CHƯƠNG 1 – QUY Y TAM BẢOSám văn:Hôm nay Đại chúng nên sinh tâm giác ngộ; biết đời là vô thường, thân không tồn tại lâu, trẻ mạnh rồi phải già yếu; chớ ỷ hình dung tốt đẹp mà tự làm nhiễm ô (không giữ tịnh hạnh).
Vạn vật vô thường, thảy đều tiêu diệt đâu có gì còn mãi?Lúc trẻ thấy dung nhan mỹ lệ, nhưng thân này vốn vô thường.
Đời có hợp ắt có tan.
Sinh già bệnh chết không hẹn mà đến, ai sẽ trừ những khổ ấy cho ta?Khi tai họa thình lình ập đến, không ai tránh được.
Dù sang, hèn, giàu, nghèo gì cũng đều phải chết, thân thể sình trương, hôi thối.
Vậy luyến tiếc thân này nào có ích chi, nếu không lo tu thì chẳng thể thoát khổ.Giải thích:Chúng ta đã biết thân mình giống như sương sớm, chẳng biết mất lúc nào.
Được mang thân người là rất khó, bởi: “Một khi mất thân người vạn kiếp khó phục hồi” huống chi chúng ta không có đức hạnh gì đáng khen, cho dù ta có trí tuệ, kiến thức thì hành vi ngôn ngữ thường không tốt, chẳng được trung hòa nhân nghĩa như thánh hiền, cư xử vô lễ, toàn làm việc điên đảo ngu si, tạo nghiệp ác trùng trùng.Ta không hiểu rõ nhân quả giống như chư thánh, cũng chẳng hiểu Phật pháp, tuy ta có nhiều chí nguyện hoài bão song đều nằm trong vòng danh lợi, cùng đạo trái ngược rất xa.Ngày nay ta được tham dự pháp hội bái sám thù thắng này, mong tất cả đồng sinh tâm ăn năn sám hối, hổ thẹn, biết sợ, biết lo…Chúng ta thành tâm sám hối giải bày hết tội nghiệp sâu nặng, hy vọng nương đại thần lực chư Phật, Bồ-tát và đại chúng mà tiêu trừ tội nghiệp, và pháp hội mau chóng thực hiện xong.
Phải biết pháp hội sám hối này rất là thù thắng hy hữu.Mong mỗi người chúng ta tự nỗ lực tinh tấn, sống lúc nào cũng có Phật trong tâm, thờ phụng Tam bảo đến hết đời, lấy đây làm vui, pháp hỷ sung mãn.
Mong chư vị đồng tu gìn giữ tâm mình, không nên khởi niệm sai phạm.
Hằng mặc giáp nhẫn nhục (ý nói luôn nhẫn giỏi không khởi tâm sân, khi bị người lăng nhục chửi mắng, phỉ báng, thì khéo dập tắt tham sân si siêng tu giới định huệ, như vậy mới là thâm nhập pháp môn).
“Kinh Lăng Nghiêm” dạy: “Nhiếp tâm giữ giới, nhân giới sinh định, nhân định sinh huệ.
Đây là tam vô lậu học”.Chúng con… (người bái sám tự xưng tên họ pháp danh mình ra) bao gồm những người đến tham dự đạo tràng (trong đây có nhiều chúng sinh mắt ta có thể thấy hoặc không thể nhìn thấy như: Thiên thần, Thọ thần, Thảo mộc thần, Chư tiên, cùng những vong linh hoạnh tử chưa đầu thai)…Trước khi lễ sám, người bái sám có thể ở tại đạo tràng âm thầm nghĩ đến những oan gia trái chủ hay quyến thuộc chưa tin Phật (thuộc đời quá khứ hoặc hiện tại) của mình, dù họ còn sống hay đã mất, chỉ cần chư vị niệm tên họ, triệu thỉnh âm thầm nếu như họ đến trước Phật, dù chỉ khom lưng xá chào hoặc lạy một lễ, chắp tay một lúc, thì xem như là chỉ kết chút thiện duyên nhỏ bé mỏng manh, song thần thức họ nhờ được bạn kêu mời nên mới có thể lập tức đến, hiện diện tại đạo tràng này, nếu họ phát tâm chịu tham dự pháp hội sám hối lễ Phật này, thì ắt sẽ thu được rất nhiều lợi ích.Khi bạn niệm tên họ, giống như ban cho họ vé vào cửa để tham dự, nên họ đối với bạn sinh tâm cảm kích không cùng, nhân đây có thể phát sinh tác dụng hóa giải oán hận.Thông thường tại các pháp hội lớn nhỏ, hay ngay trước Phật đường nhà mình (khi chúng ta tụng kinh lễ Phật, sám hối, bạn vẫn có thể mời thỉnh họ tham gia), dần dần bạn sẽ phát hiện ra: Người trong nhà cũng đang quy hướng Phật giáo.
Thậm chí các oan thân trái chủ trước đây còn có thể sẽ hướng bạn báo tin vui (tha thứ) trong mộng.Đương nhiên trong sinh hoạt bình nhật, trước tiên bạn phải nghiêm trì giới luật.
Muốn hành giỏi Phật pháp, bạn phải làm một người tốt, chu toàn bổn phận trách nhiệm ở cương vị mình.
Là đệ tử Phật thì bắt buộc bạn phải là chồng tốt, vợ hiền, con ngoan, cha mẹ tốt, cha mẹ chồng bao dung… để mọi người, khi nhìn thấy đệ tử Phật có tư cách, phẩm hạnh ngày càng cao thượng, thì họ mới tin rằng: Phật giáo thực sự đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình, như vậy mới chịu thử nghiệm, bước vào đạo.Quỷ thần cũng thế, họ đều có “tha tâm thông” nên có thể đọc được tư tưởng con người, bạn nghĩ gì, làm gì… họ đều nhìn rõ mồn một.
Nếu bạn là người ác mà muốn gọi họ đến, họ không thèm tới đâu!Sám văn:Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, nên tha thiết, phát tâm dũng mãnh, tâm an trụ, quảng đại, thù thắng, không buông lung, tâm đại từ bi, hảo thiện, hoan hỷ, tâm báo ân, tâm tế độ, tâm giữ gìn, tâm che chở cứu độ hết thảy chúng sinh giống như tâm Bồ tát, chư Phật! Xin nhất tâm nhất ý, chí thành đảnh lễ Tam bảo…Nguyện thay thế quốc vương, chủ nước, thổ địa, nhân dân, cha mẹ, sư trưởng, thiện ác tri thức (ác tri thức là người tạo nghịch hạnh giúp ta tu hạnh nhẫn – nên ta phải dùng tâm biết ân đối với họ giống như đối với thiện tri thức), chư thiên, chư tiên, hộ thế Tứ thiên vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long thần bát bộ khắp mười phương vô cùng vô tận, bao gồm tất cả chúng sinh có tâm linh, có thần thức, hoặc ở dưới nước, trên bờ, hoặc ở không trung; xin nguyện thay hết thảy chúng sinh ấy mà Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng.Giải thích:Phật là “Phật-đà-da” thuộc cổ ngữ Ấn Độ, dịch là giác ngộ, tức là bậc đại trí huệ hiểu rõ chân tướng vũ trụ vạn vật.
Trong kinh Đại thừa Tâm Địa Quán, giảng rõ: “Về ân đức Tam bảo” thì Phật bảo có sáu công đức vi diệu:1. Là Đại công đức điền vô thượng.2. Là Đại ân đức vô thượng.3. Là Đại tối tôn trong tất cả.4. Khó gặp như hoa ưu đàm.5. Xuất hiện độc nhất trong tam thiên đại thiên thế giới.6. Là công đức viên mãn cho cõi thế lẫn xuất thế.Sáu công đức đầy đủ này có thể làm lợi khắp chúng sinh.
Nên gọi là Phật bảo, ân không thể lường.
Trong kinh này, có người hỏi Phật:- Đã có vô lượng hóa Phật hiện đầy thế giới làm lợi lạc cho chúng sinh, nhưng vì sao chúng sinh trong thế gian đa số đều không nhìn thấy Phật và lại gặp đủ khốn khó phiền não như thế?Nghi vấn này cũng là điều mà đa số thắc mắc.
Phật đã giải thích như sau:- Thái dương luôn chiếu soi khắp, nhưng riêng người mù không thể nhìn thấy, vậy thái dương có mất chăng? Đương nhiên là không! Chư Phật thường giảng chánh pháp làm lợi lạc chúng sinh, nhưng do chúng sinh hay tạo ác nghiệp, không ăn năn thẹn hổ, cũng chẳng hề có tâm muốn thân cận Phật-PhápTăng.Những chúng sinh do tạo tội rất sâu nặng, nên từ vô lượng kiếp đến nay họ không thể thấy hay nghe đến danh từ “Tam bảo”, hệt như kẻ mù không nhìn thấy thái dương.
Nếu ai có thể thờ phụng cung kính tu theo Phật pháp, tôn trọng Tam bảo, thì người này nhất định nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, phúc huệ tăng trưởng, rất mau được thấy Phật.Phật cũng là từ phàm phu tu mà chứng quả.
Xin ví dụ thế này:“Người không hiểu Phật pháp, giống như kẻ sinh ra bị bệnh đục thủy tinh thể, chỉ thấy tối đen, dù họ có sờ chạm đến vật, tuy thanh âm, khướu giác nhận được nhưng không rành gì, họ giống như kẻ mù sờ voi, vĩnh viễn không biết diện mạo con voi ra sao.Dù có được người sáng mắt giải thích miêu tả hình dáng con voi lẫn cách sinh hoạt, thì người mù cũng khó tưởng tượng hình dung ra.
Họ sẽ nói:- Bạn nói con voi màu xám, vậy màu xám ra sao?Thế là người sáng mắt bèn chế tạo một mô hình con voi chuyển động để cho đám người mù dùng tay sờ thử.
Những kẻ mù xôn xao, đồng khen người sáng mắt “quá vĩ đại, tài ba”, thậm chí có dùng hết mọi ngôn từ tuyệt vời trên thế gian này cũng không biểu đạt được hết sự khâm phục của kẻ mù dành cho người sáng mắt.
Không những họ khen người sáng mắt thông minh khéo tay, mà còn cảm kích người sáng mắt có thể dắt mình qua đường và miêu tả cảnh sắc của thế giới tỉ mỉ rõ ràng cho họ.Ngày nọ, có một phú ông xót thương kẻ mù và phát tâm cho phẫu thuật miễn phí để giúp người mù hồi phục nhãn quang.
Khi người mù tháo lớp băng che mắt ra rồi, lần đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng, chiêm ngưỡng cảnh quang và màu sắc của thế giới, họ kinh ngạc vui mừng không thể tả.Sau khi bình tĩnh, họ bỗng ý thức được nguyên lai mình có đôi mắt tinh tường giống như bao người sáng mắt, nhưng do bị bệnh nên không thể thấy ánh sáng, thế là trong lòng họ tự trách mình ngu si, vì sao không sớm đi phẫu thuật?...Kể ra câu chuyện này, tôi muốn nói rằng những người mê đắm ngũ dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ) giống như người bị bệnh đục thủy tinh, còn thiện tri thức là người sáng mắt, còn kinh điển… và Phật là nhà tỷ phú từ bi.
Sau khi phẫu thuật (trừ bỏ vọng tưởng chấp trước mê đắm ngũ dục rồi), nếu như bất kỳ ai có lòng can đảm, dám bước vào nhà phẫu thuật, chịu nhận thống khổ (xả dục) thì ánh quang minh sẽ lập tức hiện ra trước mắt ngay.
Bởi vì ai cũng có đầy đủ trí huệ quang minh “bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh” giống như chư Phật, Bồtát.Phật là chúng sinh đã giác, còn chúng sinh là những vị Phật chưa giác ngộ.
Một khi chúng sinh giác, thì bình đẳng cùng Phật không khác, chẳng còn phân cao thấp trên dưới nữa.Phật Thích Ca Mâu Ni là đạo sư trực tiếp của chúng ta, là thầy bổn sư, nên chúng ta mới niệm: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”…Nam mô: Gọi theo tiếng phạn có hàm ý quy y.
Giáo pháp mà Phật ThíchCa giảng, không những vô lượng chư Phật trước Ngài từng đã giảng, mà sau Ngài, chư Phật vị lai cũng sẽ giảng như thế.
Bởi vì tận hư khắp pháp giới, lý đạo chân thật vốn như thế - vốn là quy luật thế gian – Phật pháp không phải do một vị Phật sáng tạo phát minh ra, nên không thể viện cớ: Nhân vì thời đại biến đổi mà có thể cải sửa tạo mới, thậm chí còn không thể chỉnh sửa một từ! Vì vậy mới nói: “Lìa kinh dù chỉ một chữ thì không phải Phật thuyết!”Giống như thành phần nước là H2O, nhất định ta không được tăng lên thành H3O, cũng không thể giảm thành HO.
Bởi tăng hay giảm một chút thì chẳng thể thành phân tử nước.
Phật pháp cũng vậy, chỉ có y theo những gì Phật thuyết mà tu mới có thể liễu sinh thoát tử.
Nếu sửa đổi lời Phật thuyết thì chính là ma thuyết! Y theo lời Ngài mà thực hành, nhất định sẽ thành tựu.
Tuyệt đối không thể viện cớ, lấy tiếng là “để cho thuận hợp với thời đại trào lưu”, hoặc nhân danh “tân tiến” mà xuyên tạc bóp méo…Cho nên, Quy y Phật không phải là Quy y riêng với một vị Phật nào, mà bao gồm Quy y tự tính Phật của tất cả chư Phật tận hư không khắp pháp giới.
Quy y tự tính Phật có nghĩa là tâm chúng ta từ hắc ám chuyển sang quang minh, tức tâm là Phật!Quy y Pháp cũng không phải Quy y với riêng một bộ kinh nào của Phật giảng, mà là Quy y tất cả Phật pháp hiện hữu.
Trong “Luận Đại Trí Độ” nói: Phật pháp không những do chính kim khẩu Phật thuyết mà còn là thiện ngữ chân thật vi diệu tốt lành của thế gian, tất cả đều xuất sinh trong Phật Pháp.Trong “Phật Tỳ Ni” thuyết: Sao là Phật pháp? Phật pháp do (ngũ chủng nhân) năm loại người thuyết:Một là từ kim khẩu Phật thốt ra.
Hai là do đệ tử Phật nói.
Ba là do tiên nhân nói.
Bốn là do chư thiên nói.
Năm là do hóa nhân nói.Kinh pháp Phật giảng, có khi vì người mà phương tiện thuyết pháp cứu cánh viên mãn.
Chữ (經) “Kinh” củaTrung Quốc có nghĩa là (路 lộ) “đường”.
Bên trái chữ kinh (經) có chữ (幺) yêu, là biểu thị đường vòng, cong quanh.
Còn ba chấm (小) ở dưới chỉ cho núi cao hoặc vực sâu.
Phần dưới cụm chữ bên phải hàm ý: Đường thẳng ít mà cong thì nhiều.Phật giảng kinh thuyết pháp, là chỉ chúng ta cách đi trên con đường nhân sinh như thế nào, làm sao không bị va vào núi cao, không té vào vực sâu.
Chẳng nên đi đường vòng (ngoài tâm cầu pháp).
Thế nên những kinh pháp Phật giảng đều là diệu pháp cao tột, vì muốn giáo hóa người có căn cơ bất đồng lìa khổ được vui mà lập ra.Giống như giáo trình Tiểu học và Đại học được biên soạn là dành cho người có trình độ bất đồng, chỉ cần phù hợp căn cơ thì thảy đều là tuyệt hảo, hạng nhất hết.“Quy y Tăng”, nghĩa là Quy y tất cả Hiền Thánh, là những bậc có đức hạnh siêu phàm.
Cũng có thể gọi là “thượng nhân” (là “người trên tất cả người”).Quy y Tăng, là Quy y Phúc điền Tăng thanh tịnh, bậc không tham tài sắc danh lợi.
Xin giảng rõ hơn một chút, hiện nay đã không còn là thời Phật ngủ qua đêm dưới cây hay đi khắp nơi khất thực mỗi ngày một bữa.
Vì hồi đó Phật và đệ tử sinh sống tại Ấn Độ, trên thân trừ y bát ra không có thứ gì, còn ngày nay tu sĩ còn có Tự viện, Am đường, chỉ cần Tăng chúng tu hành y như Phật chỉ dạy, tất nhiên sẽ được nhân, thiên… cúng dường.
Vì “đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần khâm”.Cho nên ngoài tứ sự cúng dường ra mà còn tham lam hướng người chìa tay xin tiền xin vật, đều không thể xem là bậc chân tu, càng chẳng phải là hiền thánh.
Ngài Tuyên Hóa từng giảng:Hễ tu mà còn tham tiền, thì không xứng được bá tính và cư sĩ kêu sư phụ, càng không có tư cách xưng sư phụ, bởi vì Sư: Là hướng dẫn tri thức; Phụ: Là nuôi dưỡng con trưởng thành, mà bậc từ phụ thì chỉ hướng dẫn con (cho ra mà không đòi nhận, chỉ khi con thành tài rồi thì tự nhiên sẽ cung dưỡng phụ mẫu).Ngài còn giảng: Người xuất gia khi thọ người đảnh lễ, nếu không đắp y ( đại diện phúc điền y của Phật) thì xem như chỉ là bá tính cạo đầu suông, không đủ tư cách nhận người đảnh lễ.
Bởi vì bạn vốn là kẻ phàm phu xuất gia tu hành, trước khi chưa chứng quả Phật, Bồ-tát, bạn vẫn là một phàm phu, cho dù có làm Hòa thượng trụ trì chăng nữa, thì chỉ khi thân có đắp Thượng y mới đủ tư cách nhận người đảnh lễ, nếu không sẽ bị tăng tội tiêu phúc.Ngài Tuyên Hóa mỗi lúc nhận đệ tử đảnh lễ, trước tiên ngài đều đắp Thượng y vào, rồi mới cho họ lễ.
Ngài nói: “Không đắp y mà nhận người đảnh lễ sẽ làm tiêu hao phúc báo của mình (bao gồm cả việc mình tự xưng danh chức)… chẳng hạn như danh từ Thượng nhân, Pháp sư, Đại sư… hay Cư sĩ là do người vì cung kính mà gọi thế, chứ bản thân mình không nên tự xưng ta là Pháp sư, Cư sĩ… lúc tự giới thiệu mình, chỉ nên xưng pháp danh là đủ.Tóm lại, người không giữ giới Phật, cho dù có mang tướng xuất gia, cũng không phải đệ tử Phật, đương nhiên không thể dự vào hàng ngũ Hiền Thánh.Hiện nay, mọi người đều nói là thời kỳ mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng, tà pháp cũng nhiều.
Đúng như trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói: “Họ giả mượn y phục ta, buôn bán Như Lai, tạo đủ tội khiến kẻ sơ học khó phân rõ chánh tà, sinh hiểu biết lầm lạc...” phát sinh cảnh kẻ mê mờ truyền dạy điều hồ đồ! Nên tương lai sư phụ vào địa ngục, trò cũng lót tót theo sau.Người muốn tu học Phật pháp, cần phải thâm nhập kinh tạng, xem nhiều kinh sách, để có thấy biết chân chính.
Phải lấy pháp Phật thuyết làm tiêu chuẩn, mới có thể đạt được ích lợi và không bị những kẻ gạt lường tự xưng là “Phật sống, Bồ-tát tái lai” hay mạo danh “Hòa thượng Diệu Pháp” để lừa bịp…Sám văn:Ngày nay Đại chúng nên biết vì sao phải Quy y Tam bảo.Vì chư Phật, Bồ-tát, có lòng từ vô hạn tế độ thế gian, có lòng đại bi vô lượng an ủi thế gian, thương hết thảy chúng sinh như con một.Lòng đại từ, đại bi ấy thường không biết mỏi mệt, hằng làm việc lành lợi ích cho tất cả: Thề dập tắt lửa tham sân si chúng sinh, giáo hóa khiến cho tất cả đều không được quả Vô thượng Bồ đề.
Nếu chúng sinh không chứng quả Bồ đề.
Thệ không thành chánh giác, vì duyên cớ này mà đại chúng cần phải Quy y.Giải thích:Chư Phật, Bồ-tát có lòng đại từ đại bi vô hạn, hai từ vô hạn này là chỉ thời gian không ngừng, không kết thúc.
Chữ 濟 tế trong đây hàm ý không có bất kỳ thiếu sót, khuyết lậu nào, mà rất viên mãn.
Bi: hay bạt khổ.
Từ: khéo ban vui cho chúng sinh.
Phật thương hết thảy chúng sinh như con, hai từ “chúng sinh” không chỉ riêng nhân loại mà chỉ chung tất cả mọi loài, nhất định phải giúp chúng sinh dập tắt lửa tham sân si, không những khiến chúng ta chuyển cuộc sống phiền não thành an vui, mà còn giúp chúng ta liễu sinh thoát tử, vĩnh viễn không quay lại thọ khổ trong lục đạo tam giới nữa, vì vậy mà chúng ta cần phát nguyện quy y chư Phật, Bồ-tát.Phát nguyện độ chúng sinh thành tựu Phật đạo là phi thường đáng quý.
Trong kinh Hiền Ngu có câu chuyện như sau:.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...