Chuyện này suy cho cùng thì Trần gia cũng là không phải trước, Trần Khác cũng không thể coi là không có tội, cho nên việc hắn đến nhà người ta để tạ lỗi là điều đương nhiên. Chỉ có điều cần phải suy nghĩ, muốn đến gia đình hống hách này trước tiên phải thể hiện ra uy lực, sau đó mở hầu bao… bản thân mình còn phải làm bộ đáng thương. Nghĩ vậy, Trần Khác liền đau đầu từng cơn.
Điều này còn dễ nói, dù sao thì cũng vì tiểu muội nên nhẫn một chút thì tất cả sẽ qua thôi, giống như bị chó cắn vậy. Nhưng điều kiện thứ hai của Liễu gia mới thật sự là nguyên nhân khiến hắn phải quanh quẩn, đi đi lại lại suy nghĩ. Theo lý mà nói huynh đệ dịch thú (hai anh em cưới đổi cho nhau) cũng không phải là một chuyện gì lạ, hai bên cũng coi như là thấu tình đạt lý, nhưng một có một chuyện cũ cứ quấy rầy hắn bao nhiêu năm nay, từng chữ một giống như ngọn núi cứ lần lượt hiện ra trước mắt hắn:
Sư, tử, Hà, Đông!
Một khi bị lão già vô lương tâm Tô Đông Pha tuyên truyền, thì đến người của nghìn năm sau đều biết. Con trai của Trần Hi Lượng sợ vợ, tên tiểu tử Trần Quý Thường này không được phép uống rượu hoa, không thể nuôi kỹ nữ, động một tí là bị phạt quỳ, có lúc còn bị đánh, khiến người ta chê cười một nghìn năm, một nghìn năm sau a.
Nếu Trần Quý Thường bị ngược đãi thì lại không sao hết, một người nguyện đánh, một người nguyện chịu đựng vậy, việc này người khác không quản được. Tuy nhiên, sau này khi Trần Hi Lượng vừa chết thì y đã ra ở riêng khỏi nhà Liễu gia, cả đời không hề gặp lại... có thể thấy tên tiểu tử này thì cũng chẳng có gì là hạnh phúc.
Lịch sử đã rẽ một đường khác, dường như lại quay về với quỹ đạo cũ của nó. Lục Lang là đứa trẻ Trần Khác nuôi lớn, nếu nói huynh trưởng như cha cũng không có gì là khoa trương. Thử hỏi, là ca ca làm sao có thể nhẫn tâm vì hạnh phúc của mình mà đem đệ đệ của mình đẩy vào nơi dầu sôi lửa bỏng chứ?
Cho nên việc này không thể đồng ý được, còn phải tiếp tục suy tính cho kỹ. Chỉ có điều tâm tư này, không thể nói được với bất kỳ ai, ngay cả Trần Hi Lượng cũng không có cách nào nói ra... Lẽ nào nói, nàng dâu tương lai của bạn, sẽ đem người con trai bé bỏng của bạn lên vị Trưởng ban thư ký hiệp hội sợ vợ, sẽ bị người đời chê trách một nghìn năm, một nghìn năm đó! Có tin được không khi Trần Hi Lượng sẽ đem con của ông ta đến thầy thuốc khám bệnh...
Một đêm suy tính không hề có kết quả, nên đành tạm thời gác chuyện này lại, đợi tới khi gặp Tào thị thì tiếp tục nghĩ cách, hay là nên nghĩ về việc chính trước.
Đêm, đang mơ mơ màng màng, Trần Khác liền nghe thấy ngoài sân có tiếng động, liền khoác áo đứng lên xem sao thì thấy tên thư đồng của Trần Hi Lượng đang lắp yên cho con lừa.
- Như thế này là muốn đi đâu?
- Quan nhân vào triều.
Tên thư đồng này sớm đã không còn là tên thư đồng của ngày trước khi Trần Hi Lượng mới mang về từ Tứ Xuyên... tên thư đồng năm đó, từ sau khi tiểu Lượng ca gặp nạn không biết đã chạy đi đâu mất rồi.
- Mới sớm vậy đã vào triều sao?
Trần Khác nhìn trời, sao vẫn còn sáng:
- Lúc này mới canh bốn chứ.
- Con cho rằng làm quan dễ dàng vậy sao.
Cửa tiền sảnh mở ra, Trần Hi Lượng đã thay xong y phục, áo khoác áo gió, đón lấy một chiếc đèn lồng trắng từ tay người thị nữ nói:
- Làm kinh động tới các con rồi, ngày mai, xem xem có thể đem con lừa này vòng qua phía sau hay không.
- Không cần, chúng con ngủ say lắm.
Trần Khác lắc đầu, nói:
- Cha ăn sáng chưa?
- Có thời gian ăn sáng không bằng ngủ nhiều hơn một chút.
Trần Hi Lượng cười nói:
- Ngoài sân chầu có bán điểm tâm sáng.
- Vậy được.
Trần Khác nhìn vào ba chữ màu đen “Tả ti gián” phía trên đèn lồng, bật cười nói:
- Lão cha mang theo thứ đồ này, để tránh người ta không biết cha là ai.
- Người thường thì thôi, chỉ lính tuầngười không biết.
Trần Hi Lượng cười nói:
- Từ tể tướng trở xuống, tất cả quan viên lên triều đều được làm một chiếc đèn lồng như vậy, bằng không giữa đêm tối, gặp phải binh lính đi tuần đêm, liền coi mình là kẻ cắp đấy.
- Không phải nói, thành Biện Lương không cấm đi lại ban đêm sao?
- Đó là bên ngoài thành, trong thành vẫn cần phải đóng cửa.
Trần Hi Lượng cười nói:
- Đừng tò mò nữa, mau về phòng ngủ đi, sớm hôm sau dậy có mấy người Lan Bội bọn họ chăm sóc, việc ăn cơm không cần quan tâm... hôm nay hãy ở nhà nghỉ ngơi chút đi, đừng đi đâu hết.
- Ồ.
Trần Khác gật gật đầu, tiễn Trần Hi Lượng đến trước cửa, thầm nói, chẳng trách vừa ăn tối xong đã đi ngủ rồi... chỉ dựa vào điểm này, kinh quan (quan viên trong kinh thành) cũng đảm đương không nổi.
Trở về phòng ngủ một hồi lâu, đang lúc đi vào giấc mơ, trong ngõ hẻm lại truyền tới tiếng gõ của bà đầu đà báo sáng. Rõ ràng là canh năm đã tới, đầu đà tới báo sáng, tiện thể dự báo thời tiết... việc này có nguồn gốc từ Biện Kinh rồi truyền khắp một vùng rộng lớn bắc Giang Nam.
Đợi tới khi tiếng báo sáng qua đi, bên ngoài dần dần có tiếng động, đêm nay thật sự không thể ngủ tiếp được nữa, hắn đành phải đứng lên, ngồi xếp bằng tròn, hít thở sâu. Đây chính là bộ nội công Thanh Thành được phụ thân của Tống Đoan Bình truyền thụ, cần phải thường xuyên luyện tập. Tuy nó không giúp cho có được võ nghệ cao cường, nhưng có thể khiến tai thính mắt tinh, bách bệnh không thể xâm nhập được, đã là tốt lắm rồi.
Lại nói, Tống Phụ khi đó làm phụ tá cho Trần Hi Lượng trị huyện. Bởi người này chiến tích lẫy lừng nên Trần Hi Lượng đã đề bạt thăng chức, y cũng đã thăng tới chức Chủ bộ... Nghe nói khoa cử sang năm y cũng sẽ vào kinh thành dự thi.
Tập hít thở xong quả nhiên tinh thần sảng khoái hơn rất nhiều. Sau khi ăn sáng, Trần Khác liền ra ngoài dưới sự hộ tống của các huynh đệ.
Không phải là hắn cố tình đối đầu với Trần Hi Lượng, chỉ là hôm qua có việc cần phải làm, nhất thời sao nhãng không ngờ quên mất.
Việc đó là việc gửi tiền. Trên người bọn họ tổng cộng có cất tới sáu vạn quan tiền Giao tử...
Tiểu muội rất chu đáo, đã sớm viết địa chỉ cửa hàng Giao tử (một hình thức ngân hàng thời cổ) vào cuốn sổ ghi chép. Trần Khác vừa đi vừa hỏi thăm, tới cửa hàng Giao tử Đông Đô nằm đối diện với Tây Điện Tiền Ti, nằm trên đường phố góc phía tây hoàng cung... Rất tốt vì có cảnh vệ bộ tư lệnh ở đối diện, tuyệt đối không lo bị cướp.
Cửa hàng Giao tử Đông Đô, là một cửa hàng ở mặt phố có hai tầng. Cửa hàng này nằm trên đường lớn góc phía tây nhưng lại rất kín đáo, người thường rất khó có thể tin nơi đây cất giấu tài sản ngang ngửa tài sản của một nước.
Sau khi Trần Khác cùng mấy người đi vào thì chỉ thấy một cách bố trí như một hiệu cầm đồ vậy, bài biện một cái bàn đơn giản. Tấm biển “hòa khí sinh tài” được đặt cao cao phía sau quầy hàng, bên dưới có một vài quầy viên ngồi đó, lạnh lùng nhìn đám thanh niên đi tới... nhìn cách ăn mặc của bọn họ khẳng định là người mù đi vào.
Người quản sự trong cửa hàng đi tới phía trước, cười nói:
- Xin hỏi chư vị tiểu huynh đệ, tôi có thể giúp được gì không?
- ...
Trần Khác không nói, lấy ra một miếng tiền vàng.
Quản sự vừa nhìn thấy thỏi vàng kia, lập tức đưa hai tay ra đón lấy, quay trái phải nhìn một lượt. Sau khi xác nhận không có gì nhầm lẫn, nụ cười trên khuôn mặt y liền trở nên thân mật hơn nhiều:
- Quý khách mời lên lầu.
- Chà, thời kỳ này đã có người sử dụng thẻ vàng sao...
Trần Khác thầm lấy làm kỳ lạ. Miếng tiền vàng mà tiểu muội cho hắn, chính là vật dùng để chứng minh thân phận.
Quản sự vén tấm trướng xanh lên, dẫn bọn họ lên lầu, liền trông thấy cách bài trí không giống như bên dưới... Hương trên bàn được đặt vào một lư hương đồng cổ Bác Sơn, trong lư tỏa ra mùi hương thơm. Hai bên tường treo bốn bức tranh sơn thủy nổi tiếng... dưới đất trải loại thảm quý do người Ba Tư dệt.
Người quản sự ra phía sau mời chưởng quầy, có một thị nữ duyên dáng bưng trà lên. Trần Khác bưng trà lên nhìn một cái, vẫn là cái loại vừa thơm lại vừa sền sệt, lập tức không có hứng thú, liền đặt chén trà trở lại.
Đúng lúc này, tấm trướng được cuộn lên, một người đi chiếc giầy hoa văn vạn phúc màu vàng, trên đầu đội một chiếc mũ tiểu lam rất buồn cười. Người trung niên có cách ăn mặc của phú thương xuất hiện trước mặt Trần Khác, mỉm cười vừa vái, vừa nói:
- Chư vị tiểu quan nhân có lễ.
Tuy y có giọng nói đặc tiếng Biện Lương nhưng người này lại có tóc quăn màu đen, mũi cao mắt sâu, nhìn qua thì không phải là người Hán.
Chỉ có điều, trong thành Biện Kinh có nhiều người ngoại quốc, trong đó người có ánh mắt như vậy không phải là ít nên đám người Tống Đoan Bình chỉ thoáng kinh ngạc, sau đó liền vái đáp lễ. Chỉ có Trần Khác vẫn xuất thần như trước nhìn chiếc mũ tiểu lam trên đầu người này, hồi lâu mới nuốt nước bọt nói:
- Ngươi là người Do Thái?
- ...
Người này không hiểu lắm ý của hắn, lắc đầu.
- Người Israel?
Trần Khác lại hỏi.
- À, tiểu quan nhân là muốn nói... người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp? (Nhất Tứ Nhạc Nghiệp là phiên âm cổ của từ Israel).
Người này có chút không chắc chắn nói.
- Đúng...
Âm dịch gần như nhau, Trần Khác gật gật đầu nói:
- Quê hương của các ngươi ở Jerusalem. Lúc giết động vật có phải đều phải rút gân chân của nó ra không?
- Đúng.
Người kia lộ vẻ giật mình nói:
- Không ngờ tiểu quan nhân lại hiểu người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp chúng tôi như vậy.
- Hiểu biết của ta về các ngươi hiện giờ không nhiều.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Chỉ là dựa vào chiếc mũ ngươi đội và hoa văn trang trí trên miếng tiền vàng này mà đoán ra thôi... Đúng rồi, bốn phía của mỗi một Giao tử điếm đều có hình vẽ “phiên diệp” như vậy. Ta nhớ rõ đây chính là dấu hiệu đặc biệt của tộc người các ngươi.
- Tiểu quan nhân quả là có hiểu biết về chúng tôi.
Người này mỉm cười gật đầu nói:
- Giao tử của triều đình Đại Tống, chính là giao cho người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp chúng tôi phụ trách.
- Các ngươi làm thế nào mà đến được đại Tống?
Trần Khác sớm đã rất lấy làm kỳ quái về bức hình trên Giao tử điếm, bây giờ suy đoán nghiệm chứng, tự nhiên muốn hỏi cho rõ ràng.
- Nghe các trưởng bối nói, khi Thái Tổ lập quốc, tộc chúng tôi từ hải ngoại trở về, tiến cống vải Tây Dương cho triều đình. Thái tổ nói với chúng tôi: trở về Hoa Hạ, tuân thủ tổ phong, ở lại Biện Lương”, cho phép chúng tôi trở thành thần dân Đại Tống, ở lại Biện Lương sinh sống.
Đột nhiên nói:
- Bởi chúng tôi không ăn thịt lợn, cũng là người Sắc Mục (giai cấp thống trị đời Nguyên gọi chung các dân tộc ở Tây Vực và Tây Hạ), triều đình gọi chúng tôi là Lam Mạo Hồi Hồi, cũng gọi là, cũng gọi là Thiêu Cân Hồi Hồi... Trên thực tế, tuyệt đối không phải như vậy, cho nên chúng tôi mới tự xưng là người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp.
Nói rồi y nhìn Trần Khác mỉm cười nói:
- Có thể gọi tên chúng tôi một cách chính xác, nhất định là người bạn tốt. Tôi tự giới thiệu, tôi họ Bạch, tên là Bạch Nhã Minh, tự Bình Nhiễm, giáo danh của tôi là... Bản Nhã Minh.
Đối với người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp mà nói, nói cho đối phương biết giáo danh của họ chính là đã xem họ như những người bạn tốt của bạn.
Ông chủ nhà xưởng ban đầu của Trần Khác, chính là người Israel, cho nên đối với những điều kiêng kị và sở thích của dân tộc này có thể nói là hiểu rất rõ. Dân tộc này có một bản tính rất ngoan cố, cho dù cách một nghìn năm, về cơ bản không có gì thay đổi.
Vì thế mà cuộc nói chuyện của hai người rất vui vẻ, Bạch Nhã Minh thậm chí còn mời hắn, ngày khác đến làm khách ở chỗ của bọn họ. Trần Khác liền vui vẻ đồng ý.... Chỉ có điều hắn cũng sẽ không quá thành thật, đám người dính lông lên còn tinh hơn cả khỉ.
Làm cho quan hệ nóng lên, tên Bạch Nhã Minh này mới nhắc tới chính sự nói:
- Không biết Tam Lang tới có chuyện gì?
- Gửi tiền.
Trần Khác nói:
- Ban nãy không phải đã nói rồi sao, tôi vừa từ đất Thục ra, mang theo chút tiền trên người, gửi ở chỗ các người yên tâm hơn chút.
- Cửa hàng chúng tôi có dịch vụ này.
Bạch Nhã Minh nói:
- Không biết Tam Lang gửi bao nhiêu tiền?
- Sáu mươi nghìn quan tiền.
Trần Khác nói.
Người Do Thái, thời gian quan viên đời Tống vào triều và đèn lồng trăng, Giao tử.. tất cả không phải chuyện bịa đặt. Nói cách khác, tôi ngoài vì tình tiết mà điều chỉnh nhân vật ra... tuy là không phải tất cả đều có căn cứ nhưng về cơ bản là không có gì bịa đặt.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...