Nhất Phẩm Giang Sơn

- Không được đúng không?
Mấy người trẻ lại nhìn về phía Tam Lang:
- Để cho vị tiểu huynh đệ này thử xem sao?

Trần Khác liền giơ đũa lên nhìn mấy món ăn chần chừ do dự.

- Đầu tiên nếm món “Ngó sen hồng nấu với thịt dê” đi.
Người thanh niên gần như đem niềm tin gửi vào hắn hết, vẻ mặt chờ đợi nói:
- Đây là một trong ba món ngon nhất của quán.

Trần Khác thử một miếng, tiếp đó là vẻ mặt không mấy làm hài lòng, với giọng chua chát nói:
- Ngó sen hồng không phải là nấu ngó sen thành màu hồng, mà là hoa sen hồng, dùng hương sen trung hòa mùi gây của thịt dê. Ngươi để hoa biến thành ngó sen, kết quả trong thức ăn toàn mùi vị của dê…
Ngừng lại một lát, hắn lấy từ trong bát một cánh hoa nhỏ rồi nói:
- Ngươi đã dùng hoa màu hồng để nhuộm màu cho ngó sen, trí tưởng tượng quả là phong phú! Ta ăn một món của ngươi, mồm ta đã dính toàn màu hồng, người khác không biết nghĩ ta trúng độc đây này, ai dám quay lại quán của ngươi nữa!

Lời nói của Trần Khác không chỉ là chua chát, mà những câu nói đều rất có lý, đã đánh vào sự tự tin của người thanh niên, y vừa dùng tạp dề lau mồ hôi, vừa nhỏ nhẹ nói:
- Nếm thêm món “canh thuốc gà rừng”, đây cũng là… một trong ba món có tiếng của quán.

Trần Khác thử một miếng, lắc đầu nói :
- Gà rừng tươi ngon vậy, mà bị ngươi biến thành thế này. Trước khi đun không dùng nước nóng chần qua vì vậy vẫn còn mùi đất hôi, nấu thời gian quá ngắn, thịt gà quá dai, thật là! Điều làm người ta giận nhất là bên trong lòng gà vẫn còn phân. Nấu không ngon là do trình độ, rửa không sạch là do thái độ rồi, ta hoài nghi đầu bếp của ngươi có thù hằn với chủ tiệm!

- Không, không có…
Mặt người thanh niên đỏ bừng, nước mắt sắp ứa ra rồi:
- Hãy nếm tiếp món “A di đậu phụ” này, đây là món nổi tiếng thứ ba trong quán.

Trần Khác nhìn món ăn này, một đống màu vàng vàng, trừng to mắt hỏi:
- Đây là cái gì?

- Món ăn này chính là miêu tả Phật tổ Linh Sơn giảng pháp. Trước tiên trang trí đậu phụ thành Linh Sơn, người trên đỉnh núi ấy là Phật tổ, thứ nhỏ nhỏ bên cạnh là tứ đại Bồ Tát, những hạt gạo to nhỏ bên dưới là tám trăm vị La Hán.
Người thanh niên đặt hết niềm tin vào món ăn đó, cố giữ lại lòng tự tôn cuối cùng.

- Đầu bếp rất dũng cảm, dám lấy đậu phụ khắc tượng.
Trần Khác hỏi:
- Với cái hình thù phức tạp thế này, chắc là tốn nhiều thời gian lắm nhỉ?

- Khắc mất cả một ngày…
Trong tâm người thanh niên nghĩ, cuối cùng cũng được khen.

- Cả ngày sao! Đã thối rồi đây này, ngửi thử xem?

Trân Khác vê vê mũi nói:
- Vì vậy nên ngươi cho thêm đinh hương, bát giác, trần bì, hương diệp, muốn dùng hương liệu để che dấu. Kết quả ngoài việc nấu đậu phụ biến thành màu nâu, còn khiến người ta ngửi là muốn nôn, huynh đài!

- Hương vị tuy có hơi nặng, nhưng món ăn này thể hiện trình độ điêu khắc của đầu bếp.
Người thanh niên cố gắng nói lời cuối.

- Người đầu bếp có thể dùng số đậu phụ thối còn lại đâm vào mà chết. Kỹ thuật không tốt không phải là lỗi của anh ta, nhưng đem ra dọa người khác là không được rồi.
Trần Khác xoa xoa đầu Lục Lang nói:
- Lục Lang, đệ xem cái đống này giống cái gì?


Lục Lang trừng to mắt nhìn, lớn tiếng nói:
- Là phân của bò…

-A…
Người thanh niên cuối cùng không nhịn được, ngồi xuống ôm đầu khóc:
- Ô ô, xem ra ta không có số làm đầu bếp…

- Hóa ra ngươi là đầu bếp à?
Nhị Lang lập tức đứng lên, chắp tay nói:
- Xin lỗi, xin lỗi, thực sự không biết huynh đài…

- Tại vì không biết, các ngươi mới nói sự thật…
Người thanh niên khóc lóc đòi chết, một bên nước mũi một bên lệ nói:
- Nói cái gì là “nếu có chí nhất định thành”, đều là lừa dối hết. Ta đã tự học nghề làm bếp nửa năm rồi, một chút tiến bộ cũng không có, để ta chết cho xong đi, ô ô…

- Đây không phải là vấn đề thiên phú.
Lúc này Tam Lang mới mở mồm nói.

- Ô.
Người thanh niên nấc lên, hai mắt đẫm lệ nhìn Tam Lang nói:
- Thế là vấn đề gì?

- Có câu nói “Sư phụ rước vào cửa, học nghệ tại cá nhân”.
Tam Lang chỉ là một đứa trẻ nhưng làm ra vẻ nói:
- Không có sư phụ rước vào cửa, ngươi ở bên ngoài mò mẫm, học cả đời cũng không làm đầu bếp được.

- Đúng…

Đôi mắt người thanh niên sáng lên, sau đó lại buồn bã nói:
- Đều trách ta, lúc cha ta còn sống, cả ngày ta chỉ chơi bời lêu lổng chưa bao giờ chịu vào phòng bếp lấy một bước. Kết quả ông ta qua đời, giờ ta muốn học cũng không có chỗ nào học.

- Cha ngươi, là ông chủ trước của tửu quán Phúc Lai này sao?
Tam Lang tuy biết nhưng vẫn hỏi.

- Phải…
Người thanh niên lau khô nước mắt nói:
- Cha ta còn là đầu bếp ở đây, lúc đấy trong ba tửu quán ở thành này, Phúc Lai không được xếp thứ nhất, nhưng chắc chắn không phải xếp cuối cùng.

- Nói luôn là thứ hai cho rồi.
Tam Lang trợn mắt nói:
- Thế tại sao lại phải dời đến nơi này?

- Lúc ấy mẹ ta là chưởng quầy, trong quán có hai học đồ, ba tiểu nhị, làm ăn rất tốt.
Người thanh niên thở dài nói:
- Kết quả vào mùa đông năm ngoái, cha ta lâm bệnh cấp tính qua đời. Mẹ ta vì quá đau buồn, ốm nặng không dậy được. Chủ của hai tửu quán kia sớm đã không muốn huyện Thanh Thần có tận ba tửu quán, đã nhân cơ hội này làm cho chúng tôi suy sụp. Bọn họ đã đưa ra giá cao để lấy đi hai học đồ của cha ta, tiệm không có đầu bếp, việc làm ăn đương nhiên là đi xuống.

- Bất đắc dĩ, ngươi tự mình làm đầu bếp, nhưng dốt đặc cán mai, bao nhiêu công sức đều uổng phí!
Trần Khác thở dài nói:
- Vì sao không tìm một đầu bếp dạy ngươi?

- Ta đi đâu tìm chứ?
Người thanh niên cười nhạt nói:
- Coi như ta muốn làm học đồ, bọn họ cũng không cần người như ta!
Thời này, tay nghề chính là bát cơm ăn, người có tay nghề đều giữ lại cho mình, chỉ truyền lại cho con cháu, người ngoài muốn học chút tài nghệ, chỉ có thể làm học đồ cho bọn họ năm, tám năm. Cho dù như vậy người ta cũng không truyền dạy đàng hoàng cho ngươi, mà chỉ cho ngươi cơ hội được học trộm thôi.

Nhưng với thân phận của người thanh niên này, không hy vọng tửu quán nào trong huyện chịu dạy anh ta.

- Không nói quá khứ nữa.
Tam Lang xua tay nói:
- Nói đến hiện tại, ngươi muốn học nấu ăn không?

- Đương nhiên là muốn học, nằm mơ cũng muốn.

- Thế sao không rót trà bái sư.

Tam Lang to tiếng nói.

- Bái sư, ai?
Người thanh niên trừng to mắt nói:
- Ngươi sao?

- Ừ.
Tam Lang gật đầu, tuy rằng hắn cố gắng tỏ ra vẻ người lớn, nhưng nhìn vẫn rất trẻ con.

- Ngươi… ta… cái đó.
Người thanh niên có chút bối rối, không biết nên tìm từ nào để nói.

- Cho rằng ta trẻ con, không dạy được ngươi đúng không?
Tam Lang cười nhạt nói:
- Ta không nhiều lời với ngươi nữa, cho ta mượn phòng bếp một chút, cho ngươi biết thế nào là nấu ăn.

- Vị đệ đệ của ta tuy rằng nhìn còn trẻ con, nhưng được trời phú cho tài nấu nướng.
Lúc này Nhị Lang nói đệm thêm vào:
- Ngươi mà được hắn chỉ dạy cho, thực sự là tạo hóa của trời đất.

- À, được rồi.
Người thanh niên này vốn muốn nói, cậu bé, đừng đùa nữa, nhưng nghĩ đến lời bình luận của đứa nhỏ về những món ăn, thể hiển sự hiểu biết rất sâu sắc. Anh ta cũng không con đường nào để lui, chỉ có thể thử lần cuối cùng này xem sao:
- Ta đi phụ giúp các ngươi.

- Không cần.
Tam Lang ngay lập tức từ chối.

Người thanh niên nghĩ cũng đúng, bản thân không phải là tình ngay lý gian, sợ sẽ học lén. Sau đó y đưa mấy huynh đệ xuống lầu đến phòng bếp.

…….

Người thanh niên vừa đi, Tam Lang bắt đầu làm việc. Việc đầu tiên không phải là chuẩn bị nguyên liệu, mà là đập mãi cái hộp gỗ, mất rất nhiều sức mới có thể gắn nó vào chỗ bếp nấu.

Đợi hắn đứng hẳn dậy, Nhị Lang theo phân công đã chuẩn bị hết nguyên liệu… Hai người làm cùng nhau mấy ngày nay, y đã rất thuần thục trong việc phụ bếp rồi. Nhị Lang to mò hỏi:
- Cái thùng gỗ này để làm gì?

- Ống bễ ở lò rèn.
Tam Lang không giấu huynh đệ nói:
- Dùng để gia tăng lượng nhiệt.
Hắn cùng với Ngũ Lang hợp sức, chuyển dời cái nồi trước kia, thay thế vào đó cái nồi mỏng hơn mới mua:
- Nồi quá dày, ảnh hưởng tới hấp thụ nhiệt.

- Tại sao cần nóng như thế?
Tiểu Lục Lang trừng to mắt hỏi.


- Xào rau cần nhiệt độ cao.
Tam Lang thản nhiên nói:
- Như vậy mới đảm bảo được độ tươi ngon của nguyên liệu, sẽ nấu ra một món ăn hoàn mĩ!

Trong bếp vốn đã có lửa, cộng thêm than trúc tốt. Ngũ Lang bắt đầu kéo ống bễ, gió thổi vù vù, quả nhiên lửa trong lò bốc lên rất cao, nước trong nồi rất nhanh bốc lên khô cạn.

Tam Lang kêu “tốt” một tiếng, liền nhanh tay đổ dầu vào, đợi dầu nóng lên, thêm vào đó gia vị hành, gừng và thịt sợi đảo nhanh tay. Thịt vừa chuyển sang màu trắng dùng vợt vớt ra, đồng thời hô:
- Lửa to nữa lên!

Ngũ Lang đen nhẻm dùng hết sức của mình kéo ống bễ kêu vù vù.

Đợi dầu nóng lên, Tam Lang cho đậu tương, tương ngọt và đường đỏ, kêu lên một tiếng:
- Dừng!

Ngũ Lang liền buông ra không kéo nữa, quay ra thở hồng hộc.

Ống bễ vừa dừng lại, lửa đã nhỏ hẳn đi. Tam Lang dùng muôi đảo đi đảo lại đến khi thấy mùi thơm của tương, xuất hiện những bong bong nhỏ, lại hô:
- To lửa!

- Ừ…
Ngũ Lang lại khẩn trương dùng lực.

Sau khi lửa đã to, Tam Lang cho thịt sợi vào đảo nhanh cho ngấm vị, thêm dầu hương và cho ra nồi.

Những thứ như hành thái và đậu phụ phơi khô của Nhị Lang đã chuẩn bị… cũng chính là bì đậu phụ (tàu hủ ky) xếp ở đó, bảo Lục Lang đem ra.

Tiểu Lục Lang cẩn thận bưng ra cửa, người thanh niên và tiểu nhị đã sớm nghển cổ lên trông ngóng. Món ăn vùa mang lên có mùi thơm rất đặc biệt, cách tạo hình cũng rất khác. Hai người vốn dĩ không phục thì bây giờ đã bị ngạc nhiên đến sững sờ.

Khẩn trương đến bên cạnh bàn, hai người mắt to mắt nhỏ, từ trước đến giờ chưa thấy món này bao giờ:
- Đây gọi là món gì?

- Thịt sợi kinh tương.
Lục Lang đang nghĩ ngợi lời của ca ca, nói:
- Dùng đậu phụ phơi khô bọc lấy rồi ăn.

Hai người nhìn bộ dạng của Lục Lang, cầm một tấm bì đậu phụ, kẹp thịt và hành thái vào, từ từ cho lên miệng cắn một miếng. Lập tức họ cảm nhận được độ mềm của thịt sợi, vị cay cay của hành thái, cưng cứng của bì đậu. Tất cả quện lại với nhau, có thể gọi là hương vị vô cùng tuyệt vời.

- Ngon, quá là ngon, ta chưa bao giờ ăn món nào ngon như thế này…
Tiểu nhị một bên cho thức ăn vào mồm, một bên không nhịn được nói to:
- Ô ô, sau này không được ăn nữa thì làm thế nào?

Người thanh niên kia lệ rơi đầm đìa. Đem món này ra so sánh, món mình tự làm đúng là không bằng cứt chó. Anh ta bỗng nhớ ra truyền thuyết mà cha anh ta nói, cả người bỗng run lên, lạc giọng nói:
- Chẳng lẽ đây chính là món xào mà truyền thuyết nói đến sao?!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui