.:.
23: 18 tuổi.:..
Lý Trì Thư gần như duy trì tính ấu trĩ lẫn bướng bỉnh với một số cảm giác nghi thức, sự bướng bỉnh đó bồi dưỡng thế giới tinh thần yếu ớt lúc còn trẻ của em ấy, song hành cùng em suốt cả cuộc đời.
Chẳng hạn, mỗi tháng nhận được khoản tiền kia xong cuối tuần em phải quay về lớp học, dọn dẹp sạch sẽ tất cả tài liệu đề thi trên bàn, bắt đầu thưởng thức trái cây mình chọn lúc chiều; Chẳng hạn, mồng Một Tết hàng năm em sẽ đi chợ mua 10 tệ thịt nạc về nấu một bát mì cho mình, trình tự ăn mì phải là ăn mì trước, ăn rau xanh cuối xong mới từ từ ăn sạch miếng thịt ở trong bát.
Ngay cả 10 năm sau tiền tiết kiệm đủ làm em vô lo cơm áo gạo tiền cả đời thì vào mỗi đêm trước khi qua năm mới, em vẫn sẽ trịnh trọng đặt bộ quần áo mới tôi và em sẽ mặc ngày hôm sau ở trên đầu giường —— Em đã đi trung tâm thương mại ngắm nghía kiểu dáng tương tự từ nửa tháng trước, chọn mua quần áo rồi nửa tháng sau trong đôi mắt em sẽ chan chứa nhiều thần thái hơn vì mong đợi chúng.
Thật ra dù là ở thời kì giàu có hay bần cùng thế nào, Lý Trì Thư vẫn rất giỏi biên soạn hoặc tuân thủ cảm giác nghi thức để tăng niềm vui cho bản thân, đây là chất dinh dưỡng em ấy cố gắng kiếm tìm cho bản thân trong thế giới em không có bao nhiêu thiện ý này.
Khó mà nói cọng cỏ dại trên người Lý Trì Thư kiên cường nhận lấy sức sống kinh người và tinh thần bất tử muôn vàn gian khổ là thành tựu của ai với ai, tóm lại với Lý Trì Thư thì cả hai cái không thể thiếu cái nào, chính vì thế khi cuộc sống không còn gian truân cực khổ nữa Lý Trì Thư cũng mất đi động lực chống lại vận mệnh —— Trái cây cũng được, quần áo mới cũng được, chúng là rễ cây bé nhỏ bám hút mảnh đất này.
Chúng nó dần dần chết héo theo đời sống vật chất đầy đủ của Lý Trì Thư, chỉ còn lại một cọng nhỏ yếu ớt kéo căng, bất cẩn chút thôi cũng sẽ đứt đoạn kèm theo đó là vạn kiếp cũng không thể có lại.
Kiếp sau của em ấy lại độc hành 30 năm, giống như phải đặc biệt hoàn thành sứ mệnh chịu khổ.
Nếu có một người xuất hiện sớm hơn thương yêu em, em sẽ dần dần thả lỏng.
Vốn dĩ, cọng cỏ dại Lý Trì Thư chỉ cần dựa vào chút thả lỏng đó cùng với hấp thu một tình yêu kiên định thì đã có thể tiếp tục cuộc đời.
“Năm mới sẽ có quần áo khác mặc, Lý Trì Thư à.” Tôi nói, “Còn có thể có nhiều cái khác ngoại trừ quần áo mới.”
Lý Trì Thư nói chân thành: “Không cần đầu… Thật ra có nó thôi là tốt lắm rồi.”
Tôi cũng hỏi chân thành: “Vậy là em cũng ‘không cần ‘Khoai Tây đúng không?”
“…”
Lý Trì Thư im lặng một giây: “Xế chiều em mặc áo len.”
Tôi cười tít mắt vỗ vai em: “Thật là nghe lời.”
–
Ngày nghỉ thời tiết rất đẹp, Lý Trì Thư gói ghém túi xách ọp ẹp về nhà, nhưng trong túi đựng rất đầy đủ.
Tôi tiễn em đến dưới nhà, còn chưa kịp đi lên ngồi một lát thì một cú điện thoại gọi tôi đến nhà hàng ăn bữa cơm đoàn viên.
Không có gì bất ngờ thì bữa cơm đoàn viên vẫn sẽ làm vào đêm 30.
Trong hai ngày kế tiếp tôi bôn ba khắp các nhà hàng của thành phố này để dùng bữa với những người thân họ hàng trong gia đình, canh chuẩn thời gian rời bữa tiệc đi ra quầy đặt thức ăn cho Lý Trì Thư, típ thêm tiền nhờ nhân viên nhà hàng giao chúng đến dưới nhà em ấy.
Lý Trì Thư gửi tin nhắn lúc tôi đang tựa ở lan can ngoài phòng ăn hít khí trời, mở tin nhắn ra đọc vẫn là phong cách hỏi ngắn gọn quen thuộc của Lý Trì Thư: 【Cơm là do anh nhờ người giao à? Em cảm ơn.】
Tôi thoát tin nhắn, bấm số của em.
Tiếng “tút” vang lên một giây Lý Trì Thư bắt máy ngay: “Alo?”
“Lý Trì Thư,” tôi buồn bực nhìn suối phun ở giữa vườn hoa bên dưới, “Sao em không gọi điện cho anh?”
“Ừm…” Em thường hay ngẫm nghĩ mất vài giây theo thói quen, “Em sợ anh có việc không tiện bắt máy.”
“Vậy thì lúc em nhắn cho anh nên hỏi là ‘Bây giờ anh nghe máy được không?’ chứ không phải “Là ai giao đồ ăn?’.”
Lý Trì Thư hỏi: “Khác gì nhau sao?”
“Sao không khác?”
“Nhưng anh sẽ luôn gọi điện cho em mà.”
“…”
Chuẩn không cần chỉnh.
“Ừ.” Lần này đến lượt tôi ăn trái đắng.
“Em ăn chưa?” Tôi hỏi tiếp.
“Vừa mở ra.” Giọng Lý Trì Thư trong tai nghe đột nhiên lớn hơn, tôi đoán em kẹp điện thoại giữa vai và tai, hai tay thì sột soạt mở hộp đóng gói, “Là đồ ăn của nhà anh hả?”
“Nhà hàng.”
Tôi nghe thấy em phát ra tiếng cảm thán nho nhỏ, giống như đang lặng lẽ “wow”.
“Sao?” Tôi đợi một hồi mới hỏi, “Ngon không?”
Em ậm ừ “Ừ” một tiếng, nghe ra đang ngốn đầy trong miệng, nhai xong hết mới vội vàng nói: “Mấy món ăn này họ trang trí đẹp quá.”
Tôi cười: “Nhà hàng mà, phải xem trọng mấy thứ này.
Giao thừa ngày mai em có sắp xếp gì không?”
“Ngày mai…” Lý Trì Thư vừa ăn vừa chậm rãi lên kế hoạch, “Ban ngày làm bài tập, kiểm tra tiền điện, buổi tối nếu có thể thì xem ti vi.”
Tôi hỏi: “Em nhớ Khoai Tây không?”
Khoai Tây lớn đến độ không thể giấu trong áo tôi, xấp xỉ một tháng rồi Lý Trì Thư không gặp nó.
Em nói: “Nhớ chứ.
Không biết bao giờ mới được gặp nó.”
Tối đêm 30, tôi bế Khoai Tây đi gặp Lý Trì Thư.
Tôi còn mang theo vô số thứ khác đi kèm với nó: Quần áo Lý Trì Thư muốn mặc vào năm mới, một chiếc thảm lông cừu, một bánh ga-tô, một ít đồ dùng đánh răng rửa mặt linh tinh, một chút nguyên liệu ngày mai sẽ nấu cho em và sữa bò.
11 giờ khuya, ăn cơm Tất Niên trong nhà xong, từng bậc trưởng bối chia nhóm lên lầu chơi cờ chơi mạt chược, thừa lúc không ai để ý tôi vác ba lô chứa Khoai Tây lên lưng, xách theo hai cái túi xách cỡ lớn chạy từ lầu một xuống, trước khi đi tìm đại một người hỏi: “Tôi muốn tìm Tưởng Trì.”
Nhà Lý Trì Thư và nhà tôi một ở phía đông thành phố một ở phía tây, nửa tiếng sau tôi đi lấy bánh ga-tô đặt trước ở tiệm bánh, băng qua con ngõ hẹp dài đến dưới khu nhà ống cũ, ngẩng đầu nhìn lên trên, căn nhà duy nhất ở tầng cao nhất tối đen như mực.
Phản ứng đầu tiên của tôi là lấy điện thoại ra, mở danh bạ nhưng nghĩ lại, dù sao cũng đến rồi, xảy ra chuyện gì đi lên xem là được không phải sao, nếu thật sự không thấy Lý Trì Thư đến lúc đó gọi điện cũng không muộn.
Khu nhà chỉ còn một, hai tầng là còn hộ gia đình sống, mạnh ai người đó đóng kín cửa, chỉ có tiếng chương trình cuối năm mơ hồ truyền ra ở dưới cầu thang.
Lầu ba thậm chí không sáng đèn cảm ứng âm thanh, có lẽ là quanh năm không hoạt động.
Tôi đổi tay xách túi, tay kia mở đèn pin trên điện thoại chiếu lên lầu, Khoai Tây ở sau lưng thường phát ra tiếng rên ư ử.
Thời gian trong bóng tối luôn dài dằng dặc, tôi bước từng bước từng bước, trong tiếng hít thở hồi tưởng lại vài lần ít ỏi Lý Trì Thư tiết lộ về cuộc sống năm mới của mình với tôi.
Với Lý Trì Thư, giao thừa không khác biệt là bao với 360 ngày khác trong năm: Thức dậy, làm vệ sinh, nấu bát mì cho thêm dầu mè, đọc sách, nấu ăn, bật bếp điện từ xào hai món, ngồi ăn, tiếp tục đọc sách, quét rác, lau sàn, giặt quần áo, hâm nóng đồ ăn thừa, ăn xong ngồi trên sân thượng ngắm ánh nắng chiều, quay vào mở ti vi, kết thúc chương trình cuối năm sẽ tắm rửa đi ngủ.
Đây là giao thừa của em ấy, cũng là sinh nhật của em, qua Mồng Hai Tết, Mồng Ba… Là hàng trăm hàng ngàn buổi chiều hoàng hôn trong đời em.
Thế nên tôi nghĩ Lý Trì Thư nói em ghét kỳ nghỉ vẫn có thể thông cảm, đây là tính phản nghịch bẩm sinh của một đứa trẻ nằm ẩn trong xương tủy em.
“Chí ít trong ký túc xá quẹt thẻ là được tắm nước nóng.” Em từng nói, “Tuy em không thích nói chuyện nhưng nghe bạn cùng phòng trò chuyện cũng rất thú vị.
Quay về nhà sẽ phải sống một mình rất nhiều ngày.
Chỉ khi nào mở ti vi mới có thể nghe thấy giọng của người khác trong nhà.”
Thảo nào Lý Trì Thư thích mở ti vi đến thế.
Mấy năm sống chung với tôi, chỉ cần tôi đi công tác về, trong nhà lúc nào cũng đang phát tiếng ti vi hoặc phim ảnh.
Lý Trì Thư thường ngồi trên sofa ôm thảm ngủ.
Tôi khựng bước chân đang bước lên bậc thang.
Lý Trì Thư từng chạy xuống cầu thang kiểm tra đường dây điện giao thừa năm nào đó do trong nhà vô cớ cúp điện, cũng vì thế mà bị giật điện ngất xỉu.
Lúc em kể với tôi chuyện này chỉ là đang nhân tiện kể về quá khứ, không nói rõ là đêm giao thừa của năm nào.
Tôi thả túi xách xuống, cởi ba lô ra để trên bậc thang, chạy như bay lên lầu năm.
Ở khúc ngoặt cầu thang lầu năm chỉ thấy một bóng người đứng trên ghế dài, đang với tay lên dây điện trên trần.
Tôi hít một hơi lạnh, không kịp nói, chạy xộc đến phía sau bế ngang người ấy xuống.
“Em làm gì thế?!” Tôi chống em lên vách tường, trong thoáng chốc vì quá quýnh quáng nóng nảy mà không thể kìm giọng xuống.
Tất nhiên Lý Trì Thư vẫn chưa hoàn hồn, im lặng một hồi mới thử chạm tay tôi: “… Thẩm Bão Sơn?”
Tôi thở dài, thầm hối hận vừa rồi mình suýt gào to với em, bèn dịu giọng trả lời: “Là anh đây.”
Cơ thể đang căng cứng của Lý Trì Thư mới thoáng bình tĩnh lại.
“Vừa rồi em làm gì thế?” Tôi hỏi lại.
Em ngửa đầu nhìn lên trên trần: “Trong nhà, bỗng nhiên cúp điện, em kiểm tra xem…”
“Cũng không được đi sờ trực tiếp vào dây điện chứ.” Hai tay tôi lướt từ vai xuống dưới tay em, “Có va chạm chỗ nào không?”
Lý Trì Thư quý báu vô ngần, những năm chung sống ở nhà đừng nói là kiểm tra điện, ngay cả thay bóng đèn tôi cũng chưa từng để em phải động tay.
Từ lâu về trước tôi đã phát hiện Lý Trì Thư có nỗi sợ nhất định với những chuyện như đứng trên ghế dài hoặc ghế tựa, giờ ngẫm lại ắt hẳn là do kiểm tra điện vào đêm giao thừa mà bị điện giật ngã xuống ghế, dẫn đến hôn mê ngắn đã tạo thành bóng ma trong lòng em.
“Em không sao.” Em trở tay nắm tay tôi, sau khi hoàn hồn trong giọng nói pha đôi chút mừng rỡ, “Sao anh đến đây?”
Lúc này tôi mới hết sợ bóng sợ gió, đến giờ mới nhận ra lưng mình toát mồ hôi lạnh, ngả đầu tựa vào vai em như bị rút cạn sức lực, nói theo chiều muốn chết không thiết sống: “Anh nhớ em.”
Lý Trì Thư cúi thấp đầu, chắc chắn đang trộm cười.
“Để anh nghỉ một lát.” Tôi ôm lấy em, nhận ra em ấy mặc áo phao mà không kéo khóa, bên trong chỉ mặc bộ đồ ngủ bằng bông tôi đưa lúc trước, cổ quấn khăn quàng lông cừu tôi đưa tháng trước.
Mùi xà phòng thoang thoảng trong không gian chật hẹp như có như không, nhưng mỗi một làn hương đều bay thẳng vào hô hấp tôi.
Tôi đổi ý.
“Em mới tắm?” Tôi cởi khăn quàng cổ của em, quấn nửa kia lên cổ mình, khẽ dụi chóp mũi lên mặt em.
“Ừ.” Lý Trì Thư gật đầu, cười trốn tôi, “Thẩm Bão Sơn, em ngứa.”
“Hôn một cái sẽ hết ngứa.”
Tôi nói xong không cho em thời gian tiêu hóa, phủ đầu hôn ngay.
Ban đầu Lý Trì Thư còn đẩy tôi hai lần, chỉ chốc sau choáng váng dựa vào tường lầm bầm.
Âm thanh quấn riết dây dưa lẫn với tiếng th.ở dốc, không biết có phải vì không thở nổi không mà Lý Trì Thư dần giãy giụa trong lòng tôi: “Thẩm… Thẩm Bão Sơn, ngừng một chút…”
Dứt lời cả hai càng dán sát hơn, hôn càng mãnh liệt hơn.
Tôi không dám nói mình không chủ động, nhưng chắc chắn Lý Trì Thư không phải hoàn toàn ở thế bị động.
Thoáng chốc, tôi phát hiện em ấy là lạ —— Lý Trì Thư có phản ứng với tôi.
Vải quần em ấy mỏng dính, tôi dán sát em nên cảm nhận rõ mồn một.
Em tách ra nhân lúc tôi đang ngây người, há lớn miệng thở hổn hển, muốn chui ra khỏi lồng ng.ực tôi.
Tôi tóm em lại, vòng siết vòng tay: “Chạy cái gì”
Em cúi đầu không nói.
“Anh giúp em.”
Tay phải vịn hông em, không quan tâm em nói “được” hay “không được”, kết quả chỉ có một.
Nhưng em vẫn chỉ th.ở dốc, không đáp lại.
Qua mấy giây sau —— Cũng có thể là mười mấy giây, tôi không biết, chờ đợi câu trả lời quá lâu —— Lý Trì Thư chậm chạp tóm hai tay áo tôi.
Lúc tôi chạm vào em rên khẽ, trong bóng tối đưa cho tôi ánh mắt gần như là muốn được vỗ về.
Tôi cúi đầu hôn, thích gì đòi nấy.
Lý Trì Thư lấy tư thái chủ động mở miệng ra, ưỡn cổ hấp thụ hơi thở tôi.
Năm ngón tay bấu víu áo tôi càng lúc càng siết lại, mềm nhũn người tựa vào người tôi, thậm chí mỗi một tiếng hít thở và tiếng rê.n rỉ kìm nén cũng trập trùng theo sự khống chế của tôi.
“Thẩm… Thẩm Bão Sơn…” Lý Trì Thư tựa trán lên vai tôi th.ở dốc vừa sốt ruột vừa nặng nề, sau một giây em co giật tôi nhanh chóng ôm giữ em bằng tay còn lại, nếu không thì em sẽ nhũn hai chân trượt xuống dưới.
Trên bầu trên đời phía xa xăm bất ngờ bắn lên hai pháo hoa.
Năm mới đã điểm.
Tôi rút tay ra khỏi quần Lý Trì Thư, tay kia vòng qua dưới lưng Lý Trì Thư móc khăn tay ở trong túi mình ra lau sạch tay, vén đuôi tóc mướt mồ hôi trên trán em ra, từ từ đỡ em dậy: “Lý Trì Thư, 18 tuổi.
Chúc em sinh nhật vui vẻ.”
– – – – –.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...