Trên dòng Hắc Long Giang khí thế hùng vĩ ngút trời này, có đến hơn mười đại thuyền đang ngược sóng ngược gió lướt như bay đến gần. Bên trái là đại bình nguyên rộng lớn ngút ngàn, gió thổi nhè nhẹ, dập dờn những thảm cỏ xanh trải dài một màu xanh ngắt như những con sóng. Bên phải là rừng đại ngàn nguyên thủy vô cùng cô tận.
Những cánh rừng nguyên thủy nhìn từ đằng xa tựa như những chiếc nấm màu xanh mọc lên trên đại bình nguyên rộng lớn, nhưng khi đến gần nhìn thì mới phát hiện ra rằng những gì nhìn thấy được đều là những cây cổ thụ khổng lồ cao hơn mười trượng, cây tùng, cây phong, cây bạch dương, cây sồi... mọc xen kẽ san sát bên cạnh nhau, có những cây phải cần đến sáu bảy người mới có thể ôm được trọn thân cây.
Khi thuyền dừng lại đôi lúc để cho những người trên thuyền lên bờ giải quyết vệ sinh cá nhân, bọn họ được đặt chân vào khu rừng nguyên thủy chưa từng có bất cứ một ai trước đó từng tới, khắp nơi tràn ngập những rau dại, tổ ong, bướm bay lượn vòng quanh, nấm, quả hạt dẻ, vô vàn các loại cây quả dại. Đôi lúc vô ý còn giẫm phải những tổ trứng của chim cút hoặc trứng gà rừng.
Ở đây có rất nhiều thú săn, điều khiến cho bọn họ cảm thấy thích thú nhất chính là những con hươu rừng, bọn chúng dường như chưa từng nhìn thấy người bao giờ. Nhìn thấy những sinh vật khác lạ ở trước mắt, bọn chúng không quay đầu chạy đi luôn mà cứ đứng ngây ra đó nhìn một cách lạ lẫm. Chỉ cần mang theo một quả hạt dẻ đi tới trước mặt bọn chúng là đã có thể tóm gọn được một con rồi. Đám hươu đó từ sau khi có con người đặt chân tới đã có thêm một biệt danh nữa đó là: Hươu ngốc. Nhiều năm sau có người đã dùng cái biệt danh đó để ám chỉ những người ngờ nghệch.
Những con cá lớn trong dòng sông này họ cũng chưa từng nhìn thấy bao giờ, những con cá màu xám, trên người có những đốm đỏ, chỉ cần mở miệng ra là đã nhìn thấy những chiến răng sắc nhọn, nhưng thịt của bọn chúng là có mùi vị vô cùng đặc trưng, rất tươi ngon. Người lái thuyền nói lại với bọn họ rằng đó là cá hồi, loài cá này chỉ ở đây mới có.
Khi thuyền đi đến giữa lòng sông thì cùng với những đợt sóng dữ cứ lao đến tới tấp đập vào mũi thuyền, khiến cho cả con thuyền lắc thật mạnh. Thuyền trưởng đã xuất hiện với một đôi chân trần, tựa như một con cua vậy. Ông ta giẫm lên boong tàu đã bạc màu vì bị phơi nắng, đôi vai lắc lư nghiêng ngả, lảo đảo đi về phía đầu tàu, quay phắt người lại, hướng về phía khoang thuyền hỏi lớn:
- Trên thuyền có người Sơn Đông không?
Liêu Đông Vệ là quản hạt thuộc tỉnh Sơn Đông, vậy nên từ sớm những người có thể vượt Liêu Đông để di cư ra bên ngoài đại bộ phận đều là người Sơn Đông. Lâu dần ở đây lưu truyền một câu chuyện kể rằng Hắc Long Giang trước kia có tên là Bạch Long Giang, trong lòng sông có một con bạch long tính khí hung bạo sinh sống ở đó. Sau này có một Long thần mới đến, đó chính là con rồng cụt đuôi mà một người dân Sơn Đông nhà họ Lý sinh ra. Nó đánh bại bạch long và biến nơi đây thành động phủ của mình, từ đó nơi này chuyển tên thành Hắc Long Giang.
Chính vì thế nên khi thuyền đi tới đây, bất luận trên thuyền có người Sơn Đông hay không đều phải gọi lớn một tiếng lên như vậy. Còn những người trên thuyền thì bất luận có phải là người Sơn Đông hay không thì đều phải đáp lại một câu “Đúng”. Chỉ có như vậy thì con rồng cụt đuôi họ Lý đó mới biết được là có đồng hương đi qua đây, sẽ bảo vệ cho những người trên thuyền được thuận buồm xuôi gió, không lật thuyền. Đây chính là quy tắc trong nghề đi thuyền.
Những người trên thuyền đại bộ phận đều là người Sơn Đông, ngoài ra thì còn có cả người Hà Bắc, người Hà Nam, nhưng khi nghe thấy người lái đò hỏi như vậy thì tất cả bọn họ tuy giọng địa phương khác nhau nhưng đều không chút do dự đồng thanh trả lời:
- Có! Có tôi là người Sơn Đông!
Trên thuyền còn có vài vị hòa thượng, đạo sĩ và hai người giáo sĩ Tây Dương. Tin tức Đại Minh xây dựng giáo đường Tây Dương ở trong Kinh sư đã nhanh chóng được thông báo đến sứ thần các nước, loan tìn đến cả Lã Tống, Đông Doanh, có rất nhiều giáo sĩ Tây Dương vui mừng tới Đại Minh. Hai vị này đều hùng dũng xung phong đi đến đại sa mạc phương Bắc để truyền đạo bố thí.
Lúc khởi hành đã hỏi như vậy một lần, đến lúc vào lòng sông lại hỏi một lần nữa, những người ở trên thuyền đã quen với quy tắc đó rồi. Mấy vị hòa thượng và đạo sĩ đều mỉm cười không nói gì. Hai vị hòa thượng mắt xanh tóc vàng cũng quả biết nhập gia tùy tục, thấy vậy bèn nói lên mấy tiếng ngọng ngịu kỳ quái:
- Chúng tôi cũng hệ, chúng tôi hệ người Sơn Đông.
Người lái đò tạm thời này chính là Bành tướng quân Bành Tiểu Dạng, gã trừng cái đôi mắt to lồi như mắt ếch lên nhìn, giận dữ lườm một cái sắc lạnh gia đình lớn bé già trẻ của những người di dân, trong lòng thầm nghĩ: Mẹ nó chứ, đều là lũ ăn no phởn rồi phải không, hét to như thế để làm gì? Chúng ông mày chết cũng là chết ở Sơn Đông nhà chúng mày!
Gã ta quay người thuận tay kéo mái che lên nhìn đăm đăm về phía trước, trong lòng nghĩ thầm: Nơi đây còn cách Khả Mộc Vệ bao xa nữa đây? Dương đại nhân cũng thật tàn nhẫn mà, ta chẳng qua cũng chỉ là bắn một quả đại pháo thôi mà, cũng đâu có gây ra đại loạn gì đâu, có nhất thiết phải đầy ta đi xa xôi như thế này, sung quân đến cái chốn này không?
Nhưng ta không đi cũng không được. Phụ thân coi trọng kính phục Dương đại nhân nhất mà, ta không nghe theo lời Dương đại nhân thì phụ thân không chừng lột da ta ra chứ chẳng chơi à? Binh Bị Đạo Phó Sứ kiêm Tổng Đoàn Luyện Sứ, hai cái chức vụ này sao có thể oai phong bằng lúc trước làm Tướng quân được cơ chứ. Nhưng nghe nói rằng Thượng mã quản quân, Hạ mã quản dân. Ừm, quản cũng rộng đó chứ.
Nô Nhi Can Binh Bị Đạo không chỉ đơn thuần phụ trách việc chỉnh đốn sắp xếp quân bị. Đối với một khu bán quân sự như thế này thì nha môn của Binh Bị Đạo cũng phải phụ trách việc thu thuế, luyện tập quân đoàn, lương thực ngân tiền, thủy lợi, đất ruộng, buôn bán muối trà, quản lý dịch trạm thậm chí còn có cả hình danh, gần gũi bình ổn các bộ tộc địa phương, đập tan các âm mưu phản loạn. Nô Nhi Can Binh Bị Đạo chức quan này không chỉ quản lý tất cả các quan văn thuộc phủ, châu, huyện, mà đồng thời còn có thể tiết chế các võ quan của các đô ti, thủ bị, thiên tổng, bả tổng.
Nơi đây chính là cơ cấu hành chính cấp một của Nô Nhi Can Đô Chỉ Huy Sứ và hơn một trăm người bán quân bán dân ở đây. Đô Chỉ Huy Sứ vừa quản lý quân sự vừa quản lý dân sự. Một trọng trách lớn như vậy Bành Tiểu Dạng đương nhiên là không thể hoàn thành được rồi. Gã chỉ là một phân tuần đạo dưới cấp của Binh Bị Đạo mà thôi, chủ yếu là tập luyện binh mã thủy lục quân và tập luyện quân đoàn di dân mà thôi.
Triều đình phái Thiêm Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện là Mã Luân nhậm chức Nô Nhi Can Binh Bị Đạo, tăng thêm hàm Tuần Phủ, chủ yếu quản lý nhưng đại sự quan chính dân chính quan trọng. Lại Khoa Cấp Sự Trung Dương Thận được cử đi nhậm chức Binh Bị Đạo Phó Sứ, chủ yếu quản lý dân chính. Bành Tiểu Dạng và hai viên tham tướng mà Đông Bắc Vệ Sở đề cử chủ yếu quản lý quân chính.
Bành Tiểu Dạng thoắt một cái lao đến bên mạn thuyền, ngồi lên trên lan can phía đầu thuyền, hai chân đong đưa, bọt sóng bay vùn vụt qua chân, thi thoảng lại có mấy con cá lớn dài chừng hai ma mét kinh hãi nhảy vọt lên khỏi mặt nước.
Bạch Tiểu Dạng mặt mũi âu sầu ôm lấy lan can, gương mặt đen to của gã áp vào cây trụ gỗ nhẵn nhụi bị nắng chiếu đến nóng bỏng, thở dài đánh thượt một cái thật mạnh: Bảo ta làm thủy sư thì cũng đành, lại còn bắt phải quản kỵ binh, luyện bộ binh, đây chỉ là một đám nạn dân thôi mà, lại còn bắt phải luyện tập đến mức độ lên ngựa thiện chiến, xuống ngựa rành chuyện nhà nông. Haizz! Ở những nơi khác thì coi binh là dân để quản lý, còn Dương đại nhân thì mặc nhiên coi dân là binh để tập luyện, khó quá đi thôi... Ta... còn học cưỡi ngựa trước đã.
Nhớ đến cưỡi ngựa, Bành Tiểu Dạng thót tim sợ hãi: Nếu sớm biết thế này thì ta đã không đi cùng A Đức Ny đến Đức Châu, đều là do đám phụ nữ gây chuyện mà... đều là do đống pháo đốt đó gây chuyện mà!
Gã ôm lấy cột cờ, ngón tay gõ cồm cộp từng hồi, buồn bã nhìn về cánh rừng phía xa, vẻ mặt u sầu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...