Ngọn Đèn Hoa Đăng Trong Tim Tôi

“Thắp sáng tâm nguyện”.

Trang bìa chỉ là mặt hồ màu đen tĩnh lặng, có những đoá hoa đăng bằng giấy trôi xuôi theo dòng nước. Đây có vẻ là thể loại văn tự sự nói về chính cuộc đời của tác giả.

Bàn tay lật hết trang này đến trang khác, ánh đèn vẫn chăm chỉ soi xuống từng câu chữ. Gần đến trang cuối, cũng là lúc tầm mắt nhoè nhoẹt lờ mờ, nước mắt tôi đã thấm ướt vài chữ trên trang sách.

Một trận chiến tranh khốc liệt đã đẩy cô vào hoàn cảnh éo le. Cô bị lạc mất cha trong một trận lửa bom kinh hoàng, khi ấy chỉ vừa tròn tám tuổi. Sau khi chiến tranh kết thúc, cô một thân một mình kiếm sống bằng cách lang thang đầu đường xó chợ, xin từng chén cơm, từng đồng lẻ. Thứ cô ăn là cơm thừa, chỗ cô ngủ là gầm cầu. Từng ngày trôi qua, từng tháng trôi qua, ước muốn duy nhất của cô là tiếp tục sống để tìm lại được người cha của mình.

Những tháng ngày ấy trôi đi lặng lẽ, đến một ngày nắng hạ cô được sư thầy ở chùa nhận về nuôi dưỡng. Trong chùa có rất nhiều bạn bè đồng trang lứa, ở đó cô được ăn mặc đầy đủ, học hành tử tế. Cô lớn lên học ngành luật, là một luật sư rất giỏi, nhưng cho dù như thế cô vẫn không sao quên được người cha thất lạc năm xưa. Vào ngày hội Vu Lan hằng năm, cô đều thắp lên một ngọn đèn hoa đăng với tâm nguyện duy nhất, rằng cha cô còn sống hay đã mất, cô vẫn muốn tìm lại ông bằng bất cứ giá nào dù đó chỉ là một tia hi vọng cỏn con.

Cô tìm cách liên hệ qua báo điện tử và vài chương trình để mong được sự trợ giúp. Sau một năm chờ đợi, cô nhận được cuộc gọi từ một chương trình, họ muốn mời cô đến để trình bày cảm xúc cũng như kể lại quãng thời gian mà cô đã từng trải qua. Cô đồng ý tham gia và thuật lại những chuỗi ngày lam lũ với sự mong mỏi nhớ thương về người cha thất lạc của mình.

Câu chuyện vừa kết thúc, cũng là lúc không một chút ánh sáng nào còn xót lại, toàn không gian chỉ bao phủ một màu đen. Mọi người bắt đầu nháo nhào, âm thanh xì xào hoảng loạn. Bỗng một luồng ánh sáng từ đâu xuất hiện soi thẳng xuống ông cụ có mái tóc bạc phơ, nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt. Khán đài im thin thít. Ông đứng lên lật đật bước ra khỏi hàng ghế, dần dần đi về phía trước. Cô cũng vội đứng lên, sượng người lại mà không thể tin nổi vào mắt mình. Hai người cứ thế mà đứng nhìn nhau giây lát, sau đó cô mới kịp thốt lên một tiếng: “Cha!”

Họ cứ thế mà ôm nhau khóc. Cả khán phòng sau khi chứng kiến, ai nấy đều không cầm được nước mắt. Sau hai mươi lăm năm cuối cùng cô cũng tìm lại được cha ruột của mình và hai người họ cùng nhau sống hết quãng đời còn lại.

Tay tôi quệt qua khoé mắt rồi lặng lẽ đóng quyển sách lại. Trên vách tường gần đèn học là tấm hình chân dung, tôi tháo xuống dùng tay áo lau qua nó vài lần. Đây là tấm hình duy nhất của cha, trong lúc mẹ tôi gấp gáp chuyển nhà, tôi đã bắt gặp ở dưới góc giường và giấu nhẹm nó cho tới bây giờ. Lúc nhỏ có một lần bị mẹ mắng, tôi chạy thật nhanh vào phòng và đóng chật cửa mà ngồi khóc sướt mướt. Tôi đã lấy tấm ảnh ra rồi cũng ngồi ngắm nghía nó như thế này, còn uất ức tới nổi lấy bút mực viết vài dòng chữ phía sau tấm ảnh.

Cha ơi! Sao cha không về...?

Cha ơi! Mẹ mắng con vô cớ lắm, con không thích mẹ nữa. Cha về đi mà!


Nhìn vào những dòng chữ nguệch ngoạc khiến tôi phải bật cười, nhưng có vẻ là cười trong đau đớn, cười trong thống khổ. Cô tác giả ấy trải qua bao nhiêu năm xa cách vẫn tìm lại được người cha thất lạc, với tư cách là một đứa con gái đường đường chính chính đi tìm cha ruột của mình.

Còn tôi? Tôi nên tìm ông ở đâu? Nếu tìm được đi chăng nữa thì với tư cách là gì? Con của vợ bé à...? Liệu có được không?

Trước khi biết sự việc tôi như vẫn còn một tia hi vọng nào đó luôn len lỏi vào bóng đêm, cứ nghĩ rằng ông nhất định sẽ trở về tìm đứa con gái duy nhất của mình. Sau đó vào một ngày nắng xuân dịu dàng, gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau đoàn tụ và hạnh phúc như ngày xưa. Nhưng đáng tiếc, cũng nhờ chính cái sự thật của họ đã dập tắt nó hoàn toàn.

Tôi kẹp tấm ảnh vào giữa trang sách rồi tạm cất nó vô phía trong của ngăn tủ. Tắt ánh đèn, tôi nằm lên giường rồi chôn mình vào chiếc chăn quen thuộc. Thật ra tôi biết bản thân mình không nên oán trách mẹ tôi hay kể cả ông ấy, có lẽ là do số phận đã sắp đặt tất cả. 

Quay về với mái ấm chính thức, cũng là đều mà ông nên làm. Một mái ấm bình dị như bao người khác, đối với tôi lại khó khăn đến như vậy sao? 

- -----------

Một chút ánh sáng len lỏi qua những đám mây, các cô cậu học sinh nhởn nhơ đi dưới cái nắng yếu ớt. Vài cơn gió mang theo hơi lạnh ẩm ướt còn xót lại của mùa đông đang thấm dần vào da mặt.

Tôi bước lên hết bật cầu thang thì trông thấy Minh Đăng đang tựa lưng xát vào lan can, cậu đang mân mê một quyển sách trên tay. Nếu bình thường thì tôi đã gục mặt mà lướt qua nhanh chóng, nhưng điều đáng nói ở đây là...

Là chiếc áo khoác hôm qua, cậu vẫn đang mặc trên người.

Không phải nên đổi một chiếc áo khác sao? Nhà cậu ta có điều kiện như vậy mà?


Minh Đăng là người thích giữ hình tượng đến thế nào thì tôi cũng đã biết qua đôi chút. Tôi vẫn cố chăm chú nhìn vào lớp trưởng, trong đầu không khỏi dâng một sự nghi hoặc, có thể là cậu ấy biết tôi vô tình nghe được đoạn đối thoại với Thanh Lam nên cố ra vẻ mua chuộc. Mà mua chuộc tôi thì được ích gì? Liệu có ai ngốc đến nổi đi tin một kẻ mờ nhạt như tôi không?

Ánh mắt Minh Đăng cũng vô tình lướt qua tôi và ngay lập tức dừng lại, vẫn là nụ cười nhã nhặn được vẽ trên khoé môi. Cậu liền duỗi chân đứng thẳng dậy, chậm rãi sải bước đi xuyên qua lớp người thưa thớt trên dãy hành lang tiến thẳng về phía tôi.

Xét trên thực tế có thể vì chiếc áo khoác khá đắt tiền mà cậu không nỡ bỏ. Nhưng nếu nghĩ theo chiều hướng của một nữ sinh bình thường, thì tôi... Trong mắt cậu ấy, thì tôi không còn là người lạ chẳng hạn? Suy nghĩ đến đây và hình ảnh trước mắt làm trái tim tôi lại lỗi mất một nhịp. Lấy hết sự bình tĩnh tôi vội xua nó đi bằng một cái ngoảnh mặt, đành chạy ráo riết xuống cầu thang như thể đang trốn tránh một thứ gì đó.

Trong suy nghĩ của tôi bắt đầu ra sức viện cớ, chắc chắn là nó quá đắt mà lớp trưởng không nỡ vứt bỏ, hoặc có thể là một lý do nào khác không hề liên quan gì tới tôi, chắc chắn là vậy!

Sự vội vã không may va phải một người... Thanh Lam.

“Xin lỗi cậu!”

Thanh Lam vội lắc đầu rồi cười nhẹ.

“Không sao, không sao!”

Tôi lại lủi thủi tiếp tục bước xuống cầu thang và chỉ kịp nghe loáng thoáng được vài câu.


“Minh Đăng! Sao lại biết tôi đến đây tìm cậu mà ra tiếp đón thế?”

“Ờ... Ờ... ”

Hôm đó cũng là ngày bắt nhịp cho những ngày kế tiếp, hễ chạm mặt cậu ấy là tôi cứ gằm mặt mà né tránh. Còn tại sao ư? Thì tôi cũng không thể giải thích được. Có lẽ suy nghĩ chớp nhoáng vừa kịp mách bảo với tôi rằng, tôi đang ảo tưởng...

Phải, là ảo tưởng!

Bầu trời vẫn in một màu xám xịt, gió thoảng qua từng đợt. Không hiểu tại sao mấy ngày nay trong đầu tôi cứ loay hoay một mớ hỗn độn, chắc có lẽ là vì áp lực học tập.

Tôi vừa trầm tư suy nghĩ bài vở hôm nay, vừa chạm rãi dắt chiếc xe ra khỏi cổng. Đi một quãng đường ngắn, đột nhiên bị một lực rất mạnh từ đâu đẩy thẳng tôi vào vách tường, chiếc xe ngã rầm xuống vỉa hè.

Bả vai đau điếng, nhưng tôi vẫn cố gắng bình tĩnh lại mà xem chuyện gì đang xảy ra. Xoay ngang tôi mới biết đó chính là Mỹ Diệu, không chỉ có riêng cậu ấy mà còn có hai nữ sinh đi cùng.

Ánh mắt cậu ta dán từ trên xuống dưới lên người tôi, nhếch mép tỏ ra khinh bỉ.

“Cậu là Linh Đan đây sao? Là bạn cùng lớp với tôi đó à? Xin lỗi nha, tại cậu mờ nhạt quá nên tôi cũng không để ý đến làm gì”.

“Cậu muốn gì?”

Mỹ Diệu mím môi rồi tặc lưỡi.

“Muốn gì hả? Nói về nhan sắc thì cậu thật sự quá tầm thường, không xứng đáng làm đối thủ của tôi, vì thế đừng có mơ mộng mà trèo cao nữa. Tôi đến đây chỉ muốn khuyên cậu một câu thôi... Đừng bao giờ đụng đến người của tôi!”. Cậu ta đưa mặt về phía tôi mà nhấn mạnh từng câu chữ.


“Cậu đang nói gì thế? Tôi thật sự không hiểu!”

“Không hiểu? Hay không muốn hiểu? Được, để tôi giúp cậu hiểu vậy”.

Vừa dứt câu, hai nữ sinh kia liền giữ chật bả vai, nắm giật chiếc ba lô trên lưng tôi. Họ đưa cho Mỹ Diệu, cậu ta mở hết khoá kéo, trút ngược chiếc ba lô xuống đất. Sách vở, thướt kẻ, bút bi tất cả đổ lăn dưới vỉa hè tạo nên một mớ hỗn độn, rối ren. Tôi đứng lặng người nhìn cảnh tượng trước mắt.

“Này! Mấy người đang làm gì thế?”. Là giọng nói phát ra từ xa của Thuý Vy.

Sau đó hai bên bả vai của tôi lập tức được thả lỏng, bọn họ dửng dưng rời đi. Tôi ôm một bên bả vai lúc nãy mà ngồi xổm xuống vỉa hè.

Thuý Vy vội vã chạy đến đỡ tôi đứng dậy.

“Linh Đan! Cậu không sao chứ?”

“Không sao!”.

Tôi và Vy tiếp tục ngồi xổm xuống mà nhặt từng quyển sách vở và dụng cụ học tập đang rải rác trên vỉa hè.

“Chết tiệt! Bọn lúc nãy là ai thế? Sao lại ức hiếp cậu vậy chứ?”

“Chắc là có hiểu lầm gì đó thôi!”

Cũng mong là vậy, vì trước giờ tôi và Mỹ Diệu có dính líu gì với nhau đâu. Dù cậu ấy là lớp phó học tập, nhưng tính ra hai đứa tôi chưa từng giao tiếp quá hai câu, nói gì đến chuyện xảy ra xung đột.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui