LÝ DO CÓ LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁMCuốn sám này bắt nguồn từ thời vua Lương Võ Đế.
Tính vua ưa hành thiện, thích tu hành, ông bái cao tăng Chí Công làm Quốc sư, trị vì 46 năm, thọ 86 tuổi (463 – 549).Do Hoàng hậu Hy Thị là vợ vua Lương Võ Đế, lòng nhiều tật đố, kinh khi Tam bảo, tính dữ như độc xà, thấy vua Lương Võ Đế ưa học Phật tu hành bà rất ghét, từng xé kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, luôn tìm cách phá hoại giới hạnh thanh tịnh các tu sĩ, hay ác khẩu cuồng ngôn, hủy thanh quy Phật.
Do bà sống không biết tích phúc, chẳng tin báo ứng nhân quả, ngày ngày tạo ác nghiệp dẫy đầy, vì vậy mà yểu mệnh, mới ba mươi tuổi đã lìa đời.
Bà chết rồi thì đọa làm mãng xà, chịu đói khát, toàn thân luôn bị côn trùng rúc rỉa đau đớn, chẳng lúc nào được an.Bà bèn báo tin cho vua Lương Võ Đế hay, cầu ông cứu mình.
Vua vội bái hỏi Hòa thượng Chí Công:- Hy Thị do đâu bị đọa làm mãng xà?Chí Công đáp:- Do bà sống bất kính Tam bảo, tật đố lục cung, chẳng chịu tạo thêm phúc mà chỉ biết tận hưởng, cứ tưởng vương cung là thiên đường, không tin nhân quả, chẳng sợ báo ứng, gây ra quá nhiều nghiệp ác.Vua hỏi:- Làm sao để siêu độ bà?Chí Công đáp:- Nếu muốn siêu độ, bệ hạ cần thiết trai phạn thỉnh cao tăng cúng dường, lập Đại đàn tràng sám hối tuyên dương Phật pháp.
Ngài cần nghiên cứu kinh tạng, đích thân lễ bái, tụng niệm sám hối…Vua làm theo lời dạy và thỉnh ngài Chí Công soạn ra áng văn sám hối này.Sau đó chúng tăng lập đàn tràng lễ sám, cầu cho Hy Thị.
Khi bộ “Lương Hoàng Sám” vừa tụng xong, thì thấy một vị trời dung nhan xinh đẹp bảo vua Lương rằng:Tôi nhờ Phật lực nên thoát kiếp mãng xà, được sinh thiên, nên nay đến lễ tạ ân.Qua câu chuyện đó, đủ biết bản sám này có thể khiến ác tiêu lành đến, tội diệt phúc sinh.Do lúc Ngài Chí Công biên soạn, đã được Bồ-tát Di Lặc ứng mộng ban tên là: “Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp”, lại bắt nguồn từ vua Lương Võ Đế, nên gọi là “Lương Hoàng Bảo Sám”.Lúc bái sám, có Sư hướng dẫn đại chúng hành theo, ý nghĩa sám là: Dùng hình thức này giúp mọi người đồng tu, hằng giữ chính niệm, giờ giờ khắc khắc luôn phản tỉnh kiểm soát bản thân, nhờ chí thành sám hối, dẹp trừ chướng ngại mà được thanh lương.Bộ “Lương Hoàng Bảo Sám” này sau khi siêu độ được hoàng hậu Hy Thị thu được kết quả vi diệu rồi, thì trải qua nhiều đời, vẫn tiếp tục phát huy uy lực, chiêu nhiều cảm ứng thần kỳ.
Do vậy mà được tôn là Bảo Sám – Bắt nguồn từ chữ “Sám”, bởi nếu không chân chính sám hối thì không là “Đạo Tràng Từ Bi” mà cũng không thể gọi là “Bảo”.Vì vậy “Lương Hoàng Bảo Sám” chứa ân huệ vạn ngàn, đức trùm thiên thu”, công đức sám hối, tán thán không sao hết được.QUYỂN 1Sám văn:Hôm nay tất cả mọi người đến đây tham gia lễ sám, tuy không quan hệ huyết thống, nhưng đều có trí huệ và lòng từ bi có thể cảm thông, đây là Phật duyên thâm tình hơn cả ruột thịt.
Hôm nay tại đạo tràng đồng tu, nguyện đời đời cùng nhau trước Phật, thân xác này tuy có tử vong, nhưng pháp thân thường còn chẳng lìa, cho nên trong lúc đồng tu không phân cao thấp, dùng tâm bình đẳng mà đối nhau như quyến thuộc cha mẹ anh chị em.Ngưỡng mong Đại chúng hoặc phàm hay thánh, hoặc ẩn hay hiện trong Đạo Tràng này, đồng gia trì che chở, nhiếp thọ cho đệ tử chúng con sám hối được thanh tịnh, thệ nguyện được thành, tâm như chư Phật, nguyện đồng chư Phật.
Chúng sinh trong tứ sinh lục đạo nhờ đây mãn Bồ đề nguyện.Giải thích:Lục đạo: Gồm Thiên, Nhân, A tu la, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục.Tứ sinh: Bốn loài sinh từthai, noãn, thấp, hóa sinh.
Do nghiệp lực chiêu cảm thành sinh ra trong bốn loài.Thai sinh: Loài trong thai mẹ sinh ra.
Noãn sinh: Loài trong trứng sinh ra.
Thấp sinh: Từ hàn nhiệt mà sinh ra: như loài trùng, dòi ở nơi ẩm ướt.
Hóa sinh: Là dựa vào nghiệp lực mà sinh ra như loài trời.
Trong lục đạo, người cùng súc sinh có đủ bốn loại: Thai, Noãn, Thấp, Hóa sinh.Chúng ta có thể thấy loài súc sinh thuộc ba loại thai, noãn, hóa sinh.
Riêng chúng cõi quỷ thì có hai loại thai sinh và hóa sinh.
Còn tất cả chư thiên cùng chúng ở cõi âm và địa ngục thì thuộc về hóa sinh.Hôm nay tại đạo tràng những chúng sinh hiện diện có thể nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy, đồng lễ “Bảo sám”, phát đại tâm, đại nguyện để báo Phật ân, lúc công đức chưa làm xong, nguyện dùng sức mạnh công đức sám hối này, cảm hóa chúng sinh hiện có.
Khiến phát đại tâm thọ trì giới Phật không hủy phạm.Dùng sức công đức sám hối này khiến ta đối với chư trưởng bối, bạn đồng tu không sinh tâm ngã mạn tự kiêu, sống không có tâm tranh đấu, chẳng khởi tham sân.
Nếu thấy người có thân tướng tuyệt hảo, dung sắc tốt hơn mình thì không khởi tâm tật đố.
Nếu gặp chúng sinh hướng ta cầu pháp tu hành xuất tam giới, tuyệt chẳng lẫn tiếc.
Ta có làm được thiện sự và gieo trồng công đức phúc điền gì, đều hồi hướng cho chúng sinh, cả đến loài cô quỷ, dã quỷ, những chúng sinh thọ khổ trong địa ngục và tất cả những chúng sinh không được ai tạo công đức cho, thì ta cũng xin hồi hướng phúc cho họ.Trước dùng dục câu dắt (thỏa mong cầu cho họ), sau dẫn vào biển trí tuệPhật.
Đối với người nghèo thường hành bố thí, đối với người cần an ủi thì ban cho lời dịu dàng, đối với người cần hỗ trợ thì giúp đỡ làm lợi, đối người hữu duyên gặp gỡ thì làm đồng sự.
Đây là áp dụng “Tứ nhiếp pháp” tùy duyên mà hóa độ dẫn người vào chánh đạo, giúp chúng sinh quy hướng Phật đạo.
Giúp người già không chỗ nương hoặc kẻ tù tội mất đi quyền thuộc nương tựa, gặp người không tiền trị bệnh thì phát tâm cứu tế, khiến họ được an vui, thấy người xâm hại lợi ích tha nhân và quốc gia, thì phải dũng mãnh ngăn cản cho họ không phạm tội.
Nếu gặp kẻ giả thần lộng quỷ, mạo danh đệ tử Phật để lường gạt tiền tài, thì phải giảng cho họ hiểu, dùng tiếng sư tử uy dũng để nhiếp phục, khiến họ cải tà quy chính.Trong tất cả công tác sinh hoạt, trong tâm thường luôn có Phật.
“Nhẫn được những điều người không thể nhẫn, làm được những điều người không thể làm” xem tất cả đều là Bồ-tát, mình là phàm phu.
Lúc nào cũng kiểm điểm tu sửa bản thân, tùy duyên độ người.Đây chính là hành hạnh Bồ-tát, nối tiếp huệ mệnh Phật.
Ngưỡng mong chư Phật, Bồ-tát cùng thiện tri thức gia hộ, giúp đại chúng hôm nay phát đại nguyện, đạo tâm tăng mạnh..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...