Người xa lạ

Có những sự việc không hề bao giờ tôi thích nói đến. Khi vào lao xá, sau một vài hôm tôi hiểu ngay là tôi sẽ không thích nói đến đoạn đời này của tôi.
Về sau, tôi không còn thấy những sự gớm ghiếc này là quan trọng nữa. Nói cho đúng ra, trong những ngày đầu tiên, không phải là tôi đã ở tù thực sự: tôi mơ hồ chờ đợi một vài biến cố mới mẻ. Chỉ sau lần thăm viếng đầu tiên và duy nhất của Marie, tất cả mọi sự mới bắt đầu. Kể từ ngày tôi nhận được thu của nàng (nàng nói người ta không cho nàng đến thăm nữa vì nàng không phải là vợ tôi), kể từ ngày ấy, tôi cảm thấy là tôi đang ở trong xà lim như là trong nhà của tôi và đời tôi ngừng lại nơi đây. Hôm tôi bị bắt, trước hết người ta giam tôi vào một căn buồn, trong đã có nhiều tội nhân, phần nhiều là Ả-rập. Họ cười khi trông thấy tôi và hỏi tôi đã làm gì? Tôi nói là đã giết một người Ả-rập thời họ nín thinh. Một lát sau trời tối, họ giảng cho tôi biết phải sửa soạn cái chiếu thế nào để nằm ngủ: cuộn một đầu chiếu lại, người ta có thể làm thành một cái gối. Rệp bò ở trên mặt tôi suốt đêm. Vài ngày sau, người ta giam riêng tôi vào một xà-lim, ở đó tôi ngủ trên sàn gỗ. Tôi có một thùng gỗ đi tiêu và một thau sắt. Lao xá ở phía cao tít thành phố và do một cửa sổ nhỏ, có thể nhìn thấy biển khơi. Một hôm tôi đang níu lấy chấn song cửa, mặt giơ ra phía ánh sáng thời một anh lính gác vào bảo toi là có người tới thăm. Tôi nghĩ chắc là Marie.
Đúng nàng.
Tôi đi theo một hành lang dài, rồi một cầu thang và sau cùng một hành lang khác. Tôi vào một căn buồn rất lớn do một cửa rộng soi sáng. Hai cửa lưới sắt lớn chia buồng ra làm ba phần, cắt theo chiều dài. Giữa hai lưới sắt có một khoảng rộng từ tám đến mười thước, phân chia khách thăm với tù nhân. Tôi trông thấy Marie ở trước mặt với chiếc áo dài có sọc và mặt nàng rám nâu. Về phía tôi, có độ mười tù nhân, phần nhiều là người Ả-rập. Chung quanh Marie là các phụ nữ người Mo và nàng ở giữa hai người đàn bà đến thăm: một bà già nhỏ thó, môi mím lại mặc đồ đen và một bà đồ sộ, xõa tóc, nói rất lớn với nhiều động tác. Khách thăm và tù nhân bó buộc phải nói rất to vì khoảng cách giữa hai lưới sắt. Khi tôi vào tới nơi, các tiếng nói ồn áo dội vào những bức tường lớn trơ trụi của căn buồng, ánh sáng sống sượng từ trên trời tuôn xuống các mặt kính và tung tóe vào phòng làm tôi choáng váng. Xà lim của tôi tĩnh mịch hơn và mờ tối hơn. Tôi phải mất mấy giây đồng hồ để thích ứng. Tuy nhiên sau cùng tôi nhìn rõ rệt từng gương mặt nổi bật lên giữa ánh sáng. Tôi quan sát thấy một người lính gác ngồi ở đầu hành lang giữa hai lưới sắt. Phần nhiều các từ nhân Ả-rập và gia đình họ ngồi xổm, đối diện nhau. Họ không la hét: mặc dù sự ồn ào họ cũng nghe thấy nhau tuy nói rát khẽ. Tiếng thì thào của họ đi từ thấp lên cao, tạo nên mọt bản nhạc giọng trầm liên tục cho những cuộc đàm thoại giao nhau ở trên đầu họ. Tôi nhận xét rất nhanh tất cả những cái đó trong khi tiến về phía Marie. Đúng sát người vào lưới sắt, nàng cố hết sức mỉm cười với tôi. Tôi thấy nàng đẹp quá nhưng toi không biết cách nào nói cho nàng biết.
Nàng nói thiệt lớn: “Thế nào?” – “Đấy thế này đấy!”. – “Trông anh khỏe mạnh. Anh có đủ các thứ cần dùng chưa?”. “Có, đủ rồi”.
Chúng tôi nín bặt và Marie vẫn mỉm cười. Mụ đồ sộ hét lên về phía anh chàng đứng bên cạnh tôi: có lẽ là chồng mụ, một gã to lớn, tóc vàng hoe, ánh mắt thành thực. Họ tiếp tục một cuộc đàm thoại đã bắt đầu từ trước.

Mụ kêu rống lên: “Mụ eanne không muốn lấy cái đó. Người đàn ông nói: “Phải! Phải!”.
– “Tôi đã bảo mụ là khi nào ra tù, anh sẽ lấy lại nhưng mụ vẫn không muốn lấy cái đó”.
Về phần Marie, nàng kêu to là Raymond gởi lời chào tôi và tôi nói: “Cám ơn” nhưng tiếng nói của tôi bị câu hỏi anh bên cạnh làm át đi: “Nó có khỏe không?”. Vợ y cười và nói:
“Không bao giờ nó khỏe hơn lúc này”. Anh đứng bên trái tôi, một người đàn ông trẻ tuổi, bé nhỏ, đôi tay mảnh dẻ, không nói chi cả. Tôi nhận thấy y đứng trước mắt bà già nhỏ thó và cả hai đều nhìn nhau thắm thiết. Nhưng tôi không có thì giờ quan sát họ lấu hơn vì Marie đã kêu tôi cần phải hy vọng. Tôi nói: “Phải”. Đồng thời tôi nhìn nàng và tôi thèm muốn ghì lấy vai nàng qua chiếc áo dài. Tôi thèm muốn thứ vải mịn màng ấy và tôi không biết rõ là ngoài nó ra cần phải mong muốn đến cái chi nữa?... Nhưng tất nhiên đáy là điều Marie muốn nói vì nàng mỉm cười luôn. Tôi chỉ còn trông thấy hàm rằng nàng bóng loáng và những nếp nhăn nhỏ ở mắt nàng.
Nàng lại kêu:
- Anh sẽ ra và chúng ta sẽ lấy nhau! Tôi trả lời: “Em tin vậy hả?” Nhưng thực ra, đấy chỉ cốt nói cho có chuyện. Thế là nàng nói rất nhanh, vẫn nói to là phải, và tôi sẽ được tha và chúng tôi lại đi tắm nữa. Nhưng người đàn bà kia đã hét lên là mụ để một cái giỏ ở phòng lục sự. Mụ kể vanh vách các thứ ở trong giỏ cần phải kiểm soát lại vì mọi thứ đắt giá lắm. Anh khác đứng cạnh tôi và bà mẹ của y vẫn nhìn nhau.

Tiếng thì thào của các người Ả-rập tiếp tục ở phía dưới chúng tôi. Ánh sáng bên ngoài hình như phồng thêm ra, áp vào cánh cửa.
Tôi cảm thấy hơi đau và tôi muốn đi về. Tiếng ồn ào làm tôi khó chịu nhưng mặt khác, tôi còn muốn lợi dụng sự hiện diện của Marie. Tôi không nhớ thời gian đã trôi qua bao nhiêu lâu… Marie nói với tôi về công việc của nàng và nàng mỉm cười không ngớt. Các tiếng thì thầm, kêu gào, nói chuyện giao nhau. Cái đảo nhỏ duy nhất của sự im lặng là ở bên cạnh tôi, trong người thanh niên nhỏ bé kia và bà mẹ giá đang nhìn nhai. Dần dần, người ta dẫn những người Ả- rập đi. Hầu hết mọi người đều nín thinh khi người đầu tiên ra khỏi. Bà già lại gần chấn song cửa và ngay lúc đó, một lính gác ra hiệu cho người con. Người con nói: “Chào má” và người mẹ thò tay ra giữa hai chấn song để làm một dấu hiệu nhỏ, chậm chạp và kéo dài.
Bà già đi khỏi trong khi một người đàn ông vừa bước vào, tay cầm mũ, chiếm chỗ của bà.
Người ta dẫn đến một tù nhân và họ nói chuyện rất hăng hái, nhưng nói nhỏ thôi vì căn phòng đã trở lại yên tĩnh. Người ta đến gọi người đứng cạnh tôi ở mé tay phải và vợ y nói với y vẫn không hạ giọng, hình như mụ không nhận thấy là không cần phải hét nữa: “Anh phải coi chừng sức khỏe và cẩn thận!”. Rồi đến lượt tôi. Marie ra hiệu là nàng hôn tôi. Tôi còn quay lại trước khi biến mất. Nàng đứng bất động, mặt úp sát vào lưới sắt, vẫn với một nụ cười chia sẻ và gượng gạo.
t lâu sau nàng viết thư cho tôi và thế là kể từ lúc đó, bắt đầu những sự kiện mà không bao giờ tôi thích nói đến. Dù sao, chớ nên thêu dệt điều gì và đối với tôi, chuyện đó cũng dễ dàng hơn là đối với nhiều người khác. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bị giam cầm, điểm gay go nhất là tôi còn có những tư tưởng của người tự do. Ví dụ sự thèm muốn đi trên một bãi biển và xuống tắm biển.

Cứ tưởng tượng tiếng ồn ào của những đợt sóng đầu tiên ở dưới gang bàn chân, thân thể ngâm xuống nước và sự thoải mái vùng vẫy ở đay, tôi đã thấy thình lình các bức tường của lao xá như sát hẹp lại xiết bao! Tư tưởng ấy chỉ kéo dài trong vài tháng rồi sau chỉ còn lại những tư tưởng của tù nhân. Tôi chờ đợi cuộc di dạo hàng ngày ở ngoài sân hay cuộc viếng thăm của luật sư… Tôi sắp xếp thì giờ còn lại một cách rất khéo léo. Thế là tôi thường nghĩ giá người ta để cho tôi sống ở trong một thân cây khô, không có việc chi làm hơn là nhìn trời ở trên đầu, thời dần dần tôi cũng sẽ quen đi. Có lẽ tôi sẽ đợi chờ đàn chim bay qua hay sự gặp gỡ của những áng mây như tôi đã chờ đợi ở đây những ca-vát ngộ nghĩnh của luật sư bào chữa cho tôi và như là, trong một thế giới khác, tôi sốt ruột chờ đợi đến ngày thứ bảy để được ghì siết thân thể Marie. Vậy suy nghĩ cho k , tôi chưa phải ở trong một thân cây khô. Còn có kẻ khổ sở hơn tôi. Đó là một ý kiến của má tôi và bà thường hay nhắc lại là người ta sẽ quen hết cả mọi sự.
Vả chăng bình thường tôi không hay đi quá xa như vậy. Những tháng đầu rất gay go nhưng chính là sự cố gắng bó buộc đã giúp đỡ tôi vượt qua. Ví dụ như tôi bị giày vò vì thèm muốn đàn bà! Đó là lý đương nhiên, tôi hãy còn trẻ. Không bao giời tôi đặc biệt nghĩ đến Marie nhưng tôi chỉ nghĩ đến một người đàn bà, đến các người đàn bà, đến tất cả phụ nữ tôi quen biết, đến mọi trường hợp tôi đã thương yêu họ, đến nỗi xà lim của tôi đầy rẫy những gương mặt tràn trề những thèm muốn. Một mặt điều đó làm tôi mất thăng bằng, nhưng hiểu theo mặt khác, điều đó giết thì giờ. Sau cùng tôi chiếm được cảm tình của viên xếp gác, vào giờ ăn, y thường đi theo tên bé con vào nhà bếp. Trước hết, chính y đã nói chuyện với tôi về đàn bà. Y bảo tôi đó là điểm đầu tiên các tù nhân khác thường phàn nàn. Tôi bảo y là tôi cũng như họ và tôi thấy sự đối đãi này bất công. Y nói: “Nhưng chính vì thế nên người ta mới giam ông vào nhà pha.” – “Thế nào, vì thế sao?” – “Chính phải, sự tự do là như thế. Người ta tước đoạt tự do của ông”. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều ấy. Tôi tán thành lời y: “Đúng thế, còn trừng phạt ở chỗ nào? Phải, ông hiểu đời lắm. Các người khác thời không. Nhưng rốt cuộc họ tự tìm cách trút hết gánh nặng!”. Sau đó, y bỏ đi.
Lại còn vấn đề thuốc lá. Khi tôi vào nhà pha, họ tước hết thắt lưng, dây giầy, ca-vát và mọi thứ ở trong túi tôi, đặc biết là thuốc lá. Khi đã bị giam ở xà-lim, tôi xin họ trả lại các thứ đó nhưng họ bảo là bị cấm. Những ngày đầu rất điêu đưúng. Tôi mút những mẩu gỗ do tôi nhổ ở tấm ván giường ra. Suốt cả ngày, tôi lợm mửa thường xuyên. Tôi không hiểu tại sao người ta lại cấm đoán tôi cái điều không có hại chi đến ai cả. Về sau tôi mới hiểu là điều ấy cũng dự phần vào sự trừng phạt nhưng lúc đó, tôi đã quen không hút nữa và sự phạt ấy đối với tôi không còn là một sự trừng phạt.
Ngoài những sự buồn phiền ấy, tôi không đến nỗi khổ lắm. Thêm một lần nữa, tất cả mọi vấn đề là giết thì giờ. Sau cùng, tôi hết buồn phiền kể từ lúc tôi biết hồi tưởng lại chuyện cũ. Đôi hi tôi nhớ l ai căn buồn cảu tôi và trong trí tưởng tượng, tôi vừa đi từ một góc để rồi trở lại góc đó, vừa đi vừa lẩm nhẩm kiểm điểm tất cả mọi thứ thấy ở trên đường đi. Mới đầu thưòi nhanh chóng lắm, nhưng mỗi khi bắt đầu lại thời hơi lâu hơn. Vì tôi nhớ lại từng món đồ gỗ và ở mỗi món đồ gỗ và ở mỗi món đó, nhớ lại từng thứ vật dụng ở trong đó. Về mỗi món vật dụng, nhớ lại tất cả những chi tiết và ngay cả các chi tiết nhớ lại một chỗ khảm, một vể rạn nứt hay một cạnh sứt mẻ, màu sắc hay cái nước mịn màng của chúng. Đồng thời, tôi thử cố gắng không làm đứt đoạn bản tổng kê của tôi, thực hiện một sự kê khai đầy đủ. Đến nỗi sau vài tuần lễ tôi có thể trải qua hàng giờ, chỉ để kiểm điểm các thứ có ở trong buồng tôi. Như thế, tôi càng suy nghĩ bao nhiêu thời các đồ vật không được biết đến hay bị lãng quên lại cùng nẩy nở ra trong trí nhớ của tôi. Thế là tôi hiểu một người chỉ sống có một ngày thôi cũng có thể sống dễ dàng một trăm năm ở trong nhà pha. Y sẽ có đủ k niệm để khỏi buồn nản. Hiểu theo một nghĩa, đó là một chuyện ích lợi.
Lại còn giấc ngủ nữa. Mới đàu, ban đêm tôi khó ngủ và ban ngày thì không ngủ được.
Dần dần, đêm tôi ngủ khá hơn và tôi có thể ngủ cả ban ngày nữa. Có thể nói là trong những tháng cuối cùng, tôi đã ngủ từ 6 tới giờ một ngày. Còn lại cho tôi 6 giờ để tiêu phí vào những bữa ăn, các nhu cầu tự nhiên, những k niệm và chuyện người Tiệp-khắc.

Thực tế, tôi đã tìm thấy ở giữa chiếc nệm rơm và ván giường của tôi một mảnh báo cũ, gần dính bết vào, vải, vàng khè và trong suốt. Báo đăng một việc linh tinh, thiếu mất đoạn đầu nhưng nội vụ có lẽ đã xẩy ra ở Tiệp-khắc. Một người đàn ông từ một làng Tiệp-khắc ra đi làm giầu. Sau 5 năm, giầu có, y trở về làng với vợ và một con. Mẹ và chị y trông nom một khách sạn ở làng. Muốn làm cho họ ngạc nhiên, y để vợ con ở một khách sạn khác, rồi một mình trở về nhà lúc y vào, mẹ y không nhận ra. Để đùa giỡn, y hỏi thuê một buồng. Y phô trương tiền bạc.
Ban đêm, mẹ và chị y dùng búa ám sát y, lấy hết tiền bạc rồi vứt xác xuống sông. Sáng hôm sau người vợ đến, vô tình tiết lộ tung tích của người khách thuê buồng. Bà mẹ thắt cổ người chị nhảy xuống giếng. Tôi đã đọc chuyện ngày hàng ngàn lần. Phần thì chuyện hoang đường; phần khác chuyện lại tự nhiên. Dù sao, tôi thấy anh chàng du khách kia cũng đáng kiếp vì chớ bao giờ nên đùa giỡn.
Như thế, với những giờ ngủ, những k niệm, đọc chuyện linh tinh và sự luân phiên giữa ánh sáng và bóng tối, thời gian đã trôi qua. Tôi đã đọc sách thấy nói là sau cùng người ta sẽ mất hết khái-niệm về thời gian ở trong nhà pha. Những điều đó không có nghĩa lý mấy đối với tôi.
Tôi vẫn không hiểu tại sao ngày lại có thể vừa dài vừa ngắn. Có lẽ dài để sống nhưng vì nó giãn nở quá nến nỗi sau cùng ngày nọ tràn ngập qua ngày kia. Nó mất cả tên vì thế. Những tiếng hôm qua hay ngày mai là những tiếng duy nhất còn có nghĩa lý đối với tôi.
Một hôm, người gác bảo tôi là ở đây đã năm tháng, tôi tin nhưng tôi không hiểu. Đối với tôi thì luôn luôn vẫn cứ là một ngày ấy tuôn tràn vào xà lim của tôi và tôi vẫn cứ theo đuổi một công việc ấy. Hôm đó, sau khi người gác đi khỏi, tôi nhìn mặt mình trong chiếc cà mên bằng sắt.
Hình như bóng dáng tôi vẫn cứ nghiêm trang ngay cả khi tôi thử mỉm cười với nó. Tôi vung vẫy hình ấy trước mặt tôi. Tôi mỉm cười và nó vẫn giữ nghiêm vẻ nghiêm nghị, buồn rầu. Ngày tàn và đó là cái giờ mà tôi không muốn nói đến, cái giờ không tên, giờ mà những tiếng ồn ào của buổi chiều dâng lên tù mọi từng lầu của nhà pha trong một nghi-trượng tĩnh mịch. Tôi lại gần cửa sổ và trong làn ánh sáng cuối cùng, tôi ngắm nghía hình ảnh tôi một lần nữa. Nó vẫn luôn luôn nghiêm nghị và có gì kỳ lạ đâu, vì lúc đó tôi cũng nghiêm nghị. Nhưng đồng thời và lần thứ nhất từ nhiều tháng nay, tôi nghe rõ tiếng tôi nói. Tôi nhận ra đấy là cái tiếng đã vang dội bên tai tôi từ nhiều ngày và tôi hiểu là suốt cả thời gian đó tôi đã nói một mình. Thế là tôi nhớ lại lời nói của người nữ khán hộ hôm đám táng má tôi. Không, không có ngõ thoát và không ai có thể tưởng tượng nổi các buổi chiều ở trong nhà pha ra sao.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui