Nam rất buồn bực phổ cập thường thức về vệ sinh phòng dịch của Thượng Hải cho Hướng Bằng Phi, “Trước khi ăn cơm chỉ cần rửa tay là được.”
Hướng Bằng Phi cười to, “Vậy anh chắc chắn không sao đâu, Lâm Đống Triết cũng không có việc gì.

Từ nhỏ Trang Tiêu Đình đã huấn luyện hai người đâu ra đó rồi.”

Hướng Bằng Phi chạy xe đường dài, tiền lương nhận được còn cao hơn lương Trang Siêu Anh và Hoàng Linh cộng lại.

Tết này anh vốn định mang mọi người ra ngoài ăn uống chơi bời một trận nhưng mọi người trong nhà họ Trang đều bị một bức tường vô hình ngăn cách nên bọn họ chỉ có thể mua chút đồ ăn và trái cây về nhà liên hoan.
Không ai tới gõ cửa chúc tết, cả nhà cũng đóng cửa lại ăn uống xem TV.
Xuất phát từ lợi ích thiết thân nên mọi người đều chú ý tới các bản tin cập nhật tình hình dịch bệnh ở Thượng Hải, “Dạo bước qua các con phố của Thượng Hải sẽ dễ bắt gặp cảnh người ta cọ rửa bô ngoài đường, thậm chí cọ xong còn đổ luôn nước ra đường cái……, Bãi bồi ven sông cũng cần quản lý ô nhiễm vì không phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

Đặc biệt là khu nuôi sò huyết.

Chính sò huyết đã đóng vai trò là vật trung gian lây truyền bệnh viêm gan A.

Vì thế hiện tại vấn đề quản lý chất thải cần được đưa vào chương trình nghị sự.”
Hướng Bằng Phi nhìn những ngõ hẻm vừa cũ nát vừa bẩn thỉu trong tin tức thì than: “Không phải chứ, Thượng Hải đúng là quá chật, quá loạn.”
Trang Siêu Anh vẫn luôn để ý tới tin tức của Thượng Hải nên vừa nghe thế đã cảm thán, “Sinh viên tốt nghiệp đại học khoa chính quy, sinh viên các trường cao đẳng và trung cấp đều muốn ở lại Thượng Hải.

Ngoài ra còn có đám thanh niên trí thức trở về hoặc con cái của họ thì sao mà không chật cho được.”
Trang Đồ Nam cung cấp số liệu chính xác hơn, “Lúc lên lớp môn kiến trúc đô thị giáo sư có phổ cập thông tin về các số liệu có liên quan.

Diện tích đường xá và diện tích cư trú của Thượng Hải đều đứng chót cả nước.

Năm 1980 mỗi người Thượng Hải chỉ có 4,3 mét vuông diện tích sử dụng.

60% các hộ gia đình đều sống dưới mức 4 mét vuông cho mỗi người.

Bây giờ là năm 1988 rồi nhưng số diện tích bình quân đầu người cũng mới có 6 mét vuông.”
Hoàng Linh nói, “Mẹ đọc báo thấy nói mật độ dân cư quá dày đặc chính là nguyên nhân bệnh viêm gan A lây lan nghiêm trọng như thế.”

Hướng Bằng Phi nói, “Anh Đồ Nam tốt nghiệp xong về đây đi.

Nhà ta hiện tại có thêm hai phòng của nhà họ Lâm nữa nên một mình một vương quốc, cực kỳ an nhàn.”
Trong tin tức phóng viên đang trò chuyện về vấn đề giao thông và nhà ở của Thượng Hải với chuyên gia.

Trang Đồ Nam lại nhớ tới công trình xây cầu lớn bắc qua sông Hoàng Phố của Phùng Ngạn Tổ và Vương Thượng Văn thế nên anh nghiêm túc lắng nghe và không chú ý tới lời này của Hướng Bằng Phi.
Hướng Bằng Phi chuyển hướng sang Trang Siêu Anh, “Cháu đã gặp anh Tống Hướng Dương, chính là chú họ của anh Lý Nhất Minh ấy.

Anh ấy nói quốc gia đã cho phép, cho phép……”
Trang Đồ Nam hoàn hồn và tiếp lời, “Đúng vậy, tháng trước nhà nước đặc biệt đưa ra văn kiện cho phép cán bộ khoa học kỹ thuật có thể làm thêm.

Anh cũng đọc được tin này trên báo.

Thượng Hải đang cổ vũ các giáo sư tới các xí nghiệp tư nhân ở lân cận để làm thêm.

Đây chính là ‘khoa học kỹ thuật xuống nông thôn’, giáo sư khoa của con đã có thể danh chính ngôn thuận nhận việc làm thêm.”
Anh trầm mặc một chút mới nói, “Khi con thấy tin tức này đã nhớ tới chú Lâm.”
Trang Tiêu Đình ngồi bên cạnh vừa bóc quýt vừa lắng nghe.
Trang Siêu Anh hỏi, “Tống Oánh còn muốn về đây không?”
Hoàng Linh trừng mắt với chồng và giả vờ tức giận, “Sao anh chỉ hỏi Tống Oánh mà không hỏi kỹ sư Lâm?”
Trang Siêu Anh nói, “Kỹ sư Lâm bị người thân cận thọc một đao nên dù trên mặt không thể hiện nhưng trong lòng lại vô cùng khổ sở.

Hơn nữa anh ấy tìm được công việc tốt hơn ở Quảng Châu nên hơn nửa là sẽ không muốn về.

Nói cách khác Quảng Châu tích tài, anh ấy tới đó cũng không dễ dàng, bây giờ đương nhiên khó mà về đây.”
Trang Đồ Nam đồng tình, “Ở Quảng Châu chú Lâm nhận được tiền lương rất cao.

Con thấy Đống Triết không hề thiếu tiền, mỗi lần con tới đó đều thấy thằng nhóc kia ăn mặc bảnh bao, giày cũng toàn hàng tốt của Laorentou hoặc của ĐỊch Na.

Con hỏi có phải nó chuẩn bị đi dự dạ vũ hay đang theo đuổi con gái nhà ai không nhưng nó bảo không.

Cơ mà con chẳng thèm tin nó.”
Hoàng Linh mờ mịt hỏi, “Địch Na?”
Hướng Bằng Phi đáp, “Là giày thể thao, đôi rẻ nhất cũng phải hơn 200 tệ.”
Trang Siêu Anh hỏi Hoàng Linh, “Trong xưởng ắt có nhiều người nhòm ngó hai gian phòng này đúng không? Anh còn đang tự hỏi vì sao chưa có người khác dọn tới.”
Hoàng Linh nói, “Tống Oánh có tuổi nghề dài, làm việc hơn 20 năm, hơn nữa trong xưởng đang cổ vũ mọi người ‘nghỉ không lương’ nên không tiện thu lại nhà của cô ấy.”
Trang Siêu Anh nói, “Cũng tốt, hiện tại chúng ta đã quen sinh hoạt chỉ có nhà mình.

Cả nhà có thể dùng riêng phòng bếp và nhà tắm nên thật sự không muốn có người ngoài vào.”
Hoàng Linh cứ cười mãi thế là Hướng Bằng Phi buồn bực hỏi, “Bác cứ cười gì thế?”
Hoàng Linh vừa nhớ tới dòng chữ “hàm lượng nitro vượt qua 40%” trên quần lót của Lâm Đống Triết khi còn nhỏ là đã buồn cười, “Bác cười một câu ‘ăn mặc bảnh bao’ của Đồ Nam.

Từ nhỏ Đống Triết đã nghịch, quần áo trên người nó vừa bẩn vừa rách.

Hồi ấy Tiêu Đình lúc nào cũng chê nó bẩn, không cho nó ngồi lên giường, chỉ cho ngồi lên ghế.”
Trang Tiêu Đình cúi đầu nhẹ nhàng cười cười.
Trên màn hình TV xuất hiện một căn gác mái chừng 2-3 mét vuông vừa nhỏ vừa thấp lại chật chội.

Trang Đồ Nam lại giải thích cho mọi người, “Những hộ mà một người không có đủ 4 mét vuông diện tích sử dụng mới được tính là hộ khó khăn và được cho phép dựng gác mái.

Đây gọi là chắp chắp vá vá’.”
Màn hình lại chiếu tới nhà bếp công cộng bé tí mà chứa 7-8 cái bếp than, trên mặt đất đầy nồi, chén, gáo, bồn.

Người ta đứng nấu cơm cũng không có chỗ mà đặt chân.
Trang Tiêu Đình nói, “Con nghe bạn học người Thượng Hải nói nhà cũ sợ nhất là “chân giò hun khói’, chắc ý nói bếp công cộng nhỏ như thế này nên không làm được chân giò hun khói.”

Trang Đồ Nam nghiêm trang nói, “Em hiểu sai rồi.

Cái đó ý là nhà cũ ván sàn mỏng, người ở tầng trên không cẩn thận đạp vỡ tấm ván sẽ thụt một chân xuống dưới.

Hộ bên dưới tự nhiên thấy có một cái chân thò xuống thì không khác gì ‘chân giò hun khói’.”
Hướng Bằng Phi phun hết cả nước trong mồm ra.

Lâm Đống Triết mà nghe thấy một câu ‘từ nhỏ hai người đã bị Trang Tiêu Đình huấn luyện tử tế’ của Hướng Bằng Phi thì nhất định sẽ cảm động đến rơi nước mắt.

Sau khi cậu về Quảng Châu nghỉ lễ thì không được bạn bè cấp ba cho đi dự liên hoan.

Dù chỉ học với nhau một năm nhưng vì chuyện này cậu vẫn buồn mất mấy ngày.
Tống Oánh tạm thời cũng thất nghiệp —— quán ăn nghe nói con trai cô mới từ Thượng Hải về nhà ăn tết là tạm dừng nhận cá viên cô làm.

Họ nói chờ Lâm Đống Triết về Thượng Hải và Tống Oánh làm kiểm tra sức khoẻ rồi sẽ lại nhận.

Vì thế hai mẹ con chỉ có thể ở nhà mắt to trừng mắt nhỏ.
Con trai về nhà ăn tết nên Tống Oánh nghiêm túc nấu cơm sau đó người một nhà vây quanh cái bàn và bắt đầu làm bánh nếp.
Tống Oánh lẩm bẩm, “Võ Phong, báo chí đều nói cán bộ nhà nước có thể làm thêm ở xí nghiệp tư nhân, Đống Triết cũng đã đỗ đại học……”
Lâm Võ Phong vừa nghe hơi nồi chõ đã hiểu ý, “Anh thấy em và hàng xóm láng giềng ở đây cũng hòa thuận vậy mà em vẫn không thích nơi này à?”
Tống Oánh nói, “Khí hậu quá tệ, một năm tới 9 tháng đều là mưa, mà vừa mưa thì nước đã lênh láng.

Mùa hè ở đây vừa nóng vừa ngộp, mồ hôi cũng không túa ra được, nóng sốt chỉ có thể nghẹn trong lòng.”
Lâm Đống Triết nặn xong một cái bánh thì đặt lên đĩa, “Mẹ đừng nghẹn trong lòng, cứ trút hết lên người con và ba ấy.”
Lâm Võ Phong ôn tồn an ủi, “Mùa hè này anh sẽ tranh thủ mua cái điều hòa.”
Tống Oánh buồn bã mất mát, “Lúc ấy em chỉ muốn ‘nghỉ không lương’ hai năm.

Mùa hè này là tới hạn, cần phải về xưởng một chuyến.”
Lâm Đống Triết tới nhà vệ sinh còn Lâm Võ Phong thì trầm ngâm nói, “Em mang theo ít quà và nói chuyện với lãnh đạo xem có thể kéo dài thêm 2 năm nữa không.

Nếu xưởng muốn em nghỉ việc thì phải nghỉ thôi.”
Ông nói tiếp, “Vùng duyên hải này tiền lương cao, sau khi Đống Triết tốt nghiệp mà muốn làm việc tại Quảng Châu hoặc Thâm Quyến thì chúng ta ở lại đây cũng dễ dàng hỗ trợ thằng bé.”
Tống Oánh nghĩ đến lời Hoàng Linh nói trong thư rằng lợi ích và hiệu quả của xưởng dệt ngày một kém vì thế cô cũng hiểu băn khoăn của chồng là có lý nên không nói nữa.

Sau khi kết thúc kỳ nghỉ đông cha mẹ hai nhà ngàn dặn dò vạn dặn dò sau đó ngậm ngùi tiễn con về Thượng Hải với một đống Bản Lam Căn.
Bóng ma của bệnh viêm gan vẫn phủ bóng lên Thượng Hải.

Xét thấy xe buýt quá chen chúc, là nơi lây nhiễm bệnh nên Trang Đồ Nam không tới đại học giao thông nữa.

Anh chỉ ngẫu nhiên gọi điện tới hỏi thăm em gái về tình huống học tập và sinh hoạt.

Tới tháng 3, để giải quyết vấn đề tồn đọng nhiều năm trong hệ thống hai giá nên quốc gia mở cửa cho thịt lợn, rau dưa, chế phẩm từ đậu và đường, cùng các loại lương thực khác được tự điều tiết giá theo thị trường.

Đây là bước đầu khởi động hệ thống giá cả mới.
Hệ thống giá cả mới được áp dụng đầu tiên tại Thượng Hải khiến giá thực phẩm bán lẻ tại đây bắt đầu tăng.

280 chủng loại hàng hóa nhanh chóng tăng giá.
Trang Đồ Nam cũng cảm nhận được những thay đổi ban đầu mà chính sách giá mới mang tới —— Phùng Ngạn Tổ thường không ở ký túc xá nhưng lại cố ý để Vương Thượng Văn nhắn với mọi người, “Nhân viên của viện thiết kế đều đang dự trữ gạo, mì và dầu cùng các đồ sinh hoạt khác.

(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Căng tin của nghiên cứu sinh và ký túc không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nghe nói giá mới sẽ được áp dụng tại Thượng Hải đầu tiên nên mọi người gọi điện cảnh báo người nhà đi.”
Trang Đồ Nam và Dư Đào nghe thấy lời dặn này thì còn nghĩ Phùng Ngạn Tổ làm quá.


Nhưng bọn họ nhanh chóng nhận ra đàn anh đúng là nhìn xa trông rộng —— giá thịt lợn ở Thượng Hải nhanh chóng tăng 50%, những món hàng khác cũng tăng giá với tốc độ chóng mặt.
Vương Thượng Văn liên tục cảm thán, “Nghe nói mấy triệu hộp diêm tồn kho của xưởng diêm đều bị cướp mua bằng sạch, có nhà dân tích cả trăm hộp diêm.”
Trang Đồ Nam dùng điện thoại của trường gọi tới quầy bán quà vặt ở đầu hẻm.
Hoàng Linh nhận điện thoại thì cũng than, “Giá cả ở Tô Châu cũng đang leo cao, Đống Triết đã sớm gọi điện về bảo Bằng Phi mua gạo, mì tích trữ.

Bằng Phi lại nói với Tiền Tiến thế là mấy người trong đoàn xe của họ thương lượng tuyến đường chạy tới các khu chợ nông thôn mua gạo, mì và dầu.”
Trang Đồ Nam nghi hoặc nghĩ cái thằng Lâm Đống Triết này sao nhiệt tình thế, “Đống Triết gọi điện thoại tới ư?”
Hoàng Linh nói, “Đúng vậy, Đống Triết nói đã gọi cho ba mẹ nó rồi mới gọi cho nhà chúng ta.”
Bà tiếp tục nói, “Lúc đầu ba con còn bảo mẹ nhiều chuyện nhưng mẹ bảo dù sao phòng Tiêu Đình cũng để không, mua chút mì, gạo để đó cũng có thể ăn dần.

Hiện tại thì hay rồi, giấy vệ sinh, đồ điện……, cái gì cũng tăng giá, đến vải ế trong xưởng của mẹ cũng bị người ta cướp mua hết.

Giá len sợi cũng tăng, gần đây mẹ muốn mua cũng không mua được nên chẳng có cách nào làm thêm.”
Hoàng Linh nhìn quanh bốn phía thấy quầy bán quà vặt không có ai mới hạ giọng nói, “Bằng Phi có xe, tin tức cũng nhanh nhạy nên thằng bé đang chạy khắp nơi, trữ rất nhiều đồ.”

Các thành phố lớn trên cả nước lục tục ra thông báo thả tự do giá cả hàng hóa.

Lạm phát cứ thế leo thang, các nơi đều xuất hiện tình trạng tranh cướp mua hàng và tích trữ —— dân chúng sôi nổi dũng mãnh vào ngân hàng lấy tiền dự trữ thực phẩm, hàng hóa.

Các cửa hàng, chợ đều bị cướp mua, giá cả thì cứ tăng không ngừng.
Dưới cơn khủng hoảng “Tiền không đáng giá tiền” mọi người điên cuồng tranh nhau mua, từ gạo, mì, dầu, len, bột giặt, đồ điện…… Trước cửa hàng nào cũng có một hàng dài mọi người chờ mua đồ.

Bất kể cửa hàng nào, chỉ cần mở cửa là mọi người sẽ chen chúc chui vào và cướp đoạt không suy nghĩ.
Giá cả hàng hóa tăng lên khiến người ta tranh nhau, từ đó càng khiến giá cả tăng cao hơn.

Vòng tuần hoàn ác tính này khiến toàn bộ hàng hóa trên thị trường đều tăng theo, thị trường hoàn toàn mất khống chế.
Giá hàng thay đổi, và cơn phong ba này cũng đánh vào trường học.
Trường học, viện nghiên cứu chỉ cấp một số lượng tiền lương nhỏ nhoi nên một vài giáo sư bị ép phải ra đường bán trứng luộc nước trà giúp đỡ gia đình.

Giáo sư hướng dẫn của Trang Đồ Nam là Chu Thường Nghĩa phát hiện ra chuyện này thì lập tức phát trợ cấp cho đám nghiên cứu sinh của mình, “Đi mau đồ dùng hàng ngày đi, không hết bây giờ.”

Mùa xuân tới, gió không còn quá lạnh mà mang theo chút ẩm ướt.
Phong trào làm kinh tế thổi tới trường học.

Những vấn đề cơm áo gạo tiền thay thế nào thơ nào ca và trở thành thứ được đám sinh viên chú ý nhất.

Hội sinh viên thường thông qua các kiểu quan hệ để lấy ít thổ sản từ vườn và chào hàng bán.

Những hình thức mua bán nho nhỏ này cứ thế mọc lên như nấm.
Dù Hoàng Linh nhắc đi nhắc lại là tình huống kinh tế trong nhà không có ảnh hưởng nhưng Trang Tiêu Đình vẫn muốn vừa học vừa làm việc kiếm tiền.

Cô thương lượng với Lâm Đống Triết thế là cậu tới con phố Hoa Đình ở khu mua bán và quan sát nửa ngày.

Từ đó, cứ mỗi chủ nhật cậu sẽ mang theo Trang Tiêu Đình tới đó bán hàng.
Trên đường Hoa Đình có rất nhiều quầy hàng nhỏ bán vật dụng hàng ngày hoặc quần áo.

Trong cơn mua sắm cuồng nhiệt người ta bán diêm, bột giặt, quần áo dân tộc, quần áo cho người già, tất cả đều không đủ bán.

Rất nhiều người đi ngang qua nhìn thấy có người xếp hàng mua cũng sẽ nhảy vào mua.
Vì khách quá đông nên nhu cầu túi nilon cũng lớn.
Lâm Đống Triết bán túi nilon.

Cậu lấy giá sỉ từ khu miếu Thành Hoàng rồi cõng ba lô túi nilon lớn trên vai sau đó đi qua từng cửa hàng hỏi, “Ông chủ, làm ăn tốt quá nhỉ, muốn túi nilon không? Một lần lấy 50 cái.”
Vì việc làm ăn tốt nên đa phần mọi người cũng không muốn phí sức đi tới miếu Thành Hoàng mua sỉ túi nilon.

Thấy Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình tới cửa chào hàng thế là bọn họ trực tiếp mua luôn.
Trang Tiêu Đình là người trời sinh tính tình hay thẹn thùng nhưng từ nhỏ cô đã cùng Lâm Đống Triết hợp tác bán vỏ kem đánh răng, bán đồng nát, cò kè mặc cả với ông chủ tiệm thuê truyện nên đã sớm bị huấn luyện đến thuần thục.

Cô gần như không có do dự gì đã đi theo bên cạnh Lâm Đống Triết để chào hàng.
Ban đầu hai người chỉ nghĩ kiếm chút tiền tiêu vặt, nhưng chỉ một buổi sáng bọn họ đã bán xong hai ba lô túi nilon lớn.

Giữa trưa hai người tranh thủ chạy tới miếu Thành Hoàng mua thêm mấy bó túi nilon nữa rồi buổi chiều tới một con phố khác chào hàng.
Chỉ một ngày chủ nhật mà hai người đã kiếm được hơn 200 tệ, ai cũng há hốc mồm.
Hai người nhìn nhau sau đó Lâm Đống Triết đề nghị, “Giữa trưa chúng ta chỉ ăn một cái bánh nướng.


Ở đầu phố có cửa hàng KFC, chúng ta tới đó nhé? Ấy, bà lão kia bán hoa ngọc lan kìa, sớm thế đã có hoa này rồi à?”
Ven đường có một bà lão dùng dây thép xâu những chuỗi hoa sơn chi và hoa bạch ngọc lan.

Anh lấy một món trang sức trong rổ và một cái vòng tay thế là bà lão cười tủm tỉm nhẹ nhàng đeo chuỗi hoa sơn chi lên khuy áo cho Trang Tiêu Đình rồi lại giúp cô đeo vòng tay.
Hoa sơn chi mang mùi thơm thoang thoảng, bà lão cười vui vẻ nói, “Bé cài hoa này càng xinh.”
Khi còn nhỏ, cứ mỗi khi tới xuân và hè là Hoàng Linh và Tống Oánh đều sẽ mua hoa sơn chi để cô cài lên khuy áo.

Đây là việc cô làm từ nhỏ tới lớn nhưng không hiểu sao lúc này cả hai người đều đỏ mặt.
Lâm Đống Triết lập tức nói gần nói xa, “Chúng ta đi ăn cơm trước sau đó mua cái bánh hamburger cho đại ca và mang tới ký túc xá cho anh ấy.

Tuần sau em có muốn gọi anh ấy cùng đi bán không?”
Trang Tiêu Đình nghĩ nghĩ, “Chủ nhật tuần sau phải tới Phúc Đán, tuần sau nữa hẵng đi tìm anh ấy.”

Tháng tư buông xuống nhân gian mang theo mùi thơm miên man và cả tin tức khiến tinh thần Trang Đồ Nam rung lên.

Các trường đại học của Thượng Hải bắt đầu thực hành phương thức phân phối ”cung cầu gặp gỡ, hai bên cùng lựa chọn”.
Giữa tháng tư rất nhiều người phụ trách tuyển dụng của các đơn vị tới lễ đường của đại học Đồng Tế để bày gian hàng tiếp xúc, kết nối với sinh viên sắp tốt nghiệp.

Sinh viên có thể dựa vào cách thức trực tiếp có hiệu quả cao nhất này để tìm hiểu về đơn vị xí nghiệp và nhu cầu tuyển dụng.
Dòng người chen chúc xô đẩy, không chỉ có sinh viên tốt nghiệp mà mọi sinh viên có quan tâm đều chen tới xem yêu cầu của các cơ quan và mặt đối mặt giao tiếp với cán bộ tuyển dụng.
Trang Đồ Nam cũng không phải ngoại lệ, anh cũng chen trong đại lễ đường cả ngày.
Anh tham quan xong những gian hàng tuyển dụng ở Đồng Tế nhưng vẫn chưa đã thèm.

Nghe nói Phúc Đán cũng sắp tổ chức sự kiện tương tự, mà hai trường lại cách nhau không xa nên anh cảm thấy khá có hứng thú.

Các ngành của Phúc Đán chuyên về khoa xã hội, Trang Tiêu Đình lại đang học khoa xã hội nên anh cũng hỏi thăm địa điểm và thời gian tổ chức sự kiện tuyển dụng tại Phúc Đán sau đó quyết định tới đó giúp em gái thăm dò tình huống tuyển dụng của khoa xã hội.

Sự kiện tuyển dụng của Phúc Đán sẽ tổ chức ở trung tâm sinh hoạt chung của sinh viên.

Trong đám đông Trang Đồ Nam ngoài ý muốn gặp Vương Thượng Văn.
Vương Thượng Văn liên tục cảm thán, “Lúc anh đi thi đại học thì mấy môn như văn học, lịch sử, triết học đều lấy điểm cao nhất, đều là những ngành nóng bỏng tay.

Nhưng vừa rồi anh đi nửa ngày lại chẳng thấy mấy đơn vị muốn tuyển mấy ngành ấy, cơ bản đều chọn kinh tế, quản lý, tài chính gì đó.”
Vương Thượng Văn cảm thán, “Xã hội phát triển nhanh thật, mới mấy năm mà vật đã đổi, sao đã dời, mọi thứ thay đổi từng ngày.”
Trang Đồ Nam nói, “Các ngành liên quan tới tin tức cũng được hoan nghênh lắm.”
Vương Thượng Văn thấy anh ghi chép cụ thể yêu cầu của các đơn vị trong một cuốn sổ thì ngạc nhiên, “Mấy chuyên ngành này cách kiến trúc cả vạn dặm nên nhìn nhìn là được, sao phải ghi lại làm gì? À, em gái cậu là sinh viên khoa xã hội đúng không?”
Trang Đồ Nam đáp, “Đúng rồi anh, con bé học quản lý ở đại học giao thông.

Chỗ ấy cách nơi này khá xa nên em tới xem xét rồi ghi chép một ít đưa cho nó xem.”
Có một sinh viên ở bên cạnh nghe thấy thế thì cũng chen vào nói, “Đại học giao thông cũng có sự kiện tuyển dụng.

Những đơn vị này sẽ chạy luân phiên các trường đại học để thu hồ sơ, cuối cùng mới chọn người ưu tú nhất.”
Trang Đồ Nam là người cực kỳ tinh tế nên vội đáp, “Phúc Đán là học phủ đệ nhất ở Giang Nam vì thế nếu có cơ hội tới đây tham gia sự kiện cũng coi như mở mang tầm mắt.”
Sinh viên kia nghe thế thì vui vẻ nói, “Hai người là…”
Vương Thượng Văn nói, “Hàng xóm, từ Đồng Tế.”
Sinh viên kia nhếch miệng cười rồi chắp tay chào hỏi, “Hóa ra là hàng xóm, vinh hạnh quá.”
Vương Thượng Văn thong thả ung dung xem từng gian hàng một vòng sau đó khẽ thở dài một hơi, “Có rất nhiều xí nghiệp tư nhân.”
Trang Đồ Nam chưa hiểu ngay nên mờ mịt “A?” một tiếng.
Vương Thượng Văn giải thích, “Anh tốt nghiệp khóa 1985, lúc ấy bộ giáo dục có văn bản quy định rõ ràng sinh viên đại học chỉ có thể được phân tới cơ quan nhà nước, không thể chạy tới xí nghiệp tư nhân.”
Trang Đồ Nam “à” một tiếng, “Em không rõ lúc em tốt nghiệp có quy định này không nhưng đa phần các bạn lớp em đều được phân tới các đơn vị sự nghiệp nhà nước như trường học, viện nghiên cứu, viện kiến trúc, quả thực không có ai tới xí nghiệp tư nhân.”
Vương Thượng Văn hứng thú bừng bừng hỏi, “Anh thấy cậu vừa xem vừa ghi chép là ghi cái gì thế?”
Trang Đồ Nam ngượng ngùng cười, “Em nhìn hộ em gái nên chỉ ghi lại những đơn vị tuyển nữ, kèm theo đó là vị trí công việc.

Em phát hiện các đơn vị đều ưu tiên nam sinh hơn, không có mấy chỗ tuyển nữ.”
Vương Thượng Văn nói, “Đúng thế, không chỉ có ngành kiến trúc, anh phát hiện rất nhiều ngành đều có xu hướng ưu tiên nam nhiều hơn.

Góc bên kia là của đại học sư phạm Hoa Đông, cậu có muốn xem tình huống tuyển dụng của bên ấy không? Anh đi xem mấy ngành toán học với vật lý tuyển thế nào rồi lát nữa chúng ta gặp nhau và cùng về trường nhé?”
Trang Đồ Nam đáp, “Được.”
 
------oOo------
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui