Thang máy dần lên cao, bác Trần nhìn hình ảnh phản chiếu của Đàm Mặc qua tấm gương trong thang máy.
Khuôn mặt của thiếu niên vẫn không có chút biểu cảm nào, nhưng người đã chăm sóc anh suốt một năm là bác Trần vẫn cảm thấy hình như tâm trạng hôm nay của anh không tệ.
Cuộc sống của Đàm Mặc như đã được lập trình cố định để tự đày đọa bản thân. Mỗi ngày đúng giờ đến trường, đúng giờ ăn cơm, đúng giờ đi nghỉ. Bác Trần và dì Trần cũng dựa theo thời gian biểu nghiêm ngặt đó mà chăm sóc cậu thiếu niên trầm mặc ít nói này.
Đẩy Đàm Mặc về nhà như thường lệ, chờ đến đúng bảy giờ tối, dì Trần sẽ bưng đồ ăn lên. Lúc đó Đàm Mặc sẽ chủ động bước ra khỏi phòng để ăn cơm. Trong lúc anh dùng bữa tối, dì Trần sẽ vào phòng thu dọn quần áo mà anh đã thay ra.
Dì Trần bước vào phòng Đàm Mặc như mọi ngày. Trên giá sách, trên bàn, thậm chí là tủ đầu giường, tất cả đều đặt đầy những quyển sách mà bà đọc không hiểu.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Dì Trần thở dài, không đụng vào sách của Đàm Mặc mà bỏ quần áo anh thay ra vào rổ để đem đi giặt.
Bà kiểm tra túi quần, áo của Đàm Mặc như thường lệ. Bình thường thì túi áo, quần của anh luôn sạch sẽ, nhưng hôm nay dì Trần lại phát hiện một thứ gì đó không liên quan đến Đàm Mặc ở bên trong.
Một cây kẹo.
Dì Trần cầm kẹo sửng sốt một lúc lâu, vô thức nhìn thoáng qua phía cửa phòng, khẽ thở phào một cái, sau đó cẩn thận đặt cây kẹo lên bàn Đàm Mặc, rồi đóng cửa lại.
Bảy giờ hai mươi, Đàm Mặc cơm nước xong trở về phòng mình. Đợi anh đi rồi, dì Trần mới vội vàng kéo bác Trần lại, nói cho ông biết chuyện trong túi của Đàm Mặc có một cây kẹo.
Chỉ có người ở bên cạnh Đàm Mặc, thấu hiểu anh mới biết rõ rằng, đến cùng cây kẹo này có ý nghĩa như thế nào. Cây kẹo này không thể nào là do Đàm Mặc mua, mà đã không phải do anh mua thì chắc chắn là có người đưa cho anh. Có thể tiếp nhận ý tốt của người khác, tiến bộ này đủ để khiến hai ông bà kích động đến rơi nước mắt.
Thảo nào lại cảm thấy tâm trạng hôm nay của Đàm Mặc không tệ, thì ra đó không phải là ảo giác.
Khoảng hơn chín giờ tối, điện thoại của bác Trần rung lên. Ông vội vàng đóng cửa lại rồi nghe máy. Sau khi cúp điện thoại, ông do dự một lát rồi nhẹ nhàng gõ cửa phòng Đàm Mặc
“Vào đi.” Đàm Mặc nói ngắn gọn, giọng điệu lạnh lùng. Bác Trần tập mãi đã thành thói quen, mở cửa vào phòng, nhìn thấy Đàm Mặc đang cầm một con dao thủ công trong tay, nhanh chóng tháo dỡ tất cả bộ phận của một chiếc đồng hồ cơ ra.
Bác Trần nhìn thoáng qua từng phần nhỏ của chiếc đồng hồ cơ trên bàn, rồi chuyển mắt đến cây kẹo đang đặt cạnh đó.
Bác Trần cười cười, cảm thấy có lẽ hôm nay Đàm Mặc sẽ đồng ý với chuyện mà mình sắp nói.
“Đàm tiên sinh vừa mới gọi điện thoại đến.” Bác Trần nhìn Đàm Mặc rồi cẩn thận nói.
Đàm Mặc vẫn nghịch chiếc đồng hồ cơ trong tay, cũng không ngẩng đầu lên: “Có việc?”
“Đàm tiên sinh nói đã liên hệ được với bác sĩ hàng đầu nước Đức, cuối tuần này sẽ đến…”
Lời còn chưa dứt đã bị Đàm Mặc cắt ngang: “Không đi.”
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Bác Trần khựng lại, nhìn khuôn mặt lạnh lùng của thiếu niên, ông muốn khuyên anh một chút, nhưng dù có nói thế nào đi chăng nữa, câu trả lời của Đàm Mặc vẫn chỉ là hai chữ ấy, không đi.
Không đi bệnh viện, không cho bác sĩ kiểm tra, không làm phục hồi chức năng.
Đã một năm trôi qua từ khi mẹ của Đàm Mặc qua đời và hai chân của anh bị liệt, anh không trở về nhà, cũng không tiếp nhận trị liệu. Đàm tiên sinh đã từng cưỡng chế đưa anh đi phục hồi chức năng, nhưng rồi lại bị Đàm Mặc kiên quyết phản kháng.
Anh dùng con dao thủ công mà mình dùng để tháo dỡ linh kiện đâm vào giữa chân.
Từ đó về sau, rốt cuộc không còn ai dám bắt anh tiếp nhận trị liệu nữa.
Vẻ mặt của bác Trần trở nên ảm đạm, lẳng lặng đi ra khỏi phòng Đàm Mặc, lắc đầu với khuôn mặt quan tâm của dì Trần đang đứng bên ngoài.
Hai người vốn tưởng rằng hôm nay Đàm Mặc khác với mọi khi, có lẽ sẽ đồng ý việc phục hồi chức năng, thế nhưng mọi chuyện vẫn cứ như cũ. Đàm Mặc không chấp nhận điều trị, anh không muốn đứng lên, hoặc là nói, anh căn bản không muốn sống nữa.
Ở một chỗ khác, tâm trạng Kiều Lam vui vẻ cả đêm.
Đàm Mặc từ chối khiến cô không khỏi thất vọng, nhưng đợi tập hợp xong quay về lớp một lần nữa, phát hiện trên bàn Đàm Mặc không còn cây kẹo kia, tâm trạng của cô lập tức tốt hơn không ít.
Đàm Mặc nhận kẹo rồi.
Về đến nhà, tâm trạng rất tốt.
Từ sau khi để Kiều Lam tự nấu cơm rồi tổn thất mất một miếng thịt bò, bà nội Kiều không còn dám để Kiều Lam tự nấu cơm nữa, nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh từ đó.
Lúc đầu bà nội Kiều tính toán tốt lắm, bà ta chỉ làm một chút đồ ăn đủ cho Kiều Nguyên ăn là được. Bà ta không tin Kiều Lam dám cướp đồ ăn với cháu trai mình.
Kết quả là ngày hôm đó đứa cháu trai yêu dấu của bà ta đã bị đói.
Kiều Lam ăn cơm nhanh, lúc ăn không nói lời nào, mà Kiều Nguyên thì vừa ăn cơm vừa xem TV, chờ đến khi Kiều Lam ăn no đi rửa chén, đồ ăn cũng chẳng còn nữa.
Kiều Nguyên choáng váng, bà nội Kiều cũng choáng váng.
Bà nội Kiều chạy tới mắng Kiều Lam không có lương tâm, ăn nhiều như vậy, Kiều Nguyên bị đói thì phải làm sao bây giờ. Kiều Lam nghe từ tai phải qua tai trái, chẳng thèm để ý đến lời của bà ta, rửa bát xong thì liền trở về phòng mình.
Bà nội Kiều lại thức đến khuya chờ cha mẹ Kiều trở về, rồi kể tội với cha Kiều, cuối cùng lại bị mẹ Kiều trách ngược lại.
“Cũng có phải là nhà mình không mua nổi đồ ăn đâu, không đủ thì nấu nhiều đồ ăn chút không được sao.”
Lập tức đổ chuyện Kiều Lam cướp đồ ăn lên đầu bà nội Kiều, nếu không phải bà làm cơm ít, làm sao Kiều Nguyên lại bị đói được.
Bà nội Kiều chỉ hận không thể tháo tạp dề ra ném vào mặt mẹ Kiều.
Trước kia lúc còn chưa sinh Kiều Nguyên, bà nội Kiều muốn đánh muốn mắng mẹ Kiều thế nào cũng được, nhưng bây giờ thì không thể như thế nữa. Điều đáng giận nhất đó chính là, con trai bà ta còn chẳng nhìn ra được là mẹ chồng con dâu đang giương cung bạt kiếm. Cha Kiều cảm thấy vợ mình nói rất đúng, và rằng mẹ ruột mình đã quá keo kiệt rồi.
Bà nội Kiều tổng cộng sinh được ba đứa con trai, cũng vì vậy nên bà ta đặc biệt coi thường mẹ Kiều.
Cha Kiều là con trai út, cũng là đứa con mà bà nội Kiều yêu thương nhất, dành hết sự yêu thương suốt mấy chục năm trời. Bà nội Kiều trở về phòng, càng nghĩ càng đau lòng, càng nghĩ càng xót xa, thế là ngày hôm sau liền bỏ nhà đi đến chỗ con trai thứ hai khóc lóc kể lể.
Anh thứ hai gọi điện đến rầy cha Kiều một trận, mắng ông ta là đồ sói mắt trắng [1], mẹ già ngày nào cũng chăm sóc con trai cho ông ta mà còn không biết trân trọng. Cha Kiều bị anh trai mắng đến váng cả đầu, lòng thấy áy náy, cũng dần cảm thấy rằng mẹ Kiều đã quá đáng rồi.
[1] Sói mắt trắng (Bạch nhãn lang): là một danh từ riêng chỉ loại vong ân bội nghĩa, tâm địa hung tàn.
“Mẹ tôi ngày nào cũng giúp cô chăm sóc con trai, nấu cơm giặt giũ phục vụ cho con của cô, cô không biết thông cảm thì thôi đi lại còn chê mẹ tôi hầu hạ không tốt, cô thấy không tốt thì cô tự đi mà làm đi!”
Mẹ Kiều trợn tròn mắt.
Lúc trước không phải mẹ và anh sống chết đòi có cháu trai sao?
Kiều Nguyên là con trai tôi chẳng lẽ không phải là con trai anh à?
Mẹ Kiều đã không còn là người phụ nữ suốt ngày chỉ biết vâng vâng dạ dạ như trước đây nữa, ngay lập tức làm ầm lên với cha Kiều. Mà bà nội Kiều đang đợi ở nhà con trai thứ hai bên kia, nghe được con trai con dâu cãi nhau rồi chiến tranh lạnh, lúc này mới hài lòng trở về nhà cũ.
Hôm đó, bà nội Kiều được cả nhà con trai thứ hai đưa về.
Kiều Lam nhìn thoáng qua cô nàng vênh váo tự đắc trước mặt, đến giờ mới biết, thì ra cô nàng bảo mình đi ra chỗ khác học bài chính là Kiều Lộ.
Kiều Lộ đi phía sau người mẹ ăn mặc vô cùng xinh đẹp kia của mình, có cảm giác ưu việt khi người thành phố gặp đám dân quê, nhìn thấy Kiều Lam thì càng đắc ý không chịu được.
Cô ta xem thường Kiều Lam. Cha mẹ cô không có học thức, Kiều Lam cũng chẳng được đẹp như cô ta, về học tập thì càng không phải so sánh.
Mẹ Kiều đen mặt đi rửa trái cây, rửa xong thì nhét đĩa trái cây vào tay Kiều Lam: “Y như cái cọc gỗ, không có chút ý tứ nào cả, còn không nhanh bưng trái cây lên đi.”
“Ồ.” Kiều Lam bưng đĩa trái cây đi ra khỏi bếp. Trong phòng khách, bà nội Kiều ngồi giữa ghế sô pha, Kiều Nguyên và Kiều Lộ mỗi đứa ngồi một bên bà ta.
Chú hai vô cùng tức giận với hành động của em trai mình, nhưng đối với cháu gái thì cũng không tệ lắm, cười bảo Kiều Lam cùng ngồi xuống.
Kiều Lam ngồi xuống. Bà nội Kiều lập tức nhấp nhổm không yên. Kiều Lam không đến phòng bếp phụ giúp đi mà ngồi đây làm gì? Đây là chỗ mà cô có thể ngồi đấy hả?
Đang muốn bảo Kiều Lam đi xuống, Kiều Lộ đã duỗi tay cầm lấy một quả táo, bà nội Kiều vội vàng nói: “Vỏ táo này dày lắm, để Kiều Lam gọt xong rồi con hẵng ăn.”
Kiều Lộ bày ra vẻ mặt ghét bỏ, đưa quả táo cho mẹ mình gọt giúp. Thím Kiều nhanh chóng gọt vỏ, sau khi cắt táo ra thành mấy phần thì chia cho mỗi người một miếng.
Kiều Lam cũng cầm lấy một miếng táo, bà nội Kiều trừng mắt với cô: “Lớn như vậy rồi mà còn bắt thím phải hầu hạ mày hả. Suốt ngày chỉ biết ăn với ăn thôi. Đã chẳng biết hầu hạ cho tốt, tính tình lại còn xấu, sau này có cho tiền cũng không có thằng đàn ông nào muốn lấy mày đâu.”
Những lời này vô cùng khó nghe, thím Kiều thật sự không nghe nổi những lời thô tục này của mẹ chồng mình, nhất là ngay trước mặt con cháu, bà lại nói cái gì mà hầu hạ với không hầu hạ, đàn ông với không đàn ông. Thím Kiều lúng túng nói: “Mẹ à, thời đại này rồi, con gái mà học hành cho giỏi thì sau này cũng không kém con trai đâu.”
Bà nội Kiều chỉ vào Kiều Lam: “Nó mà so được với Lộ Lộ nhà con sao? Con nhìn xem nó học hành thế nào, để nó đi học đúng là phí tiền phí bạc. Lần kiểm tra trước đứng từ dưới đếm lên đấy, còn không bằng bỏ học sớm mà về phụ giúp cha mẹ đi!”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...