Hồ Giang chưa hết kinh hồn, thấy tử thi đầy mặt đất mới biết thật là thoát chết trong gan tất. Rất may Dương Thu Trì có phong độ của bậc chỉ huy, chẳng những hóa nguy thành an, mà còn lập được đại công, chẳng những phá được án lão tú tài chết trong cống viện, mà còn diệt được một số loạn đảng, công lao không nhỏ.
Sau khi áp giải tù binh trở về Nam Tiếu thôn, họ tìm kiếm hai hộ vệ được cử canh gác và đi dò la, phát hiện họ đã bị dư đảng của Kiến Văn đánh lén giết chết rồi.
Hồ Giang lệnh cho Mễ lý chánh phái bọn tráng dân đi gom góp xác của các Kiên Văn dư đảng đem êề, sau đó chỉnh lý quan đạo khôi phục lại giao thông. Mọi việc xong xuôi, Dương Thu Trì cùng mọi người theo đường Trừ châu trở về kinh thành Ứng Thiên phủ.
Trên đường đi, có thêm hai tên dư đảng bị thương nặng chết. Trở về tới Ứng Thiên phủ, Dương Thu Trì cho Nam Cung Hùng dẫn người giải các dư đảng còn lại đi giao cho Mã Độ xử lý, lại thông tri cho họ đến Bắc Tiếu thôn thu hồi xác của những dư đảng bị chết.
Mã Độ và Ngưu Bách hộ biết Dương Thu Trì soái lĩnh một nhóm cẩm y vệ nhỏ mà diệt được hơn trăm bộ hạ tàn dư của Kiến Văn đế, vui mừng không xiếc, đều đến chúc mừng hắn lại lập thêm công mới.
Hồ Giang áp giải Triệu Bán tiên đến nha môn Ứng thiên phủ phục mệnh. Phủ doãn của Ứng Thiên phủ là Cố đại nhân không ngờ
Dương Thu Trì chỉ dùng có hai ngày mà có thể phá được án như vậy. Về chuyện lão tú tài chết ở trường thi, hoàng thượng đã để ý hỏi đến, lão đang phiền não không biết giải bày thế nào, không ngờ như vầy coi như mọi chuyện êm đẹp, không khỏi cảm kích Dương Thu Trì vô cùng.
Cố phủ doãn lập tức đem tin này báo cho chủ khảo kỳ thi hương là Cổ Hàn Lâm. Cổ Hàn Lâm thở phào nhẹ nhõm, án này coi như đã giải quyết chu toàn.
Hai người còn từ miệng Hồ Giang mà biết Dương Thu Trì dẫn đầu đội nhóm tiêu diệt tàn dư của Kiến Văn đế, liền cao hứng có thừa, đối với Dương Thu Trì thập phần bội phục.
Lần này Dương Thu Trì có thể kể là giúp cho phủ doãn Cố đại nhân của Ứng Thiên phủ rất nhiều, do đó lão bày yến tiệc khoản đãi hắn. Cổ Hàn lâm cũng đến dự, còn định mời những quý nhân quan viên của Ứng Thiên phủ tham gia, nhưng Dương Thu Trì nhớ tới lời Lý công công dặn là phải hết sức giữ cho bản thân đừng nổi trổi, ít nhất là cho tới khi Kiến Văn dư đảng bị diệt hết. Nếu như vậy, hắn nhất mực phải giữ mình, không được huênh hoang phô trương quá đáng.
Dưới sự yêu cầu kiên quyết của Dương Thu Trì, yến tiệc chỉ mời thêm Mã Độ và Ngưu Bách hộ, len lén chúc mừng nho nhỏ với nhau mà thôi.
Án mạng được phá xong, Dương Thu Trì trở thành khách quen của Cổ Hàn Lâm và Cố đại nhân. Họ thường say sưa chè chén với nhau, không say không về.
Vào một đêm mấy ngày sau, Lý công công dẫn theo tùy tùng thăm viếng Dương Thu Trì tận giữa khuya, tán thưởng việc Dương Thu Trì tiêu diệt những tên chạy thoát trong vụ tập kích bắt cóc Hiền phi, lại nói hoàng thượng vô cùng vừa ý. Nhưng do Dương Thu Trì cần phải tiếp tục ẩn giấu hành tung phá án Kiến Văn dư đảng, do đó tạm thời không gia quan tấn tước, nhưng hoàng thượng đã ghi lại công lao của hắn. Chờ đến khi bắt được Kiến Văn, triệt để phá tan bọn dư đảng, nhất định sẽ phong thưởng trọng hậu.
Tuy không thể thăng quan, nhưng hoàng thượng ban thưởng cho Dương Thu Trì rất nhiều vàng bạc châu báu, mã não phỉ thúy, tơ lụa gắm vóc và những vật quý giá rất nhiều, coi đã là tạm thời tưởng thưởng nhằm an ủi.
Trận này khiến hộ vệ đội của Dương Thu Trì chết mất hai người, Lý công công lại phái thêm hai người bổ sung, lại giao con chim bồ câu đưa thư lúc trước hắn dùng để truyền tin lại cho hắn, nhằm đảm bảo cho hắn có đủ hai con dự phòng.
Lý công công còn báo cho Dương Thu Trì biết, mấy ngày sau sẽ treo bảng vàng, đến lúc đó có thể tiến hành kén chọn cử nhân, nhưng Dương Thu Trì không cần tham gia, tự Lý công công sẽ có an bài. Dương Thu Trì chỉ cần chờ đi nhậm chức là được, đó là vào dịp xuân về, tiết trời vừa ấm là hắn lên đường.
Dương Thu Trì rất muốn hỏi bản thân sẽ nhậm chức quan gì, ở đâu để xác định coi cách bao xa với địa điểm đày hai mẹ con Bạch phu nhân và Bạch Tố Mai. Nhưng hắn hiện đã học được tính nhẫn nại, nếu như Lý công công không nói, thì hắn tốt nhất đừng hỏi, dù gì mấy ngày nữa cũng biết.
Những ngày còn lại này rất nhẹ nhàng, hắn suốt ngày cứ no say túy lúy, đêm đêm ca hát vui vầy.
Sáng sớm ngày ấy khi Dương Thu Trì còn đang ngủ, chợt nghe ngoài cửa pháo nổ vang trời, chấn điếc cả tai, càng kèm theo tiếng kèn nhạc du dương, khiến cho hắn giật mình tỉnh giấc, tức giận mắng một câu rồi lấy gối trùm lên đầu định ngủ tiếp.
Dương Thu Trì vốn nghĩ là pháo kèn rước dâu của ai đó, nhưng lập tức biết là không phải. Trong thời gian này hắn nhất mục ngụ ở nội trạch đại viện tại thiên hộ sở nha môn của Mã Độ, cưới vợ sao lại cưới đến nha môn của cẩm y vệ chứ, chẳng lẽ....
Dương Thu Trì chợt ngồi bật dậy, tiếng pháo và nhạc càng lúc càng gần, thẳng tới nơi ở của hắn. Tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng kèn hòa nhịp vào nhau inh ỏi.
Đúng lúc này, Tống Vân Nhi vén cửa chạy vào, nhảy phốc lên giường của Dương Thu Trì, hưng phấn kêu lên: "Ca! Huynh trúng cử nhân rồi!" Nói rồi đưa hai tay chộp lấy vai Dương Thu Trì, cao hứng lắc lia lắc lịa.
Thấy nha đầu điên này chẳng thèm kiêng dè gì chạy thẳng vào phòng mình, phản ứng đầu tiên của Dương Thu Trì là cúi xuống coi mình đã mặc quần áo gì không.
Hắn đơn giản là bó tay với Tống Vân Nhi, cô nàng này chẳng cần biết nam nữ hữu biệt gì, suốt ngày cứ tùy tiện chạy loạn vào phòng của hắn. Du sao thì Dương Thu Trì củng biết Tống Vân Nhi rất thích đảo loạn, hơn nữa thê thiếp của hắn không có một bên, không cần cởi hết quần áo, chỉ mặc đồ ngắn mà ngủ.
Sau khi hắn phát hiện bản thân không bộc lộ thân thể gì mấy, nên thở phào, nhớ lại lời vừa rồi của Tống Vân Nhi - trúng cử nhân? Ha ha, mấy cáy kèn trống pháo mừng này là dùng để báo hỉ mình trúng cử nhân đó à? Quả nhiên nằm ngoài ý liệu! Ha ha ha.
Tuy Dương Thu Trì biết bản thân sẽ nằm trên bảng vàng, nhưng chuyện tới trước mắt, khi biết mình trúng cử nhân rồi vẫn không thể tránh được sự vui mừng.
Hắn xuống giường mặc y phục, Tống Vân Nhi vẫn chẳng thèm tránh đi, lại còn cao hứng kêu rối kêu rít: "Ca, huynh thật là lợi hại đó nha! Chẳng đọc sách ngày nào mà thi trúng cử nhân, thiệt là thần thông quá đi đó mà!"
Dương Thu Trì méo miệng cười, nháy nháy mắt bảo nàng: "Vân nhi, đừng có quên vụ cá cược của chúng ta đó nghe!"
Tống Vân Nhi cười hi hi: "Yên tâm, nói là giữ lời mà! Ca thi trúng cử nhân rồi, tiểu muội giúp huynh làm một chuyện là lẽ thường đó mà!" Nói đến đây, nàng khuỳnh khuỳnh hai tay ngông nghênh, xoắn tay áo lộ ra đôi tay dài thon thả: "Được, huynh nói đi, là muốn cánh tay của muội, hay là muốn đầu của muội?"
Dương Thu Trì chỉnh lý y phục, bước lại cạnh nàng, cười gian bảo: "Ta muốn người của muội!"
"A...?" Tống Vân Nhi kinh ngạc kêu lên: "Cái gì? Huynh muốn người này.... của muội à?" Lặp lại câu hỏi lần nửa, nàng chợt đỏ ửng mặt lên, cúi đầu bẻn lẻn.
Dương Thu Trì thấy thần tình của nàng, biết nàng hiểu lầm, không thể đùa được, bèn nhanh chóng giải thích: "Vân nhi, ý của ta là muốn muội làm bảo tiêu, cùng đi với ta đi nhậm chức quan, thiếp thân bảo hộ cho ta. Được không?"
Tống Vân Nhi lúc này mới hiệu ý tứ muốn "người" của Dương Thu Trì là gì, trừng mắt nhìn hắn, nhưng trong lòng hơi thất vọng, rồi lại nghĩ, hắn để nàng bảo hộ bên người, cùng đi nhậm chức quan, như vậy là có thể luôn ở bên hắn. Có như vậy cũng đủ lắm rồi, nên nàng vui mừng trở lại.
Nghĩ thông điểm này, Tống Vân Nhi gật đầu, giả vờ thở dài nói: "Được thôi. Ai bảo muội đánh cuộc thua huynh làm chi, nếu như huynh đã yêu cầu muội làm bảo phiêu thì.... nói phải giữ lời, đành phải đáp ứng thôi!"
Dương Thu Trì mừng rỡ, cầm tay Tống Vân Nhi nói: "Đừng lo, Vân Nhi, ta sẽ luôn đối xử tốt với muọi, không để muội khổ đây." Nói tới đây hắn nghĩ lại, cảm thấy cây ấy quai quái, giống như là đang nói với tình nhân vậy, nên vội cải chính: "Ý của ta là, muội làm bảo tiêu cho ta sẽ không cực khổ lắm đâu."
Tống Vân Nhi đã nghe rõ ý trong lời của hắn, lòng cảm thấy rất ngọt ngào, mỉm cười rất vũ mị: "Được thì được, nhưng mà không biết cha mẹ của muội có cho phép không."
Nghe nàng nói thế, Dương Thu Trì hơi sửng người. Điểm này thì hắn chưa hề nghĩ qua cho tử tế, hắn chỉ cảm thấy nếu như bản thân làm quan mà không gặp được Vân Nhi thì lòng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Những ngày tháng gần đây khi ở chung với nàng, hắn cảm thấy thập phần vừa ý, không muốn phân khai nên mới cố ý đánh cá chuyện này.
Tống Vân Nhi mỉm cười nói: "Ca, tuy muội đã đáp ứng rồi, nhưng nếu cha mẹ muội không chịu thì muội cũng không còn cách nào khác đâu nha?" Nhưng nàng thấy sắc mặt Dương Thu Trì rất khó coi, lòng vui mừng nói tiếp, "Nhưng mà, cha mẹ muội rất xem trọng ca ca huynh đó, muội cũng lớn rồi, huynh thỉnh muội làm bảo tiêu, hai người sẽ đáp ứng thôi."
Dương Thu Trì cao hứng gật gật đầu, thầm nghĩ chỉ mong là như vậy, còn hiện giờ có gấp cũng vô dụng, "công tác tư tưởng" đối với hai vợ chồng lão Tống tri huyện, à không, Tống đồng tri, phải đợi quay về từ từ tính.
Dương Thu Trì chỉnh lý y phục xong bước ra cửa, thấy ngoài vườn đã đầy người, Mã Độ và Ngưu Bách hộ thấy Dương Thu Trì đi ra lập tức bước lên cung tay chúc mừng.
Người chuyên môn báo tin mừng thi đậu thấy Dương Thu Trì vừa bước ra thì hai vị cẩm y vệ đại lão gia chúc mừng, lập tức đoán ngay vị này là cử nhân lão gia, liền quỳ ngay xuống đệ trình báo thiếp, luôn miệng nói cung hỉ đại gia.
Dương Thu Trì cười ha ha tiếp lấy báo thiếp, thấy trên đó có ghi: "Vui mừng báo cho lão gia Dương Thu Trì của quý phủ là trong kỳ thi hương ân khoa ở kinh thành Ứng Thiên phủ, đã trúng cử nhân vào bậc hai trăm năm mươi."
Dương Thu Trì ngẩn người, khóc cười đều không được, thầm mắng: "Cái lão quỷ Lý công công này chơi kiểu gì kỳ vậy, sao lại cho mình trúng vào con số nhị bách ngũ thập (hai trăm năm mươi) a, nhị bách ngũ? Ông mới là nhị bách ngũ(*) á!
Thưởng cho người báo tin xong, mọi người đều bàn luận xem làm sao để ăn mừng. Mã Độ và Ngưu Bách hộ chưa bao giờ thi đến cử nhân, nên không biết đạo lý và quy củ trong chuyện này thế nào. Dương Thu Trì nhớ lại bài học "Thăng liền ba cấp" ở thời trung học có nói là thi đỗ cử nhân dường như phải bái quan chủ khảo làm thầy, coi như là học sinh của y, Trương Hảo Cổ thi xong không đến bái sư, kết quả hai vị chủ khảo liền đòi gặp y ngay.
Nếu là như thế, thì tốt nhất là đi tìm quan chủ khảo Cổ Hàn Lâm bái sư cho rồi. Lão năm nay cũng lớn tuổi, là ở bậc hàn lâm, tri thức và học vấn nếu làm thầy hắn cũng không oan gì cho hắn cả. Mấy ngày nay hắn hầu như ở cùng một chỗ với lão, cũng coi như chỗ quen biết, nếu giờ trở thành sư đồ thì quả là tuyệt.
Dương Thu Trì chuẩn bị hậu lễ, gọi Nam Cung Hùng cùng các hộ vệ mang theo đến nhà Cổ hàn lâm bái sư.
Đối với Mã Độc và Ngưu Bách Hộ, chuyện Dương Thu Trì thi trúng cử nhân có thể nói là chuyện lớn. Hai người đương nhiên muốn giúp làm cho chuyện vui cho toàn vẹn, nên khi nghe Dương Thu Trì nói muốn bái lão Cổ hàn lâm làm thầy, đương nhiên liền tháp tùng theo ngay.
Dương Thu Trì muốn đến cói bảng kết quả thi hương trước. Món này có thể nói là giấy trúng tuyển đại học, nhất định phải xem qua cho biết.
Các kỳ thi hương thường diễn ra vào tháng chính, khi niêm yết danh sách người thi đỗ thì đúng vào lúc hoa quế nở rộ, cho nên bảng danh sách này được gọi là "Quế bảng". Nhưng lần ân khoa này được tổ chức vào tháng mười hai, chẳng biết tên gọi của bảng danh sách này là gì.
Bảng niêm yết được đặt ở cửa cống viện. Dương Thu trì không phí sức lực mấy đã tìm thấy tên mình ở vị trí hai trăm năm mươi. Tuy vị trí này nghe rất kỳ, nhưng dù sao cũng là cử nhân.
Kỳ thi hương có độ khó hơn nhiều so với thi đại học ở thời hiện đại, mỗi tỉnh chỉ có số lượng tiêu chuẩn rất hạn chế. Vì thế,
Dương Thu Trì xem bảng thi đỗ này liền cảm thấy vui mừng hơn cả lúc nhận giấy trúng tuyển đại học y khoa.
Xem bảng xong, Dương Thu Trì cùng mọi người đến nhà Cổ hàn lâm, ngoài cửa đã chật ních người, đều là những người trúng cử nhân đến bái sư. Gặp mặt nhau, họ đều vui mừng hớn hở, vì dù sao cũng đã là bạn đồng niên, nên ai nấy đều tỏ ra thân mật.
Tuy nhiên, sau khi khách sáo xong rồi, họ lại bằng đầu so sánh vị trí của nhau, rất giống với việc so sánh vị trị coi ai là thủ khoa hay á khoa, top mười trong kỳ thi vào đại học ở thời hiện đại vậy.
Nhưng người này đều đã đưa bái thiếp đệ trình vào phủ của Cổ hàn lâm, đang chờ được bái kiến từng người một.
Mấy ngày nay Dương Thu Trì thường đến nhà của Cổ hàn lâm, không cần dùng bái thiếp nữa. Nhưng hắn hiếm khi thấy được cảnh tượng này, hơn nữa cũng không cần gấp, nên ở lại cửa trước cùng nói chuyện với mọi người, nghe bọn thư sinh khoe chữ khoa văn, cảm thấy quả là thú vị.
Những người này có vài người có mặt tại cống viện lúc lão tú tài Lỗ Học Nho bị trúng độc chết, nên nhận ra Dương Thu Trì. Sau khi dò hỏi một lúc, họ biết Dương Thu Trì là một giám sinh quyên tiền để được dự thi mà vẫn trúng cử nhân, vừa kinh ngạc vừa bội phục. Hơn nữa, ngày ấy họ biết Dương Thu Trì và quan chủ khảo Cổ Hàn Lâm có quan hệ không phải tầm thường, nên cố gắng tiếp cận, trao đổi bái thiếp cho nhau.
Những bái thiếp này tương đương với danh thiếp thời hiện đại. Dương Thu Trì lúc này cũng thường đi giao tiếp khắp nơi, nên cũng chuẩn bị bái thiếp khá nhiều, do hộ vệ đầu lĩnh Nam Cung Hùng bảo quản.
Sau khi trao đổi cho nhau một số lượng lớn bái thiếp, họ lại bắt đầu so sánh thứ bậc trúng tuyển. Điểm này quả thật làm Dương Thu Trì khó chịu, tuy biết người thời cổ đại không có ý kiến gì về câu nói "nhị bách ngũ", nhưng vị trí của hắn có vẻ tụt xa ở phía sau, nên có phần không vui. Chỉ có điều, khi nghĩ đến bản thân chẳng hề viết một chữ nào khi thi, tứ thư ngũ kiinh cũng chẳng hề coi quá thế mà trúng được cử nhân, đem so sánh với những người miệt mài ít nhất mười năm đèn sách thì hắn cảm thấy đủ và may lắm rồi.
Dương Thu Trì và mọi người trục tiếp tiến vào nhà của Cổ Hàn lâm, thậ chí không cần phải xếp hàng, khiến cho những cử nhân ở đó vừa hâm mộ vừa đố kỵ.
Lính gác đưa Dương Thu Trì và mọi người đến đại sảnh, sau đó chạy đi thông báo.
Chờ một chút, Cổ Hàn lâm cười khà khà bước ra, vừa nhìn thấy Dương Thu Trì đã cung tay chúc mừng từ xa. Dương Thu Trì vội vả hoàn lễ, rồi bảo Nam Cung Hùng dâng lễ vật lên.
Cổ Hàn lâm cũng không hề từ chối, vì đây là quy củ. Nhưng Cổ Hàn lâm lại đề nghị hôm nay để lão chủ động, thiết yến tiệc chúc mừng cho Dương Thu Trì. Và hắn đương nhiên tán đồng.
Cổ Hàn lâm cho lính gác đi thông báo cho bọn cử nhân, nói hôm nay quan chủ khảo đại nhân không tiếp khách, ngày mai hãy đến.
Cổ Hàn lâm mời phủ doãn của Ứng thiên phủ là Cố đại nhân đến cùng vui, cộng thêm Ngưu Bách Hộ, Mã Độ vốn là hai phó thiên hộ của cẩm y vệ, cùng Tống Vân Nhi cùng nhập tiệc chúc mừng cho Dương Thu Trì cao trúng cử nhân.
Chú thích:
(*) Nhị bách ngũ: là tiếng chửi đổng, mắng xéo, ý chỉ đồ đần, đồ rác rưỡi, bỏ đi, vô tích sự. Cùng với chữ "Tam bát", và "Bán đầu sanh", "Nhị Bách Ngũ" được coi là một trong những câu mắng rất kỳ lạ mà người Trung Quốc thường hay sử dụng. Đây thực ra là xuất phát từ lối mắng làm nhẹ đi (Tỉnh mạ) của người xưa (đặc biệt là người ở Đài Loan).
Xuất xứ của từ này có nhiều quan điểm:
(1) Thời Chiến Quốc Tô Tần sau khi lập nhiều công bị thích khách giết, Tề Vương muốn báo thù, bèn cắt đầu bêu lên thành nói thưởng ngàn lượng cho người có công giết. Có 4 người đến nhận công, ai cũng nói là do một mình mình giết Tô Tần cả. Tề Vương mới hỏi vậy chớ 1000 lượng chia thế nào đây, bốn người đồng thanh nói: "Mỗi người hai trăm rưỡi". Thế là Tề vương quát bảo" Lôi mấy tên hai trăm rưỡi này đi chém hết!"
(2) Đời Đường, Trường An Kinh Triệu Duẫn quyền thế lớn, mỗi lần đi tuần đều có đội nghi trượng rất lớn, trong đó vị quan nhỏ đi đầu tiên tên là Hát Đạo Ngũ Bách, chuyên cầm cây can dài đi xua người. Sau đó y được tăng viện thêm một người nữa, nhưng quần chúng Trường An đã quen gọi người đi dọn đường là ngũ bách (500), giờ nếu có hai người thì mỗi người họ coi là nhị bách ngũ (250) , mỗi người họ đều cầm trong tay một cây can, nên còn gọi là nhị can tử, từ đó hai tiếng mắng "nhị bách ngũ" hay "nhị can tử" đều biểu thị thứ người lỗ mãn, vô lễ, không có đầu óc, đụng đâu bể đó.
(3) Có truyện ngụ ngôn rằng: Một người sinh hai con tên là "Thành sự" và "Bại sự". Người cha một hôm đi xa, cho hai con viết chữ, Thành sự viết 300, Bại sự viết 200. Khi người cha trở về thì thấy con lớn viết thiếu 50 chữ, con nhỏ viết dư 50 chữ. Do đó người cha than: "Thành sự bất túc, bại sự hữu dư, lưỡng cá đô thị nhị bách ngũ" (Thành sự không đủ, bại sự có dư, hai thằng đều hai trăm rưỡi).
(4) Chơi bài cẩu. Bài cẩu có cây bài Nhị bản (hai mặt 2, bốn điểm) và Yêu ngũ (6 điểm, 2 mặt 3) gộp lại thành con bài xấu nhất là "tễ thập", chia 2 thành 5-5, không ăn được ai, nhỏ nhất. Hong Kong chuyên dùng từ "Nhị ngũ tử" để chỉ ý người chẳng làm được tích sự gì.
Ở Việt Nam có câu nói kháy vui đùa của giới trẻ, đặc biệt là nam, rất thú vị liên quan đến cái gọi là 5-5 này: "Đối với anh tiền bạc không thành vấn đề, hai tờ 500 anh coi như một ngàn hà em! "
- "Tam Bát" là từ dùng để mắng dành riêng cho nữ, ý chỉ cô này hời hợt, làm chuyện lỗ mãng, khùng khùng điên điên, không đủ nghiêm túc trang trọng. Chữ này được Chu Giới Phàm - nhà nghiên cứu ngạn ngữ Trung Quốc cho là xuất xứ từ thời xưa, khi một kỹ nữ đẹp sinh con đặt tên là Trương Bát mà bày đặt sính chữ đi xin thơ của Vu Ngụy Dã. Dã viết cho một bài:
"Quân vì bắc đạo sanh Trương Bát,
Ta ở Tây châu thục ngụy tam,
Mạc quái tôn tiền vô tiếu ngữ,
Bán sanh bán thục vị tương am"
- "Bán đầu sanh" dành riêng cho nam, cùng ý chửi như Tam Bát, ý chỉ nửa sống nửa chín, dở dở ương ương, chẳng làm được trò trống gì.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...