dịch: Uyên Uyên
Chương 83
Một tháng sau.
"Xằng bậy!" Lâm Bách Tòng đập tay xuống chiếc bàn gỗ huỳnh đàn kêu chan chát, tay kia chỉ ra cửa nói: "Nửa tháng trước một hai bảo bố với mẹ anh đi Giang Nam du lịch, thì ra là để bày chuyện đã rồi ra cho bọn tôi à! Nói! Mấy người thông đồng với nó hết đúng không?!"
Nhà họ Lâm tập hợp đủ mặt, lần này không ai thấy Lâm Bách Tòng lúc nổi giận đáng sợ nữa, chỉ thấy không nỡ nhìn.
Khó khăn lắm chuyện của Lâm Du và Văn Chu Nghiêu mới qua, kết quả vừa xong nhà họ Lâm lại bắt đầu giăng đèn kết hoa, bao gồm luôn cả hai căn bên cạnh, đều được trang hoàng cực kỳ hoan hỉ.
Đây là một bữa tiệc rất đặc biệt.
Ngoài trưởng bối như Lâm Trường Xuân, trên cơ bản mọi thành phần trong nhà họ Lâm đều tham dự vào việc lên kế hoạch.
Đây là tiệc mừng đầu tiên từ sau khi chia cổ phần Ý Linh Lung, chủ gia đình mới của nhà họ Lâm lên nắm quyền, lại còn là tiệc cưới.
Khách được mời có thể nói là không đếm xuể.
Tiệc đãi suốt ba ngày, vải điều phủ khắp, khua chiêng gõ trống.
Hoàn toàn đúng như những gì Lâm Du đã dự tính từ đầu.
Thiệp mời dự hôn lễ đặt riêng chỉ gửi cho một bộ phận người trong số đó.
Trong đó có bạn cùng phòng thời đại học của Văn Chu Nghiêu như Từ Thiệu Huy, Chu Húc Tân, phía Lâm Du đương nhiên không thiếu Trương Gia Duệ, Lưu Thải Vân.
Bất kể có bàng hoàng hay không, tất cả những người nên có mặt đều đến dự.
Khách vào cửa nườm nượp không ngớt, ai mà ngờ trong toàn quá trình chủ gia đình nhiệm kỳ trước lại chẳng hề hay biết gì cơ chứ.
Cuối cùng cũng là Lâm Thước bất khuất nói một câu: "Con dấu của nhà họ Lâm cũng đã nằm trong tay em nó rồi, bây giờ ai cản được nó nữa bác."
Khiến Lâm Bách Tòng câm lặng triệt để.Chính tay chú đã giao nhà họ Lâm vào tay con trai mình, người mềm lòng với tình cảm không được thế tục thừa nhận đó cũng là mình không sai.
Nhưng đâu có ngờ vừa quay đầu đi thằng con trai đã bày ra chuyện lớn như thế này chứ.
Bây giờ nước đến chân rồi không còn cách nào khác, chỉ đành vừa mắng nó đúng là thứ báo đời vừa dắt tay vợ ra tiếp đãi khách khứa thôi.
Con trai kết hôn, người làm cha có thể không chống lưng cho à.
Thứ mình sinh ra không phải con trai mà là chủ nợ mới đúng!
Từ ngày giao phó đi toàn bộ trách nhiệm, vận mệnh của con cháu, của nhà họ Lâm đã sang trang mới, đã là thời đại và thiên hạ của lớp người mới rồi.
Tuổi tác cha mẹ ngày càng cao, con cái mà được vui vẻ yên ổn thì cứ thành toàn cho thôi.
Đã nghĩ thông từ lâu rồi, từ nhỏ Lâm Du đã khác chúng bạn, có lẽ sau này thái độ của người đời thật sự sẽ khác hiện tại cũng chưa biết chừng.
Người chỉ biết tự thuyết phục bản thân như thế bước ra tới cổng mới thấy hai hàng người mặc tây trang đứng sẵn trước cửa, bên trắng bên đen, bên nào cũng khôi ngô tuấn tú.
Bọn họ đứng thẳng thành hàng, thản nhiên tiếp nhận mọi ánh mắt đánh giá lẫn tò mò.
Hai vợ chồng nhìn nhau, không còn gì để nói nữa.
Lạy cha mẹ, uống rượu dùng tiệc, cuối cùng nhóm Chu Húc Tân theo về căn tứ hợp viện hai người ở hiện tại "náo động phòng".
Trước ánh nhìn chăm chú của khách khứa hai bên, cùng nắm tay bước qua cửa nhà, tiếng pháo nổ lốp đốp không ngừng sau lưng.
Lâm Du đứng trên bậc thang, hỏi người cạnh bên: "Hôn lễ này thế nào?"
"Rất long trọng." Văn Chu Nghiêu khẳng định.
"Đặc biệt chuẩn bị cho chúng ta đó." Lâm Du đắc ý bảo: "Mình kết hôn rồi đó, anh."
Văn Chu Nghiêu cười, "Ừm, rất điên cuồng, nhưng anh rất thích."
Mọi âm thanh bên tai xa dần, khung cảnh phủ rợp vải đỏ này chỉ thuộc về riêng hai người.
Văn Chu Nghiêu nghiêng đầu cúi người hôn cậu, trong tiếng hò reo hưng phấn bọn Trương Gia Duệ cố ý hét cho thật to, chăm chú mà nồng nàn, một lòng một dạ hôn người chiếm cứ trái tim anh.
"Trăm năm hạnh phúc!" Chu Húc Tân đưa tay lên miệng làm loa để hét.
Tiếp ngay sau đó là, "Bên nhau đến đầu bạc răng long!"
"Bách niên giai lão!"
"Trọn đời trọn kiếp!"...
Ngày hôm đó, trên con đường Thịnh Trường đã diễn ra một sự kiện lạ lẫm chưa từng có suốt mấy chục thậm chí cả trăm năm, không những thế mà trong rất nhiều năm trong tương lai vẫn là câu chuyện được bàn tán sôi nổi.
Chủ gia đình mới của nhà họ Lâm, gia tộc hùng mạnh theo nghề khắc gỗ lâu đời, kết hôn rồi.
Với một người đàn ông.
Kèn trống tưng bừng, đàn sáo văng vẳng, làm người từ mấy con đường xung quanh cũng phải chạy sang xem chuyện vui.
Nói ra cũng lạ, tất cả mọi người có mặt ngày hôm đó dường như đều bị tiệc mừng hoành tráng này cảm hóa, dù thấy nhân vật chính là hai người đàn ông thì vẫn không một ai nói ra nửa lời khó nghe.
Ấy là hôn sự kỳ lạ, nhưng được những lời chúc phúc bao phủ.
Rất nhiều người tò mò về đối tượng kết hôn của chủ nhà họ Lâm mới lên.
Người đó mặc tây trang đen cắt may riêng, cài hoa trên ngực áo, khí chất trầm tĩnh, khôi ngô anh tuấn.
Hôn lễ náo nhiệt như thế này được một tay Lâm Du trù tính.
Nhưng điều thu hút chú ý nhất vẫn là đội ngũ "đón dâu".
Cả đoàn xe thuần màu xanh quân đội, xếp dài từ đường Thịnh Trường tới không thấy được điểm cuối.
Mộc Chuẩn dẫn đầu, cả đội đồng loạt thả hai dải vải đỏ lên không trung cực kỳ chỉnh tề.
Một hôn lễ chấn động, với cách phô diễn trước nay chưa từng có.
Riêng điều này thì vốn không có trong dự tính của Lâm Du, nhưng Văn Chu Nghiêu ôm vai cậu, đứng sánh vai bên cậu trên bậc thang nhìn những hàng chữ bay lượn trong không trung."Em tặng anh ánh dương không ngại thế tục, anh tặng em niềm vui tồn tại vĩnh cửu."
Ngay giây sau đó, pháo hoa rực sáng, lấp đầy sắc màu rực rỡ lên nửa bầu thiên không.
Tên của Văn Chu Nghiêu và Lâm Du bay bên nhau trên bầu trời ấy, ghi thật sâu vào đáy mắt và ký ức của tất cả mọi người hiện diện.
Khói hoa mau lụi tắt, nhưng tháng năm luôn tống cựu nghinh tân.
Như ước nguyện từ ngày đầu khi Lâm Du một lòng muốn cử hành hôn lễ này.
Cậu muốn cho tất cả mọi người được biết, hai người yêu nhau, núi cao sông dài cũng chẳng thành chướng ngại.
Đây là quyết định dũng cảm nhất, cũng là điên rồ nhất trong suốt hai mươi hai năm cuộc đời luôn cẩn trọng khắc kỷ của cậu, hơn nữa còn được hiện thực hóa thành hành động.
Một lần cậu bất chấp liều lĩnh để điên rồ, Văn Chu Nghiêu đương nhiên sẽ thành toàn và hoàn thiện nó.
Náo động cùng cậu, vui cười cùng cậu, si mê cùng cậu, cũng ngốc nghếch cùng cậu.
Văn Chu Nghiêu đứng trên bậc đá, ôm vai Lâm Du, nói với các khách khứa xung quanh: "Cảm ơn các vị anh em bạn bè, họ hàng láng giềng đã bớt chút thời giờ đến chung vui hôn lễ của tôi và bạn đời của tôi Lâm Du ngày hôm nay.
Tôi họ Văn tên Chu Nghiêu, nguyên quán ở quận Dư Ninh Tây Xuyên.
Mười lăm năm trước thân phụ Văn Viễn Sơn của tôi cũng là cư dân lâu năm tại đường Thịnh Trường này.
Sau khi ông bất hạnh qua đời, tôi may mắn được nhà họ Lâm nuôi nấng dạy dỗ, luôn khắc ghi trong lòng.
Tại giờ phút này, quyết định cử hành hôn lễ với con trai một của chi trưởng nhà họ Lâm, là tình yêu chân thành, cũng hứa đến trọn đời trọn kiếp.
Bắt đầu từ ngày hôm nay, gia đình của Văn Chu Nghiêu chính thức yên bề tại đây.
Các vị có mặt ngày hôm nay đều là chứng nhân cho hôn lễ của hai chúng tôi.
Dù tên của hai chúng tôi không thể cùng viết vào sổ hộ khẩu thì trăm năm sau cũng nằm cùng một cỗ áo quan, bia đá cũng sẽ viết tên hai chúng tôi cạnh bên nhau."
Tiếng nói hùng hồn, rõ ràng kiên định.
Những người chưa nắm được tình hình xung quanh ngơ ngác nhìn nhau, rồi lại bồi hồi xúc động cho sự ngông cuồng can đảm chưa từng có.
Nhưng sau cùng, cả sảnh đường chung vui, kết thúc thuận lợi.
Tối hôm đó, trên chiếc giường đỏ thẫm, Văn Chu Nghiêu đưa cho Lâm Du thứ gì đó được gói trong vải lụa.
Lâm Du cầm lấy mở ra xem, là phong bì sắc đỏ, hàng chữ to Uyên Ương Lễ Thư thếp vàng.
"Giấy đăng ký kết hôn cũng chỉ là một tờ giấy thôi, dù sao cũng tự làm lấy, cái này thích hợp hơn nhiều." Văn Chu Nghiêu mở tấm của mình ra, nói với cậu: "Thời gian hơi gấp nên chưa kịp đóng dấu.
Em tặng nhiều con dấu rồi nhưng không cái nào hợp để đóng lên đây.
Hôm nào rảnh rỗi khắc cái mới đi, khắc thành đôi ấy, rồi mình đóng vào."
Lâm Du gật đầu trong hỗn loạn, đầu ngón tay vuốt trên hàng chữ bên trong.
Trên đó viết sinh thần bát tự của hai người, và ngày lành tháng tốt của hôn lễ nữa.
"Thích đến vậy à?" Văn Chu Nghiêu thấy cậu thích đến không nỡ rời tay thì cười hỏi.
Lâm Du gấp lại ôm chặt, ngồi khoanh chân liếc anh nói: "Dĩ nhiên rồi, ngay ngày mai em mở cửa phòng làm việc để khắc con dấu, dùng loại Tử Đàn tốt nhất, đóng xong thì cất nó với con dấu vào."
"Cất làm gì?"
Lâm Du nói: "Sau này em phải mang theo vào quan tài, chờ kiếp sau lấy ra mang đi tìm anh, vậy thì không sợ anh không chịu nhận."
Cả hai người đã thay áo ngủ, rộn rã suốt cả ngày rồi mà chẳng ai thấy mệt.
Văn Chu Nghiêu yên lặng nhìn cậu hưng phấn hào hứng tưng bừng, cười cười rồi đưa tay ôm lấy cậu.
"Làm gì đó?" Lâm Du giơ hôn thú lê cao, trách anh: "Nhăn nó bây giờ."
"Không đời nào." Văn Chu Nghiêu lấy đồ trong tay cậu ra đặt sang bên cạnh, nói: "Không có cái này em cứ ở yên tại chỗ chờ anh, chắc chắn anh sẽ tìm được em."
Lâm Du ngơ ngẩn nhìn anh, hỏi thật khẽ: "Thật sao?"
"Thật chứ." Văn Chu Nghiêu gật đầu.
Lâm Du vòng tay ôm cổ Văn Chu Nghiêu, dựa vào anh, nỉ non: "Anh, anh nói ra lời này rồi phải giữ lời đó."
Kiếp trước anh vạn ngàn dặm mà đến, hai người cách nhau tháng năm đằng đẵng và xa lạ.
Nhưng hơi ấm ấy, Lâm Du khắc ghi mãi không quên.
Vận mệnh cho đời này được gặp mặt và sánh đôi vẹn tròn, nhưng Lâm Du tham lam muốn nhiều hơn nữa.
Kiếp sau, kiếp sau nữa, kiếp sau sau nữa, cậu đều muốn ghi dấu mình lên Chuyển Sinh Thạch của Văn Chu Nghiêu.
Dù cách muôn dặm non sông, dù con đường phía trước có mịt mờ u tối, tìm được anh dường như chính là mục đích sau cùng suốt hai kiếp người.
Là định mệnh của cậu, cũng là khát vọng sâu thẳm nhất từ đáy lòng.
Văn Chu Nghiêu ôm cậu, cất tiếng: "Anh của em nói là giữ lời."
Những âu lo trải dài hai kiếp, những hấp vội vàng, đắn đo, hối hận rồi cũng được dẹp yên đến tận cùng với lời hứa của Văn Chu Nghiêu.
"Anh." Lâm Du gọi.
Văn Chu Nghiêu đáp lại: "Ừm."
"Anh ơi."
"Ừm."
Mỗi một tiếng đều được đáp lại, mỗi một lần đưa tay ra đều có thể nắm chặt.
Tương lai chân thực ấy cậu thấy được chạm được.
"Cảm ơn anh, Văn Chu Nghiêu." Lâm Du nói.
Cậu trịnh trọng nhìn vào mắt Văn Chu Nghiêu, gọi tên anh.
Văn Chu Nghiêu cong môi, "Anh cũng cảm ơn em, Lâm Du, của anh."
Đổi tất cả đớn đau hối tiếc từng có lấy lần gặp mặt ở kiếp này.
Em là món quà, là niềm vui thích trọn đời.
Hậu ký
Sau hôn lễ xem như Văn Chu Nghiêu đã thoát ly thân phận con trưởng chi trưởng, anh cả của nhà họ Lâm.
Ngược lại thường dùng danh nghĩa Văn Chu Nghiêu, con trai Văn Viễn Sơn ở Tây Xuyên, người kế thừa tiếp theo của nhà họ Văn hơn.
Nghe nói mấy năm trước được điều về Kiến Kinh, từ đó đại đa số thời gian định cư ở đây.
Mấy năm nay lên như diều gặp gió, khiến biết bao nhiêu người trố mắt trân trối.
Nhất là từ sau khi ông cụ Văn qua đời, anh tiếp quản nhà họ Văn bằng tốc độ nhanh nhất, khiến kẻ có ý đồ không tạo được một ngọn sóng nào.
Nghe đồn Văn Chu Nghiêu có bạn đời là Lâm Du, nam, người Kiến Kinh, thợ khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống, cổ đông lớn nhất của Ý Linh Lung, tuổi trẻ với tương lai rộng mở.
Hai người còn từng có một hôn lễ gây chấn động.
Quá khứ như thế cùng một người bạn đời đồng tính lẽ ra sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của Văn Chu Nghiêu, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Người ngoài đánh giá về Lâm Du, thông minh là thứ yếu thôi, chủ yếu sống rất minh bạch.
Việc kinh doanh đã chia cổ phần từ lâu, lại không mang dã tâm gì, tiếp quản nhà họ Lâm chưa tới năm năm đã bước lên đỉnh cao với tác phẩm điêu khắc mang tên "Đông Tuyết Kinh Xuyên".
Người trong giới gọi cậu là thợ điêu khắc thiên tài."Đông Tuyết Kinh Xuyên" mang trong mình kỹ nghệ điêu khắc tinh túy nhất, mang tính tự sự từ câu chuyện kiếp trước kiếp này, là tầm cao và trình độ mà rất nhiều người mất cả đời cũng không sánh được.
Hàng nhái nhiều không đếm xuể.
Nhưng nghe nói tác phẩm thật đã được một khách hàng thần bí mua về sưu tầm với giá trên trời ngay trong năm được ra mắt.
Cũng có người kể, người mua họ Văn, chẳng phải ai xa lạ, chính là Văn Chu Nghiêu.
Hiện tại tác phẩm ấy được trưng bày trong nhà hai người ở Kiến Kinh.
Có rất nhiều phiên bản truyền miệng, khi xã hội đang ngày một phát triển, cũng ngày càng bao dung hơn, chẳng ai còn tra xét xem tác phẩm thật giờ ở nơi nào nữa.
Ngược lại câu chuyện đằng sau nó mới càng khiến người ta muốn tìm tòi khai thác.
Chỉ tiếc, nhà họ Văn nay như mãnh thú say ngủ, rất ít để lộ tin tức gì ra ngoài.
Nhà họ Lâm thì phát triển phồn thịnh, có vô số thợ điêu khắc ưu tú.
Nhắc đến sư phụ Lâm Du, khi ai đó hỏi thì trên cơ bản sẽ là:
"Anh hỏi sư phụ nhỏ của tôi hả? Ngoài chuyện điêu khắc thì cậu ấy thả rông bọn tôi, bọn tôi cũng ít được gặp lắm."
"Không tìm thấy làm sao hả? Không tìm thấy thì còn sư tổ, còn rất nhiều sư thúc mà."
Nói là Lâm Du quản lý nhà họ Lâm, nhưng xét cho cùng còn chẳng phải nhà họ Lâm dung túng cho cậu đó sao.
Không thì sao vị trí chủ gia đình của gia nghiệp khổng lồ như thế có thể cho phép cậu cứ đôi ba bữa lại chạy mất bóng được.
Nhưng tất cả mọi người đều ngầm hiểu trong lòng, biết rõ là vì ai.
Ai bảo mấy năm nay cái vị ấy bận tối mày tối mặt, rất khó ở lại Kiến Kinh lâu.
Đời các chú bác như Lâm Bách Tòng nghỉ hưu dưỡng già cả rồi.
Ai đó muốn gói người của mình lại mang theo.
Thế hệ mới thế chỗ từ nhỏ đã lớn lên trong sự uy nghiêm của anh cả, ai mà dám lên tiếng.
Đành để hai người làm theo ý mình thôi chứ sao nữa.Trời cao biển rộng, tình yêu thuận ý lại tự do.
____________________________________
Tưởng vị nào đó mua hai căn nhà phố cổ xong hết tiền nên em bé phải khắc gỗ bán kiếm thu nhập, rồi cuối cùng cũng vị ấy mua về trưng trong nhà.
Ủa dậy cưng đem bán chi dạ em bé :)))))))))))))))))
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...