Ta theo mấy người bọn họ đi vào trường của Vệ phu nhân, ngẩng đầu lên nhìn, mấy chữ to trên bảng hiệu khiến ta bật khóc giữa đường. Bởi vì tên của trường học lại là “Lục thiên thâm xử” (Ngày xanh nơi sâu thẳm)
Ta đứng ở cửa, lưu luyến nhìn mấy chữ kia mà chần chừ không định nhấc chân, miệng cảm thán:
- Tên trường học này giống tên thư phòng phụ thân ta đặt quá.
Hơn nữa mấy chữ đó viết đẹp như vậy khiến ta không chỉ yêu cái tên này mà còn yêu cả chữ viết. Nhất là chữ “Lục” trong đó, viết rất sống động, nhìn thấy nó đã nghĩ đến màu xanh tươi tốt.
Điều này khiến ta có cảm giác thân thiết với trường học này, giống như về nhà vậy, cũng bắt đầu có chút chờ mong với tương lai. Ít nhất nó cũng tốt hơn rất rất nhiều so với những gì ta tưởng tượng.
Mấy vị thiếu gia dừng bước, Vương Hiến Chi thì nhíu mày. Ta lập tức hối hận sự lắm miệng của bản thân. Trong mắt đám công tử thế gia này, thư phòng của cha ta sao có thể đánh đồng với trường học của bọn họ. Thậm chí thư phòng của cha ta với bọn họ mà nói có lẽ bọn họ còn chẳng hình dung ra nổi. Một cô nương nhà có thư phòng sao có thể chạy ra ngoài làm hạ nhân? Trừ phi Vệ phu nhân đã nói hết mọi chuyện của ta cho bọn họ biết.
Cũng may Vệ phu nhân coi như tốt bụng, kịp thời hóa giải cho ta. Bà hỏi ta:
- Thư phòng của cha ngươi gọi là gì?
Ta vội lau nước mắt đáp:
- Là Lục thiên trai.
Có lẽ là vì mẫu thân mới qua đời, ta còn chưa thoát khỏi nỗi đau mất người thân, mấy hôm nay luôn nghĩ về khi cha mẹ còn sống, nghĩ đến là lại khóc. Một tháng này đều khóc, mỗi ngày đều khóc từ sáng đến tối. Nhưng ta biết, rồi sẽ có ngày nước mắt ngừng rơi, lâu rồi sẽ không khóc nữa. Ta cần thời gian để nỗi đau phai nhạt đi.
Vệ phu nhân mỉm cười:
- À, giống thật, ta còn cho rằng tên trường học của ta là độc nhất trong thiên hạ. Xem ra phụ thân ngươi cũng là người phong nhã. Thư phòng nhà ngươi gọi là Lục thiên trai có phải vì có nhiều cây cối?
- Đúng vậy! Trong vườn nhà tiểu nữ trồng rất nhiều cây, hơn nữa đều là đại thụ. Mùa hè tỏa bóng mát che nắng, hàng xóm rất thích đến nhà tiểu nữ hóng mát vì rất mát mẻ.
Nói tới đây, ta quay đầu nhìn nhìn vườn nhà Vệ phu nhân, xào xạc, cũng có rất nhiều cây, hơn nữa diện tích còn lớn hơn vườn nhà ta nhiều. Bên trong ngoài hòe, tùng, bách còn có rất nhiều cây ăn quả, đào, hạnh nhân, mận, quýt đều có. (Mình thích trường này rồi đế). Trong đó đặc sắc nhất khiến mắt ta sáng bừng lên là một hàng chuối tây, những tàu lá chuối xanh mướt nhảy múa trong gió thật sinh động.
Lòng ta dâng lên cảm giác vui mừng. Xem ra đúng như lời Diêu chưởng quầy nói, ta đã đến “lang uyển phúc địa” rồi.
Dưới những cây chuối là bốn chiếc chậu lớn, ta cười hỏi:
- Mấy chiếc chậu kia là chuyên để rửa mực cho các thiếu gia đúng không?
Vệ phu nhân gật đầu nói:
- Đúng vậy, trên chậu đều có tên, về sau lúc ngươi rửa bút cho bọn chúng thì phải chú ý một chút, đừng nhầm lẫn
- Vâng thưa phu nhân!
Ta vội đáp lời nhưng sau đó có chút ngại ngùng hỏi:
- Chuyện này có gì cần chú ý không?
Rửa bút thôi mà, rửa chậu nào mà chẳng là rửa, đều là nước giống nhau. Vì sao phải phức tạp thế, mỗi người một chậu, lại còn đánh dấu tên, trăm ngàn lần không được nhầm lẫn?
Lúc này thiếu niên áo trắng ở trong phòng lớn tiếng nói:
- Không có gì cần, về sau ngươi rửa vào chậu đầu tiên bên trái là được, tên tuổi gì, phiền muốn chết.
Vệ phu nhân nhìn vào phòng mà quát:
- Tiểu Huyền Tử, con câm miệng cho sư phụ! Mấy đứa các con đúng là, vào nửa ngày rồi sao còn chưa lấy bút ra?
Một giọng nói lạnh lùng khác vang lên:
- Không có mực thì lấy bút làm gì? Có viết được đâu?
Một giọng nói nhã nhặn khuyên nhủ:
- Trước mặt ngươi không phải là mực? Sáng nay thư đồng của ngươi vừa mài mực rồi còn thêm cả bột hoa quế vào rồi còn gì, đến giờ còn ngửi thấy mùi đâu.
- Có mực thì cứ dùng trước đi
Vệ phu nhân tươi cười, nói như dụ dỗ trẻ con:
- Hiến Chi ngoan, luyện trước đi, chờ chút nữa sư phụ sẽ tới
- Không công bằng! Vì sao nói với hắn bằng giọng điệu ghê tởm như vậy, đều là đệ tử giống nhau cơ mà
Ba người khác lập tức phản đối.
- Phụ thân nó năm mới mừng sư phụ hồng bao 5000 tiền, phụ thân các con thì sao?
Vệ phu nhân mặt không biến sắc mà đáp, hơn nữa lại còn rất thản nhiên như đây là lẽ đời.
- Tham tiền!
- Quá tham tiền!
- Già còn tham tiền!
Lại là những tiếng bất mãn
- Tiểu Huyền Tử, hôm nay con phải viết 100 trang cho sư phụ, bằng không, đêm nay ngủ lại trường học đi. Vệ phu nhân quát lên
- Vì sao chỉ phạt con? Không công bằng! Hai người kia cũng nói như thế. Tiểu Huyền Tử tức giận.
- Haha, chúng ta nói là tham tiền, quá tham tiền, cậu nói là già còn tham tiền, bản chất rất khác nhau
- Khác gì mà khác?
Sau đó một người đè thấp giọng:
- Bởi vì sư phụ hận nhất là người khác nói bà đã già, ngươi phạm phải điều cấm kỵ của sư phụ thì ngoan ngoãn chịu phạt đi, lần sau nhớ cho kỹ vào.
Sắc mặt Vệ phu nhân biến đổi, xem ra bà vô cùng, vô cùng mẫn cảm với chữ “già”.
Đúng lúc này, bên trong, giọng nói lạnh lùng lại truyền ra:
- Ngươi còn chần chừ gì nữa? Mau vào mài mực cho ta!
Ta nhìn quanh bốn phía, trong trường học chỉ có bốn vị thiếu gia, cửa thư phòng chỉ có ta và Vệ phu nhân, giọng nói ra lệnh này, chẳng lẽ là đang nói với ta sao?
Vệ phu nhân vội đẩy ta:
- Đào Diệp, ngươi vào mài mực cho nó trước đi. Chuyện khác ta sẽ dặn dò sau, chỉ cần nhớ lúc rửa bút đừng nhầm là được, bút ai rửa chậu người đó
- Vâng ạ!
Quả nhiên là bảo ta. Tiểu ma đầu kia, rõ là trên bàn đã có nghiên đầy mực thơm lại kiên quyết không cần, bắt ta mài mực cho hắn.
- Rồi, ta vào đây
Ta nhẫn nại cơn giận mà đáp lời, rời khỏi hành lang gấp khúc mà đi vào trong phòng. Trong nháy mắt bước chân vào thư phòng, cảnh tượng nơi này khiến ta hoàn toàn ngây dại, bởi vì quá khoa trương rồi.
Bên ngoài cảnh đẹp như vậy, nào chuối tây nào tùng bách, tên trường học cũng đẹp đẽ “Lục thiên thâm xử” mà nhìn bên trong thì là thế nào đây?
Chỉ có thể dùng ba tính tử để hình dung: bẩn, lộn xộn, tệ hại. Chỉ có thể dùng một danh từ để đặt tên: Chuồng lợn! (Ơ, sao lại ví chuồng lợn của tôi với cái kia….)
- Nơi này đã bao lâu rồi không thu dọn? Ta kinh ngạc hỏi
- Một tháng. Vẫn là giọng nói lạnh lùng đáp lời
- Vì sao một tháng cũng không quét dọn, lau chùi?
Chẳng lẽ thực ra nhà Vệ phu nhân rất nghèo, nhà không thuê nổi một người làm? Không đâu, vừa nãy đi vào thấy mấy hạ nhân cười chào hỏi liền mà.
- Chờ ngươi đến mà, ngươi không đến thì ai dọn? Tiểu Huyền Tử nói.
- Ta không đến thì không ai dọn?
Ta cố gắng cười cười. Hạ nhân Vệ phủ phân công công việc rõ ràng như đinh đóng cột thế sao? Chỉ cần người phụ trách trường học không tới thì mọi người trơ mắt nhìn trường học rác ngập đầu cũng không thèm giúp.
Vệ phu nhân giải thích:
- Là mấy đứa chúng nó không cho người khác đến quét dọn, nói đây là lễ gặp mặt cho ngươi.
Thì ra là thế! Lễ gặp mặt này đúng là độc đáo. Ta cười khổ nói:
- Đa tạ lễ gặp mặt của các vị thiếu gia, Đào Diệp rất vinh dự, giờ ta phải đi dọn đây.
Dù Vệ phu nhân không giục thì ta cũng phải mau chóng thanh lý đống rác rưởi này ra ngoài, lau dọn bàn ghế sạch sẽ nếu không đến bản thân ta cũng không thể ở lâu. Cũng khổ cho mấy vị thiếu gia cẩm y hoa lệ, thiên kim vạn quý ngày nào cũng phải học trong chuồng lợn. (Chị ei, chị còn sỉ nhục chuồng lợn thêm là chị ăn đủ đấy nhá).
Cả sáng hôm đó, quét dọn, lau chùi mà hết buổi. Đến khi thư phòng sạch sẽ thì ta đã mệt đến độ muốn nằm lăn ra mà chết.
Ta cũng biết được bốn đồ đệ của Vệ phu nhân tên là gì. Áo trắng là Tạ Huyền (1), cũng chính là Tiểu Huyền Tử, tự Ấu Độ, áo đen là Si Siêu, tự Gia Tân, áo xanh là Hoàn Tể, tự Tự Thanh.
Không biết không sao, biết rồi lại khiến ta hoảng sợ, mấy vị đồ đệ của Vệ phu nhân thực sự là tổ chức rất kinh người, đội hình quá mạnh. Quả thực là một lưới túm sống những hào môn bậc nhất Đại Tấn. Bốn đại gia tộc bậc nhất “Vương, Tạ, Si, Dữu” thì bọn họ đã chiếm ba họ.
Đến ngay cả Hoàn Tể, nhà không vào top 4 nhưng vị trí thứ 5, thứ 6 cũng không chạy đâu cho thoát. Bởi vì phụ thân hắn là Nam quận công Hoàn Ôn(2) đại danh đỉnh đỉnh, cũng chính là vị đại tư mã từng được nhắc đến trong “Tích niên chủng liễu, y y hán nam. Nhi kim diêu lạc, thê sảng giang đàm. Thọ do như thử, nhân hà dĩ kham” (3), mẫu thân hắn là công chúa hoàng thất Tư Mã. Nhưng vì phụ thân hắn qua đời sớm, trong nhà là huynh trưởng hắn đương gia nên so với trước không bằng được, kém hơn ba gia tộc như mặt trời giữa trưa còn lại.
Đương nhiên, hiển hách nhất vẫn là nhà Vương Hiến Chi. Người đương thời đều có câu nói: “Vương dữ Mã, cộng thiên hạ”(4), trong đó Mã là chỉ hoàng thất Tư Mã, Vương chính là nhà Vương Hiến Chi.
(1) Tạ Huyền: là đại tướng nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, người Dương Hạ, Trần quận, nay là huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tên tuổi ông gắn liền với trận Phì Thủy nổi tiếng. Tham khảo Wiki
(2) Hoàn Ôn: (312–373) là đại tướng nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, người Long Cang, Tiêu Quốc. Tham khảo Wiki
(3) Hoàn Ôn từ Giang Lăng bắc phạt, hành quân qua Kim Thành, thấy cây thời vua Lang Gia trồng đã lớn nhanh như vậy, cảm khái: “Năm xưa trồng liễu, như tại bờ nam, nay nhìn lá rụng, thê thảm bãi sông, cây còn như vậy, người chịu sao đây!” (Người dịch: Điệp Luyến Hoa)
(4) Họ Vương và họ Tư Mã cùng chung hưởng cả thiên hạ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...