Trên mảnh đất Trung Hoa với bề dày lịch sử lâu đời, nhiều ngành nghề có những quy tắc và cấm kỵ riêng, tay nghề truyền lại càng cổ xưa, thần bí thì càng như thế.
Ví dụ như "vấn mễ" không được hỏi về nguyên nhân chết;
Thợ đóng quan tài không được tự đóng quan tài cho mình;
Thợ làm giấy không được vẽ mắt cho hình nhân;
Xuất mã đỉnh hương không được để đường khẩu không đầy đủ, hoàn chỉnh!
Một khi vi phạm vào những quy tắc và cấm kỵ này, sẽ xảy ra những chuyện hết sức khủng khiếp.
Chuyện tôi sắp kể là về những quy tắc và kiêng kỵ này.
Một thị trấn nhỏ ở Bắc Quốc, xây dựng gần nhà tù lớn nhất tỉnh, có một tiệm làm hình nhân giấy không mấy nổi bật.
Triệu Hữu Lượng vì kiếm tiền chữa bệnh cho ba nuôi mà phải đến tiệm làm đồ giấy này làm việc, cách nhà hàng ngàn dặm.
Mặc dù tiền lương rất cao, nhưng ông chủ bí ẩn của tiệm lại chỉ có một yêu cầu đơn giản đối với Triệu Hữu Lượng: tuân thủ quy tắc là được.
Có bốn quy tắc vô cùng kỳ dị!
Thứ nhất, trong tiệm ngoại trừ “Triệu Hữu Lượng” ra, không được phép cho người sống nào khác vào.
Ngay cả lão đạo sĩ, cũng chính là ông chủ của tiệm, cũng chỉ đứng nhìn Triệu Hữu Lượng vào, bản thân không dám bước vào tiệm dù chỉ nửa bước.
Thứ hai, tiệm phải mở cửa ngay khi nhìn thấy tia nắng đầu tiên và phải đóng cửa trước khi tia nắng cuối cùng biến mất.
Sau khi đóng cửa, tuyệt đối không được mở cửa chính, dù có bất kỳ lý do gì cũng không được!
Ngay cả khi Triệu Hữu Lượng cần ra ngoài gấp, cũng phải đi bằng cửa sau hoặc chui qua lỗ chó ở góc tường.
Thứ ba, người giấy và ngựa giấy trong tiệm phải được xếp thành hai hàng, hướng mặt về phía cửa chính.
Giữa đường đi phải trải một tấm giấy vàng, giống như trải thảm chào đón khách quý.
Đồng thời, Triệu Hữu Lượng tuyệt đối không được bước lên tấm "thảm" đó, nếu muốn ra cửa chính, phải vòng qua phía sau người giấy.
Bốn, mỗi ngày vào khoảng nửa đêm giờ Tý, phải đúng giờ thắp hương cho hai hình nhân được đặt ở giữa tiệm.
Một cặp hình nhân có kích thước bằng người thật, trông như đang cử hành lễ kết minh hôn!
Chỉ có điều "liên kết" kết nối chúng không phải là dây tơ hồng, mà là một sợi xích sắt to tướng đã hoen gỉ!
Lão đạo sĩ sau khi dặn dò xong những quy tắc trên đã vội vã rời khỏi thị trấn nhỏ, dường như không hề lo lắng việc Triệu Hữu Lượng sẽ "bỏ trốn" giữa chừng.
Chỉ trước khi đi, lão cười lạnh, vẫy vẫy tờ "hợp đồng lao động" mà Triệu Hữu Lượng đã ký.
Đêm đầu tiên ngủ lại trong tiệm, Triệu Hữu Lượng có một cảm giác sợ hãi khó hiểu.
Trong cơn mơ màng, anh dường như cảm nhận được những người giấy đã sống dậy, và đang đứng xung quanh giường, nhìn chằm chằm mình.
Kiểu cảm giác đó giống như! giống như bạn nằm trên bàn mổ, toàn thân không còn sức lực, mơ mơ màng màng nhìn thấy một nhóm bác sĩ đang cười gằn với mình.
Hơn nữa từng người nhóm bác sĩ ấy còn đeo một cái mặt nạ quỷ!
Nhưng khi Triệu Hữu Lượng đột ngột tỉnh dậy bật đèn kiểm tra, lại chẳng phát hiện ra cái gì.
Những người giấy vẫn "ngoan ngoãn" đứng ở hai bên cửa tiệm, như đang đợi đón tiếp một nhân vật quan trọng nào đó.
Theo thời gian trôi qua, nỗi bất an trong lòng Triệu Hữu Lượng ngày càng lớn.
Cảm giác này đạt đến đỉnh điểm khi bà bà "vấn mễ" và lão Tôn Đầu thợ đóng quan tài đều nói với anh cùng một câu đầy khó hiểu.
“Chàng trai trẻ, nếu có thể chạy thì mau chạy đi! Có những đồng tiền chỉ sợ có mạng kiếm được mà không có mạng để tiêu đấy! ”
Triệu Hữu Lượng cũng đã từng nghĩ đến chuyện bỏ chạy.
Nhưng nếu anh bỏ chạy, thì lão đạo sẽ đòi lại số tiền lương đã trả trước cho ba năm thì phải làm sao?!
Số tiền đó đã dùng để trả viện phí cho ba nuôi rồi! thế nên anh chỉ còn cách cắn răng chịu đựng.
Ngày hôm đó, theo quy tắc, Triệu Hữu Lượng đợi đến khi nhìn thấy tia nắng đầu tiên lập tức mở cửa tiệm.
Sau khi cẩn thận kiểm tra vị trí của những người giấy, anh mới vòng qua phía sau chúng, uể oải bước ra ngoài.
Anh thực hiện vài động tác vươn vai đơn giản, sau đó bắt đầu chạy bộ tập thể dục gần cửa tiệm.
Vừa chạy anh vừa hô khẩu hiệu.
"Có rắm không thả, hại tim hại phổi; không rắm cố nén, rèn luyện thân thể! "
Khẩu hiệu tập thể dục có phần kỳ lạ của anh bị cắt ngang bởi tiếng còi cảnh sát chói tai.
Sau đó, anh thấy cổng nhà tù phía xa từ từ mở ra, nhiều chiếc xe cảnh sát trước sau áp giải một chiếc xe tải chạy về hướng thị trấn.
Người đi đường, thậm chí cả Triệu Hữu Lượng, đã quá quen với cảnh tượng này.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...