Nhất Phẩm Giang Sơn

- Ngươi nói xem, Dương Doãn Hiền nếu đã trở về Mưu Thống rồi, còn đợi gì nữa?
Vương Hãn cũng là từ đầu năm, sau khi biết tin Mã Chí Thư bị hạ mới bắt đầu chú ý đến tình hình của Đại Lý. Mặc dù tin tình báo liên tục không ngừng, nhưng cũng khó tránh tình trạng ngắm hoa trong sương, bị phân cách một tầng.

- Có lẽ là đợi Cao Trí Thăng tỏ rõ thái độ.
Trần Khác có hiểu biết sâu sắc về Đại Lý:
- Ban đầu, y không cần để ý đến Cao gia, nhưng Đoàn Tư Liêm cầu cứu Đại Tống làm trong lòng y nảy sinh nghi kị. Tám phần là muốn làm cho Cao Trí Thăng cũng khởi binh. Một người công thành Đại Lý, một người đoạt phủ Thiện Xiển.

Nghe hắn nói rõ ràng cứ như tận mắt trông thấy, Vương Hãn không khỏi tin hắn hết bảy phần, lại hỏi:
- Vậy Cao Trí Thăng sẽ có thái độ thế nào?

- Thái độ của Cao gia rất khéo léo.
Trần Khác nhấp một ngụm trà, nói:
- Dự tính ban đầu của bọn họ là ủng hộ Dương gia tạo phản, sau đó đợi cho Đoàn gia cứu mình. Sau đó, sư tử lại há rộng mồm, khởi binh cứu vua, mục đích ngoài mặt và mục đích thật sự đều thu được.
Dừng một chút, nói:
- Ai biết được có biến cố bất ngờ, nửa đường lại có Trình Giảo Kim, Đoàn Tư Liêm muốn ôm chân Đại Tống, dự tính của Cao gia tạm thời thất bại.

- Vậy Cao gia có chuyển sang ủng hộ Dương gia không?
Vương Hãn hỏi.

- Không đến bước bất đắc dĩ sẽ không làm như vậy, cái này quá thiệt hại.
Trần Khác nói:
- Vả lại, hai trăm ngàn đại quân của Đại Tống ta tập kết ở biên cảnh, Cao Trí Thăng sao dám vọng động?

- Không đợi được sự hưởng ứng của Cao Trí Thăng, Dương Doãn Hiền có làm một mình không?
Vương Hãn nói:
- Nghe nói Thổ Phiên cũng tập hợp quân đội ở biên cảnh, có khi nào trở thành ngoại viện của Dương gia không?

- Có khả năng này, nhưng cũng không cần quá lo lắng.
Trần Khác bình thản nói:
- Hoàng thượng đã hạ chỉ cho Thổ Phiên Tán Phổ Cốc Tư La quản thúc các bộ lạc, không cho phép xuất binh đến Đại Lý.
Thổ Phiên của ngày hôm nay, sớm chỉ còn là tồn tại trên danh nghĩa mà thôi. Bản thổ Tây Tạng xẻ bốn chia năm, chiến lửa không ngừng. Đại bộ phận người Tây Tạng đều di dời đến Thanh Hải tị nạn, thậm chí thành đô cũng dời từ Lhasa đến Thanh Đường.

- Mặc dù các chư hầu ở lại Lhasa không thật sự phục Tán Phổ ở Thanh Đường, nhưng Cốc Tư La có một trăm ngàn tinh binh trong tay. Mà thủ hạ của chư hầu mạnh nhất tại Lhasa cũng không quá tám, mười ngàn người. Vả lại, Cốc Tư La như kẻ đứng đầu thời Xuân Thu, nhiều lần đánh bại Tây Hạ xâm chiếm về phía nam, bảo vệ các bộ lạc ở Thổ Phiên, lập tức uy danh đại chấn, ít nhất trên danh nghĩa thì các bộ lạc cũng thần phục y. Chỉ cần y mở lời, đám chư hầu nhỏ đó không dám làm loạn nữa.

- Cốc Tư La sẽ giúp chúng ta chứ ?
Không phải tộc ta, tất có dị tâm. Đây là giáo huấn đau thương nhất mà sau khi nhà Đường diệt vong để lại cho người Hán.

- Sẽ giúp, nhất định sẽ giúp.
Trần Khác gật đầu nói:
- Tháng trước nữa, bộ lạc Nại La, thuộc hạ A Tác Suất của bộ lạc Nại La ở Thổ Phiên tìm đến Tây Hạ nhờ cậy, ở Tây Hạ được giao cho chức quan để khống chế Tây Phiên. Tháng này, tể tướng Tây Hạ - Một Tàng Ngoa Sủng lệnh cho A Tác làm người dẫn đường tiến đánh Thổ Phiên. Cốc Tư La cần sự khống chế của Đại Tống, càng cần Đại Tống cung cấp, tiếp tế vũ khí. Y nhất định không để đám lộn xộn ở Lhasa làm loạn.

- Cái này đúng thật là tình hình lộn xộn.
Vương Hãn nghe thấy, không khỏi cười khổ nói:
- Nếu như không có việc Tây Hạ tấn công Thổ Phiên, thật sự không dễ hành sự.

- Cái này là con chốt thí!
Trần Khác thở dài một tiếng, nói :
- Nhưng mong vài năm sau, triều đình có thể dùng quân đội để nói chuyện, không cần phải cẩn thận bày mưu như vậy. Ai không phục thì đánh kẻ đó là được rồi! Cần gì phải lo lắng như vậy ?

- Nếu như nghe những lời này, Dương lão tướng quân nhất định sẽ nổi trận lôi đình.
Vương Hãn cười nói:
- Ông ta đối với cánh quân cũ phía tây của mình, vô cùng tự hào.

- Bảo kiếm có lợi hại đi nữa, triều đình không cho dùng, thì còn cách nào khác chứ?
Trần Khác than thở nói:
- Chủ soái xuất binh lần này, là Phạm chế cáo chưa từng biết đến quân sự, có sự giáo huấn của Dư Văn Soái lúc đầu, chỉ sợ ông ta không dám vượt quá giới hạn nửa bước.

- Cái này ngươi không cần lo lắng.
Vương Hãn là kẻ lõi đời, cười nói:
- Tướng tại ngoại, không phải nghe lệnh vua. Trừ phi Phạm Trấn có thể buộc chúng ta ở lưng quần, nếu không, gióng trống mua kẹo, làm gì cũng được, ông ta chỉ có thể trơ mắt nhìn.

- Có câu này của lão bá thì ta yên tâm rồi.
Trần Khác cười, nghiêm mặt nói:
- Nghĩ đến mục tiêu thực sự của triều đình, muốn lập tức hóa giải nguy cơ ở Đại Lý thì phải nhanh chóng xuất binh, càng nhanh càng tốt. Tốt nhất là đợi chủ soái đến, lập tức xuất phát.

- Quân đội sớm đã chuẩn bị xong rồi, từ đầu xuân, văn võ ở Quảng Tây ta đã mài dũa, chuẩn bị tiến quân.
Vương Hãn cười nói:
- Nhưng, nước Đại Lý vẫn chưa đánh, Cao Trí Thăng đã giết Mã Chí Thư rồi, ngươi lấy cớ gì tiến công Đại Lý đây?

- Đợi đánh thì muộn rồi.
Trần Khác bĩu môi nói:
- Còn về sứ giả của Cao Trí Thăng đến tặng đầu người, làm phiền lão bá làm cho bọn họ biến mất. Chúng ta không gặp qua sứ giả gì cả, nhất định phải tiêu diệt hết đảng phái Mã bộ!

- Đủ vô sỉ, nhưng ta thích.
Vương Hãn ha ha cười lớn nói:
- Nhưng triều đình chậm trễ, không phát lương bổng cho đại quân, không biết là có chuyện gì?
Trong nhiệm vụ của Trần Khác, có một khoản gọi là quản lí quân lương, cũng chính là nói trách nhiệm hậu cần đều do hắn phụ trách, nên Vương Hãn mới hỏi điều này.


- Ý của triều đình là, sẽ do Quảng Tây ứng ra trước để tránh chậm trễ.
Trần Khác nói:
- Còn về lương bổng đã chuẩn bị cho đại quân, đã lên thuyền rời đi ở Tô Châu, nhưng phải cần thời gian mới có thể đến được. Chỉ cần thuyền đến, sẽ lập tức trả lại cho Quảng Nam Tây Lộ.

- Kênh Linh vô cùng hỗn loạn, sợ là hai, ba tháng cũng không đến được.
Vương Hãn chau mày nói:
- Đại quân xuất phát có thể vét sạch cả Quảng Tây, hai, ba tháng này, bảo lão phu phải làm sao ứng phó?

- Không đi kênh Linh, đi đường biển.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Nhiều nhất là nửa tháng có thể trực tiếp chuyển đến Khâm Châu.

- Như vậy…
Vương Hãn nói:
- Nhưng Khâm Châu không có bến tàu, sao có thể cập thuyền?

- Cái này giao cho người của hạ quan rồi.
Trần Khác nói:
- Lão bá trích cho bọn họ hai ngàn dân phu, sẽ không làm hỏng việc.

- Ngươi xác định là dùng thời gian mười ngày để xây bến tàu?
Vương Hãn trừng to mắt nói.

- Việc này có thể đùa sao?
Khóe miệng Trần Khác câu lên một nụ cười khổ, nói:
- Lão bá yên tâm, ta có thể lập quân lệnh trạng.

- Vậy để ta mỏi mắt chờ đợi.
Vương Hãn cười nói.

….

Sau khi rời bến tàu, Trần Khác nhanh chóng đến Ung Châu, hội kiến với chủ tướng xuất binh lần này - Dương Văn Quảng. Bề ngoài của Dương Văn Quảng cơ bản là không biến đổi gì, chỉ có tóc mai đã điểm bạc, cho thấy đã già đi đôi chút, nhưng vẫn hào khí ngút trời, uy tráng bất phàm. Nghĩ đến sách của Dương Hoài Ngọc ở nhà đề cập không ít sự tích của Trần Khác, do đó lão tướng quân thấy hắn rất thân thiết.

Sau khi ở trong đại trướng quân doanh mở tiệc tiếp đãi Trần Khác, hai người chuyển đến sau trướng nói chuyện.

- Tuy rằng với hoàng thượng, các vị tướng công và Phạm phu tử đều nói chắc chắn không đánh trận,
Trần Khác bị chuốc rượu đến đỏ mặt, nhưng thần trí thì tỉnh táo vô cùng, nói:
- Nhưng nếu như quân đội cũng nghĩ như vậy, chắc chắn toàn quân sẽ bị diệt hết.

- Ha ha ha….
Dương Văn Quảng vuốt râu, cười lớn tiếng nói:
- Trọng Phương quá lo lắng rồi, lão phu nam chinh bắc chiến bốn mươi năm, làm sao có thể không biết đạo lí này?
Dứt lời, ông ép thấp giọng nói:
- Nơi khác không đánh, Đặc Ma Trại nhất định phải đánh chứ?

- Cái đó là đương nhiên, muốn dọa người ở Đại Lý thì phải lập uy. Trận này không chỉ phải thắng mà còn phải thắng thật đẹp, cho nên ta mới chỉ rõ muốn bản bộ của lão tướng quân xuất trận.

- Vậy thì đúng rồi.
Câu nịnh bợ này làm lão Dương cảm thấy thật sảng khoái:
- Ngươi nhìn tốt lắm.

Sau khi Phạm Trấn đến Quế Châu, Dương Văn Quảng đã chỉnh đốn ba mươi ngàn đại quân các bộ, chuẩn bị đơn giản để xuất phát.

Phạm Trấn - Phạm phu tử, tuy là một thư sinh chính gốc, nhưng khi gánh trọng trách chủ soái này cũng không dám xem nhẹ. Trước khi xuất phát, ông ta đã tham vấn đám người Dương Văn Quảng và Trần Khác là đã chuẩn bị ổn thỏa chưa, sợ sơ sẩy ở đâu, làm hư đại sự của triều đình.

- Ta nghe nói để trang bị đơn giản.
Hỏi tới, hỏi lui, vẫn bị ông ta phát hiện vấn đề rồi:
- Quân đội không đem dụng cụ làm bếp, không nấu cơm, vậy binh sĩ ăn gì?

- Để nói cho chủ tướng biết.
Bề ngoài của Dương Văn Quảng cơ bản không biến đổi, chỉ có râu tóc là điểm trắng, cho thấy già đi đôi chút, ông ta cười nói:
- Vùng tây nam này khắp nơi là núi, hành quân căn bản không thể mang theo quân nhu. Những năm gần đây, bọn trẻ sớm đã hình thành thói quen mang theo lương khô bên người. Lần này tuy tiến quân vào đồng bằng, có chỗ nghỉ ngơi, cấp dưỡng. Nhưng hành quân đánh trận, thật sự không có thức ăn nào tiện hơn, cho nên chúng ta vẫn chỉ mang ‘mì Trạng nguyên’.

- Mì Trạng nguyên?
Phạm Trấn hiếu kì:
- Đó là loại mì gì?

Dương Văn Quảng cười nói:
- Là loại mì mà năm đó Trần trạng nguyên phát minh ra lúc cùng Địch tướng quân tiêu diệt Mã Trí Cao. Lúc đầu bọn ta gọi là mì Khác, bây giờ mới sửa lại gọi là mì Trạng nguyên.
Nói dứt, lệnh cho người mang một cái ‘túi vải gan’ đến, nói:
- Cái túi vải này cũng là do Trần Trạng nguyên năm đó phát minh ra. Là dùng vải trắng may thành, vừa gọn vừa dài, vô cùng giống gan ngựa, hai đầu cột lại, bộ binh vác thì trên vai, kị binh có thể cột trên yên ngựa.

Nói dứt, ông ta mở một đầu túi vải gan ra, đổ ra nửa tô mì xào, lại đổ nước vào nửa tô, dùng một cái muỗng nhỏ trộn lại thành cháo đặc rồi vờ nói:
- Mời chủ soái dùng thử.

Phạm Trấn làm theo lời, dùng cái muỗng nhỏ mút một muỗng bỏ vào miệng, chép miệng hai cái, không khỏi gật đầu tán khen:

- Mì xào này thật ngon, không biết làm thế nào?

- Cách làm rất đơn giản: nghiền kê, đậu nành, đậu đen, gạo, các loại quân lương thành bột, sau khi trộn đều thì xào cho chín, bỏ thêm chút dầu và đường là xong. Lúc đói, bỏ chút nước vào, khuấy lên thì có thể ăn, chống đói tốt vô cùng. Nếu như hành quân quá gấp, có thể ăn trực tiếp, sau đó uống chút nước cũng được.
Dương Văn Quảng trả lời:
- Một túi lương thực như vậy, có thể ăn tám chín ngày, mỗi người mang theo bốn túi vải gan, đủ để đến phủ Thiện Xiển rồi.

- Không tệ, không tệ.
Phạm Trấn vừa lòng gật đầu nói:
- Có thể giảm bớt nhiều chuyện.
Lại hỏi:
- Ngay tháng sáu, nóng bức vô cùng, lại có độc chướng, phòng bị thế nào?

- Cái này không cần lo lắng, các binh sĩ đều chuẩn bị đơn dược, cũng là lúc đó Trần trạng nguyên chế tạo cho bọn ta. Những năm này đều dùng, hiệu quả rất tốt.

- Trần Trọng Phương thật là một tên có nhiều cách.
Phạm phu tử khính phục.

Nếu đã chuẩn bị ổn thỏa, đại quân lập tức xuất phát. Kì thực, trong lòng Phạm Trấn vô cùng bất an…Năm đó, Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch, khó khăn biết bao nhiêu! Bây giờ, mình phải đi đối mặt với đám man di hung ác, dã man, không biết sẽ gặp phải tình hình gì…..

Nhưng mức độ phát triển của sự việc lại hoàn toàn trái ngược với dự liệu của Phạm phu tử. Trên đường tiến vào núi sâu, rừng rậm, đại quân không những không gặp phải sự đột kích của man di, ngược lại, các bộ tộc dọc đường liên tục mang cơm canh đến khoản đãi đại quân, bầu không khí trông ngóng chờ đợi của họ làm cho Phạm Trấn ngạc nhiên đến rớt cả cằm.

Phạm Trấn biết, đây đương nhiên là do công lao mở đường của Trần Khác, nhưng quả thật ông ta nghĩ không thông. Vị Trạng nguyên chỉ mang năm sáu trăm người, trong đó phân nửa còn là người Di, rốt cục có ma lực gì có thể làm cho người gặp người thương, hoa gặp hoa nở chứ?

Mang cả một bụng nghi hoặc, ông ta bảo người hộ vệ đưa mình đuổi theo cánh quân phía trước. Vừa thấy thì ông nhất thời đứng ngây như phỗng, khắp nơi trong danh địa chật cứng cả người. Đâu chỉ có năm sáu trăm? Độ khoảng năm sáu ngàn người thì có! Vả lại tướng mạo vô cùng kì quái. Có người thì dùng khăn xanh trùm đầu lại, có người thì đeo khoen ở mũi, có người thì xõa tóc rối bù, có người thì trên mặt bôi đầy màu vẽ… nhìn qua tựa như các dân tộc thiểu số phía tây nam đang mở đại hội đại biểu vậy.

- Bảo hộ chủ soái!
Các vệ sĩ cũng ngạc nhiên đến ngây ra, vội vàng đẩy Phạm Trấn ra phía sau bảo hộ.

So sánh với sự hoảng loạn của đám người Phạm phu tử, đám người của các bộ tộc trong doanh địa lại lặng ngắt như tờ, chỉ nhìn đại quan người Hán này một cách hiếu kì.

- Đây là chuyện gì?
Vẻ mặt Phạm Trấn có chút nhịn không được, đẩy hộ vệ đang đứng trước mặt, hỏi tên lính đang bước đến đón tiếp:
- Những người này làm gì ở đây?

- Bẩm đại soái, bọn họ là binh sĩ mà Trần phán quan chiêu mộ.
Tên lính đó cười khổ nói:
- Tuy nhìn thì làm người khác giật mình, nhưng kì thật họ rất thật thà, đại soái cứ yên tâm.

- Ta có gì không yên tâm chứ…
Cái mặt già của Phạm Trấn đỏ lên.

Tên lính nghênh đón Phạm Trấn vào doanh trướng, bảo người mang rượu và thức ăn lên cho vệ sĩ bên cạnh ông ấy, rồi lại dâng trà lên cho Phạm Trấn đang ở trong trướng.

- Trần phán quan đâu ?
Phạm Trấn uống một ngụm phổ nhĩ (một loại trà) đỏ như máu, hỏi.

- Ngài ấy cùng Mã tướng quân, còn có vài thủ lĩnh của các bộ tộc đi làm khách ở các bộ lạc gần đây rồi.
Tên lính trả lời.

- Làm khách?
Phạm Trấn không hiểu hỏi:
- Trần phán quan và bọn họ quen biết sao?

- Không quen, nhưng Trần phán quan nói, trước lạ sau quen, đến lần thứ ba thì thân hơn cả người thân.

- Cái gì lung tung lộn xộn thế này…
Phạm Trấn ra sức lắc đầu, hỏi tên lính đó:
- Lúc nào Trần phán quan về?

- Có lẽ tối nay, cũng có lẽ sáng sớm mai. Nhưng người địa phương rất nhiệt tình, cho nên rất có thể giữ ngài ấy lại tá túc qua đêm.

- Khặc…
Phạm Trấn triệt để không còn gì để nói. Trong quan điểm của ông ta, một sĩ đại phu cao quý nên giữ khoảng cách với đám người man di thô lỗ, ti tiện đó. Sao có thể ở chung với nhau chứ? Vị tân khoa Trạng nguyên này, quả thật là không có thể thống, không có thể thống.

Nhưng ông ta vẫn rất hiếu kì với hành động của Trần Khác, hỏi:
- Chẳng lẽ Trần phán quan suốt dọc đường đều như vậy?

- Đúng vậy.
Tên lính gật đầu nói:
- Những ngày này, Trần phán quan chỉ về doanh trại vài lần. Mỗi lần trở về, còn mang theo cả ngàn tráng sĩ của các bộ tộc. Nói là binh sĩ do ngài ấy chiêu mộ, muốn hạ quan huấn luyện bọn họ. Sau đó, liền mang lễ vật lên núi bái phỏng.

- Làm chuyện vớ vẩn như thế… có tác dụng gì?
Phạm Trấn lầm bầm một câu, nhưng không cần bất cứ ai trả lời, sự thật nói rõ tất cả, cho nên Phạm phu tử lại đổi giọng nói:

- Hắn làm sao làm được?

- Hạ quan cũng có hỏi qua những binh sĩ mà Trần phán quan chiêu mộ đến.
Tên lính đó cười khổ:
- Trần phán quan hình như có một loại ma lực. Những thủ lĩnh của các bộ tộc man di vô cùng kiêng kị chúng ta, nhưng lại rất tin tưởng ngài ấy, thường uống rượu cả ngày là có thể chặt đầu gà, đốt giấy vàng (là phong tục dân gian khi thề ước, tựa như cắt máu ăn thề), trao đổi danh thiếp thành huynh đệ kết nghĩa.

- Trạng nguyên của Đại Tống lại cùng thủ lĩnh của man tộc cỏn con kết bái, thật không còn gì để nói.
Phạm phu tử không khỏi choáng váng đầu óc.

….

Đúng như lời của tên lính đó, trong mắt những thủ lĩnh man tộc đó, Trần Khác tuyệt đối là người gặp người thương, hoa gặp hoa nở.

Mặc dù có một đội quân lớn gồm ba mươi ngàn quân Quảng Tây tinh nhuệ hợp thành, nhưng Trần Khác không hy vọng xảy ra xung đột với các bộ lạc trên dọc đường… Vì sự tiến quân thuận lợi của đại quân, vì đề đảm bảo an toàn cho con đường sông sau này, càng vì có thể đứng vững ở Đại Lý, hắn mới cố hết khả năng để biến những người gọi là man tộc trong mắt người Tống hóa địch thành bạn, thu họ để sử dụng.

Ngay sau khi hắn nói cách nghĩ này với Vương Hãn. Vương Hãn không cảm thấy Trần Khác không thực tế, mất thể thống..vv.. như Phạm Trấn, mà ngược lại, ông nhìn hắn với cặp mắt khác xưa, cho rằng cách của hắn hiệu quả.

Tuyệt đại đa số các quan viên của triều đình đều có suy nghĩ không phải tộc ta, tất có dị tâm. Cho nên, họ dùng mọi cách phòng bị đối với những người man tộc đó, vô cùng căm ghét. Nhưng kì thực, điều này càng làm cho mâu thuẫn giữa hai bên càng thêm sâu sắc, dẫn đến biên cương phía tây nam Đại Tống không được yên ổn.

Nhưng theo cách nhìn của Vương Hãn, một vị lão sứ nhiều năm trấn thủ biên cương, kì thật có rất nhiều lúc man tộc làm loạn không phải là muốn tạo phản… Bọn họ vốn không có thực lực đi đánh chiếm thành trì của Đại Tống, chứ đừng nói chi đến việc noi theo Lý Nguyên Hạo, chia đất lập nước. Hành vi của bọn họ, kì thật nói là đánh cướp thì chính xác hơn, mà vật cướp bóc đa số đều là những vật phẩm cơ bản nhất để sinh hoạt hằng ngày.

Nói trắng ra, là nghèo đến không có quần để mặc, nhìn thấy trong nhà hàng xóm chất đầy tơ lụa, ngươi nói xem họ có thể không đỏ mắt lên sao? Có thể không bất ngờ mà làm một vố sao?

Nhưng cướp bóc thì sẽ có người chết. Nếu như làm cho bọn họ biết được, chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời thì sẽ có áo mặc, có thịt ăn, còn có thể trở thành đại quan của thiên triều như đã thiết tha mơ ước, ngươi xem, còn có mấy người muốn tạo phản chứ?

Đương nhiên, hết thảy điều kiện tiên quyết là trong tay ngươi phải có một cây gậy thật lớn, có thể trấn áp bọn họ.

Trải qua bốn năm diệt loạn phỉ, sau khi để đám người ở Tây Bình Châu chịu khổ đủ rồi, Vương Hãn chủ động giảng hòa. Quả nhiên khi dùng đến danh hiệu trung võ tướng quân, cộng thêm chút trâu cày, muối, vải vóc thì đã làm cho tân thủ lĩnh của man tộc ở Tây Bình – Mã Ái Bằng cùng cả tộc người quy thuận triều đình, trở thành con dân của Đại Tống.

Vả lại, sau khi Mã Ái Bằng trở thành tướng quân ở Tri Châu của Đại Tống, biểu hiện vô cùng tích cực. Trong vòng vài tháng, liên tiếp lôi kéo được mấy bộ tộc xin quy thuận triều đình, vĩnh viễn trở thành con dân Đại Tống.

Sau sự việc của Mã Chí Thư, triều đình cũng thay đổi thái độ. Bắt đầu tiếp nạp các ky mi châu động (ky mi là chế độ quản lí riêng của triều đình đối với các dân tộc thiểu số thời phong kiến; châu, động là các cấp hành chính của triều đình ở khu vực này) ở biên cảnh quy thuận triều đình. Cho nên, Vương Hãn thay bọn họ dâng tấu xin quan chức ban thưởng, toàn bộ đều được triều đình phê chuẩn. Đợi đến tháng này, có đến một nửa số bộ lạc ở Tây Bình Châu trở thành con dân của triều đình. Thủ lĩnh được phong quan, toàn tộc được ban thưởng, tất cả mọi người trên dưới đều hài lòng, đương nhiên sẽ không sinh sự nữa.

Vương Hãn vô cùng tin tưởng vào kinh nghiệm dẫn đến thành công của bản thân, có thể có ích cho Trần Khác. Ông đang muốn xem xem vị Trạng nguyên này có tự cho mình là thanh cao, không chịu hạ mình tiếp xúc với những người man di đó hay không, nhưng lại không ngờ bị người ta cướp lời nói trước mất rồi.

Nhưng Vương Hãn càng bội phục lá gan của Trần Khác. Mặc dù Tây Bình Châu trên danh nghĩa vẫn là lãnh thổ của Đại Tống, nhưng Trần Khác lại dám bước ra khỏi quốc cảnh, đi vào khu vực không có thế lực của Đại Tống để chiêu hàng những người man tộc tính tình hung tàn khó đoán đó.

Nói một lời không hay, nếu như không có chung tiếng nói, rút đao chỉa vào nhau, người ta có thể trực tiếp chặt hắn ra mang đi nhắm rượu mà không gặp chút khó khăn gì.

Nhưng Trần Khác mang theo mấy trăm người, chủ yếu là giúp hắn vận chuyển lễ vật, dưới sự dẫn đường của đám người Mã Ái Bằng, dám bước ra khỏi quốc cảnh giống như là đi thăm thân quyến, bằng hữu vậy, bái phỏng từng nhà một.

Liễu Nguyệt Nga trách Trần Khác không biết xem trọng mạng của mình, Trần Khác chỉ cười không nói tiếng nào. Hắn đương nhiên không phải to gan một cách ngu ngốc, tuy có chút mạo hiểm nhưng hắn vô cùng nắm chắc sự an toàn của bản thân mình.

Bởi vì hắn không phải là một người hiếu chiến. Một là hai bên trước giờ không thù không oán, vả lại ba mươi ngàn quân tinh nhuệ cách phía sau hắn không xa, đám thủ lĩnh của các bộ tộc trừ khi là lão thọ tinh muốn ăn thạch tín, chán sống rồi, nếu không thì họ sẽ không dám động đến một cọng tóc của hắn.

Hai là trình độ văn minh của Đại Tống ở thời đại này cao hơn nhiều so với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Trong mắt của những người man di và dị tộc lúc này, Đại Tống chính là thiên quốc, là một quốc gia vĩ đại, người Tống trong mắt bọn họ chính là những người ưu tú, cao quý. Cho nên những người ngoại quốc, man di đối với người Tống, nhất là những đại quan của triều Tống luôn vô cùng cung kính, thậm chí là kính trọng như thần.

Người Tống có đầy đủ lí do để xem bất cứ dị tộc, ngoại quốc nào là man di, mà bọn họ cũng thật sự đang làm như vậy. Bây giờ, Trần Khác lại dùng thái độ bình dị dễ gần, gần như bình đẳng đối đãi với bọn họ, thủ lĩnh của các man tộc sao có thể không thụ sủng nhược kinh chứ? Sao có thể hại vị Trạng nguyên cao quý, nhân từ, đầy lòng nhân từ này chứ?

Thứ ba, cũng là quan trọng nhất, Trần Khác mang theo tin tốt đến.

Thông thường, sau bước đầu tiên thiết lập sự tín nhiệm, hắn để đám người Mã Ái Bẳng ra mặt trước, nói về cuộc sống hạnh phúc của mình sau khi quy thuận triều đình. Ngay lúc các thủ lĩnh man tộc nghe đến chảy nước miếng, hắn liền nói bọn họ cũng có thể như vậy, mà còn có thể được hơn thế nữa!

Hắn hứa rằng, sau khi quy thuận thì họ không chỉ được quan chức và ban thưởng, mà còn có thể thu được lợi ích cố định mỗi năm. Triều đình xây mới lại thủy lộ từ Đại Lý đến Ung Châu, Trần Khác ủy thác cho bọn họ làm ủy viên bảo vệ đường. Hắn hứa rằng, mỗi con thuyền, mỗi chiếc xe đi qua đều sẽ cho bọn họ một phần thù lao. Bọn họ còn có thể đặt các thuyền chở đồng mua các vật tư cần thiết, đợi lúc quay về sẽ giao hàng.

Thậm chí hắn còn hứa, sau khi bọn họ phát tài cũng có thể đến Đại Lý kinh doanh mỏ, trở thành thương nhân Đại Tống được mọi người kính trọng….

Ngoài những điều này ra, hắn còn mang đãi ngộ ngang bằng với cấm quân Đại Tống ra để chiêu mộ một toán binh sĩ. Mặc dù không ai muốn tổn thất tráng đinh, nhưng điều kiện của Trần Khác quả thật quá hậu ái. Đó là có cùng đãi ngộ với cấm quân Đại Tống, nhà ai nếu có con trai được chọn trúng, chắc chắn sẽ có cuộc sống hơn cả tộc trưởng.

Đương nhiên, muốn hơn tộc trưởng là điều không thể. Bởi vì Trần Khác đã bí mật hứa với các tộc trưởng, cứ mỗi một binh sĩ được trưng dụng, mỗi tháng sẽ trợ cấp cho bộ tộc năm trăm đồng tiền…

Đã có cảnh không tưởng, lại có cái lợi trước mắt, Trần Khác liên tục bắn ra những viên đạn bọc đường, không có một thủ lĩnh man tộc nào có thể từ chối nổi.



Cái không hoàn mĩ chính là đám man phiên này có chút gian manh. Rõ ràng trong lòng đồng ý, nhưng ngoài mặt vẫn muốn làm căng, phải hành hạ Trần Khác một lúc mới chịu buông tha cho hắn.

Ví dụ như lần ở động Hắc Thủy, tù trưởng A Mao muốn cùng Trần Khác đấu rượu, nói nếu thắng được ông ta thì hoàn toàn nghe theo đại nhân của thiên triều, nhưng nếu như thua thì thương lượng lại.

Uổng cho Trần Khác uống loại rượu do thôn tự ủ giống như nước vậy. Hai người uống từ trưa đến tối, từ tối uống đến sáng, mới làm cho A Mao uống say đến từ trên bàn gục xuống. Khi A Mao tỉnh dậy, cuối cùng chịu dập đầu trước hắn, sau đó chặt đầu gà, đốt giấy vàng… Ngươi tưởng là dễ dàng kết bái như vậy sao?

Ngoài đấu rượu, còn phải so bắn tên, so sức lực, thi đấu săn bắn…. ép Trần Khác mang hết vốn liếng ra mới làm cho các thủ lĩnh nể phục.
Cùng lúc quân Tống tiến vào cảnh nội Đại Lý, Dương gia rốt cục cũng tạo phản.

Toàn bộ thế lực của Dương gia ở phía tây vùng Nhị Hải đều đã bắt đầu rục rịch. Lực lượng quân đội hùng hậu đều đã võ trang sẵn sàng, số lượng vượt xa con số hai mươi ngàn mà tước vị hầu được phép có, đương nhiên cũng không nhiều đến hai trăm ngàn như đã xưng.

Dương Doãn Hiền là một kẻ thận trọng. Trước khi khởi sự, y tìm người viết một bản hịch văn thể hiện sự căm phẫn bất bình, thẳng thắn chỉ ra mười tội lớn của chủ nhân nước Đại Lý - Đoàn Tư Liêm bán nước cầu vinh, ngồi không ăn bám, hoang dâm vô đạo, sát hại trung thần..vv.. Hịch văn viết vô cùng súc tích, viết Đoàn Tư Liêm thành một tên hôn quân vô đạo, cực kì ngu ngốc. Những hành vi xấu xa như thấy tận mắt đó, kì thật làm hoang mang những người dân không rõ sự tình.

Nghe nói Đoàn Tư Liêm sau khi thấy được bài hịch văn này, chưa kịp đọc hết một lượt đã suýt chút nữa ngất xỉu.

Sau khi công bố hịch văn, Dương Doãn Hiền hồi phục quốc hiệu Nam Chiếu. Năm mươi ngàn khởi binh, cộng thêm với hai mươi ngàn đại quân trợ chiến của Thổ Phiên, giả vờ xưng là hai trăm ngàn quân hùng hổ tấn công về phía thành Đại Lý.

Bởi vì Điền Tây là phạm vi thế lực trước giờ của Dương gia. Mà quân của Đoàn thị Đại Lý sớm đã thu về kinh kỳ (khu vực xung quanh kinh thành và kinh thành), cho nên quân Nam Chiếu trên suốt dọc đường càn quét tất thảy, rất nhanh đã đánh đến Thượng Quan - cửa ải bảo vệ kinh kỳ. Dương Doãn Hiền lệnh cho toàn quân dừng lại để chỉnh đốn lại, đồng thời gửi thông báo đến thành Đại Lý, yêu cầu Đoàn Tư Liêm ngừng kháng cự, mở thành đầu hàng.

Cùng lúc đó gửi thư đến các lộ chư hầu, yêu cầu bọn họ xuất binh trợ chiến, sẽ gặp nhau ở dưới thành Thượng Quan. Nhưng trừ những bộ tộc nhỏ sớm quy thuận Dương gia, các lộ chư hầu khác đều lãnh đạm bàng quan, không ai nhảy vào vũng nước đục này. Ngay cả những mối quan hệ cũ, đã hứa trước sẽ hưởng ứng khởi binh cũng có thái độ ám muội chứ không vội vàng thực hiện lời hứa.

Điều này là bởi vì tin tức hoàng đế Đại Lý – Đoàn Tư Liêm cử sứ giả đến xưng thần, cầu viện Đại Tống đã được mọi người biết cả rồi.

Thế nhưng cũng đừng trông mong bọn họ sẽ giúp Đoàn gia… Từ Đại Lý đến Biện Kinh đâu chỉ có quan ải và sông núi ngàn dặm? Hoàng đế và các tướng công của Đại Tống còn phải thương nghị sách lược, chỉnh lí, chuẩn bị quân đội. Cuối năm đại quân có thể xuất phát cũng xem như là nhanh rồi, đợi đến khi đến được dưới chân thành Đại Lý, sợ là phải đến mùa xuân năm sau.


Còn có thời gian ngồi trên núi xem hổ đấu, đợi đến thời cơ thích hợp mới ra tay.

Buổi thượng triều trong hoàng cung Đại Lý tràn đầy bầu không khí việc không liên quan đến mình, làm cho Đoàn Tư Liêm tức giận.

Y vận một bộ trang phục bằng nhung, ngồi ngay ngắn trên bảo tọa, nhìn bá quan văn võ dưới bệ, lớn tiếng quát:
- Dương Doãn Hiền công nhiên tạo phản, quân tiên phong đã đến bên ngoài Long Thủ quan. Nếu Long Thủ quan thất thủ, không đến hai ngày, thành Đại Lý sẽ bị phản bao vây, các vị sao có thể thờ ơ không chút hành động như vậy?

Các đại thần đều trầm mặc không lời, người em cùng họ của Đoàn Tư Liêm - Đoàn Tư Nghĩa đành phải đứng ra nói:
- Dương gia là hoàng thất tiền triều, đời đời kiếp kiếp nhận ân điển của hoàng gia. Bệ hạ đối với Dương Doãn Hiền ân trọng như núi, nhưng không ngờ y lại là một kẻ lòng dạ nham hiểm, dám công nhiên tạo phản. Những hành vi này trời tru đất diệt, thần khẩn xin bệ hạ triệu tập binh mã trong thiên hạ, bắt quét kẻ phản tặc này ra khỏi Long Đầu quan.

Đoàn Tư Liêm tán dương cười nói:
- Lời của Nghĩa đệ rất đúng. Thượng Quan tuy là cửa ải vững chắc, nhưng chịu không được phản quân ngày đêm công đánh, còn phải cần các vị xuất binh trợ giúp, cùng nhau giữ cho Thượng Quan tránh khỏi thất thủ. t u n g h o a n h . c o m
Y cổ vũ mọi người:
- Không giấu các vị, quả nhân đã cầu viện Đại Tống, vài ngày nữa đại quân sẽ đến, lúc đó có thể dễ dàng nghiền đám phản quân đó ra thành bột. Cho nên, thắng lợi chắc chắn sẽ thuộc về chúng ta.

Đoàn Tư Liêm lại buồn bã nói:
- Nhưng chúng ta phải kiên trì đến ngày binh mã của thiên triều đến. Nếu không thành Đại Lý bị phá, không tránh khỏi chịu chết cùng nhau….

Ý của y rất rõ. Các ngươi phải viết thư về nhà, gọi binh mã trong gia tộc tham chiến, nếu không thì đợi đầu rơi xuống đất đi!

Ánh mắt của Đoàn Tư Liêm quét về phía bá quan trong triều, nhìn đến người nào thì người nấy đều rụt cổ, ai cũng không chịu mở miệng trước. Cuối cùng, bá quan đếu nhìn Cao Trí Thăng. Cao gia là chư hầu lớn nhất, những chư hầu nhỏ trên triều này đều xem Cao gia là kẻ đứng đầu.

Thấy bá quan đều nhìn Cao Trí Thăng, trong lòng Đoàn Tư Liêm không khỏi căm hận. Cái đám lòng dạ lang sói này, quên mất đất phong, quan chức, bổng lộc của bọn chúng là ai cho à! Cao gia chỉ là một thần tử như bọn chúng mà thôi, lại toàn nghe theo lệnh của y…. Sớm có một ngày, phải tiêu diệt hết đám vong ân phụ nghĩa này!

Nhưng y lại không biết. Nếu như không có Trần Khác tài giỏi đột nhiên xuất hiện, Cao gia sẽ mượn đợt tạo phản này của Dương thị để hoàn toàn vượt lên trên Đoàn thị, đến khoảng mười mấy năm sau soán vị thành công. Tuy nhiên, sau đó vẫn trao hoàng vị lại cho Đoàn gia, nhưng nước Đại Lý vẫn luôn chịu sự khống chế của Cao gia. Đoàn gia sẽ mất đi toàn bộ lãnh thổ, nghèo khốn khó khăn, thậm chí còn phải thường xuyên trông chờ Cao gia tội nghiệp mình mà ban thưởng cho vài trăm mẫu đất để có thể nuôi sống mọi người trong tộc.

Có thể nói, Cao Trí Thăng chỉ còn một bước thì có thể biến Đại Lý thành thiên hạ của Cao gia rồi. Nhưng trong thời khắc mấu chốt này, Đại Tống đột nhiên nhúng tay vào làm loạn cả bàn tính của y….

Trong kế hoạch ban đầu, Cao Trí Thăng dự định đợi Dương gia và Đoàn gia lưỡng bại câu thương, rồi lại khởi binh trợ giúp vua đánh bại Dương gia, làm cho tộc người Ô Man hoàn toàn áp đảo người Bạch Man, cảnh nội Đại Lý không còn thế lực có thể chống lại Cao gia nữa. Lúc đó, y muốn làm Tào Tháo thì làm Tào Tháo, muốn làm Tào Bất thì làm Tào Bất, toàn bộ đều tùy vào tâm trạng của mình.

Nhưng bây giờ Đoàn gia ôm chân Đại Tống, một khi quân Tống đánh tới thì mình còn việc gì chứ? Đến lúc đó, chỉ sợ Đoàn gia sẽ lợi dụng sự ủng hộ của quân Tống đối phó với mình, ngày đó mới gọi là bi thảm.

Vậy thì thay đổi kế hoạch, ủng hộ Dương gia? Đương nhiên có thể nhanh chóng tiêu diệt Đoàn gia, nhưng Dương gia không như Đoàn gia, nếu để bọn họ ngồi lên giang sơn thì họ sẽ ăn thịt người, chỉ có tên ngốc mới làm cái việc dụ hổ đến ăn mình.

Thế nên, chỉ có thể lấy lui để đợi lần sau. Trong lòng Cao Trí Thăng thầm nghĩ, bước ra chắp tay nói:
- Bệ hạ bớt giận, đất nước có chuyện, là thần tử đương nhiên không thể thoái thác trách nhiệm. Nhưng có cái gọi là động binh đao là điều không tốt, thánh nhân thì không động thủ. Một khi khơi dậy chiến trận, tổn thất chính là giang sơn Đại Lý ta, gặp họa chính là con dân Đại Lý ta.
Dừng một lát, chậm rãi nói:
- Thần thấy con người Dương thái sư bình thường chính trực, trung thành, không phải kẻ trời sanh phản phúc, có thể chỉ là nhất thời không cam lòng….

- Không cam lòng cái gì?
Đoàn Tư Liêm lạnh giọng nói.

- Không cam lòng đột nhiên bệ hạ dâng đất nước lên cho Đại Tống.
Cao Trí Thăng nhìn y, nói từng câu từng chữ.

- Ngươi…
Cái gì gọi là đen trắng rõ ràng? Đây chính là điên đảo trắng đen mà. Rõ ràng là đi đến bước đường cùng mới dựa vào Đại Tống, lại bị nói thành bởi vì y quy thuận Đại Tống mà Dương gia mới tạo phản. Sắc mặt của Đoàn Tư Liêm nhất thời khó coi, nói:
- Nói như vậy, tướng quốc là đứng về phía Dương gia.

- Tuyệt đối không phải! Cao gia đời đời là trung thần, vi thần vĩnh viễn trung thành với bệ hạ.
Cao Trí Thăng xác nhận:
- Nhưng Dương gia cũng là lá chắn của quốc gia, có liên quan đến sự yên ổn trong vòng hai ngàn dặm của Điền Tây. Cho nên, vi thần to gan xin bệ hạ khoan hồng đại lượng, bãi binh dừng chiến để tránh người thân đau đớn, kẻ thù sung sướng...

Cao Trí Thăng vừa bày tỏ thái độ, bá quan lập tức rối rít phụ họa theo. Toàn bộ đều trở thành kẻ giảng hòa đình chiến, giống như là lo lắng từng cái cây ngọn cỏ, từng chai từng lọ của Đại Lý bị đánh hỏng vậy.

Nhìn đám hề đang ra sức biểu diễn trên triều, trong lòng Đoàn Tư Liêm lại dâng lên một cảm giác bất lực. Điều này làm y cảm thấy vô cùng an ủi đối với sự quyết đoán ban đầu của mình.

Kết quả cuối cùng của cuộc hội triều là Cao Trí Thăng làm đại diện, toàn quyền tiến hành đàm phán hòa bình với Dương Doãn Hiền.

Nhưng Dương Doãn Hiền vốn không để ý đến y, ngược lại tăng cường tấn công…. Giỡn gì chứ, khởi binh của lão Dương ta thanh thế to lớn, còn chưa đánh một trận chính thức thì đã chán nản rút về, ngày sau còn mặt mũi đâu mà gặp người khác?

Nước xa không cứu được lửa gần, muốn sống thì phải dựa vào chính mình, Đoàn Tư Liêm gấp rút triệu tập toàn bộ lực lượng chi viện cho Long Đầu quan. Cái làm y cảm thấy an ủi là sứ giả thiên triều không bàng quan như người Đại Lý, mà gióng trống giương cờ, biểu thị rõ ủng hộ Đoàn thị. Không chỉ dừng lại ở lời nói, mấy quan viên trẻ tuổi của Đại Tống lại dẫn theo mấy trăm thị vệ Đại Tống đích thân đến Thượng Quan chi viện tác chiến.

Với cách nhìn của Đoàn Tư Liêm, tuy một ít nhân số này như muối bỏ biển, nhưng ý nghĩa lại rất to lớn. Hiện thực nói lên tất cả, chứng minh Đại Tống kiên quyết ủng hộ Đoàn thị, cơn chấn động đối với cái đám gió chiều nào theo chiều ấy đó chắc chắn không bình thường.

Ai biết được kết quả còn tốt hơn so với dự liệu của y. Những quan viên Đại Tống trẻ tuổi đó sau khi thờ ơ lạnh nhạt vài ngày, cuối cùng nhịn không được sự hủ bại vô năng của Đại Lý, bọn họ dứt khoát tiếp quản phòng thủ thành. Vương Thiều và Tống Đoan Bình phụ trách tổ chức tác chiến, Tăng Bố phụ trách điều phối vật chất, Lã Huệ Khanh phụ trách đứng giữa dự tính.

Thông thường mà nói, lâm trận đổi tướng là điều đại kị, nhưng cũng phải xem bị đổi là cái thứ gì, binh sĩ Đại Lý cũng sớm chịu đủ thượng cấp vô năng rồi. Mà quan viên thiên triều đứng trước mặt bọn họ như có vầng sáng, nói không chừng thật sự có thể dẫn dắt bọn họ trấn thủ Long Đầu quan.

Vương Thiều bọn họ cũng không để người Đại Lý thất vọng. Những nhân vật làm mưa làm gió của Đại Tống trong tương lai này, ở góc tây nam thử đao thì đã lộ ra khí khái bất phàm của bọn họ… Họ nhanh chóng chỉnh đốn ổn thỏa cục diện rối loạn vô cùng ở thành Thượng Quan, hợp tác biến việc thủ thành trở nên vô cùng kỉ luật.

Thủ thành không phải công thành, quan trọng nhất không phải dũng mãnh mà là kĩ thuật, đây chính là cái mà người Đại Tống am hiểu nhất. Dưới sự dẫn dắt của quan viên và thị vệ của Đại Tống, sức chiến đấu của thủ quân tăng cao, thương vong giảm thiểu rất nhiều, đánh lùi địch càng lúc càng dễ dàng, đương nhiên cũng càng đánh càng có lòng tin.

Khai chiến một tháng, phản quân tổn thất quá mười ngàn. Thành Thượng Quan lại càng trở nên kiên cố, khó có thể công phá được.

Điều này không chỉ làm hạ thấp sĩ khí của phản quân, cũng làm cho hình tượng của thiên triều ngày càng tăng cao…. Với cách nhìn của người Đại Lý, mấy viên quan Đại Tống trẻ tuổi dẫn theo mấy trăm quan binh thì đã có thể biến sự hủ mục trở nên thần kì, chặt chẽ giữ chân phản quân có ưu thế về binh lực ở bên ngoài thành Thượng Quan. Nếu như đại quân của thiên triều vừa đến, phản quân Dương gia chắc chắn sẽ tan thành tro bụi.

Đúng lúc này lại truyền đến tin tức quân Tống đã tiến vào Đại Lý, hoàn toàn làm chấn động khắp nơi. Theo đúng thời gian đã tính, sứ giả Đại Lý đáng lẽ vẫn chưa đến thành Biện Tôn chứ! Sao có thể đến nhanh như vậy?

Rất nhanh lại có lời đồn, nói đây là Đoàn thị vì để giảm bớt áp lực nên mới rải tin tức giả ra, lời đồn này hợp tình hợp lí khiến rất nhiều người đều tin.

Nhưng người sáng suốt có thể phát hiện, từ sau vài ngày biết được tin tức này thì phản quân không tiếp tục tiến công nữa…





V


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui