Ngày thứ sáu
Ngày hôm nay có lẽ là ngày tươi sáng nhất trong một tuần đen tối của gia đình tôi. An An gọi điện nói bà nội bên kia đã tỉnh rồi. Bình Bình đang lưu diễn ở Indo cũng đã có lịch quay trở về. Nhưng điều khiến tôivô cùng kích động là khi nhận được điện thoại của anh cả. Có người liên lạc báo cách đây hai hôm đã nhìn thấy ba tôi. Tôi bật loa ngoài ẹ nghe. Nghe anh cả nói liên hồi, tôi thấy buồn cười, tới tận giờ tôi mới biết ông anh trai tài hoa-băng giá-lạnh lùng của mình hóa ra lại lắm mồm thế. Mẹ đương nhiên không đáp lời, ấy vậy mà ổng có thể tám chuyện tới gần một tiếng.
Lúc ngồi nghe anh cả lải nhải, mắt tôi lơ đãng nhìn vào màn hình monitoring* hiển thị chức năng sống. Cả tuần nay cứ rảnh là tôi lại nhìn chằm chằm vào đó, nên biết huyết áp của mẹ sau phẫu thuật luôn là 100/60-70 mmHg, mạch đập chỉ xung quanh con số 50, chỉ khi nào mẹ rơi vào tình trạng cấp cứu tôi mới thấy hai chỉ số này thay đổi. Nhưng bây giờ khi nghe anh cả nói thì hai chỉ số này đều tăng thêm 10 nhịp mà máy móc không hề báo tín hiệu cấp cứu. Tôi hỏi anh cả. Anh trầm ngâm một lát rồi nói:
*Monitoring: máy theo dõi các chức năng sống như mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim đồ của bệnh nhân.
- Vì mẹ đang nghe chúng ta nói mà.
Tôi nghe rõ trong giọng của anh có ý cười.
Ngày thứ bảy
Buổi sáng, hai chị điều dưỡng đẩy xe dụng cụ tới giường mẹ. Tới giờ chăm sóc rồi. Tôi lấy ngón tay chọc chọc vào vai mẹ.
- Mẹ, mẹ ghét bị người ta đụng chạm vào cơ thể lắm mà, giờ sắp bị lột sạch đồ, người chỗ nào cũng bị rờ tới rờ lui…
Hai chị điều dưỡng nghe vậy thì cười lăn. Tôi khịt khịt mũi, cố không cười và tỏ vẻ nghiêm túc nói:
- Con trai cố gắng giữ lại chút tự tôn ẹ nên con ra ngoài đây nhé.
Buổi chiều, tôi tìm thấy trong điện thoại của mẹ một cuốn tiểu thuyết được đánh dấu trang. Nó được đánh dấu cách đây bảy ngày, vậy chắc mẹ đang đọc dở rồi. Tôi hí hửng ra mặt, vì anh cả gọi về nói có thể đọc sách ẹ nghe nhưng tôi quả thực chẳng biết phải đọc sách gì nữa.
Phòng chỉ có tôi với mẹ, tôi cao giọng đọc tiếp từ phần đánh dấu:
“Chúng tôi cứ ngồi như thế mãi. Cuối cùng, khi tôi đã cạn nước mắt, Christian đứng lên, ôm tôi và bế tôi đặt vào giường của anh. Một lúc sau, anh nằm bên cạnh tôi trong bóng tối. Anh kéo tôi vào vòng tay, ôm tôi thật chặt, rốt cuộc tôi cũng chìm vào một giấc ngủ tối tăm và hỗn loạn.”
…
“Christian đang rúc vào cổ tôi khi tôi dần thức giấc.
‘Chào buổi sáng’, em yêu, anh thì thầm và nhấm nháp tai tôi. Mắt tôi run rẩy mở ra rồi đóng lại ngay lập tức. Ánh sáng rực rỡ buổi ban mai tràn ngập căn phòng, và tay anh đang nhẹ nhàng vuốt ve ** tôi, nhẹ nhàng trêu chọc tôi. Lần tay xuống dưới, anh túm lấy hông tôi trong lúc nằm đằng sau, ôm tôi thật chặt…”
Đọc đến đây tôi xanh mặt lại, đứng bật dậy và vứt bẹp cái điện thoại xuống giường gào lên:
- Mẹ đọc cái quái gì thế hả? 50 sắc thái hóa ra là truyện… truyện... - Cuối cùng tôi cũng không bật ra được từ “khiêu dâm” vì nhìn thấy chị hộ lý đang quay về phòng.
Tôi lẩm bẩm:
- Mẹ ôi, con không ngờ, ba mà biết…
Bất chợt tôi nhìn thấy bảng thông báo huyết áp và tim mẹ đột nhiên tăng. Tôi vội vàng vừa xua tay vừa nói:
- Trời biết, đất biết, mẹ biết, con biết, ba tuyệt đối sẽ không biết…
Khi tôi lặp lại câu thần chú này đến lần thứ ba thì thấy huyết áp và nhịp tim của mẹ trở về bình thường. Hú vía, tí nữa thì bác sĩ cả khoa lại tập trung ở đây, lúc đó tôi không thể nói với họ là tình trạng mẹ chuyển biến vì tôi dọa sẽ mách ba tôi là mẹ tôi đọc truyện khiêu dâm được.
Ngày thứ tám
Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ vào buổi sáng, ông bác sĩ già trưởng khoa cười hiền lành:
- Mẹ cháu có dấu hiệu khá hơn nhiều rồi. Tổn thương xuất huyết đã được giải quyết nhưng di chứng thì phải đợi mẹ cháu tỉnh mới biết được.
Tôi muốn hỏi, bao giờ mẹ tỉnh, nhưng cuối cùng lại không hỏi. Khá hơn có nghĩa là mẹ sẽ không đột ngột rơi vào tình huống nguy hiểm có thể chết bất cứ lúc nào như mấy hôm trước, chứ còn tỉnh lại thì có thể là ngày mai, tháng sau, cũng có thể là… không bao giờ. Tôi hiểu điều đó nhưng không muốn bác sĩ xác nhận nó, thế nên lựa chọn im lặng. Ông bác sĩ trước khi rời đi, khẽ xoa đầu tôi nói:
- Cháu giỏi lắm. Kiên cường lắm.
Tôi ngồi ở một bên giường, hai tay buông thõng nhìn mẹ một hồi lâu. Nếu không tìm được ba, và nếu mẹ không tỉnh lại nữa. Tôi cũng không chắc mình có thể kiên cường tới bao giờ.
Chiều muộn lúc tôi đang đọc Tiếng chim hót trong bụi mận gai ẹ nghe thì nhận được tin của đội tìm kiếm. “Trả cho họ mấy trăm nghìn đô đúng là không công toi.” -Tôi chắc cú An An nhà tôi sẽ nói câu đó khi nhận được tin.Đoàn tìm kiếm do gia đình tôi thuê đã tìm được một áo sơ mi và một áo phao của hãng máy bay ba tôi đi trên một hòn đảo phía Nam của Indo. Đáng tiếc hòn đảo nhỏ đó không có dân cư sinh sống, tìm kiếm liên tục mà không thấy người bị nạn. Nhưng điều đáng nói là áo sơ mi hiệu Romani kia lại giống hệt cái áo ba tôi đã mặc, phù hợp cả size và kiểu dáng. Đội tìm kiếm đã liên hệ thân nhân của 166 hành khách còn lại để xác nhận có hành khách nào khác cũng mặc đồ tương tự không. Kết quả cho thấy chiếc áo kia khả năng lớn là của ba tôi. Vậy có thể loại trừ được khả năng lớn nhất là ba tôi đang lênh đênh trên biển. Tám ngày mà còn lênh đênh trên biển thì hẳn ba tôi làm bạn với vua Thủy Tề rồi.
Bình Bình kích động gọi điện về cho tôi. Chị ấy nói đã liên lạc được với đội tìm kiếm và đang trên đường tới gặp họ. Bà nội tuy đã tỉnh lại nhưng vẫn cần được chăm sóc, công việc công ty vẫn bộn bề nên anh cả và An An không thể tới Indo được. Tuy nhiên anh Minh cũng đang trên đường tới Indo vì thế Bình Bình không chỉ có một mình.
Ngày thứ chín
Đó là ngày chủ nhật. Nụ vào viện với tôi từ sáng. Lúc các chị điều dưỡng chăm sóc vệ sinh ẹ, tôi với lời hứa “giữ lại ẹ chút tự tôn” đã không ở lại xem quá trình vệ sinh mà ngồi với Nụ. Nụ giao bài vở mấy ngày nghỉ học cho tôi. Tôi cười gãi cổ gãi tai một hồi thì thay vì cảm ơn, tôi lại phụt ra câu hỏi nghĩ mãi mấy hôm nay:
- Thích tớ từ bao giờ?
Mặt Nụ đột nhiên đỏ ối, nhỏ nhét đống vở vào tay tôi, càu nhàu khẽ:
- Ai thích Vũ?
Tôi bâng quơ đáp:
- Để ý người ta từ lớp mẫu giáo ba tuổi mà sao bảo không thích?
Bên kia cũng không chịu thua.
- Tớ muốn xin chữ kí Bình Bình, cậu đừng tưởng bở.
- Học cùng hai năm cấp ba có thấy đằng ấy nhờ xin chữ kí đâu?
Thấy Nụ không nói gì, tôi làm bộ đứng lên.
- Hôm nào Bình Bình trở về tôi xin chữ kí cho cậu, giờ tôi về phòng với mẹ đây.
Ai đó níu áo tôi, lí nhí nói:
- Tớ nghĩ nếu làm bạn gái em trai Bình Bình chắc không chỉ xin được chữ kí, còn xin được vé xem liveshow ấy nhỉ?
Tôi thấy mặt nhỏ đỏ tưng bừng rồi, nhưng vẫn chưa chịu buông tha.
- Tớ chẳng muốn nói với ai về gia đình vì sợ mấy đứa con gái như cậu đấy. Tớ sẽ bảo với Bình Bình gửi vé liveshow cho cậu. Cậu về đi.
Lần này thì tôi đứng dậy thật.
Tôi có thể cái gì cũng thua kém ba và anh cả, nhưng riêng khoản tán gái thì hơn chắc. Mẹ xấu thế mà ba tôi mất tới hơn chục năm trời mới theo đuổi được còn anh cả thì tài giỏi đấy, đẹp trai, lạnh lùng đấy nhưng mà vẫn ế đó thôi. Tôi cá đến giờ ảnh còn chưa từng cầm tay cô gái nào chứ đừng nói gì đến hôn. Còn tôi ấy à, thích người ta bằng thật đấy nhưng mà theo đuổi tôi cũng là người ta, tỏ tình cũng là người ta kìa.
Quả nhiên thấy tôi đứng dậy, Nụ cuống lên nắm chặt tay tôi:
- Tớ không bị less, được chưa? Tớ… tớ hâm mộ Bình Bình… nhưng tớ… thích…
- Thích gì?
Nụ bị dồn ép quá cuối cùng cũng phải nói ra:
- Thích cậu!
Tôi sướng rơn trong bụng nhưng còn chưa kịp đáp lại thì điện thoại kêu. Nhìn thấy người gọi là anh Minh, tôi vội vã bắt máy:
- Thế nào rồi anh?
Tôi thấy ánh mắt lo lắng của Nụ nhìn tôi, bởi vì sau khi buông điện thoại, tôi chán nản ngồi vào ghế và Nụ hỏi gì tôi cũng im lặng.
Mũi tôi cay xè. Tôi thực muốn khóc. Gần mười ngày rồi, nếu ba tôi vẫn lênh đênh trên biển thì… Tại sao lại nhầm chứ? Rõ ràng chiếc áo được tìm thấy là của ba tôi mà. Tôi thẫn thờ lẩm bẩm:
- Phải nói gì với mẹ bây giờ?
Thật may hôm đó có Nụ, tôi không biết cảm giác hy vọng để rồi thất vọng thảm hại ấy sẽ ra sao nếu tôi phải gặm nhấm nó một mình.
Ngày thứ mười
Anh cả về nước.
Nhìn anh có vẻ hốc hác, mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, râu ria xồm xoàm vì chắc không có thời gian hoặc chẳng để ý cạo. Anh cả trong bộ dáng này mất đi vẻ trắng trẻo đẹp trai kiểu thư sinh, trí thức thường ngày nhưng lại tăng thêm vài chục phần trăm độ man lì* khiến mấy chị điều dưỡng cứ lượn như chuồn chuồn báo mưa trước cửa phòng bệnh của mẹ.
*Man lì (manly): tính chất đàn ông, vẻ đàn ông.
Thư kí của mẹ nháy mắt nói với tôi, mấy ngày nay ảnh chỉ ngủ có hai tiếng một ngày. Tôi gật gật đầu, chợt nhận ra hình như đêm nào nằm viện tôi cũng ngủ được nhiều nhất là hai tiếng thôi thì phải. Đã vậy còn rất nhiều lần đang ngủ hoảng hốt bật dậy nhìn chằm chằm vào máy monitoring xem mạch với huyết áp của mẹ, để biết mẹ chắc chắn còn sống.
Anh cả vỗ nhẹ vào vai tôi. Ảnh không nói gì, nhưng tôi đoán ảnh định nói: Em vất vả rồi.
Ba mẹ là của chung, còn phân biệt ai vất vả ai không sao?
Anh cả trở về, ảnh tranh hết việc của cả tôi, của cả chị hộ lý, y tá, thậm chí bác sĩ trực cũng nói ảnh tranh cả việc của họ. Ảnh nói chuyện với mẹ nhiều lắm. Xin lỗi mẹ vì không bên cạnh chăm sóc mẹ, và cuối cùng tôi thấy ảnh vừa khóc vừa nói:
- Mẹ! Xin lỗi vì con không tìm được ba ẹ.
Ngày thứ mười một
Hôm nay Bình Bình về nước, tôi cùng anh Minh ra sân bay đón chị ấy. Trông Bình Bình cũng mỏi mệt vô cùng. Chị ấy ngồi ở hàng ghế phía sau, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Điện thoại của chị liên tục báo tin. Tôi khó chịu nhắc chị tắt điện thoại đi mà nghỉ. Bình Bình uể oải mở điện thoại ra thì chợt bả ngồi thẳng người, chăm chú đọc cái gì đó. Rồi bất chợt hét lên, nhoài người về phía trước, tóm lấy tay tôi kéo xuống. Anh Minh phải vội vàng cho xe táp vào lề.
Khi cả ba chúng tôi cùng nhìn vào màn hình điện thoại thì tôi thấy một bức ảnh. Nước ảnh khá mờ nhưng có thể nhận ra đó là một người đàn ông châu Á, vóc dáng người đó gần giống ba. Một fan hâm mộ người Indo của Bình Bình đã đăng bức ảnh trên fanpage của Bình Bình. Trong bức ảnh là một người đàn ông nằm trên boong một con thuyền nhỏ rách nát gần một đảo nhỏ ít người qua lại ở phía Nam Indo. Anh Minh lập tức liên hệ với đội tìm kiếm. Bức ảnh cũng lập tức được gửi đi để điều tra. Bình Bình vội vàng gọi quản lý để đặt vé máy bay quay trở lại Indo, nhưng chuyến sớm nhất là sáu giờ sau đó. Thế nên chúng tôi quyết định trở về bệnh viện trước.
Ngày hôm đó anh cả và Bình Bình quay trở lại Indo. Tôi ngồi lại bên giường mẹ, lật mở trang tiếp theo của cuốn sáchTiếng Chim hót trong bụi mận gai nhưng chữ nghĩa cứ như nhảy múa trong đầu tôi vậy. Tôi gập sách. Học cách anh cả cầm tay mẹ mà không ảnh hướng tới đống dây dợ gắn trên tay. Tôi không muốn lần nào nói chuyện cũng sờ trán mẹ.
- Lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ?
Một lần ôm hy vọng để rồi thất vọng khiến tôi sợ lại phải hy vọng. Tôi áp má vào mu bàn tay mẹ, lẩm bẩm:
- Anh cả, Bình Bình, An An đều đi tìm ba mà không thấy. Mẹ bảo bộ ba siêu nhân nhà mình chẳng gì là không làm được. Nhưng lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ? Mẹ tỉnh lại đi. Bộ ba siêu nhân nhà mình vô dụng rồi, mẹ tỉnh lại đi hai kẻ tầm thường mẹ con ta cùng đi tìm ba, được không mẹ?
Huyết áp và mạch của mẹ đều tăng lên 10 nhịp. Tôi biết mẹ đang lắng nghe tôi. Nhưng lắng nghe thôi chưa đủ mẹ nhé. Phải cố gắng tỉnh dậy nữa cơ.
Ngày thứ mười hai (1)
Từ sáng đến giờ không có một chút tin tức nào cả. Tôi cố gắng làm gì đó để phân tán sự suy nghĩ. Chị điều dưỡng dạy tôi cách mát xa và vận động khớp tránh cho cơ thể bị loét và dính khớp do nằm lâu. Tôi lóng ngóng kéo chăn đắp ngang người mẹ lên nhìn thấy mẹ phải đóng bỉm, tôivừa thò tay xoa bóp vừa lẩm bẩm:
- Hồi bé mẹ nhìn con đóng bỉm chán rồi, nên đừng ngại con nhìn mẹ đóng bỉm nhé.
- Mẹ mở mắt ra mà nhìn hoa bibi kìa, là bạn gái con tặng mẹ đó. Nhỏ dễ thương thế, đến thăm mẹ ba lần mà mẹ chẳng thèm để ý. Mẹ cứ thờ ơ với bạn gái con đi, rồi về già con dâu mẹ sẽ không thèm chăm mẹ đâu.
- 50 sắc thái của mẹ ấy, thành phim rồi, đang chiếu ngoài rạp đó, mẹ không muốn xem à?
- Ây da, anh cả hai nhăm rồi mà một mảnh tình rách cũng chưa có, còn đợi mẹ đi làm mai đó. Bà An An nhà mình thì cũng cuồng công việc không khác gì anh cả. Không có mẹ nhắc nhở thì hai người ấy chỉ biết đến công việc và công việc thôi.
- Bình Bình nữa, chị ấy nổi tiếng thế, mẹ chả bảo môi trường showbiz cám dỗ còn gì, không có mẹ giám sát sao được.
- Con nữa nè, năm sau con thi đại học rồi. Con không giống anh chị, chẳng biết định hướng học cái gì hết. Còn đợi mẹ tư vấn nữa nè…
…
Ngó thấy chị hộ lý ra ngoài lấy nước chưa về. Tôi ấp úng nói nhỏ:
- Đại khái là bọn con đều cần mẹ, mẹ à, tỉnh lại đi…
Ngày thứ mười hai (2)
Nửa đêm khát nước, tôi mò dậy tìm chai nước uống. Bà hộ lý trực đêm ngủ lăn lông lốc trên ghế sofa. Nếu không phải mẹ đã qua giai đoạn nguy hiểm chắc tôi đã bực mà đá cho bà ta một cái. Bảo sao người bệnh cứ phải cần người nhà tới chăm, vì chỉ người nhà mới chăm nom hết lòng được.
Đang tính leo lên giường thì máy monitoring kêu. Tôi thấy nhịp tim và huyết áp của mẹ tăng tới 140/90 mmHg và 100 nhịp/phút thì vội vàng bấm nút cấp cứu. Bác sĩ rõ ràng bảo tình trạng nguy hiểm đã qua rồi mà, tôi lạnh toát cả người, nắm chặt tay mẹ.
Tiếng chân nhân viên chạy tới vang lên trong đêm tối rất rõ ràng, nhưng cái xiết nhẹ bàn tay của mẹ vẫn khiến tôi cảm nhận được. Tôi nhìn vội xuống bàn tay mình, nhìn vội mẹ nhưng không thấy thêm phản ứng gì. Tôi kích động nắm tay mẹ chặt hơn, gào to gọi mẹ. Anh trai Nụ thấy tôi kích động như vậy vội ôm tôi kéo ra. Nhưng trong một giây trước khi người ta gỡ tay tôi ra thì ai cũng nhìn thấy bàn tay mẹ khẽ nắm lại giữ ngón tay trỏ của tôi.
Một bác sĩ khác vội mở mắt soi đồng tử của mẹ rồi yêu cầu tiêm thuốc gì đó. Anh trai Nụ cũng kéo vội tôi tới bên đầu giường mẹ, bảo tôi gọi mẹ. Tôi như cái máy liên tục lặp đi lặp lại hai câu: “Mẹ ơi!” và “Con là Vũ nè mẹ!”
Chẳng biết tôi đã gọi bao nhiêu câu “Mẹ ơi” thì cuối cùng hàng mi mẹ khẽ run rẩy. Ai đó giảm ánh sáng đầu giường và tôi thấy mẹ mở mắt. Tôi gào lớn: Mẹ ơi.
Mẹ không xoay đầu lại được, nhưng tròng mắt mẹ chuyển về phía tôi. Tôi biết mẹ nghe thấy tôi gọi, tôi biết mẹ đang nhìn tôi.
Các bác sĩ cần kiểm tra kĩ lưỡng hơn tình trạng của mẹ, nên tôi được mời ra bên ngoài chờ. Tôi bấy giờ mới phát hiện ra mặt mình đầy nước. Vốn định rửa mặt rồi gọi cho anh chị thì điện thoại của tôi reo vang.
Tôi nhìn đồng hồ trên điện thoại: 12 giờ 01 phút. Số điện thoại gọi đến có mã vùng Indo.
Ngày thứ mười ba
- Thanh Vũ, tìm thấy ba rồi! Đúng là ba em ạ!
Chỉ hai câu ngắn ngủi ấy đã chấm dứt hoàn toàn mười ba ngày đen tối trong lịch sử gia đình tôi.
Ngày thứ mười bốn
Ba tôi thì ra bị nước biển dạt vào một hòn đảo, sau đó được một ngư dân cứu. Ngư dân này là một người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp, tiếng Indo không sõi lắm, lại không biết đọc nên không hay biết gì về chuyện máy bay rơi. Ba tôi bị thương ở chân, nhiễm trùng nặng, tỉnh được mấy lần nhưng không có cách nào giao tiếp được. Còn ngư dân kia thì không có tiền, cũng không có thẻ căn cước nên không dám đưa ba tôi đến bệnh viện. Việc kiểm soát ngư dân đánh cá chui chính phủ Indo cũng không làm chặt chẽ lắm nhưng lão ngư dân này vẫn sợ chính phủ “sờ gáy” nên che giấu bản thân rất tốt.
Nếu không phải có fan của Bình Bình tình cờ chụp được tấm hình của ba vào ngày thứ tám khi ông tỉnh táo được một chút, cố bò lên boong tàu ngồi, và nếu không có đội tìm kiếm ra sức làm việc thì hẳn là không có cơ hội tìm thấy ba tôi rồi. Bởi vì khi được tìm thấy, ba tôi đã rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nghiêm trọng. Thật may vì được đưa đến bệnh viện kịp thời. Bác sĩ nói, chỉ chậm thêm vài giờ nữa e rằng điều chúng tôi sợ nhất đã xảy ra.
Ngày thứ hai mươi bốn
Tôi bật màn hình chat Skype ẹ. Mẹ tôi vẫn nằm viện để phục hồi chức năng, ba tôi thì mới được rời phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ nói phải theo dõi thêm vài hôm mới cho xuất viện, về nước được. Hình ảnh của ba tôi hiện lên to uỳnh trên máy tính. Sống mũi tôi chợt cay xè, còn mẹ thì bật khóc. Đệ nhất soái ca của nhà tôi giờ nhìn đen xì, môi nứt toác, chẳng biết va đập thế nào răng rụng mất hai cái, mặt mày thì hốc hác, mắt trũng sâu. Nói chung ba tôi bây giờ đủ tiêu chuẩn đóng thây ma.
Ba tôi nhìn mẹ một hồi qua màn hình Skype thì cũng đỏ hoe mắt, nói:
- Anh vốn tưởng em không thể xấu hơn được nữa, không ngờ…
Tôi quay lại nhìn vẻ nhợt nhạt của mẹ và cái mũ len chùm đầu giấu đi đám băng quấn kín đầu mẹ thì rất là trung thực gật đầu với ba. Và câu nói đầu tiên của mẹ tôi từ sau vụ tai nạn với ba tôi là:
- Anh chết đi, đừng về nữa.
Ngàythứbamươi
Anh cả và Bình Bình đưa ba về nước, An An cũng đưa bà nội về nước.
Ba ôm chặt lấy bà nội ở sân bay, hai mẹ con khóc nháo một hồi và không phải Bình Bình hét lên vì đám fan hâm mộ đang lao tới thì chẳng biết ba tôi với bà nội tôi còn ôm nhau ở sân bay đến bao giờ.
Về đến nhà thì lại là màn ba mẹ tôi ôm nhau và bị bà nội trừng mắt, nên cái đôi buồn nôn này phải kéo nhau vào phòng. Hai cô giúp việc chuẩn bị đồ ăn trong bếp, anh cả và anh Minh bàn luận cái gì đó khá sôi nổi. Bà nội thì nghiêm mặt “thẩm vấn” tình hình công việc của chị hai và chị ba tôi, lúc đó ba tôi khập khiễng (vết thương ở chân còn chưa lành) đuổi theo mẹ tôi ra khỏi phòng, vừa đi vừa nhăn nhó hỏi:
- Em xấu như thế anh có chê bao giờ đâu, sao em lại?
- Em lại làm sao?
- Sao em không hôn anh nữa? Anh xấu xí nên em ghét anh hả?
- Anh đi trồng lại răng đi, thiếu hai cái như là đang hôn người khác á…
Ba tôi tím mặt, đám người còn lại bò lăn ra cười. Tôi đứng ở tủ để giày cũng ngoác miệng ra cười nhưng không ai phát hiện ra tôi. Ừ thì, luôn là vậy mà, tôi chẳng bảo tôi luôn là nhân vật phụ của cả nhà rồi sao. Có điều tôi có thể là nhân vật phụ trong một bộ phim tình cảm gia đình nhưng chắc chắn tôi sẽ không là một nhân vật phụ trong chính cuộc đời mình. Tôi xỏ giày, mở cửa ra ngoài. Không ai để ý cũng chẳng sao cả, tối nay tôi có hẹn học phụ đạo với Nụ, cả tháng nay tôi bỏ bê bài vở rồi.
Ngồi trên xe bus, tôi nhận được điện thoại của anh Minh. Vừa bấm nghe tôi đã nghe thấy tiếng chị ba, Bình Bình:
- Mọi người không biết đâu, người bình tĩnh nhất không phải là chị An An, là Thanh Vũ. Lúc mẹ cấp cứu ấy, nếu không có em ấy con thật sự không biết phải làm gì. Vì có Thanh Vũ nên con mới dám để mẹ lại mà sang Indo tìm ba đấy.
- Ừ, nếu không có Thanh Vũ, chỉ một mình Bình Bình con cũng không dám kéo anh cả sang Mỹ.
- Đồng nghiệp của con và trưởng khoa cũng nói, Thanh Vũ kiên cường lắm.
- Thì ba luôn nói với mọi người đứa mạnh mẽ, kiên cường nhất nhà này là thằng út mà.
- Ừ, ngày nào cũng nghe nó lải nhải bên tai, em mà không tỉnh dậy chắc điếc luôn với nó quá…
Và tiếp đó là tràng cười của cả nhà. Điện thoại cúp luôn. Một lúc sau tôi nhận được tin nhắn của anh Minh.
“Cảm giác được mọi người thừa nhận thế nào?”
À, thế nào hả? Được một đám “quái kiệt” thừa nhận thì cảm giác có thể là gì nhỉ? Tôi mỉm cười nhắn cho anh Minh hai chữ: “KHÔNG TỆ”, rồi soạn một tin nhắn khác:“Tớ sắp tới rồi.”
Ngần ngừ một lát tôi lại nhắn:“Bình Bình cho tớ hai vé ca nhạc, cuối tuần này có đi không?”
Ngoại truyện Ngoại truyện: Tài năng của mẹ
Tôi đã thành thói quen cứ mỗi lần sự tự tin của tôi bị đả kích là tôi lại quay sang nhìn mẹ. - Người được cho là “bình thường” giống như tôi trong cái nhà này. Điều này khiến tâm hồn tôi bình yên trở lại.
Ban đầu ba tôi không biết nhưng sau ổng để ý tới hành động này. Làm ơn đừng nghĩ rằng ổng luôn dõi mắt theo tôi mà phát hiện ra thói quen đó, chẳng qua người tôi nhìn không chỉ là mẹ tôi mà còn là vợ ổng. Ổng ngắm vợ nên phát hiện ra tôi đó thôi.
Rồi một hôm chúng tôi ngồi nói chuyện như hai người đàn ông. Cha tôi nói.
- Mỗi khi tự ti, con đừng nhìn mẹ. Bản thân mẹ con cũng có tài năng đặc biệt, khác hẳn những người khác. Tự con tìm sự đặc biệt riêng của mình đi và thôi cái việc cứ thiếu tự tin lại nhìn mẹ.
Tôi ngẫm mãi mà không ra được cái “tài năng đặc biệt” của mẹ cho đến một hôm bốn anh em ngồi xúm lại với nhau trên ghế sofa xem phim kinh dị. Bạn của mẹ ghé qua chơi phán ột câu:
- Chị thật khéo đẻ.
Lúc ấy tôi mới bừng tỉnh. Tài năng của mẹ tôi hẳn là ĐẺ rồi. Một lần đi party mà về “trúng số” ngay, lần thứ hai mang bầu lại một phát sinh ba. Ôi, đúng là tài năng quá đặc biệt, mỗi tội chẳng thể đem đi thi Vietnam Got Talent được. Ngoại truyện của mụ tác giả về vụ 50 Sắc thái
Bản gốc của bả là mẹ Sen đọc Kim Bình Mai, nhưng mụ tác giả quyết định đổi 50 Sắc thái cho nó “thời sự”. Có điều bả lại ngại đọc nên đành nhắn facebook cho đứa bạn thân vì mới nghe nó nói nó đọc rồi.
- Ê mày, 50 Sắc thái chương nào 18+ thế?
Tối mới thấy nó nhắn tin:
- Mới đi công tác xa chồng mấy hôm đã cần tìm đồ để “một mình” rồi hả?
Mụ tác giả: Oan này nhảy xuống sông Hồng chết mất xác luôn chứ không thể rửa được.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...