̣p đầu của quốc hội Nghị Viện Nam Việt - thượng
Phải nói công việc xây dựng cung điện xảy ra rất gấp vì ngày cưới cũng chỉ hai tháng nữa mà thôi. Thành phố chưa xây dựng xong nhưng quy hoạch đường đi ô bàn cờ thêm vào hệ thống cống đã hoàn thành. Đây là thành phố mang tính chất về chính trị nên diện tích cũng không quá lớn chỉ có tầm 150km2 lấy vương cung của hắn làm chủ, sau đó tỏa ra tứ phía là các bộ ban ngành của chính phủ hắn chuẩn bi thanh lập. Kiểu cách xây dựng thì ngoài cái Nhà Trắng vương cung ra còn trang trí cầu kì một chút ra thì còn lại các nhà công bộ của chính phủ quá là quy phạm rồi. Hoàn toàn là theo đúng kiểu Nhà Trắng Vương cung thu nhỏ lại bỏ đi họa tiết rườm rà và cổng trào. Vòng ngoài nữa là khu vực ở cho quan chức chính phủ và gia đình. Ngoài cũng nữa mới.là khu cho các dịch vụ xã hội và dân chúng bình thường. Giờ đây Vương đô tuy ngổn ngang nhưng cũng đã thành hình cơ bản.
Cung điện thì khỏi phải nói vì đó là nơi tập trung chủ yếu trong việc xây dựng lần này. Các hạng mục ngày đêm được tiến hành, nô lệ Hán tộc hứa sẽ được trả tự do thành dân thường, muốn về lại trung Hoa thì cho thuyền đưa về, nếu muốn ở lạ làm con dân Nam Việt thì sẽ bàn với Thuận Thiên đế đón người nhà họ qua đây. Vì vậy chả cần ai thúc dục thì sau 3 tuần thì phần thô của Cung điện “ Dân chủ” đã hoàn thành với diện tích 250 ngàn mét vuông, thêm vào diện tích khuôn viên hồ nước, vườn cây, sân thể thao sẽ thành 9km2 được rào bằng hàng rào thép cao 2m. Vô hình chung cung điện rất cởi mở hòa nhập với bên ngoài chứ không hề bí hiểm ngăn cách với nhân dân như các cung điện phong kiến khác.
Sau một tháng thì việc di dời bảy mươi vạn dân đại Việt đã tiến hành một nửa, dân số đã tăng thành hơn một triệu người phân làm 40 khu vực thành trấn lớn nhỏ, tuy rằng gấp gáp nhưng hiệu suất làm việc của Nam Việt dưới sự lãnh đạo của Nguyên Hãn rất mau lẹ.
Ngày 20 tháng tám năm 1402 Tại hội trường xây dựng tạm thời Phiên làm việc đầu tiên của Nghi viện Quốc hội Nam Việt được long trọng tiến hành. Tham gia dự thính còn có Trần Quý Khoáng, Hồ Nguyên Trừng và các thành viên cốt cán Đại Việt đã tạm thời ngưng lại chiến dịch tranh cử đã được tiến hành tại một nửa "đế quốc" đại Việt, lặn lội đến đây để học hỏi kinh nghiệm tổ chức và điều hành quốc hội. Quốc hội do 133 thành viên được dân chúng tin tưởng bầu cử đã được thành lập. Thủ tướng Đặng Tất do Vương gia Nguyên Hãn đề cử đã thông qua 100% đồng ý của quốc hội, một tỉ lệ vô tiền khoáng hậu.
Sau đó là phen làm việc giữa ba bên Quân Vương, Thủ tướng và quốc hội nhằm bầu bán ra bộ máy chính thức của chính phủ: Lão Trần Phúc được cả Lê tộc đại biểu, Việt tộc đại biểu, Du mục tộc đại biểu và cả nhật bản tộc đại biểu nhất trí bầu làm Chủ tịch quốc hội với số phiếu rất cao, sở dĩ không thể tuyệt đối vì đối thủ tranh cử của ông là Nguyễn Phi Khanh, một người rất có uy tín trong cộng đồng Việt tộc, với số phiếu ủng hộ là 35% Nguyễn Phi Khanh trở thành phó chủ tịch quốc hội. Tiếp theo là thành phần Nội Các quan trọng bậc nhất đó chính là các bộ trưởng cũng lần lượt được Quân vương đề cử hoặc Thủ tướng đề cử sau đó lôi ra bầu bán, quyết định thì kết quả như sau:
Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Trãi
Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Cảnh Chân
Bộ trưởng Thương mại Lưu Thúc Kiệm,
Bộ trưởng Ngân khố Trần Biền,
Bộ trưởng Tư pháp Lý Tử Tấn,
Bộ trưởng Nội vụ Iamachi,
Bộ trưởng Nông nghiệp Hoàng Hiến,
Bộ trưởng giáo dục Nikola,
Bộ trưởng An ninh Nội địa Thôi Thản
Bộ trưởng Gia cư,Phát triển Đô thị và giao thông Nguyễn Nhữ Minh
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Joseph Smith ( Một tên bác sĩ hạng 3 tại anh bị bắt cóc lâng này, được Nguyên Hãn bổ xung một vài kiến thức Y học cơ bản mà hắn biết trên Google từ kiếp trước, giờ đây joseph smith đã trở thành một nhân vật phong vân tại Nam Việt Quốc).
Bộ trưởng Lao động Vũ Mộng Nguyên
Các phó bộ trưởng và các cụ ban ngành được phân nhiều ghế chia đều cho các tộc nhưng Việt tộc vẫn chiếm phần đa vì thực sự kiến thức của họ cao hơn hắn Lê tộc và các tộc khác, sau 5 ngày làm việc thì cơ cấu bộ máy hành chính đã thực sự gần như hoang thiện và có thể đi vào hoạt động. Tiếp theo là việc bàn về hiến pháp chi tiết, lập pháp chi tiết, và các chinh sách đối nội đối ngoại trong thời gian tới.
Phiên làm việc diễn ra khá là suôn sẻ, những đề xuất của quân vương thường được thông qua với tỉ lệ đồng thuận tuyệt đối. Ngoại trừ vấn đề chi tiêu công của Hoàng gia, Nguyên Hãn đề xuất là 1 ngàn vạn một năm, thế nhưng gặp ý kiến phản đối 100%, lý do rất đơn giản. Chỉ tính riêng thuế thu từ buôn bán cảng thương nghiệp Lai Triều đã lên tới 200 ngàn vạn mỗi năm, chưa kể thuế nông nghiệp, thu nhập bán vũ khí cho các nơi, bán dầu hỏa cho Nam Minh dự tính cũng lên tới 150 ngàn vạn mỗi năm, chưa kể đóng tàu công nghiệp, Bộ trưởng Thương mại Lưu Thúc Kiệm nêu ra nếu chỉ chi tiêu cho Hoàng tộc 1 ngàn vạn một năm thì cong chưa được 0,5 % thu thập của Nam Việt, nếu các nước nhìn vào thì bộ mặt của quân vương rất là không đẹp. Thế nên hắn đề nghị dành chi tiêu cho hoàng tộc 10% tức là 200 ngàn vạn 1 năm, ý kiến được đồng thuận 100% trong quốc hội. Nhưng lại bị Nguyên Hãn dùng quyền phủ quyết của mình nên dẫn đến bế tắc. Cuối cùng do không muốn tốn nhiều thời gian vào việc vô bổ này Nguyên Hãn bực mình đưa ra con số 5 ngàn vạn nếu còn lôi thôi thì chờ ba tháng sau nói chuyện cùng Nội các là trọng tài đến lúc đó cũng quan đám cưới rồi, quân vương không tiền cưới sao được, nếu vậy sự việc trở nên xấu hổ hơn vậy nên Nghị viện đành thông qua con số Năm Ngàn vạn chi tiêu cho hoàng tộc.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...