Nếu Như Yêu - Thanh Sam Lạc Thác

Type-er: Linh Phan
Tôi đã đánh giá quá cao khả năng chịu đựng tâm lý của mình.
Trước đây, trong những lần trò chuyện với dì tôi, tôi có biết sơ qua việc ông bà ngoại đã từng bị cách lý để thẩm tra và phải sống khổ sở một thời gian khá dài. Mẹ tôi cũng không được học hết cấp ba đã phải tham gia đội sản xuất ở nông thôn và làm ở đó năm năm. Vì lúc đó dì còn nhỏ nên được một người bà con họ xa nhận nuôi, may vẫn còn được sống ở thành phố. Ông bà ngoại là những người không thích nhắc lại chuyện xưa, mỗi lần nghe thấy dì kể cho tôi chuyện ngày xưa là lại nhăn mặt tỏ ý không hài lòng, còn mẹ tôi thì càng không bao giờ nhắc đến. Tôi cũng giống như em trai, không biết nhiều về chuyện ngày xưa, bây giờ nghĩ lại mới thấy, tính cách lạc quan của dì hoàn toàn khác họ, có lẽ vì họ là những người không muốn gợi lại quá khứ.
“Năm đó, những thanh niên như bọn dì từ các nơi khác nhau đến Thanh Cương tham gia đội sản xuất ở nông thôn. Mẹ cháu hơn dì và Hà Nguyên Bình một tuổi nhưng đã làm việc ở đây hơn hai năm. Con người mẹ cháu rất tốt, chỉ bảo cho bọn dì rất nhiều điều. Mẹ cháu đến từ Bắc Kinh, đọc rất nhiều sách, lại từng theo bố mẹ đi nhiều nơi, còn bọn dì, từ lúc sinh ra cho đến khi tham gia đội sản xuất ở nông thôn đều chưa từng rời khỏi thành phố của mình bao giờ. Ban ngày, bọn dì cùng nhau làm việc đồng áng, buổi tối thì tụ tập, nghe mẹ cháu kể chuyện. Lúc đó, bọn dì thích nghe nhất là tiểu thuyết Liên Xô “Sông Đông êm đềm” mà mẹ cháu kể, đến bây giờ dì vẫn còn nhớ những cái tên nổi tiếng như Gregori, Aksinia, Natalia,...”
Trong trí nhớ của tôi, mẹ chỉ đọc những sách chuyên ngành, không giống cá bà mẹ khác hay đọc truyện cổ tích cho các con nghe, nên tôi đã không biết rằng hoá ra trước kia, thời con gái, mẹ từng thích đọc tiểu thuyết như vậy.
“Nguyên Bình rất đa tài, biết chơi nhiều nhạc cụ, đặc biệt là đàn nhị hồ. Anh ấy thường chơi các loại nhạc cho bọn dì nghe, đây cũng là trò giải trí mà bọn dì thích nhất. Sau đó dì bị phân công làm trợ lý cho một thầy lang trong xã nên không thể nghe hết truyện “Sông Đông êm đềm” mà mẹ cháu kể. Đường sá đi lại ở vùng nông thôn vô cùng khó khăn nên cuộc sống của thanh niên trí thức ở đây rất gian khổ, cơ hội gặp nhau rất ít. Đến mùa đông, việc đồng áng ít hơn, bọn dì được phân công làm việc xây dựng đê điều, thuỷ lợi nên mới có thể gặp được nhau. Lúc đó dì nhận thấy mẹ cháu và Nguyên Bình… đã có tình ý với nhau, hai người rất quan tâm đến nhau.”
Họ đã từng yêu nhau ư? Tôi rất muốn hỏi câu này nhưng lại ngại không dám hỏi.

Dường như dì Mai nhìn thấu tâm tư của tôi. “Trong mấy năm đó, thanh niên trí thức dần dần có cơ hội trở về thành phố, đi nơi khác xin việc, hoặc được giới thiệu học lên đại học. Vì đến từ những miền quê khác nhau, cũng có nghĩa là trong tương lai mỗi người sẽ đi một ngả, cơ hội gặp lại nhau, ở bên nhau rất ít. Hơn nữa, nếp sống hồi đó còn bảo thủ, hà khắc, rất sợ bị mọi người bàn tán. Dì đoán là bọn họ cũng nghĩ đến những vẫn đề này, không như thanh niên bây giờ, cứ dó tình cảm là dễ dàng đến với nhau đâu.”
Tôi chăm chú lắng nghe, chỉ sợ bỏ sót bất kỳ từ nào.
“Cuối năm 1976, dì nhớ là hình như sắp đến Tết dương lịch, cái tin Hà Nguyên Bình bị bắt nhanh chóng lan đi khắp nơi, tội danh của anh ấy là…”, dì Mai có vẻ khó nói, “…nghe nói lúc bí thư xã xuống thôn kiểm tra, bắt gặp anh ấy đang có hành động “khiếm nhã” với một nữ thanh niên trí thức, mà nữ thanh niên trí thức đó chính là mẹ cháu.”
Tôi ngẩn người, đúng là tôi thực sự muốn biết nguồn gốc của mình, nhưng lại không muốn nghe để rồi biết rằng mình là kết quả của một lần “phạm tội”.
“Dì vội vàng chạy đi hỏi, nghe nói lúc đầu mẹ cháu phủ nhận chuyện này, nhưng sau khi bị xét hỏi, mẹ cháu lại im lặng không nói gì. Dì hoàn toàn không tin Nguyên Bình có thể làm ra chuyện này nên dì đã gặp và hỏi mẹ cháu, muốn hỏi xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, nhưng một câu mẹ cháu cũng không nói, còn đuổi dì ra ngoài.”
Tôi định thần lại. “Nghe dì kẻ thì mẹ cháu đâu có tố cáo chuyện khiếm nhã kia.”
Dì Mai lắc đầu chua chát. “Đúng là mẹ cháu không trực tiếp tố cáo Nguyên Bình, nhưng cũng không hề lên tiếng giải thích cho anh ấy. Nguyên Bình bị nhốt trong một căn phòng cũ nát ở xã. Ngay trong đêm đó, dì đã tìm đến gặp, qua song cửa sổ, dì hỏi anh ấy đã xảy ra chuyện gì, nhưng anh ấy chỉ hỏi lại dì: “Yến Tử đã nói thế nào?”- Lúc đó mẹ dì đều gọi mẹ cháu là Yến Tử. – Dì chỉ biết thành thật trả lời: “Yến Tử chẳng nói gì cả.” Không ngờ sau khi nghe xong, Hà Nguyên Bình im lặng rất lâu, cuối cùng mới nói: “Vậy tôi chẳng có gì để nói cả.””

Tôi ngạc nhiên. “Tại sao ông ấy lại nói như vậy ạ?”
“Lúc đó dì cũng khó hiểu như cháu. Khoảng một tháng sau, ông bà ngoại cháu được giải oan, được phục chức, đi làm trở lại. Vì sức khoẻ của họ không tốt nên đã viết đơn đề nghị cho phép con gái họ trở về thành phố, do đó, nhưng lời nhận xét của bí thư xã nơi mẹ cháu làm việc trở thành bằng chứng duy nhất và rất quan trọng. Vào những năm đó, chế độ luật pháp vẫn chưa hoàn thiện, hằng ngày, Nguyên Bình đều bị phê bình, khiển trách. Sau đó, dì nghe những thanh niên trí thức khác xì xào bàn tán rằng, Nguyên Bình đã từng nêu ý kiến về việc phân công lao động vượt chỉ tiêu nên đắc tội với tên bí thư đó, có lẽ tên bí thư đã mượn cớ báo thù. Tuy biết chuyện nhưng tất cả mọi người đều muốn trở lại thành phố, không ai muốn công khai đối chất với tên bí thư, đòi lại công bằng cho Nguyên Bình. Còn người dân trong thôn lại rất “tọc mạch” những chuyện liên quan đến quan hệ nam nữ, mỗi lần thôn mở cuộc họp phê bình đều trở thành nơi cho học bình luận, giải trí, học căn bản chẳng hề quan tâm chuyện xảy ra thực hư như thế nào.”
“Mẹ cháu không nhắc gì đến chuyện này ạ?”
“Theo dì biết thì không. Sau đó Nguyên Bình bị xử tội ba năm lao động cải tạo, đưa đến một nông trường rất hẻo lánh, từ đó anh ấy cắt đứt liên lạc với tất cả mọi người. Cho đến mười tám năm trước, dì trở về nhà thăm bố mẹ dì mới tình cờ gặp anh ấy, hôm đó, anh ấy bọ người nhà đuổi đi, trên tay đang bế một bé gái sơ sinh đứng bần thần trước ngõ.”
Tôi kinh ngạc, hỏi với giọng bực bội: “Tại sao họ lại tuyệt tình như vậy chứ?”
“Ừ, sau khi hoàn thành công việc lao động cải tạo, Nguyên Bình trở về nhà và bị bố mẹ đuổi đi, sau đó thì anh ấy cũng biệt tăm, nhiều năm không liên lạc gì với gia đình. Lần thứ hai anh ấy trở về thành phố mới biết bố mẹ đã lần lượt qua đời một năm trước đó. Anh ấy rất kích động, đã cãi nhau, thậm chí đánh nhau với anh trai và bị anh trai đuổi đi.”

Ông ấy đã bị đuổi đi tàn nhẫn như thế, đồng cảm với cảm giác đau đớn, thê thảm này khiến tôi chẳng thể thốt nên lời.
“Dì khuyên nhủ mãi, cuối cùng mới kéo anh ấy về nhà mình ăn một bữa cơm, sau đó thỉnh thoảng bọn dì vẫn liên lạc.”
Tôi sắp xếp lại những thông tin mà mình nghe được. “Thế nên rất có thể ông ấy và mẹ cháu đã từng yêu nhau, lúc hẹn hò đã bị tên bí thư kia bắt gặp. Tên bí thư đó rất bảo thủ, khó tránh khỏi kinh ngạc, còn mẹ cháu lại nhút nhát, sợ ảnh hưởng đến việc được giới thiệu đi học tiếp hoặc trở lại thành phố nên đã im lặng. Nhưng…” Tôi dừng lại, không thể chấp nhận được suy luận của mình. “Tại sao mẹ cháu lại làm như vậy? Cho dù lúc đó có ích kỷ, sợ hãi, thì sau khi được trở về thành phố cũng nên giải thích cho ông ấy hiểu chứ, sao lại cứ để mặc cho ông ấy bị xử phạt đi lao động cải tạo mà không hỏi han lấy một lời?”
“Thời đại đó có thể xảy ra rất nhiều chuyện sai lầm.”
“Không không, dì Mai, cho dù là thời đại nào, nếu như yêu một người thì không nên để cho người yêu phải rơi vào cái hoạ không thể tự biện minh cho mình như vậy.”
“Đấy chỉ là suy đoán của cháu thôi, Khả Khả à, thực sự đã xảy ra chuyện gì, chỉ có người trong cuộc mới rõ. Dì cũng từng trách mẹ cháu, nhưng khi đã có tuổi, dì càng hiểu rằng điều khó lí giải nhất chính là nỗi khổ và động cơ của người khác, nghi ngờ không có căn cứ là không công bằng.”
“Thế nên mẹ cháu mới viết thư cho dì bày tỏ sự hối hận, còn dì thì nói rằng thông cảm cho mẹ cháu và khuyên mẹ cháu nên quên hết mọi chuyện đi.”
Dì cười khổ. “Mẹ cháu gửi thư cho dì, nói rằng đọc báo thấy viết về dì nên mới lấy hết dũng khí viết thư cho dì. Mẹ cháu không nhắc đến chuyện đã từng xảy ra, chỉ nói rằng càng ngày càng cảm thấy có lỗi với Nguyên Bình, muốn hỏi thăm tin tức của ông ấy. Nhưng lúc đó dì không hề biết, phải mấy năm sau dì mới gặp lại Nguyên Bình. Dì không nhớ dì đã viết thư trả lời mẹ cháu như thế nào, không, đáng lẽ dì không nên viết rằng mình không có tư cách để tha thứ cho mẹ cháu. Còn đối với tất cả những người mang gánh nặng về tâm lý, dì đều khuyên họ nên quên đi để sống.”

Tôi không thể làm được việc khoan dung mà không cần phân biệt như thế, đặc biệt là người mẹ mà tôi luôn vô cùng kính trọng.
Chắc hẳn mẹ luôn phải chịu gánh nặng tâm lý, cho đến khi bệnh nặng vẫn còn chất chưa bao áy náy, đến khi chết vẫn không được giải thoát. Dù sao thì người cũng đã đi rồi, tôi làm sao có thể trách cứ mẹ đây?
Tôi muốn xin địa chỉ của Hà Nguyên Bình, nhưng dì Mai do dự không muốn đưa.
“Khả Khả, ông ấy đã có cuộc sống riêng, hiện còn có một cô con gái. Bọn dì cũng không liên lạc thường xuyên, trước đây thì viết thư, sau này thỉnh thoảng gọi điện nhưng cũng chỉ nói chuyện hỏi thăm đôi ba câu, chưa từng nhắc đến chuyện quá khứ. Ông ấy cũng chưa bao giờ nhắc đến mẹ cháu, thế nên trước khi mẹ cháu phải vào nằm viện, dì cũng không nói chuyện mẹ cháu cho ông ấy biết. Dì không biết liệu ông ấy có muốn cháu xuất hiện trước mặt ông ấy không nữa.”
“Cháu cũng không biết liệu cháu có gan xuất hiện trước mặt ông ấy không, dù sao…”
Dù sao mẹ tôi đã rất có lỗi với ông ấy, vốn chỉ là hai người trẻ tuổi yêu thương nhau lén lút trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng, nhưng mẹ lại để một mình ông ấy phải trả giá như vậy. Ba mươi tư năm, đứng trước mặt ông, tự giới thiệu mình là con gái ông, cho dù có trí tưởng tượng và tinh thần lạc quan thế nào đi nữa, chắc chắn ông cũng không thể cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc được.
Tôi vô cùng băn khoăn, nói nhỏ: “Nhưng cháu nghĩ, mẹ cháu nợ ông ấy một lời xin lỗi. Vậy xin dì đừng nói cho ông ấy biết về cháu, cháu cần phải suy nghĩ kĩ xem có nên đi gặp ông ấy không?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui