Ngủ Ngon, Paris



Rất nhiều năm sau này, tôi vô tình tìm được blog của cô gái ấy. Từ trang đầu tiên đọc đến trang cuối cùng, trước trước sau sau tất cả trong hai năm sinh viên, đều là những tổn thương cô ấy vì tôi mà chịu. Mặc dù cô ấy biết tôi không thể yêu mình, thì cũng chưa từng quên tôi. Tôi cảm thấy vô cùng xúc động, cũng bất lực. Trên đời này, luôn có một vài người mà bạn không cách nào yêu, bạn nhất định phải phụ lòng họ.

—— “Ngủ ngon, Paris”

Hắn lấy sách ra, trong lúc lơ đãng lật xem, có một phong thư rơi ra từ trong đó.

Cô gái đã chép lại một xấp văn tự thật dày bằng nét bút uyển chuyển động nhân, kẹp vào trong sách gửi cả cho hắn.

Thịnh Minh đọc từng chút từng chút, một phần rất lớntrong đó là đến từ “Orlando”, văn tự của Virginia Woolf trôi chảy và tràn ngập sức tưởng tượng. Còn có một vài ghi chép hỗn tạp, từ chính Cát Giai, cảm xúc hóa thành những câu văn dài trau chuốt, có lúc còn là thơ từ làm lòng người xúc động.

“Lần đầu gặp cậu, chỉ cảm thấy trong sáng tinh khôi. Sau khi biết được cậu thích nhất đọc sách và sáng tác, am hiểu về chụp ảnh, lại may mắn nhìn thấy một số bút tích của cậu, quả thực, chữ cũng như người, hoành thụ phiết nại, đều là có góc có cạnh, thanh tú tuấn lãng.”



“Từng đêm từng đêm cô đều ngủ không được, đợi đến khi hừng đông đi tìm anh. Nhưng tìm được thì đã sao, cuối cùng chỉ có thể giống như một gốc sồi, ở ngoài cửa sổ nhìn trộm. Mặc dù cô viết một nghìn bài thơ, một trăm lần quay đầu, mất mười năm chờ anh, anh mãi mãi chỉ đứng ở chỗ cũ, như mây trên trời, chưa từng đọc hiểu nửa phần ý thơ của cô.”



“Mấy ngày trước, lúc đang ôn tập tiếng Đức, đọc được một câu ca từ viết thế này: ‘So viele Dinge bekommt man erst dann, wenn man sie nicht mehr gebrauchen kann. ( Rất nhiều thứ, khi mà mọi người không cần đến chúng nữa, có thể được đến.)’ cảm thấy nói đúng vô cùng. Thế là tớ quyết định viết một lá thư cho cậu. Thư này viết rất lâu, thứ nhất là bởi vì đọc “Orlando” thì tốn rất nhiều thời gian, để trích dẫn gửi cho cậu những câu văn kia; thứ hai, là trong lòng nhiều lần nghiền ngẫm cân nhắc, tiến tiến lùi lùi, không ngừng thuyết phục bản thân.”



Những lời kèm theo cuối thư kia, đã nói cực kỳ rõ ràng.

Thịnh Minh đột nhiên bừng tỉnh hiểu ra, vì sao cô gái chọn “Orlando”. Bởi vì quyển sách đó vốn được ca tụng là “bức thư tình dài nhất, động lòng người nhất trên đời”.

Hai ngày sau, Thịnh Minh gặp lại Cát Giai. Hắn chú ý tới ánh mắt cố ý lảng tránh của cô gái, hắn đi lên phía trước, đưa cho cô một quyển “Đường mòn nước Úc”, nói: “Cảm ơn “Orlando” của cậu. Đây là tuyển tập của Matsuo Basho, tớ rất thích, tặng cho cậu.”

Cát Giai nhận sách, rũ mắt lướt vai đi qua.

Đây là phương thức mà lẫn nhau đều có thể hiểu rõ. Thịnh Minh cũng cho cô đáp án ở trong sách, đáng tiếc đó cũng không phải điều mà cô gái kỳ vọng.

Cùng là hình thức dùng thư, trích dẫn một ít thơ haiku nổi tiếng của Nhật Bản, ngoài Matsuo Basho, còn có tác phẩm của Kobayashi Issa, Taneda Santoka và vân vân.

“Thuở thiếu thời từng hỏi lữ lộ, trăm năm sau chỉ thấy mây sâu.”

“Mưa xuân tầm tã đường phương thảo, cây phi bồng đang tươi tốt.”

“Mang tâm tình bình tĩnh mà an nghỉ trong bụi cỏ xanh mới mọc, ánh sáng của mặt trời chiều mỹ lệ như vậy, tôi đang thận trọng đi, không sống uổng tháng năm.”



Khi Cát Giai mở thư ra, trái tim đập kịch liệt, đối diện chữ viết thanh tú, chỉ dám vội vã lướt qua. Khi một câu cuối cùng “Orlando mà cậu tặng tớ tớ rất thích, cảm ơn. Nhưng là, thứ lỗi.” đập vào tầm mắt, trong đầu cô gái hoàn toàn trống rỗng, rồi lại bị cảm giác vô cùng mất mát càn quét qua.

Thịnh Minh cảm kích cô bé nhiều lắm, có một người có thể cùng nhau an tĩnh đọc văn như vậy, đã rất may mắn.


Trong thư, hắn cố gắng dùng lời lẽ kín đáo để nói rõ hàm ý với cô. Cuối cùng, dùng một chút lời nói tối nghĩa ghép lại để nói ra tâm sự —— không biết cô bé phải chăng đọc hiểu —— hắn không yêu con gái.

Cát Giai dù sao cũng là một cô gái thông minh, sau khi bình tâm và đọc thư cẩn thận, cũng có thể hiểu được một hai.

Cuối cùng cô gửi cho Thịnh Minh một tin nhắn, nói:

“Trước đây, tớ mơ mộng lén viết tên cậu trên mỗi mặt bàn trong thư viện, đó là phương thức mà tớ mong nhớ cậu. Giờ đây biết được cậu đã có người trong lòng, tuy rằng buồn, nhưng vẫn chúc cậu hạnh phúc. Mà chúng ta cũng vẫn là bạn, sau này có điều buồn khổ thì có thể nói với tớ. Ủy khuất lớn đến đâu cũng đều để cho tớ chia sẻ. Bởi vì là con gái, bị uất ức có thể khóc, mà cậu không thể… Có thể gặp gỡ cậu, là một chuyện rất tốt đẹp, tớ đã vạn phần cảm kích.”

Thịnh Minh đọc lại tin nhắn hai lần, vẫn là lòng có ưu sầu.

Hắn cất thư của cô gái vào ngăn kéo, cẩn thận đặt sách lên giá sách. Nhìn chăm chú một hồi, mới buông mắt.

Chuyện này, hắn không đề cập với Châu Tử Bùi, miễn cho người kia không an lòng. Châu Tử Bùi có lẽ không biết Cát Giai, nhưng Cát Giai có lẽ sẽ biết hắn, dựa vào trực giác phái nữ trời sinh, có lẽ ngày ấy lúc nhận sách mà Cát Giai đưa tới, trong lòng cô đã có đáp án.



* lữ lộ: con đường lữ hành

* hoành thụ phiết nại: các kiểu (lối) viết chữ của Trung Quốc

* thơ haiku: (tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài).

Thể thơ Haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng).

* phi bồng:





Sơ lược về một số tác giả được nhắc đến

Cận Sắc đại nhận quả là một người nhiệt ái văn học, cũng từ quyển “Ngủ ngon, Paris” này mà mình mới có cơ hội biết thêm về một số những tác gia nổi tiếng của thế giới.

(Chớ bình thường cũng chẳng tìm hiểu gì, đọc thì đọc nhưng ko biết gì nhiều về tác giả.)

1. Virginia Woolf: (25/1/1882 – 28/3/1941)

Tên thời con gái là Adeline Virginia Stephen, là một tiểu thuyết gia và là một nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ XX.

Bà có một câu châm ngôn rất nổi tiếng: “A woman must have money and a room of her own if she is to write fiction.” (“Một người phụ nữ phải có tiền và một căn phòng riêng nếu cô ta phải viết tiểu thuyết”.)

2. Matsuo Basho: (1644-1694)

松 尾 笆 焦 Tùng Vĩ Ba Tiêu, là nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của Nhật Bản, một thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo (江戶) Nhật Bản, tên thật là Matsuo Munefusa, là con trai út thứ bảy của một samurai cấp thấp phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Basho được thừa nhận là người phát triển những câu đầu (発句, phát cú) của thể renga (連歌, liên ca) có tính hài hước gọi là Renga no Haikai thành một thể thơ độc lập mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền đạo. Masaoka Shiki (1867-1902) hoàn thiện sự tách biệt này thêm nữa và chuyển sang gọi nó là thể haiku (俳句, bài cú hay hài cú).


3. Kobayashi Issa: (1763 – 1827)

Issa, gọi đầy đủ là Kobayashi Issa, là nhà thơ lớn của thế giới về thơ haiku, người Nhật, ông được yêu mến cũng như Basho.

Issa (Nhất Trà), có nghĩa là “một chung trà”, là một trong nhiều bút danh của ông. Tên thật là Kobayashi Nobuyuki. Xuất thân từ một gia đình trung nông trong một ngôi làng thuộc địa hạt Shinano. Cuộc đời ông có nhiều đau khổ và bất hạnh.

4. Taneda Santoka: (3/12/1882 – 11/10/1940)

Tên khai sinh là Taneda Shōichi 種田 正一. Ông là một trong ba nhà thơ chuyên viết Haiku lớn nhất Nhật Bản (Cùng với Basho và Buson), một nhà thơ Nhật được đọc nhiều và đánh giá cao nhất hiện nay. Thơ ông buồn, sâu sắc và giản dị, sử dụng lối nói đời thường với nhiều ý tưởng, so sánh độc đáo.

5. Kawabata Yasunari:

Kawabata Yasunari (tiếng Nhật: 川端 康成; 14 tháng 6 năm 1899 – 16 tháng 4 năm 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

6. Franz Kafka: (3/7 /1883 – 3/6/1924)

Là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ 20. Sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu tại Praha – cơ đồ về viết lách của ông – rất nhiều chưa hoàn thành và phần lớn xuất bản sau khi ông mất – đã trở thành những tác phẩm có tầm ảnh hưởng bậc nhất của văn học phương Tây.

7. Michel Eyquem de Montaigne (28/2/1533–13/9/1592)

Là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục Hưng Pháp. Montaigne được xem là người đã đưa tiểu luận thành một thể loại văn học.

Tác phẩm lớn nhất sự nghiệp của ông, Tiểu luận (1572-1592) tổng hợp 107 bài tiểu luậ của ông về xã hội, chính trị, y học, nghệ thuật,… là một trong những cuốn sách lớn nhất làm thay đổi hệ thống quan điểm phương Tây. Ông đã gây ảnh hưởng tới rất nhiều nhà văn và triết học khác trên thế giới.

8. Pablo Neruda (12/7/1904 – 23/9/1973)

Là bút danh của Neftali Ricardo Reyes y Basoalto, nhà thơ Chile đoạt giải Nobel Văn học năm 1971.

Pablo Neruda sinh tại thị trấn Parral, miền trung Chile. Ông học tiếng Pháp và giáo dục học, rồi dạy tiếng Pháp, làm nhà ngoại giao, đi rất nhiều nơi trên thế giới; là một trong những nhân vật quan trọng trong chính quyền Chile và là đảng viên Đảng Cộng Sản Chile.

Pablo Neruda bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm; hai mươi tuổi ông xuất bản tập thơ Viente poemas de amor y una canciún desesperada (Hai mươi bài thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng), tập thơ bán chạy nhất ở Chile, làm cho ông trở thành một trong những nhà thơ trẻ nổi danh nhất ở Mỹ Latinh. Tập thơ Canto general (Bài ca chung), gồm 340 bài thơ, được coi là kiệt tác đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. Neruda đã đi từ trường phái biểu tượng sang siêu thực và cuối cùng trở thành hiện thực. Là một nhà thơ nhập cuộc, nhà thơ chiến đấu, ảnh hưởng của thơ ông đối với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha là rất lớn. Năm 1971 ông được trao giải Nobel vì những lời thơ phản kháng vang khắp thế giới, có một trí tưởng tượng mãnh liệt và chất trữ tình tế nhị. Neruda là nhà nghệ sĩ cách mạng đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh và hòa bình thế giới, là tác giả của những kiệt tác thơ tình cuồng nhiệt, những áng thơ triết lý sâu sắc và của cả những bản tụng ca những điều giản dị, đời thường. Ông được coi là một trong những nhà thơ hàng đầu của thế kỉ 20. Thơ ông được dịch nhiều và được yêu thích ở Việt Nam. Neruda mất tại thủ đô Santiago.

1 bài thơ của ông:

Ở Việt Nam

Ai đã gây nên chiến tranh?

Từ ngày hôm kia tôi đã nghe thấy nó.

Và tôi sợ.

Chiến tranh vang rền


tựa như đá ném vào tường

như tiếng sấm cùng với máu

như đang chết dần cả núi non.

Thế giới này

tạo ra không phải tôi.

Và không phải bạn.

Thế giới có từ xưa rồi.

Ai đe dọa cuộc đời móng nhọn?

Ai kề dao bên cổ cuộc đời?

Thế giới này chỉ sinh ra, có phải?

Còn ai đi chém giết vì điều này?

người đi xe đạp vô cùng sợ hãi

và vị kiến trúc sư.

Người mẹ nuôi đứa con thơ

trong đất bùn ẩn giấu

người mẹ ngủ trong hang

còn chiến tranh lan tràn

bằng lửa cháy

và những người chết ở đấy

là người mẹ cùng với đứa con.

Họ đã chết trong bùn.

Ôi đau thương!

và kế từ dạo ấy

đến bây giờ họ vẫn sống trong bùn.

Họ bắn súng và hát lên. Lạy Chúa tôi

giá mà nói cho bạn biết điều này

trước khi sáng tạo ra thế giới


giá mà, dù chỉ là lời nói nhỏ bên tai

rằng những người thân yêu nhất của bạn trên đời

cần phải chết khổ đau như vậy

không bao giờ biết được tại vì đâu?!

Chính những kẻ giết người này

sẽ đến giết tôi và bạn

chính những kẻ giết người này

sẽ đến đây đốt bạn và tôi

những kẻ phiêu lưu mạo hiểm hay cười

những kẻ huyênh hoang, rối rắm

sẽ bay đến đây

hủy diệt thế giới này.

Chúng đã bỏ lại trên đồng

máu của mẹ, cha, của những đứa con

bạn hãy đi tìm trong đó

xương và máu của mình

lẫn trong bùn đất của Việt Nam.

Bạn hãy tìm giữa đống xương người lạ

bị thiêu cháy, bây giờ chẳng của riêng ai

của tất cả mọi người

của chúng ta – của tôi và bạn

bạn hãy đi tìm

trong cái chết này cái chết của mình

bởi những kẻ giết người rồi sẽ săn lùng bạn

mang đến cho bạn cái chết trong bùn.

(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng)

(tổng hợp)


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui