Nếu Được Yêu Như Thế

An An ngồi chờ ở cửa phòng bệnh. Không khí vắng vẻ bao
trùm lên hành lang bệnh viện. Nét mặt An An bình thản nhưng không giấu nỗi sự
buồn bã. Thuấn Nhân đi đến đứng trước mặt An An, An An cũng nhìn vào khuôn mặt
cô.

Hai người nhìn nhau chỉ mấy giây thôi, nhưng cũng đủ
để Thuấn Nhân cảm nhận được tình thân mà từ trước tới nay chưa hề có. Trong đôi
mắt ấy có lòng biết ơn, cũng có cả đau khổ, nhưng nhiều hơn là sự mệt mỏi sau
một giấc mộng bị tan vỡ.

“Nữa tháng trở lại đây, anh Tử Chấn như sống trong địa
ngục, liên tục hôn mê, phẫu thuật, rồi lại
sốt cao, nhưng anh ấy vẫn sống, vì sao anh ấy lại chịu đựng đau khổ để tiếp tục
sống?” An An thở dài: “Chị dâu, em gọi chị là chị dâu nhé?”

Thuấn Nhân nở nụ cười trìu mếm đáp lại An An. Thời Hân
từ phòng bệnh đi ra, nói với Thuấn Nhân: “Chúng ta phải nói chuyện. Bố không có
ý kiến về cuộc hôn nhân giữa con và Tử Chấn, nhưng là một người con dâu, con
phải có nghĩa vụ giúp bố khuyên chồng nghe lời của bậc tiền bối. Tử Chấn phải
quay lại công ty làm việc.”

Có rất nhiều bước ngoặc bất ngờ trong cuộc đời. Thuấn
Nhân đã chuẩn bị sẵn tâm lý, nhưng cô không thể ngờ được, chỉ trong một thời
gian ngắn, núi được san bằng và tới đích thuận lợi như vậy. Cô nói: “Công ty
kinh doanh đồ cổ, sao Tử Chấn không muốn làm việc ở đó?”

“Phải đấy, bố cũng không thể hiểu nỗi. Điều đó con
phải đi nói chuyện với nó. Nó quá bảo thủ, nó làm bố rất đau lòng.”

Thuấn Nhân đi vào phòng bệnh, Tử Chấn dần tỉnh lại, cô
ôm anh vào lòng. Tử Chấn hơi ngước lên nhìn Thuấn Nhân, cô cũng cuối xuống, mũi
họ chạm nhau, Thuấn Nhân nói: “Em đổi chuông điện thoại của anh rồi, anh muốn
nghe thử không?”

Cô với tay lấy chiếc điện thoại để đầu giường mở cho
Tử Chấn nghe, là tiếng Chấn Chấn bi ba bi bô. Thuấn Nhân mở đi mở lại mấy lần,
mắt Tử Chấn nhoè đi, sợ Thuấn Nhân nhìn thấy, anh dụi đầu vào ngực cô. Cô để
cằm lên tóc Tử Chấn, nói: “Anh sắp khỏi bệnh rồi, ba mẹ con em cần có anh.
Không có anh sao được? Anh phải là chỗ dựa của ba mẹ con em, sau này không cho
phép anh ốm nữa, nếu ốm nữa sẽ bị đánh đòn đấy!”

Tử Chấn ngoan ngoãn gật đầu, Thuấn Nhân lấy tay đỡ mặt
anh lên nhìn: “Nhìn xem, đợt ốm này anh lại gầy như hồi mười ba tuổi rồi, nhìn
không giống người lớn chút nào, cứ như cậu bé vậy. Em nói cho anh biết, anh
phải ăn nhiều vào cho em, ăn nhiều để béo lên một chút.” Sợ ngồi lâu sẽ ảnh
hưởng tới vết mổ, Thuấn Nhân kéo áo anh lên, thấy miếng băng vẫn trắng tinh, cô
yên tâm nở nụ cười, rồi nhẹ nhàng đỡ anh nằm xuống, nói: “Có tin tốt lành muốn
báo cho anh đây, bố anh không phản đối chúng ta ở với nhau nữa, nhà ta có thể
đoàn tụ rồi.”

Tin đó không khiến Tử Chấn vui mừng, anh nhắm mắt lại
ngủ, nhưng vẫn nắm chặt tay Thuấn Nhân.

Thuấn Nhân ngồi bên cạnh Tử Chấn cho đến khi anh ngủ

say, rón rén lấy áo khoác vắt lên thành giường, ra đến cửa thì gặp Phùng Dư.
Hình như tinh thần ông không tốt lắm, lưng vốn thẳng nay loại hơi còng. Phùng
Dư đưa cho Thuấn Nhân tờ séc, nói: “Đưa cho Thời Hân, Tử Chấn chỉ chấp nhận
mượn tiền của thầy chứ không muốn tiêu tiền của bố.”

Thuấn Nhân nhìn tờ séc, thầm thắc mắc, hỏi: “Thầy lấy
đâu ra nhiều tiền thế? Tử Chấn nói, tiền tiết kiệm của thầy lần trước đã dùng
hết rồi mà.”

Phùng Dư nói: “Thầy bán nhà rồi. Thầy không như con,
con là phụ nữ, lại có con nhỏ, không có nhà không được. thầy chỉ có một mình,
sống ở đâu cũng như nhau cả. Chuyện này con đừng nói với Tử Chấn, cứ nói là con
mượn của cô con.”

Thuấn Nhân xúc động, một lúc sau mới nói: “Thầy chuyển
về nhà con sống đi, nhà con có ba phòng.”

“Thầy đến đó làm kỳ đã cản mũi à? Thuấn Nhân à, chịu
khó chăm sóc cho Tử Chấn nhé, chỉ cần nó khoẻ mạnh, thầy vui hơn bất cứ chuyện
gì trên đời này.” Phùng Dư nhìn về cách của phòng bệnh, nhưng không có ý đi vào
đó. Ở giữa hai hàng lông mày có một nếp nhăn, cho dù không chau mày vẫn có thể
nhìn thấy rõ nếp nhăn đó. Giọng thầy rất nhỏ, nặng như chì: “Sau này các con
định thế nào? Quan hệ giữa hai cha con Tử Chấn về cơ bản không thể cứu vãn
được, bởi họ khác hẳn nhau. Rời khỏi người cha này, phải trả giá thế nào, thầy
không dám tưởng tượng, nhưng cho dù thế nào con cũng không được rời xa nó.
Thuấn Nhân, thầy già rồi, thầy cũng không mơ tưởng đến chuyện yêu đương nữa,
nhưng may mà cuộc đời này thấy gặp được một người có cùng mộng ước như Tử Chấn,
sẽ không có người thứ hai như nó đâu, điều đó khiến thầy hạnh phúc vô bờ. Thầy
muốn nhìn thấy hai con yêu thương nhau, hai con giống như là bãi cỏ xanh giữa sa
mạc, khiến người xung quanh luôn cảm thấy dễ chịu. Các con phải đi tiếp quãng
đường đời còn lại, bất kẻ gặp khó khăn đến đâu, bất kể có bao nhiêu trở ngại,
các con vẫn phải tiếp tục sống.”

Con người khi xa quê hương đều hiểu được đạo lý an cư
mới lạc nghiệp. Ly hôn với Lý Triệt xong, Diệp Trăn Trăn đến phòng môi giới nhà
ở để thuê nhà. Muốn tìm một căn nhà lý tưởng rất khó, nào là giá cả, vị trí địa
lý, giao thông, môi trường xung quanh, thiết bị, nội thất đều phải tính toán
kỹ. Nếu muốn thuê giá rẻ phải ở cùng người khác, Trăn Trăn lại sợ bị thiệt
trong chuyện dùng điện nước nên cô ta quyết định thuê nhà có một phòng. Tìm nữa
tháng trời, mới nhắm trúng một căn nhỏ xây dựng cuối những năm 90. Trong phòng
cũng không cũ lắm, nhưng khi ký hợp đồng, chủ nhà lại trở mặt đòi tăng giá, nên
đành thôi. Trong đầu, số bạn cô ta nghĩ tới không nhiều, quyết định cầu cứu
Nhan Thuấn Nhân. Thuấn Nhân chắc chắn có nhà, thậm chí không chỉ có một căn.
Sau khi quyết định, cô ta gọi cho Thuấn Nhân, nhưng thật không ngờ, Thuấn Nhân
lại trả lời kiểu ỡm ờ, nước đôi. Diệp Trăn Trăn nghĩ, Thuấn Nhân lấy bất kì một
trong hai căn cho thuê, mỗi tháng kiếm được ít nhất cũng phải mười nghìn, nếu
cho cô ta thuê, đương nhiên sẽ không được bằng đó.

Diệp Trăn Trăn nói:
“Hay cậu cho mình mượn tạm mấy tháng, điều kiện tốt như mình, chắc chắn sẽ sớm
kiếm được tấm chồng, khi đó sẽ trả lại nhà cho cậu ngay thôi.”

Thuấn Nhân không tỏ thái độ gì, chỉ nói phải bàn với

Tử Chấn xong mới quyết định được. Diệp Trăn Trăn nói thế nào cũng không được, đành
cúp máy.

Vấn đề nhà ở chẳng đâu vào đâu, công việc cũng không
thuận lợi. Từ khi Tử Chấn rời khỏi công ty, Thời Hân giảm biên chế bộ phận
maketing, Lý Triệt may mắn ở phòng kế hoạch nên không bị tống cổ. Diệp Trăn
Trăn như ngồi trên đống lửa, không ít đồng nghiệp đã phải ra đi. An An có lúc
đến công ty ra oai, nhìn Trăn Trăn bằng con mắt khinh miệt, cô ta đoán không
bao lâu nữa mình cũng phải cuốn xéo khỏi đây. Một người phụ nữ bôn ba nhiều
năm, kinh nghiệm đầy mình, giờ vấp phải vấn đề này, quả thực như một thách thức
với sức chịu đựng của cô ta. Hơn nữa, trong mắt đàn ông, một người phụ nữ không
còn khả năng làm mẹ như cô ta là một người đàn bà không hoàn mỹ, tương lại ở
đâu, về đâu, thật mờ mịt. Cô ta rất ngưỡng mộ Thuấn Nhân, có thể cả ngày không
cần làm việc gì, chỉ cần ở bên cạnh chồng mà ai nhìn vào cũng phải đố kỵ. Diệp
Trăn Trăn không biết Thuấn Nhân đang phải đối mặt với vấn đề hết sức phức tạp,
Tử Chấn đang thông qua pháp luật để tước bỏ quyền làm bố của
Thời Hân.

Đây không phải là hành động nhất thời của Tử Chấn, mà
nó bắt nguồn từ việc năm lần bảy lượt Thời Hân đối xử không còn tình người với
Tử Chấn, đứa con trai duy nhất của ông ta, khiến anh phải điêu đứng, có nhà mà
cũng như không. Thời Hân cũng không có phản ứng gì trước chuyện đó, bởi ông ta
biết sẽ chẳng có một quốc gia nhà, pháp luật nào lại đi bảo vệ cái yêu cầu đi
ngược lại với đạo đức như thế cả, chỉ cần ông ta không đồng ý, Tử Chấn
đơn phương đề nghị cũng không có hiệu quả, cho dù anh có thuê luật sư để được
pháp luật công nhận đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là do anh muốn tước bỏ quyền
lợi làm con, mà vẫn phải có nghĩa vụ đối với người bố.

Thời Hân nói: “Mày bắt buộc phải chu cấp cho tao, tuy
pháp luật Mỹ không có quy định đấy, nhưng mày sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc,
mày phải theo truyền thống Trung Quốc.”

Ông ta yêu cầu mỗi tháng Tử Chấn phải cấp cho ông ra
năm mười nghìn tệ. mỗi năm đưa một lần. Tử Chấn bị ông ra bức đến nỗi suýt nôn
ra máu, nhưng không có cách nào khác.

Tử Chấn suy nghĩ một hồi, sức khoẻ vẫn còn yếu, ngồi
lâu vết thương lại đau, nhưng thái độ vẫn rất bình tĩnh, suy nghĩ xong, anh
nói: “Được thôi, mỗi tháng năm mười nghìn. Nhưng ông phải ký tên rồi ra phường
đóng dấu, từ nay sống chết là chuyện của ông, không liên quan gì đến tôi nữa.”

“Mỗi tháng năm mười nghìn thì có thể sống chết mặc bay
sao?” Thời Hân nói. “Mày cho rằng với tình trạng sức khoẻ của mày bây giờ mà
đòi đi kiếm tiền à? Nếu thêm cả vợ con mày nữa, mỗi tháng mày phải kiếm khoảng
một trăm nghìn mới đủ nhỉ? Mày mơ à? Lẽ nào mày muốn chui vào một công ty có
quy mô như tập đoàn Thời Thị để đối phó với tao? Dựa vào mối quan hệ bố con
hiện tại của tao với mày, không chừng người ta sẽ cho rằng mày là gián điệp.”

“Tôi kiếm số tiền này bằng cách nào chẳng liên quan gì
đến ông.” Tử Chấn lấy tờ lấy đã in sẵn ra, lấy bút điền nội dung vào, sau đó
đưa cho Thời Hân: “Ông đọc đi, chiều nay tôi với ông đi đến phòng công chứng.”


Thời Hân không đọc, chằm chằm nhìn đứa con trai: “Ngày
đó không mang theo mày đi, thật là một sai lầm lớn, mày đã trở thành một con
người có tư duy của tầng lớp hạ đẳng, đây là nỗi đau lớn nhất đời tao.”

Tử Chấn mím môi, nhìn lên tường, dáng vẻ như trái đất
sắp đến ngày tận thế, trong tích tắc nữa thôi, mối quan hệ cha con này sẽ không
còn tồn tại nữa.

Không bao lâu sau khi xuất viện, Tử Chấn bảo vợ về quê
đón bọn trẻ lên. Theo ý của Thuấn Nhân, cô muốn Tử Chấn nghĩ ngơi tĩnh dưỡng
một thời gian rồi hãy đón bọn trẻ về, giờ chúng vẫn là trẻ con, ở nhà cả ngày
nô đùa ầm ĩ, sẽ không tốt cho sự phục hồi của Tử Chấu. Nhưng anh rất kiên
quyết, bọn trẻ quay về Bắc Kinh, anh mới yên tâm.

Khi ăn tối, không biết Chấn Chấn do nhìn thấy bố mẹ
hay vì một nguyện nhân gì khác mà mặt mày rạng rỡ, liên tục gõ thìa vào bát,
ngón tay cái cầm sát vào chỗ lõm của chiếc thìa nên dính đầy dầu mỡ, Tử Chấn
nói: “Cầm thìa phải cầm lên trên cái như thế này này, chỗ này dùng để múc cơm,
đưa mấy ngón tay lên.”

Chấn Chấn không nghe lời, tiếp tục gõ, tiếng gõ inh
tai, Tử Chấn lại nhắc nhở một lần nữa, thằng bé vẫn không nghe. Tử Chấn bỏ đũa
xuống, bế cậu bé vào phòng ngủ, đặt nó nằm sấp xuống, phát mấy cái vào mông.
Chấn Chấn đang mặc bỉm Tử Chấn không đánh mạnh tay, nhưng cậu bé lại khóc ầm
trời. Nhìn thấy mẹ, cậu bé ăn vạ, càng khóc to hơn, Thuấn Nhân nghiêm mặt nói:
“Không được làm nũng, rõ ràng con sai rồi, không giữ vệ sinh, mau nhận lỗi với
bố đi!”

Ăn cơm xong, đang rửa bát, Thuấn Nhân hỏi: “Anh đang
có chuyện gì buồn à? Bố anh lại nói gì rồi?”

Tử Chấn lắc đầu, nói: “Mai anh đi có việc, có lẽ sẽ về
muộn, có chuyện gì cứ gọi điện cho anh.”

“Anh đi đâu? Sức khoẻ còn yếu, giữa đường ngất ra đấy
thì làm thế nào?” Tuy nói như vậy, nhưng trong lòng Thuấn Nhân cũng biết không
cản được anh, mắt cay cay, vội đi lau chùi
tủ lạnh.

Tử Chấn nói: “Gần thôi, đừng lo cho anh.”

Ngày hôm sau, bầu trời âm u, những đám mây dàu như
muốn sà xuống đất, máy bay luồn vào mây. Ánh mặt trời rực rỡ lại xuất hiện,
chiếu xuống vạn vật. Tử Chấn nuốt mấy viên thuốc, thấy người dễ chịu hơn. Trên
máy bay, anh không ngủ được, bước ra khỏi sân bay, đã có hàng taxi Thụy Lệ chờ
sẵn ở đó. Năm mươi tệ một người, đủ bốn người mới chạy, Tử Chấn đưa cho tài xế
taxi hai trăm tệ, anh ta liền lái xe đưa Tử Chấn đến chỗ cần đến.

Chợ đá nổi tiếng nhất Thuỵ Lệ thực chất là những cái
lều nối tiếp nhau, như những trại tỵ nạn, thô sơ nhưng lại đông đúc.

Tử Chấn đi sâu vào bên trong, lều nào cũng có người.
Anh dừng lại trước một trong những cái lều đó. Một người đàn ông trung niên mặc
chiếc áo thun ngồi trên ghế, sắc mặt nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn, trán mướt mồ
hôi. Ông ta lấy trong túi ra mười nghìn tệ đưa cho ông chủ người Myanmar có
nước da ngâm đen. Đó là số tiền cuối cùng trong túi, chiếc túi vải to đã trống
rỗng. Tử Chấn cúi người bước vào lều, ra hiệu cho người đàn ông trung niên kia
từ từ. Ông ta ngìn Tử Chấn với
ánh mắt cảnh giác. Không biết người này thế nào, nhưng nhìn mặt mày và khí chất
của anh ta có vẻ giống với mấy người làm về nghệ thuật. Một trí tuệ thần bí
giấu dưới đôi mắt yên tĩnh.


Tử Chấn nói: “Để tôi giúp ông xem viên đá này, ông
quyết định mua chưa?”

Người đàn ông trung niên gật đầu. Tử Chấn nói: “Để tôi
xem trước, chờ viên đá được bổ ra, chúng ta hãy bàn.”

Lúc này đang là giữa trưa, ánh mặt trời như thiêu đốt.
Tử Chấn cầm viên đá soi dướng ánh nắng.

Trong lịch sử Trung Quốc, viên đá nổi tiếng nhất có
tên là Hoà Thị Bích. Tương truyền, hai nghìn năm trước ở nước Sở, có người tên
Biện Hoà. Anh ta phát hiện ra một viên đá ngọc chưa qua mài giũa. Sau đó, anh
ta đem dâng cho vua của nước Sở. Vua cho rằng anh ta lừa mình, liền hạ lệnh
chặt hai chân anh ta. Biện Hoà không còn chân để đi lại, liền ôm lấy viên ngọc
khóc ba ngày ba đêm trên núi Sở. Sau đó, Sở Văn Vương biết chuyện, liền sai
người mang đá ngọc đến, bảo thợ kim hoàn mài ra xem bên trong là gì. Kết quả,
bên trong là một viên ngọc đẹp độc nhất vô nhị. Từ đó viên ngọc được đặt tên là
Hoà Thị Bích. Sau này, viên ngọc đó bị Triệu Huệ Vương chiếm hữu, Tần Chiêu
Vương chấp nhận đổi mười lăm thành trì để lấy viên ngọc, qua đó có thể thấy
được giá trị của nó cao tới mức nào. Viên ngọc sau đó được khắc thành ngọc tỉ
của nhà vua, mãi cho đến triều đại Tây Tấn mới thất truyền.

Nếu Biện Hoà còn sống đến ngày nay, chắc chắn sẽ là
một ông thầy kiệt xuất về đá quý. Chỉ cần nhìn bề ngoài mà có thể nói được ưu,
nhược điểm của viên ngọc bên trong thì phải là một người có kiến thức uyên thâm
về lĩnh vực này mới làm được. Ngọc ở dưới tầng đất sau rất thần bí, không có
máy móc nào có thể dò ra. Đến khi lấy được nó lên, bên ngoài lại bị một lớp
nham thạch bao bọc, bên trong lớp vỉ này là cái gì, không ai có thể nói rõ
được. Bởi vậy, người trong nghề gọi quá trình phán đoán ngọc là “cược thạch”.

Viên đá trước mặt được bao bọc một lớp như sáp nến màu
đỏ, có những đường gân màu xanh lá cây, cảnh sắc không nhiều. Tử Chấn tập trung
tư tưởng, nhìn chăm chăm vào viên đá khoảng mười phút, sau đó nhẹ nhàng đặt lại
trên bàn: “Đây chỉ là viên đá bình thường, không nên mua.”

Mồ hôi trên trán người đàn ông trung niên kia rơi lã
chã, tay cầm mười nghìn tệ còn chần chừ
chưa đưa cho ông chủ người Myanmar. Tử Chấn tháo chiếc đồng hồ hiệu Vacheron
Constantin để lên bàn: “Thế này đi, nếu tôi thua, chiếc đồng hồ này thuộc về,
nếu tôi thắng, ông nợ tôi mười nghìn.”

Người đàn ông trung niên chần chừ một lát rồi cũng gật
đầu đồng ý. Người thợ thành thạo bổ một góc của viên đá ra, mấy người đứng xem
xung quanh hét lên: “Không có!” Nhát dao thứ hai bổ xuống: “Không có!” Người
thợ quay đầu lại hỏi bên mua đang mím môi căng thẳng: “Có bổ viên đá ra không?”
Bên mua giậm chân một cái, nói như đinh đóng cột: “Bổ!” Người thợ bổ một nhát
dao chia viên đá làm đôi, bên trong không có gì. Mấy người xem “ồ” lên một
tiếng rồi tự động bỏ đi.

Tử Chấn cầm chiếc đồng hồ đeo lại vào cổ tay, quay đầu
đi. Người đàn ông trung niên kéo anh lại: “Tôi còn nợ anh mười nghìn, anh không
muốn tôi trả cho anh sao?”

Tử Chấn cười: “Ông còn tiền không?”

Ông ta lấy trong người chiếc túi vải còn thấm
ướt mồ hôi, bên trong là năm cục tiền được xếp ngay ngắn.

“Toàn bộ là của anh đấy, anh giúp tôi lấy lại
vốn, tôi chia cho anh một nửa.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận