Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Cũng không thể trách Malen được, hệ thống giáo dục của Châu Âu thời hiện đại rất khác kiểu đào tạo cái gì cũng biết một tí của Việt Nam và Trung Quốc. Họ rất giỏi về một lĩnh vực và thường không quan tâm mấy về các lĩnh vực khác. Với kiến thức mù mờ về hóa học chỗ quên chỗ nhớ từ hồi high school nếu Malen không bắt cóc một loạt các nhà khoa học châu âu thì cũng đừng mong phát triển được như vậy. Ngay cả loại chiến Hạm Dreadnought hắn cũng nhớ đâu đó trong một bài báo cáu bẩn toàn dầu mỡ đọc qua lúc nghỉ ngơi mà mô phỏng lại chế ra, Malen hoàn toàn không có chút kiến thức lịch sử nào ra hồn, nếu không hắn sẽ biết rằng loại chiến hạm này huy hoàng một thời gian ngắn rồi chết non. Kiểu đào tạo cái gì cũng biết một tí nhưng chả làm được cái gì ra hồn của Việt Nam và Trung Quốc hóa ra lại có ích rất nhiều cho dân xuyên. Không tin thì cứ nhìn hai tên “vạn sự thông” Nguyên Hãn và Dương Lăng. Nếu Nguyên Hãn chỉ là thuần túy dân CNTT mà không trải qua cuộc đời quân nhân thì Malen có thể cân cả hai cùng lúc. Khốn nạn là cuộc sống này không có nếu như.

Lúc này đây Malen tập trung phát triển vũ khí mới là ngư lôi và các biện pháp chống ngư lôi trước khi tiến vào vùng biển Ấn Độ Dương. Tại sao cả Malen và Nguyên Hãn đều đâm đầu vào hải quân, với sự tiên tiến về mặt công nghệ của họ hoàn toàn có thể tiến quân trên bộ chiếm đóng Ả Rập toàn dầu mỏ kia mà, ít nhất người ngoài nghĩ vậy. Thế nhưng 2 tên này có một điểm chung là dân số quốc gia quá ít, với một nhúm quân bé xíu như vậy mà tấn công bằng lục quân thì đảm bảo sau 100km số quân tiền phong chủ lực chỉ còn vài ngàn. Vì trên lục địa mỗi địa bàn chiếm được không ít thì nhiều phải bố trí quân canh dữ. Hệ thống vận lương càng phức tạp, chưa kể những cuộc tập kích bất tận của quân bản địa, với vài vạn quân của họ mà sa lầy vào một trận chiến kiểu đó đồng nghĩa chiến bại về mặt mục tiêu. Thế nhưng nếu tấn công những vùng ven biển và được sự yểm hộ của hạm đội mạnh mẽ thì công việc của họ rất nhàn nhã. Ngoài ra họ thực dân để làm gì? Đó là để vơ vét tài nguyên về mẫu quốc hay tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa của quốc gia họ. Mà chỉ có vận tải đường thủy mới có thể đáp ứng nhu cầu này.


Ngay cả Dương Lăng cũng biết điều này, thế nhưng hắn đang hụt hơi trong cuộc chạy đua về hải quân, không còn cách nào khác hắn phải tìm cách xưng bá về lục quân. Thế nhưng xui xẻo cho Dương Lăng là Đại Việt cùng Đại Minh cũng là hai con quái thú về mặt này. Nếu giờ đây so về lục quân sức mạnh thì có khi Đại Việt đang dẫn đầu các quốc gia Đông Á, chưa thể so sánh cùng lục quân Malen được vì họ chưa từng thực sự cọ sát.

2 tháng 6 năm 1406. Nguyên Hãn lên chiến hộ tống lớp Dreadnought thế hệ I đầu tiên của Nam Việt được cải tạo từ Khu trục hạm Trần Hưng Đạo. Hắn phải trở về Đông Kinh vì đã hơn một năm viễn chinh rồi, có rất nhiều công việc chờ đợi hắn tại Nam Việt. Cùng theo về với hắn có tới phân nửa nhân Viên khoa học gia và thợ cơ khí, các hạng mục về Dreadnought đã gần như hoàn thành, chỉ là công tác gia công cho các chiến hạm còn lại thôi vậy nên không thể lãng phí nhiều nhân lực tại đây được. Với lại hệ thống liên lạc sóng AM đang gấp rút xây dựng nên cuối năm nay Nguyên Hãn hoàn toàn có thể điều khiển từ xa tình hình Ấn Độ ngay cả khi hắn ngồi tại Đông Kinh.


Nếu xét cho cùng thì lần viễn chinh này của Nam Việt đã thắng lợi, họ không những mở rộng lãnh thổ khống chế thêm Sri Lanka và Nam Ấn mà còn phát triển được hai công nghệ hiện đại đó là sóng vô tuyến điện và tuabin hơi ăn cắp từ Malen với công suất rất mạnh. Lúc này Nguyên Hãn mới cảm nhận được sự hạnh phúc khi ăn cắp được công nghệ là như thế nào, hắn rất đồng cảm với Dương Lăng đấy. Lần này đã cảnh báo cho hắn một chuyện, dó là không bao giờ được thỏa mãn với thành công. Chỉ cần một lần sơ sảy thì toàn bộ cố gắng trước đó sẽ trở thành hư vô.


Ngày 22 tháng 6 chiếc chiến Hạm hộ vệ lớp Dreadnought I đã cập quân cảng Đông Triều. Sau 1 tuần nghỉ ngơi chỉnh lý sự vụ tại quân cảng Malaca thì chỉ hết 6 ngày chiếc chiến hạm vận tốc trung bình lên tới 25 hải lý 1 giờ này đã hoàn thành chặng đường 2500km trong 6 ngày đêm một cách nhẹ nhàng. 4 động cơ 3500 mã lực đã làm cho chiếc chiến hạm bọc giáp nặng nề có thể di chuyển với vận tốc cực nhanh như vậy. Để làm được chuyện này thì các chiến hạm Nam Việt đã hi sinh hoàn toàn chức năng vận chuyển binh lính của các chiến hạm lớp Dreadnought hoặc tiền Dreadnought. Hộ tống Hạm HQ 012 Trần Hưng Đạo chỉ có thể chuyên chở 400 thủy thủ đoàn mà thôi, tất cả diện tích nhỏ hẹp còn lại ưu tiên cho than đá, dầu đốt, và đạn pháo ngư lôi v.v..... Hơn 3000 thợ cơ khí bậc cao của Nam Việt sẽ về chậm hơn vì họ được vận chuyển bằng tàu vận tải với tốc độ không cao. Vùng biển từ Malaca về Đông Kinh Hải Nam là khu vực cực an toàn nên tàu vận tải này không cần hộ vệ hạm đi theo.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui