Tôi nghe mà thấy tức giận! Tôi còn chưa nghĩ ra phải buôn bán cái gì mà ông ấy đã ở đây rủa tôi phải đền tiền cho người ta rồi, thế này thì còn làm ăn cái gì nữa? Tôi tức giận nói: “Không mở cửa hàng thì chú nói cháu phải làm gì! Không thể cứ dựa mãi vào cái nghề này được!”
Ai ngờ chú Lê lại cười thần2bí và nói: “Đi theo chú Lê mà thằng nhóc cháu còn sợ chết đói à?”
Tôi nghe là biết có chuyện! Xem ra là có khách tới cửa, nếu không lão già này cũng không đắc ý như vậy. Quả đúng là thế, tôi thấy chú Lê quay người đi vào nhà lấy ra một xấp tư liệu và nói: “Xem thử đi, sau đó cho chú ý kiến.”
Tôi giở tư5liệu ra xem, tờ đầu tiên là một bức ảnh chụp một ngôi nhà khá khang trang, chắc là một ngôi nhà cổ. Gạch xanh ngói xám, rất phong cách. Căn cứ vào những thông tin trên tư liệu thì căn nhà này trước thời giải phóng là phủ của một lãnh chúa ở Sơn Tây.
Diện tích của căn nhà cổ chiếm khoảng 0.7 mẫu, có một sân với ba lối6vào và ba gian nhà, có thể nói đúng là nhà cao cửa rộng!
Năm 1927, lãnh chúa Diêm Tích Sơn ở Sơn Tây đã thực hiện hành động chống cộng sản của đảng Thanh, giết chết rất nhiều chiến sĩ cách mạng thời bấy giờ. Phía sân sau của phủ lãnh chúa có một cái giếng cổ, chí ít cũng phải trên trăm năm lịch sử.
Năm đó, sau khi cuộc vận5động chống cộng của đảng Thanh bắt đầu, thuộc hạ của Diêm Tích Sơn cùng một lúc giết hơn mười người chiến sĩ cách mạng ở trong phủ lãnh chúa, sau đó ném tất cả thi thể vào trong giếng cổ ở sân sau, từ đấy, cái giếng cổ này vĩnh viễn bị đóng kín.
Năm 1990, một doanh nhân người Bắc Kinh nhìn trúng nơi đây, bỏ năm triệu để mua3căn nhà cổ này. Sau đó cho sửa chữa lại, cố gắng lưu giữ những tính năng kiến trúc ban đầu. Nhưng vào mấy tháng trước, có một vị tự xưng là con cháu của một trong những người chiến sĩ cách mạng bị chôn dưới giếng năm đó tìm tới và muốn vớt di cốt của tổ tiên nhà anh ta lên để đem về chôn cất tử tế.
Người doanh nhân mua căn nhà cũng biết nguyên nhân tại sao năm xưa chiếc giếng cổ ở sân sau bị bịt kín lại, giờ đã có người đến muốn vớt di cốt trong giếng, tất nhiên ông ta không từ chối, còn mời rất nhiều phóng viên đến để thông báo đưa tin về việc này.
Chuyện này được làm ầm ĩ lên, nhưng khi xuống giếng tìm hài cốt thì không vớt lên được cái gì cả! Thì ra ở phía dưới giếng lại có một đầu thông với sông ngầm dưới lòng đất, những nhân viên xuống giếng đã đến con sông ngầm kia, còn đi dọc một đoạn theo con sông nhưng vẫn không phát hiện được gì.
Nhưng khi bọn họ quay trở lại đường cũ để về thì đột nhiên nhìn thấy phía trước xuất hiện ánh sáng màu xanh lục, nhìn kỹ hơn thì phát hiện có một cỗ quan tài màu đỏ chót đậu ở bờ sông phía trước.
Đội nhân viên xuống giếng vớt hài cốt lúc ấy có ba người, trong đó có một người gan lớn hơn nên đi từ từ tới gần để xem, người này phát hiện mặt ngoài của chiếc quan tài được sơn màu đỏ tươi như máu, giống như vừa được quét lên vậy.
Người đó thò ngón tay ra quệt lên mặt quan tài, trên tay lại dính thứ chất lỏng màu đỏ giống máu. Ba người thấy thế thì giật mình, sợ quá cắm đầu bỏ chạy.
Khi bọn họ về tới trên mặt đất thì kể hết những chuyện ở dưới ra, những người ở phía trên đều sợ run, đặc biệt là chủ nhân của căn nhà này. Ông ta mua căn nhà này xong cũng chưa từng ở đây lần nào, nguyên nhân chủ yếu cũng bởi vì chiếc giếng cổ ở sân sau kia, không ngờ bây giờ còn đáng sợ đến mức xuất hiện cả một cỗ quan tài đỏ chót!
Ông ta vội vàng dừng lại mọi hoạt động vớt hài cốt, còn cái người muốn tìm lại di cốt của tổ tiên kia cũng không tiện nói gì cả, anh ta chỉ nói đợi khi nào chủ nhà xử lý xong cái thứ trong giếng kia, thì anh ta lại tới.
Trong tập tư liệu này chỉ có một vài tấm ảnh chụp và một số thông tin cơ bản của căn nhà cổ, không hề có bức ảnh nào chụp cái giếng cổ. Có lẽ sau khi những người xuống vớt di cốt kia đi lên thì không còn ai dám quay lại chỗ sân sau đó nữa.
Vị doanh nhân người Bắc Kinh này là bạn hàng của một khách hàng cũ của chú Lê, ông khách này giới thiệu ông ta đến chỗ chúng tôi. Sau khi xem hết tài liệu, tôi cũng chưa hiểu rõ tình huống như thế nào.
Tôi hơi do dự nói với chú Lê: “Theo ba người xuống giếng kia miêu tả thì tình huống ở phía dưới chắc chắn không đơn giản. Còn cả tòa nhà này nữa, cháu nhìn cách bố trí kiến trúc thì thấy nó không phải được xây từ thời kì Dân Quốc, có trời mới biết những chủ nhân trước từng ở bên trong là ai?”
Chú Lê nghe tôi nói thì xoa cằm nghĩ ngợi một lúc: “Chỗ tài liệu này đúng là không được đầy đủ, nếu chúng ta thực sự muốn nhận công việc này thì trước tiên nên đến đó thăm dò…”
“Vị doanh nhân người Bắc Kinh kia trả công thế nào ạ? Có hào phóng không?” Tôi hỏi ra vấn đề mà mình quan tâm nhất.
Chú Lê cười rất gian: “Vì đây là hai việc nên tính theo đầu người. Vị doanh nhân người Bắc Kinh cần chúng ta xuống giếng xử lý thứ kỳ lạ kia, ông ta sẽ trả cho chúng ta một triệu đồng. Còn nếu chúng ta có thể tìm được di cốt của những người lính cách mạng thì tiền công là hai mươi vạn. Đương nhiên, nếu có thể tìm được chính xác bộ hài cốt tổ tiên của người tài trợ kia thì sẽ được thêm mười vạn nữa.”
Tôi nghe xong mà trong lòng ngứa ngáy, bèn cười hỏi chú Lê: “Vậy giờ sao, chúng ta đi Sơn Tây luôn hả?”
Chú Lê suy nghĩ một lúc: “Cứ qua đó xem trước rồi nói tiếp, chú luôn có cảm giác cỗ quan tài đỏ chót ở dưới giếng kia không phải thứ dễ trêu vào…”
Bảy giờ tối hôm sau, ba chúng tôi đến sân bay Vũ Túc, người trợ lý của vị doanh nhân Bắc Kinh kia đã chờ ở ngoài sân bay từ sớm. Anh chàng này họ Tôn, tên là Tôn Bân, nghe giọng anh ta thì hẳn là một người địa phương.
Anh ta nhìn thấy chúng tôi thì rất nhiệt tình, nói: “Mọi người vất vả rồi, tổng giám đốc Lương phái tôi tới tiếp đón các vị trong toàn bộ hành trình, sau này các vị có nhu cầu gì cứ nói trực tiếp với tôi, đừng ngại.”
Chú Lê mỉm cười: “Tổng giám đốc Lương khách sáo quá! Vậy bây giờ chúng ta đến thẳng ngôi nhà cổ kia chứ?”
Tiểu Tôn gật đầu: “Vâng, đi xe không đến hai tiếng đâu, tổng giám đốc Lương đã chuẩn bị một bàn tiệc chờ các vị rồi!”
Dọc đường đi, nhân lúc rảnh rỗi tôi ngồi nói chuyện phiếm với anh chàng Tiểu Tôn kia. Theo anh ta nói, tôi biết được, vị tổng giám đốc Lương mà anh ta nói tới chính là vị doanh nhân người Bắc Kinh, Lương Thánh Kiệt, mà Tiểu Tôn chính là người của thôn Tôn Gia Câu, là dân địa phương cùng chỗ với tòa nhà cổ kia, cho nên anh ta và chú của mình vẫn luôn đảm nhận công việc quản lý căn nhà cổ đó.
Bình thường căn nhà cổ đó không mở ra cho người ngoài vào, trừ phi tổng giám đốc Lương dẫn vài người bạn đến Sơn Tây chơi, ông ấy mới dẫn họ đến thăm căn nhà cổ đó. Còn Tiểu Tôn có nhà ở gần huyện, vợ con anh ta đều ở bên kia, nên lúc bình thường chỉ có một mình chú anh ta sống trong căn nhà cổ đó.
Hơn nữa anh ta còn rất chắc chắn rằng: “Dù tòa nhà cổ này hơi cũ kĩ nhưng chưa từng xảy ra chuyện kì quái nào cả, trước khi tôi kết hôn cũng đã từng cùng chú sống ở trong căn nhà đó, ngoài việc nó cho người ta cảm giác hơi lạnh lẽo thì những cái khác cũng bình thường.”
Còn chuyện phát hiện ra quan tài trong cái giếng cạn kia, thì trước đó cái giếng vẫn luôn bị bịt kín, nếu không phải do cái tay tự xưng là con cháu của chiến sĩ cách mạng Lưu Minh Lý đến tìm tổng giám đốc Lương, thì chắc họ vĩnh viễn cũng không bao giờ nghĩ tới việc mở cái giếng cổ đó ra…
Khi đang nói chuyện, xe chạy đến cửa thôn Tôn Gia Câu, vừa vào cửa thôn tôi đã thấy ở đây có mấy cổng thờ cao sừng sững. Lúc này sắc trời đã tối, tôi không nhìn thấy rõ trên cổng viết chữ gì, nhưng nghe Tiểu Tôn nói thì những cổng thờ này đều được dựng từ thời nhà Thanh, chủ yếu là để ca tụng mấy vị trinh tiết liệt nữ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...