Hồi chuông dài kết thúc, thuỳ vẫn chẳng chịu nghe máy. Trung quá lo lắng nên giao xưởng cho mấy nhân viên ở đó trông coi, còn mình thì vội vã bắt xe về quê. Mấy tiếng trên đường về quê Trung chỉ ngồi đó mà suy nghĩ về những chuyện đã qua.
Trung bỏ cúc mà đi lấy vợ vào một ngày đầu đông lạnh giá, khi đó Trung đã lo rằng nếu cúc biết sự thật khi mà mùa đông đã đến ngay trước cửa, thì liệu tổn thương Trung mang lại cho cúc có bị sự lạnh giá của mùa đông kia nhân lên gấp bội phần hay không?
Ngay cả khi đang trao chiếc nhẫn cưới vào tay thuỳ, trung vẫn chưa thật sự yêu vợ mình. Mà chẳng hiểu sao, khi bỏ lỡ cúc để đi lấy vợ, trung lại càng nhớ nhung về cúc nhiều hơn.
Nhất là khi vô tình đọc được tin nhắn Thuỳ nói chuyện với 1 người bạn. Nội dung cuộc nói chuyện đó đại loại là thuỳ đã trao đời con gái mình cho người khác, người mà thuỳ gặp trong 4 năm đại học sư phạm.
Trung không quá bất ngờ, vì hôm lỡ ngủ với Thuỳ Trung không thấy vệt máu nào còn xót lại nên cũng thầm đoán ra. Trung cũng không phải người quá cổ hủ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng đọc được những dòng này Trung không khó chịu.
Cái cảm giác không phải là người đầu tiên của vợ mình thật không dễ chịu một chút nào cả. Dù cho rõ ràng Trung là người mà thuỳ rung động đầu tiên, người mà khiến trái tim thuỳ loạn nhịp suốt những năm tháng cấp 3. Nhưng rồi đi học đại học, thuỳ quen và yêu người khác, trao cho người ta rồi. Đến khi chia tay, gặp lại trung trong buổi họp lớp, tình cảm xưa kia lại trỗi dậy.
Không phải thằng ăn ốc, thằng đổ vỏ, nhưng giây phút ấy Trung vô cùng cay đắng. Dù tự an ủi rằng Trung đánh đổi tất cả vì sự nghiệp, vì tương lai, nhưng vẫn không tài nào xua đi được cảm giác hối hận.
Hối hận vì bỏ một người dành tất cả những thứ đầu tiên cho Trung, để lấy về một người mà ngay cả đi chụp ảnh cưới, chọn đồ cho phòng cưới cũng tự mình quyết định, chẳng hỏi qua Trung lấy một lời.
Tất nhiên mọi thứ đó do thuỳ bỏ tiền, thế nên cô ấy có quyền, nhưng mà Trung là chồng cơ mà. Trung cũng có sĩ diện của một thằng đàn ông kia chứ.
Nhất là cái tết đầu tiên khi cưới nhau, khi cả hai cùng nhau về bên nhà chúc tết bố mẹ vợ. Trung mới cảm nhận rõ nét cái sự nhục nhã của việc dựa hơi nhà vợ là thế nào. Bố mẹ vợ ngay từ đã không muốn Thuỳ lấy Trung, nay vẫn thế. Vậy mà Thuỳ chẳng chịu hiểu cho cảm giác ấy cuả Trung, còn trách móc trung rằng về nhà vợ chơi mà cái mặt như đưa đám. Nếu không phải mới là mùng 2 có lẽ Trung sẽ cãi nhau với Thuỳ ngay hôm đó.
Nếu thuỳ hiểu chuyện hơn một chút, sống đúng với một người vợ hơn một chút, liệu bây giờ cuộc hôn nhân của Trung có hoàn hảo hơn không?
Trung biết bản thân tham lam, nhưng mà cúc yêu Trung, cúc tự nguyện bên Trung không đòi hỏi danh phận. LÀm gì có thằng đàn ông nào ngu tới mức từ chối cơ chứ.
Bây giờ trời đã sang xuân, Trung cũng lấy vợ được 4 tháng, cũng đồng nghĩa với ngần ấy thời gian Trung ngoại tình cùng cúc. Tại sao cúc luôn biết cách làm cho Trung ngày một yêu thêm, còn thuỳ thì ngược lại.
Đến ngay cả một đứa con Thuỳ cũng chẳng giữ nổi, thuỳ thật sự khiến cho Trung mệt mỏi vô cùng.
Xe dừng trước cồng nhà thuỳ, Trung bấm chuông, nhưng bà giúp vệc nói Thuỳ cùng mẹ mới lên thành phố. Vậy là thuỳ vẫn cố chấp, vẫn coi thường bố mẹ Trung chỉ vì nghèo.
Trung nghiến răng bắt xe để ngược lên thành phố, trong lòng khó chịu lắm, nhưng đang dựa hơi nhà vợ nên phải nhún nhường.
Tới viện sản nhi thái Bình, trung phải gọi điện cho mẹ vợ mới có thể gặp được Thuỳ. Vậy mà vừa nhìn thấy Trung thuỳ đã hét lến:
- ANh còn vác mặt đến đây làm gì, anh cút đi, sao không cút luôn đi.
Cả phòng bệnh ai cũng quay sang nhìn, Trung phải hít thở thật sâu mới có thể bình tĩnh mà nói:
- Em bình tĩnh đi, thế tình hình sao rồi, bác sĩ bảo con thế nào?
- Anh cũng còn nhớ đến nó sao, tôi tưởng anh không còn nhớ gì đến vợ con nữa. Lúc tôi đau, lúc tôi tuyệt vọng, thì anh ở đâu, anh nói đi. Nếu không phải vì anh như thế khiến tôi ngày đêm suy nghĩ, thì con tôi sẽ vẫn khoẻ mạnh bên tôi. Là do anh, tất cả là tại anh đấy thằng khốn ạ.
Trung tức đến mức gân xanh nổi đầy trán, bà thu, mẹ đẻ thuỳ thấy thế thì dịu giọng nói với con rể:
- Thôi nó đang mất bình tĩnh, con ra ngoài kia đi, để cho nó nghỉ ngơi lát còn làm thủ thuật. CHuyện mà vợ con nói, hôm sau bố mẹ sẽ nói chuyện với con sau.
Bà nói rất nhẹ nhàng, nhưng hàm ý cảnh cáo Trung rất cao. Trung tức tối bỏ luôn ra ngoài. Anh ta đã vất vả đi xe ngược xuôi về đây, mà cô ta còn như thế, thật không thể nào chịu đựng nổi nữa rồi.
Trung bực tức gọi điện cho mẹ thông báo tình hình để bà yên tâm. Bà thực nghe xong cũng giận lắm, vì Thuỳ đi làm thủ thuật nhưng lại chẳng thèm nói với mẹ chồng một câu. Vậy nên bà gọi cho bà thông gia cố tình hỏi:
- Bà thông gia hả, sáng nay tôi có đưa cháu Thuỳ đi khám, mà nó nghe kết quả xong sốc quá nên đòi về bên nhà. Tôi lo quá, không biết cháu nó đã sang bên đó chưa?
Bà Thu nghe vậy hơi có chút giật mình mà trả lời:
- Dạ chào bà, xin lỗi bà vì lo cho con bé quá nên tôi quên mất không báo cho bà. Tôi đang đưa cháu nó lên thành phố khám rồi, đầu giờ chiều là làm thủ thuật lấy đứa bé ra bà ạ.
- Vậy mà chẳng thấy nó nói với tôi tiếng nào, tôi cứ nghĩ nó về bên đó cho khuây khoả thôi. Khổ quá, làm phiền bà thông gia mà tôi không biết.
Bà Thu tuy giàu có và yêu chiều con gái, nhưng bà cũng hiểu thế nào là phép tắc lễ nghĩa. Con gái bà nó có thể cãi nhau với chồng, nhưng với bố mẹ chồng thì nó vẫn phải làm đúng bổn phận dâu con.
Bà cũng vì lo cho sức khoẻ của nó mà quên không hỏi chuyện, giờ thành ra thế này, ông bà bên ấy có trách thì cũng phải chịu. Đúng là con dại cái mang, cứ tưởng nó lấy chồng là xong, ai ngờ còn phải lo lắng cho nó nhiều hơn trước.
Bà Thu có bảo con gái, nhưng do đang đau khổ vì mất con. Cộng với đang giận chồng, đồng thời nhớ lại những lạnh nhạt của bố mẹ chồng suốt thời gian qua. Tất cả những thứ ấy khiến cho Thuỳ cảm thấy vô cùng chán cuộc hôn nhân hiện tại. Vậy nên Thuỳ vẫn chẳng thèm gọi cho bố mẹ chồng một tiếng.
Bà Thực giận con dâu nên cũng quyết không cho ông Đức tới viện hay gọi hỏi thăm thêm bất cứ lần nào nữa. Thành ra suốt 5 ngày Thuỳ nằm viện chỉ có Trung chạy qua chạy lại, cùng gia định Thuỳ ở bên cạnh Thuỳ.
Thuỳ đã nghĩ rất nhiều, nghĩ xem bản thân nên tiếp tục, hay buông tay cuộc hôn nhân này cho bản thân khỏi mệt mỏi.
Thuỳ đau, đau vì trong tim thuỳ sao lại yêu Trung nhiều đến thế, trung làm biết bao việc làm tổn thương thuỳ mà sao thuỳ chẳng thể nào rời xa Trung được.
Cũng may là mấy ngày nay Thuỳ không lên facebook nên dòng trạng thái kia của cúc thuỳ không hề hay biết. Ngày cuối cùng ở viện, bà Thư có hỏi con gái:
- Xuất viện thì con định sẽ về đâu.
Thuỳ nhìn mẹ, mấy ngày qua mải nghĩ về đứa con mới mất, thuỳ cũng không nghĩ gì đến việc này cả. Chuyện của thuỳ với Trung, mẹ đẻ thuỳ có biết một vài chuyện. Từ nhỏ tới lớn bà cưng thuỳ như trứng mỏng, nên nghe thuỳ kể về những ấm ức phải chịu sau khi lấy chồng bà xót xa lắm. Thuỳ cứ ngỡ bà sẽ một hai bắt Thuỳ ly hôn, nhưng không, bà chỉ buồn rầu bảo:
- Cuộc hôn nhân này là do con lựa chọn, vì thế con phải có trách nhiệm. Hôn nhân chứ không phải trò đùa, ngay từ đầu mẹ đã nói rồi, nhưng con vẫn cố chấp. Lần này mẹ không muốn can thiệp vào việc của vợ chồng con. Mẹ chỉ khuyên con nên suy nghĩ thật kỹ, vì chỉ có con mới biết rõ được cảm xúc của chính mình. Chỉ có con mới hiểu con và chồng còn có thế cùng nhau đi qua những ngày dông gió để tìm đến bến bờ hạnh phúc, hay là vì mệt mỏi mà buông tay nhau. Mọi thứ mẹ để con tự quyết định. Tạm thời chúng ta đừng nói gì với bố con về việc của thằng Trung, chờ sau khi con đưa ra được quyết định cho cuộc hôn nhân của con rồi chúng ta tình tiếp.
- Mẹ, liệu cuộc hôn nhân của con còn cứu vãn được không mẹ.
Bà Thu ôm lấy con gái mà xót xa nói:
- Câu hỏi này mẹ không thể trả lời con được, vì mẹ không phải là con, mẹ không trải qua những việc con đã từng trải. mẹ cũng không rõ tình cảm con dành cho chồng đầy vơi thế nào. Mẹ nghĩ con nên tự hỏi trái tim mình thì hơn. Nếu con thấy con và chồng còn yêu, còn thương, còn có thể vì nhau mà cố gắng thì tuỳ con. Còn nếu không, mẹ cũng thừa khả năng để lo cho con gái mẹ cả đời, con gái mẹ nhất định phải được hạnh phúc.
- Mẹ ơi, nhưng con quỷ cái đó cứ bám lấy chồng con, nó còn ra vẻ đáng thương để về nhà con làm con nuôi. Điều khiến con khó chịu nhất là bố mẹ chồng con lại đồng ý nhận nó làm con nuôi. Mỗi lần con nổi khùng với nó là lại lên tiếng dạy dỗ con.
Bà Thu là người lớn, bà cũng đã suy nghĩ về việc nhận con nuôi của ông bà thông gia. Ban đầu mới nghe bà cũng bức xúc nhiều lắm, nhưng sau đó bà lại nghĩ khác.
- Con à, bố mẹ chồng con có thể không thương con, nhưng với thằng Trung nhất định họ thương hết lòng. Chẳng bố mẹ nào lại muốn con mình không hạnh phúc cả, hơn nữa thằng Trung lấy con chỉ có lợi,chứ chẳng thiệt chút nào. Mẹ nghĩ ông bà ấy nhận con bé kia là con nuôi vì muốn lấy danh nghĩa anh em để ngăn chặn chúng nó phát sinh tình cảm tiếp với nhau. Dẫu gì chúng nó yêu nhau ngần ấy năm, thay vì để chúng nó ở xa để tò mò suy đoán xem chúng làm gì. Thì ông bà ấy lại chọn cách kéo chúng về gần trong tầm mắt để dễ bề kiểm soát. Thế cũng là vì thương hai đứa con đấy chứ.
Thuỳ chưa từng nghĩ đến trường hợp này, liệu mẹ cô nói thế có đúng không? Có thật là bố mẹ chồng cô vì nghĩ cho vợ chồng cô mà làm thế, hay là vì ghét cô nên muốn trọc tức cô.
Nhưng mà dẫu gì thuỳ vẫ chẳng dám kể với mẹ đẻ rằng chồng mình thật sự đang ngoại tình. Thuỳ sợ bà lại vì cô mà đau lòng, nhất là bố cô, nếu biết được chắc chắn ông sẽ chẳng bao giờ để cho Trung được yên đâu.
Thuỳ còn yêu Trung, điều đó là sự thật. Thuỳ đau, thuỳ tổn thương cũng là thật, nhưng không dễ gì thuỳ lại để cho cúc toại nguyện được. Nếu thuỳ không nói, thuỳ dám chắc Trung sẽ không bao giờ dám nghĩ đến việc ly hôn. Anh ta cần danh tiếng của bố thuỳ, và cần dựa vào kinh tế nhà thuỳ. Nhất định sẽ không dám nói câu ấy trước.
- ----*-------*------
- Này có nghe mẹ hỏi không hả, nghĩ cái gì mà cứ thần người ra nãy giờ thế hả?
- À, mẹ, mẹ hỏi gì cơ.
Bà Thu thở dài mà nhắc lại:
- Mẹ hỏi con lát nữa xuất viện thì muốn về nhà mình hay về bên nhà chồng.
Thuỳ ngước mắt lên hỏi lại:
- Con có thể về nhà mình được không mẹ.
- Được, nhưng mà mẹ nghĩ con nên gọi điện xin phép bố mẹ chồng con trước đã. Dẫu gì con cũng đã đi lấy chồng, con nên tôn trọng nhà chồng một chút con ạ.
Thuỳ nghe thấy hai từ xin phép thì nổi cáu lên với cả mẹ đẻ.
- Sao lại phải xin phép, con là con dâu chứ có phải nô lệ đâu mà phải thế. Hơn nữa con bị thế này ông bà ấy còn chẳng thèm điện đến một cuộc hỏi thăm. Đấy cái thằng con trai ông bà cũng lại không thấy mặt đâu nữa rồi đây này.
Bà Thu cau mày nhìn con gái, không hài lòng mà khuyên bảo:
- Thằng Trung nó đang đi làm thủ tục, để lát nữa bố con vào là xuất viện luôn. Còn bố mẹ chồng con, dù gì cũng là người sinh ra chồng con. Phần làm con thì phải tôn kính cha mẹ. Đi đâu làm gì cũng nên nói với họ 1 câu, nói là xin phép thì hơi nặng nề. Nhưng thật ra là thông báo, thông báo với người lớn một tiếng, để họ cảm nhận được rằng mình tôn trọng họ. Con đấy,cứ giữ mãi cái tính ngang ngược như thế thì còn khổ nhiều.
- Con không gọi, mẹ thích thì đi mà gọi.
Bà Thu nghiêm mặt nhìn con gái mà gắt nhẹ:
- Thuỳ, con không nghe lời mẹ đúng không. Việc con đùng đùng đi xe về nhà, rồi đi lên đây làm thủ thuật lấy thai mà không thông báo với bố mẹ chồng là con đã sai. Sai vô cùng luôn, nếu họ có trách có mắng con về việc đấy con cũng phải chịu. CHứ con không thể trách họ vì sao không hỏi thăm con được. Vì bản thân con chưa từng thông báo với họ. Con mà muốn gia đình hạnh phúc thì nên tôn kinh bố mẹ chồng. Con cứ như thế, chòng con ở giữa là người khó xử nhất. Lâu dần mệt mỏi dồn nén nó sẽ đâm ra chán nản mà không muốn về nhà nữa. Đợi sang năm hai đứa được tuổi, mẹ sẽ bảo bố xây cho cái nhà ở mảnh đất kế bên trường mầm non. Khi ấy muốn làm trời làm bể gì thì làm. Còn bây giờ nghe mẹ, về đâu cũng được, nhưng phải gọi cho bố mẹ chồng trước đã.
Thuỳ nghe mẹ chồng phân tích thì cũng miễn cưỡng mà cầm điện thoại lên gọi cho mẹ chồng.
- Mẹ, hôm nay con được xuất viện.
Bà Thực vẫn khó chịu về việc con dâu đi viện hút thai mà không nói tiếng nào nên lạnh lùng đáp:
- Ừ.
- Con sẽ được nghỉ 7 ngày, cộng với 2 ngày thứ 7 chủ nhật nữa là 9. Vậy nên con sẽ về bên nhà để tiện cho bố mẹ con chăm sóc. Bao giờ đi làm lại con sẽ về nhà mình.
- Tuỳ vợ chồng chị.
Thuỳ thấy mẹ chồng tỏ thái độ thì cũng bực mình, chẳng thèm nói nữa mà chào rồi tắt máy. Đúng lúc này Trung và ông Thông, bố đẻ của Thuỳ đi vào, bà Thu vội nói với con rể.
- Cái thuỳ vẫn con mệt nên ban nãy nó đã gọi cho bố mẹ con xin phép được về bên nhà để mẹ tiện chăm sóc. Chứ ông bà bên đó bận, mẹ sợ lại làm phiền ông bà.
Trung còn chưa kịp đáp thì ông Thông đã nói:
- Về nhà mình là đúng, mình còn chăm sóc bồi bổ cho con bé nữa chứ. Về bên kia làm sao thoải mái bằng nhà mình
Bà Thu nháy mắt, nhưng ông Thông vẫn cố nói, cái điểm ngang ngược này thì thuỳ giống hệt bố.
Trung ức lắm, nhưng bố vợ nói thế nên cũng chẳng dám lên tiếng. Đành mau chóng dọn đồ rồi về nhà vợ. Tới nơi sắp xếp đồ xong xuôi thì Trung viện cớ xưởng nhiều việc để dời đi.
Vừa cúi chào bố mẹ vợ thì trong phòng Thuỳ chạy ra, dí cái điện thoại vào mặt Trung mà hét:
- Trả lời tôi, đây là cái gì?
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...