Nhất Phẩm Giang Sơn

Đoạn ông nghiêm mặt nói:
- Lão phu nhậm chức đã hơn nửa năm, gần đến nhiệm kỳ bình quân rồi, đoán chừng nhiều nhất là nửa năm nữa thì nên cuốn gói xéo đi. Nếu không tận dụng thời gian làm chút việc cho lão bá tính, đợi đến khi không còn tại chức thì có muốn cũng không làm được.
Trần Khá hạ giọng nói:
- Phá động Vô Ưu, khống chế cường hào, vì dân tranh lợi, chỉ cần có hai việc này thì lão Long Đồ không thẹn với lương tâm rồi.

- Sai rồi, Trọng Phương, lão phu vĩnh viễn luôn hổ thẹn, quan viên của Đại Tống cũng nên vĩnh viễn biết hổ thẹn.
Bao Chửng nhìn người thanh niên mà ông vô cùng kỳ vọng, trên mặt không lộ chút biểu cảm nào:
- Đại Tống thực sự quá hậu hĩnh đối với sĩ phu rồi, quá lắm rồi. Thu nhập của một mình lão phu tương đương với thuế thu của cả một châu. Chúng ta đã làm gì mà quốc gia lại cấp nhiều bổng lộc như vậy?

Ai cũng biết thu nhập của quan viên triều Tống luôn ở mức cao, hoặc là nói quan lớn có thu nhập cao, song cao như thế nào thì rất nhiều người không hình dung được, hắn không ngại để biết được tận cùng bổng lộc của hiện nay của lão Bao.

Trước tiên, Bao Chửng “đảo tọa Nam nha phủ Khai Phong” (*), tên gọi đầy đủ chức quan của ông là Trực học sĩ Long Đồ các, Hữu ti lang trung Thượng thư tỉnh, Tri phủ Khai Phong.

(*) Lúc ở phủ Khai Phong, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính hoàng đế, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy trong các truyện về Bao Công có câu “Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong phủ”.


Thoạt nhìn thì có vẻ như ông giữ rất nhiều chức, thực ra lão Bao chỉ phụ trách phủ Khai Phong.

Không thể không nói triều Tống đúng là có bố trí quan chức cực kỳ màu mè không thiết thực.

Vì Triệu Khuông Dận có được giang sơn này là do soán ngôi bất chính, cho nên cực kỳ lo lắng tương lai sẽ có thần tử diễn lại màn soán ngôi.

Bởi vậy sau khi lập quốc, tôn chỉ khi thiết lập bộ máy quan chức của triều Tống chính là hai từ “tước quyền”.

Đối với võ tướng, ai cũng biết quốc sách “đoạt quyền, khống chế lương và gạo, thu tinh binh”. Đối với quan văn, cùng với việc xem trọng, đồng thời cũng dùng phương pháp lập quan phân chức, nhậm chức quan khác nhằm hạn chế sự quyền của quan trên các cấp, tránh để họ kiêu ngạo.

Dựa theo chế độ này, thường thì quan viên có có hai danh hiệu “quan” và “soa khiển” (sai phái), có quan viên còn có thêm danh hiệu “chức”.

Trong đó, “quan” chính là những chức quan quen thuộc mà chúng ta thường thấy như Thượng thư, Thị lang, Đại phu, Lang trung, Viên Ngoại Lang. Nhưng ở triều Tống, “quan” chỉ là danh xưng của tầng lớp quan lại, căn cứ vào đó để định ra phẩm vị, bổng lộc, lễ phục cùng chức vị thăng tiến, vì vậy mà mất đi ý nghĩa thực tế của nó. Bởi thế nên xưng là chính quan hoặc bổn quan, lại xưng là giai quan hoặc ký lộc quan.

Người thực sự quyết định chức vụ chính là “sai phái”, hay còn gọi là “quan sai phái”. Trong danh xưng “sai phái” thường có phán, tri, quyền, trực, thí, quản câu, đề cử, đề điểm, thiêm thư, giam đẳng tự. Ví dụ như Tri huyện, Tham tri Chính sự, Tri Chế Cáo, Trực Bí các, Phán Từ bộ sự, Đề điểm hình ngục công sự,… Cũng có những “sai phái” không có những từ này, ví dụ như Huyện lệnh, An Phủ Sứ, vv…


Về phần “Chức”, hay còn được gọi là “Quán chức” là quan hàm thanh cao để trao tặng cho những văn thần cao cấp. Ví dụ như Quán nào đó, Các đại học sĩ, Học sĩ, Đãi Chế nào đó…vv đều không có thực quyền trong tay.

Quan viên cứ ấn định thâm niên để lên chức, mặc dù không đảm nhiệm sai phái, thì cũng có thể theo bậc mà lĩnh lương bổng, mà sai phái thì căn cứ nhu cầu của Triều đình và khả năng của quan viên để điều động và thăng giáng. Cho nên thực sự quyết định một gã quan viên có thực quyền hay không thì không phụ thuộc vào “Bổng lộc quan”, mà là “Sai phái”.

Ví dụ như ba người huynh đệ Trần Khác, thuộc loại hình ăn bổng lộc quan nhưng không sai phái. Bọn họ là quan viên chính thức của triều đình có cáo thân (chỉ văn bằng trao chức quan thời cổ đại), có phẩm bậc, có bổng lộc, có quan phục, có thể dựa vào thứ tự cấp bậc để điều động công tác và lên chức.

Tuy vậy nhưng bọn hắn vẫn có thể lĩnh bổng lộc. Cấp bậc quan viên trong triều đình tính từ Tể tướng trở xuống, rồi tới Nhạc Miếu Chủ Bạc (Chức quan quản lý công văn), tổng cộng chia làm bốn mươi mốt loại…, cũng dựa theo cấp bậc mà phát bổng lộc. Như Trần Khác đang là bát phẩm Tả Thừa Sự Lang, mỗi tháng có thể lĩnh sáu quan tiền, hai thạch gạo lúa mạch, mặt khác mỗi năm còn có hai lần được ban thưởng y phục, vải dệt được phát, đủ cho mấy người mặc.

Cho dù những thu nhập đó, cho tới bây giờ Trần Khác cũng không thèm để vào trong mắt, nhưng mà xem ra cũng không tệ. Nhưng nếu so với Phủ doãn Đông Kinh Bao Chửng thì chỉ giống như mưa bụi mà thôi.

Hiện giờ quay lại xem xét, thì thấy Bao Chửng có ba chức quan liền là có thể hiểu ngay rồi. Thượng Thư Tỉnh Hữu Ti Lang Trung, đó là bản quan của ông ta, chứng minh ông ta có quan giai tòng ngũ phẩm, đãi ngộ cũng tương xứng với nó. Tri Khai Phong phủ là sai phái của ông, cho thấy bây giờ công việc chủ yếu của ông là quản lý phủ Khai Phong.

Về phần Long Đồ Các Trực Học Sĩ lại Quán chức của ông, có được quan hàm này, ông chính là quan viên tòng tam phẩm, cấp bậc thoáng cái đã tăng lên bốn cấp. Hiển nhiên, tiền bổng lộc của ông thu vào so với Trần Khác thì phức tạp hơn nhiều.


Đầu tiên là trong ba quan hàm này, chỉ có hai cái là mang đến thu nhập cho ông, trong đó Ký Lộc quan và Quán chức không thể cùng lúc lĩnh bổng lộc, chỉ có thể dựa vào phẩm bậc càng cao để làm tiêu chuẩn phát bổng lộc. Vì vậy Thượng Thư Tỉnh Hữu Ti Lang Trung tòng ngũ phẫm, Ký Lộc quan của Bao Chửng, cũng không thu được chút bổng lộc nào.

Vậy thì nhìn từ thu nhập mà Quán chức mang đến cho ông mà nói, dựa theo quy định, Long Đồ Các Trực Học Sĩ, mỗi tháng thu vào năm mươi lăm quan tiền, ngoài ra còn có các loại trợ cấp khác như là mỗi tháng mười lăm quan tiền, cơm gạo mỗi tháng ba quan tiền. Trang phục thì hàng năm được phát hai lần, lụa là gấm vóc mỗi lần phát tổng cộng là bảy mươi lăm tấm.

Ngoài ra, là sai phái quan Tri Khai Phong phủ sự, mỗi tháng có thêm một trăm quan tiền, ba mươi thạch lương thực, hai mươi bó củi, bốn mươi bó cỏ khô, mùa đông có thêm hai trăm cân than củi. Mặt khác, là quan địa phương cao cấp Ngoại Nhậm Phiên Phủ, triều đình còn thưởng cho Bao Chửng hai mươi khoảnh chức điền, tính ra là hai ngàn mẫu ruộng, cho phép ông hàng năm thu tô, cũng không cần nộp lương thực. Thông qua số chức điền đó, hàng năm Bao Chửng có thể thu được hai ngàn thạch lúa gạo.

Thượng vàng hạ cám cộng lại, tính quy đổi ra bạc thì hàng năm ông thu vào có thể trên ba nghìn quan tiền. Nếu là đời sau thì coi như là ba triệu nhân dân tệ trở lên.

Mà châu huyện nghèo nhất Tống triều, hàng năm cũng thu được số này. Vì vậy Bao Chửng coi như là thu được tiền nhiều quá, mà cảm thấy như gánh nặng trên lưng.

- Triều đính phát bổng lộc thực sự là nhiều quá, mà tiền thì triều đình không tự làm ra được, một tiền, một hạt gạo đều là đến từ tay dân chúng.
Ông dùng vẻ mặt trịnh trọng nhìn Trần Khác nói.
- Được dân chúng phụng dưỡng như thế, nếu còn không vì dân, có lẽ sau này ta sẽ phải xuống âm ti địa phủ.

- Nói rất hay.
Trần Khác vỗ tay khen:

- Lão Long đồ này, quả thực nên nói những lời này cho quan viên khác nghe.
Quan lớn của Tống triều hưởng thụ xa xỉ đã nổi danh rồi, càng làm quan lớn thì lại càng xa xỉ. Có tiền bổng lộc lớn như vậy, sợ rằng cũng chỉ có Phạm Trọng Yêm và Bao Chửng mới có thể dưới sự hấp dẫn mà không trở thành người hưởng lạc.

- Bọn họ sẽ không nghe đâu, bọn họ sẽ chỉ biết rằng, bản thân mình quan to lộc hậu là do dựa vào thời gian học tập mười năm gian khổ, sau khi thi đỗ để đổi lấy, cho nên cũng không cảm kích triều đình, cũng không thèm để ý đến suy nghĩ của dân chúng làm gì.
Bao Chửng lắc đầu nói:
- Lão Tử viết ‘Chỉ có nữ tử và tiểu nhân là khó nuôi dưỡng. Xa cách quá thì oán giận, lại gần quá thì vô lễ’. Kỳ thực thì cảm giác của quan viên không phải là như thế sao?

- Lão Bao chìm nổi trong quan trường, vô cùng uất hận quan viên hiện giờ, chỉ biết ích kỷ hưởng lạc, không biết làm gì. Vì thế gây ra tội lỗi cho bao nhiêu người, cũng không biết đã đắc tội với bao nhiêu người.
Bao Chửng thở ra một hơi thật dài, nói:
- Đáng tiếc là vẫn vô ích, buộc tội tên này, tên khác lại mắc phải, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, vĩnh viễn không dứt, đều ngồi không ăn bám, xa hoa dâm dật như nhau. Căn bệnh này của Đại Tống triều là từ gốc rễ mà ra, không thần tử nào có khả năng trị hết.

Nói xong, ông nhìn Trần Khác, vẻ mặt tiêu điều nói:
- Ngày đó ngươi nói đúng, đương kim Hoàng thượng cũng già rồi, không có tâm lực để giải quyết vấn đề khó khăn này, chỉ có thể gửi gắm hy vọng vào Tân quân trong tương lai có đủ năng lực tiếp nối. Trước đó, lão phu cũng chỉ có thể tận lực, làm một chút sự tình cho dân chúng mà thôi.

- Lão Long đồ…
Trần Khác nhìn Bao Chửng, trong lòng giống như sông cuộn biển gầm. Bao Chửng giống như tấm gương sáng, có thể chiếu ra sự ích kỷ, đáng khinh của bản thân… Trần Khác học tập nhiều năm qua nâng cao năng lực, chính là chạy theo mấy câu quảng cáo từ kia của tiên đế. Cũng chưa từng tự hỏi xem quan chức này là ai thiết lập, bổng lộc này là ai sinh ra.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui