Nàng Là Đệ Tam Tuyệt Sắc


Sắc trời càng ngày càng tối, thành phố biệt lập này không có lấy một tia sáng le lói nào, cũng chẳng có thiết bị chiếu sáng quy mô lớn.

Mọi người tụ tập ở đây dùng đèn pin hoặc đèn flash điện thoại di động tạo thành một vài tia sáng hội tụ trước phế tích để chiếu sáng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Giản Thanh vừa giơ đèn pin vừa lặng lẽ đếm số lượng cặp sách của học sinh rơi vãi trên khoảng đất trống bên trái.
Hiệu trưởng của trường tiểu học này đã rơi nước mắt khi xếp từng chiếc cặp, từng đôi giày nhỏ mà ông vừa đào ra để phụ huynh có thể nhận diện được di vật.
10, 20, 30...!càng đếm càng nhiều.
Những quyển sách nhàu nát nằm ngổn ngang trên sàn nhà, nhuốm đầy máu và bụi bặm.
Sách ngữ văn, sách toán bị gió thổi bay vẫn còn lưu lại những nét chữ non nớt của học sinh.
Phụ huynh của học sinh tử vong ngồi xổm xuống ôm chiếc cặp nhỏ trên tay, gào khóc như thể đang ôm lấy đứa con của mình.
Trong bệnh viện, Giản Thanh đã nghe thấy rất nhiều tiếng khóc, nhưng đây là lần đầu tiên cô nghe thấy tiếng khóc đau đến xé lòng của nhiều người như vậy.
Tiếng khóc xen lẫn mùi máu tươi.
Bác sĩ gây mê cùng nhóm tháo kính ra rồi lau nước mắt.

Nữ bác sĩ còn sống mất con gái ở bệnh viện quận nghe thấy tiếng khóc nhưng mặt vô cảm, nhìn về phía phế tích không dám rơi lệ, vì cô ấy sợ khi nước mắt chảy xuống sẽ làm sụp đổ tuyến phòng thủ tâm lý của mình.
Vẫn chưa đến lúc để cô ấy có thể suy sụp.
Khi trận động đất xảy ra, học sinh của trường này đang chuẩn bị vào lớp thì mặt đất và núi rung chuyển.

Học sinh ở tầng 4 và 5 lảo đảo chạy xuống tầng dưới, khi chạy đến tầng 2 và tầng 3, tòa nhà dạy học bắt đầu sụp đổ.
Ngôi trường tiểu học này ban đầu cao 5 tầng, sau trận động đất thì sập thành 2 tầng.

3 tầng còn lại bị chôn vùi dưới lòng đất.
Càng đào sâu xuống, cơ hội sống sót của người bị chôn vùi càng thấp.
Thời gian từng phút từng giây trôi qua, ánh sáng đèn pin dần dần mờ đi.
Sắp hết pin rồi.
Chỉ khi mất điện hoàn toàn và không thể nhìn rõ đống đổ nát được nữa thì công tác cứu hộ mới có thể kết thúc.
Bộ phận cấp trên đã liên lạc với chỉ huy lữ đoàn qua điện thoại vệ tinh và thông báo rằng có thể sẽ xảy ra dư chấn lớn vào ban đêm.
Chỉ huy lữ đoàn đã thông báo cho phụ huynh học sinh tạm lánh đến không gian rộng thoáng, an toàn và không được đến gần các tòa nhà sắp sụp đổ.
Không phụ huynh nào chịu rút lui, họ vẫn vây quanh đống đổ nát, chờ con cái của mình được đào ra.
Sau khi đội tìm kiếm cứu nạn dọn đá bằng tay không, họ phát hiện một nữ sinh nghi ngờ vẫn còn sống nên vội vàng kêu lên:"Bác sĩ! Bác sĩ! Mau lại đây nhìn xem! Ngón tay của em ấy vẫn còn cử động!"
Giản Thanh và hai bác sĩ bên cạnh vội vàng tiến lên để đánh giá dấu hiệu sinh tồn của cô gái nhỏ.
"Vẫn còn nhịp tim." Giản Thanh lau sạch bùn đất trên mặt, mũi miệng để tránh cho cô bé bị ngạt thở.
Hai bác sĩ khác xử lý vết máu loang lổ trên cơ thể cô bé.
Giản Thanh vừa xử lý vừa nói:" Chân tay phù nề, xung huyết dưới da, nhớ chú ý đề phòng hội chứng vùi lấp."
"Con ơi, là con gái của tôi!" Một người phụ nữ lao vào, gào thét trước mặt cô bé.
Có một tảng đá lớn đè lên chân cô gái nhỏ, người phụ nữ vội chạy đến và muốn gỡ tảng đá ra.
"ĐỪNG ĐỘNG VÀO ĐẤY!"

Một người trong Quân đội Giải phóng Nhân dân đã ngăn cô ấy gỡ tảng đá ra nhưng cô ấy đã dùng vũ lực đẩy Quân Giải phóng ra xa.
Giản Thanh quát lên để ngăn cô ấy lại: "ĐỪNG CÓ MÀ ĐỘNG VÀO! CHỊ ĐANG MUỐN Gϊếŧ CHẾT CON CỦA CHỊ ĐẤY À!"
Khi nghe thấy từ 'gϊếŧ chết', cô ấy liền dừng lại, lùi lại một bước, khuôn mặt lộ đầy vẻ lúng túng không biết phải làm sao.
Giản Thanh hạ giọng giải thích:"Chị đừng vội gỡ vật chèn ép ra, cứ đợi chúng tôi xử lý xong đi.

Bị vật nặng đè lên người quá lâu sẽ khiến cơ bị hoại tử, nếu chị vội vàng gỡ ra như thế sẽ khiến chất độc tích tụ xung quanh mô hoại tử được giải phóng ngay lập tức.

Điều này có thể khiến tim cô bé ngừng đập đột ngột, hoặc chết vì suy thận cấp."
Trong y học, có một thuật ngữ chuyên môn gọi là 'Hội chứng vùi lấp' (crush syndrome), rất giống với loại tình huống như hiện tại.

Tế bào cơ của người chứa các ion kali và myoglobin.

Khi các tế bào cơ bị vật nặng nghiền nát và phá hủy, các ion kali, actin và các chất độc có tính axit trong tế bào sẽ được giải phóng với số lượng lớn.

Sau khi vật nặng được vội vã di dời, nguồn cung cấp máu cho vùng bị nén được phục hồi, nhưng một lượng lớn chất độc như ion kali cũng sẽ lưu thông vào các hệ thống chức năng khác nhau của cơ thể.
Người phụ nữ không hiểu quá nhiều thuật ngữ y học, nhưng cô ấy sẵn sàng tin tưởng bác sĩ.

Hai đầu gối mềm nhũn, cô ấy quỳ xuống, dập đầu khóc lóc cầu xin:"Bác sĩ, làm ơn cứu lấy nó, làm ơn cứu con gái của tôi ....."
"Mẹ ơi..." Cô gái nhỏ trong đống đổ nát nghe thấy tiếng mẹ mình, hai giọt nước mắt hòa cùng bùn đất cùng nhau lăn dài trên má.
Giản Thanh lau nước mắt cho cô bé và nói với người phụ nữ: "Tôi sẽ cứu em ấy, tất cả chúng tôi nhất định sẽ cứu em ấy ...!Chị đứng dậy đi, mau qua đây nói chuyện với em ấy đi..."
Người phụ nữ nắm lấy bàn tay nhỏ bé tím tái của con gái, thận trọng nói:"Con gái, mẹ ở đây rồi, mẹ trở về với con rồi, các bác sĩ và quân giải phóng sẽ cứu con, con đừng sợ..."
Các bác sĩ đã nhanh chóng thiết lập các kênh truyền tĩnh mạch cho cô gái nhỏ, bổ sung dịch, bảo vệ thận và điều chỉnh rối loạn điện giải.
Sau khi hoàn thành những công việc này và chuẩn bị cáng cứu thương xong thì bọn họ mới ra hiệu cho Quân Giải phóng: "Di chuyển đi."
Việc khai quật bằng tay không không quá dễ dàng, cần phải xem xét không những không làm tổn thương người bị vùi lấp mà còn phải xem xét đến những người còn sống trong phế tích, cố gắng không gây ra sự cố sập đổ lần thứ hai.
Hai giờ sau, họ đã giải cứu được cô bé.

Quân đội Giải phóng Nhân dân đã bế cô bé lên cáng để bác sĩ khiêng cáng chạy vào lều y tế.
Công việc cứu hộ tiếp tục đến 22h đêm, đèn cũng sắp hết pin, duỗi tay ra còn không thấy nổi năm ngón tay.

Tất cả mọi người không dám đào bới nữa nên tạm thời lui ra bãi đất trống bên cạnh phế tích.
Những người lính của đất nước lấy bầu trời làm tấm chăn và mặt đất làm chỗ ngủ nằm trên bùn đất để nghỉ ngơi.
Các bác sĩ còn sống của đơn vị quân y, đội y tế trực thuộc và bệnh viện quận vẫn ở trong lều soi đèn pin để tiến hành giải phẫu cấp cứu.
Không có trang thiết bị quy mô lớn, không có môi trường hoàn toàn vô trùng, mọi thứ đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật.
Tuy phẫu thuật như hiện tại có rủi ro rất cao, nhưng chắc chắn cô bé sẽ chết nếu không được phẫu thuật.
Sau khoảng thời gian thực tập và luân chuyển, Giản Thanh hầu như không vào phòng mổ nữa.

Tuy cô có chuyên môn về phẫu thuật, nhưng kể cả khi nhân lực eo hẹp hay những trường hợp khẩn cấp như hiện thì cô cũng sẽ không can thiệp mà chỉ ngồi đếm số thuốc còn sót lại cùng đồng đội của mình trong kho dược phẩm.

Đồng nghiệp ở khoa dược nói:" Nếu cứ tiếp tục như vậy thì thuốc sẽ hết mất.

Ngày mai có lẽ là hết thuốc rồi, đợt cứu hộ tiếp theo không biết khi nào mới đến được, chúng ta có thể đào thêm chút nữa không?"
Họ tìm gặp bí thư quận ủy địa phương để thông báo tình hình.
Bí thư quận ủy mặt xám mày tro, cả đêm không chợp mắt, lần lượt phái người hết đợt này đến đợt khác ra bên ngoài thông báo tin tức.
Tuy người nhà của anh ta không rõ sống chết nơi nào nhưng anh ta không có thời gian để tìm kiếm bọn họ.

Trước khi Quân giải phóng đến, anh ta vẫn luôn tổ chức công tác tự cứu hộ tại đây.
"Cách đây hơn mười cây số có một trung tâm y tế, tôi đã bố trí cán bộ đến đào, còn gọi viện trưởng bệnh viện quận dẫn thêm một số người đến đào bới để tìm thuốc rồi."
Vừa nói, anh ta vừa cảm ơn đội ngũ y tế Giang Châu, sau đó siết chặt vết thương ở đùi phải lại, vội vàng trở về để xem xét những người bị thiên tai.
Đồng nghiệp ở khoa dược nhìn theo bóng lưng của anh ta, nói: "Người lãnh đạo này thật sự rất có trách nhiệm."
Một vài người trong số họ đến khu phế tích của bệnh viện quận để đào thuốc bằng tay không.
Bệnh viện quận cũng bốc mùi hôi thối, thỉnh thoảng có thể thấy đồng nghiệp mặc áo blouse trắng nằm dưới đất, quần áo loang lổ một lớp bụi dày.

Các bác sĩ may mắn còn sống không kịp chôn xác đồng nghiệp, họ vừa khóc lóc vừa lấy mảnh vải đắp lên rồi tiếp tục công tác đào thuốc.
Các loại thuốc đào lên vẫn còn có thể chống đỡ được một khoảng thời gian ngắn nữa, nhưng đường sá bị tắc nghẽn, thiết bị y tế lớn không vào được, người bị thương cũng không ra ngoài được.

Bệnh viện quận cũng bị phá hủy hoàn toàn ở tâm chấn, không có máy chạy thận nhân tạo thì không thể chạy thận cho những người bị thương mắc hội chứng vùi lấp được.

Bác sĩ chỉ có thể cắt cụt chi, hoặc thậm chí trơ mắt nhìn người gặp nạn chết đi.
Sau khi đổ rất nhiều mồ hôi và nước mắt, họ trở về lều nghỉ ngơi vào lúc hai giờ sáng.
Số lượng lều mang theo có giới hạn nên bọn họ cũng không phân biệt giới tính, một đám người mệt mỏi ngủ cùng với nhau.
Dư chấn vẫn tiếp tục, tòa nhà bị xoắn thành từng khúc, có vài tiếng lộp bộp từ sườn đồi phía xa.
Giản Thanh nằm trong túi ngủ trên mặt đất, cô cảm giác chính mình giống như viên sỏi đang run rẩy trong dư chấn.
Cô mở điện thoại lên, nhìn lịch sử trò chuyện với Lộc Ẩm Khê một hồi, sau đó mở album ảnh ra, nhìn chằm chằm khuôn mặt trên màn hình một lúc lâu rồi mới ôm điện thoại vào lòng, ngủ thiếp đi.
Sau dư chấn lại có mưa to, nước mưa thấm ướt cả túi ngủ, ướt cả lưng, nhưng ai nấy đều không nhịn được mệt, buồn ngủ đến mức không mở mắt ra được, mọi người đành ngâm mình trong mưa ngủ vài tiếng, bọn họ đều đợi đến khi trời hửng sáng khiến tầm nhìn trở nên rõ ràng hơn mới tiến hành công việc đào bới.
*
Sáng ngày thứ hai sau trận động đất, đoàn làm phim bắt đầu quyên góp và hiến máu.
Sau khi Lộc Ẩm Khê gần kết thúc việc quay chụp, nàng đã đến cầu xin đạo diễn đem những phân cảnh còn lại của nàng dồn vào hai ngày để quay cho xong.

Nàng muốn đến khu vực thảm họa.
Đạo diễn nói: "Một đứa nhóc như em không phải là bác sĩ cũng không phải y tá, lại càng không phải là quân nhân.

Em gầy yếu như thế thì đến đó chỉ làm phiền người ta mà thôi."
Lộc Ẩm Khê nói:"Em muốn đăng ký làʍ ŧìиɦ nguyện viên, khu vực tiền tuyến chắc chắn đang thiếu nhân lực! Em còn trẻ và có thể lực tốt.


Mặc dù không có kiến ​​thức chuyên môn nhưng em vẫn có thể giúp bọn họ mua và phân phát vật dụng, mang theo một số loại thuốc và bầu bạn cùng nạn nhân."
Hiện tại, những tình nguyện viên có thể đăng ký để vào tuyến đầu chỉ là nhân viên y tế, còn lại đều túc trực ở khu đô thị phía sau.
Nhưng trong vài ngày nữa, nạn nhân ở tiền tuyến sẽ chuyển về phía sau, thậm chí có những bác sĩ đợt đầu tiên ở tiền tuyến cũng tạm thời lui về phía sau để nghỉ ngơi.
Khi đó, nàng sẽ có cơ hội gặp lại Giản Thanh.
Ở thành phố này, những gì mà nàng có thể làm được đều có hạn.

Nhưng nếu đến nơi mà Giản Thanh đang ở, cho dù không thể gặp được cô, chỉ cần làm một số công việc tương tự như cô thôi thì cũng đã khiến nàng có thể cảm thấy thanh thản hơn rất nhiều.
Không cần lo lắng quá nhiều hay suốt ngày cố gắng tìm kiếm hình bóng quen thuộc trên TV nữa.
Đạo diễn không yên tâm, tiếp tục thuyết phục:"Phía bên kia vẫn còn nhiều dư chấn, nghe nói đường cũng bị tắc rồi, muốn vào tiền tuyến phải đi bộ vào.

Em đừng có mà chạy lung tung, nguy hiểm lắm đấy!"
Lộc Ẩm Khê nói thẳng: "Người mà em yêu đang ở tiền tuyến, em rất lo lắng cho chị ấy, em nhất định phải đến tìm chị ấy."
Đạo diễn không nói gì, chớp mắt hai lần rồi đồng ý với yêu cầu của Lộc Ẩm Khê, tập trung cho phần cuối cùng của cảnh quay trong hai ngày.
Sau khi hoàn thành công việc tại đoàn phim, Lộc Ẩm Khê đã đăng ký tham gia đội tình nguyện tại Bệnh viện trực thuộc số một Giang Châu.
Nàng từng tham gia huấn luyện ở đội trực thuộc số 1.

Người phụ trách đội tình nguyện trong bệnh viện nhận ra nàng và đưa nàng vào cùng nhóm với các sinh viên tình nguyện của Trường Đại học Y Giang Châu để tiện cho việc chăm sóc nàng.

Đợt thứ năm của các đội y tế do bệnh viện cử đi sẽ khởi hành trên xe chuyên dụng.
Chỉ ngắn ngủi vài ngày, Bệnh viện trực thuộc số một đã điều động 4 đội y tế.

Tại khoa cấp cứu và khoa chấn thương chỉnh hình của bệnh viện đầy ắp người bệnh.
Trước khi rời đi, Lộc Ẩm Khê mua trái cây và đồ ăn vặt rồi đến tam viện ở thành phố lân cận để thăm mẹ của Giản Thanh, Nguyễn Sanh.
Trước kia nàng đã liên hệ với Phù Diên để nói với cô ấy rằng Giản Thanh hiện đang công tác ở tiền tuyến.

Cô đã giao phó Nguyễn Sanh lại cho nàng trước khi đi.
Phù Diên đưa Lộc Ẩm Khê đến bệnh khu để thăm dì Nguyễn.
Đó là một người phụ nữ cực kỳ gầy, cao gần 1 mét 68 nhưng chỉ nặng chưa đầy 90 cân*, thân hình gầy guộc, nếp nhăn chằn chịt trên khuôn mặt.
( *1 cân = 0.5kg)
Gương mặt bà vẫn còn phảng phất phong thái trẻ trung.

Thời còn trẻ, có lẽ bà cũng là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp.
Ánh mắt bà có chút đờ đẫn, nhưng khi nhìn thấy Lộc Ẩm Khê thì liền sáng lên, nhào tới, ôm lấy nàng:"Tiểu Khê, cuối cùng con cũng chịu đến đưa mẹ về nhà rồi đúng không?"
Lộc Ẩm Khê sững người một lúc, sau đó ôm lấy bà, nhẹ nhàng vỗ vỗ vai bà.
Nàng đã đọc hồ sơ bệnh án của Nguyễn Sanh, biết rằng bà có một cô con gái đã chết từ lâu tên là Nguyễn Khê.
"Tiểu Khê, con đã lớn đến thế này rồi sao? Con còn cao hơn cả mẹ nữa."
Lộc Ẩm Khê đưa Nguyễn Sanh đến hoa viên dưới sảnh bệnh viện để đi dạo.

Nguyễn Sanh cầm tập tranh dày cộm trên tay, nói chuyện rất vui vẻ.
"Tất cả bọn họ đều nói rằng con đã chết, chị gái con cũng nói con đã chết rồi.


Chính chị gái con đã làm lạc mất con rồi còn nói rằng con đã chết nhưng mẹ không tin.

Mẹ đã đánh nó một trận, hiện tại nó cũng không thèm để ý đến mẹ nữa nhưng mẹ biết là con vẫn còn sống mà."
Lộc Ẩm Khê có chút tức giận và đau lòng khi nghe điều này, nàng nói thầm 'tại sao dì lại đánh chị ấy'?
Nhưng nàng cũng hiểu rằng đây chỉ là một bệnh nhân tinh thần không tỉnh táo, vì vậy nàng cũng không thể trách móc gì.
"Nó đem mẹ nhốt ở đây, không cho mẹ trở về gặp con.

Mẹ không thể tổ chức sinh nhật cho con được, nhưng mỗi năm mẹ đều ăn mừng sinh nhật của con đấy.

Con nhìn xem, mỗi năm mẹ đều vẽ bánh sinh nhật cho con này."
Lộc Ẩm Khê dẫn bà ngồi xuống băng ghế dài, đút trái cây cho bà ăn.

Nàng cầm lấy tờ giấy vẽ tay của bà để xem.
Không ngoài dự đoán của nàng, một vài bức ảnh đầu tiên đều là hình ảnh một người lớn, một cô bé thắt bím tóc và một chiếc bánh sinh nhật.
Trong vài bức ảnh tiếp theo, có một cô gái cao hơn một chút nắm tay cô gái thắt bím tóc.
"Con rất khéo chọn ngày sinh, đêm giao thừa mọi người đều rộn ràng đón Tết nhưng con lại khiến mẹ nhập viện, đòi chui ra khỏi bụng mẹ.

Con nhìn con xem, mới sinh ra đã 2 tuổi rồi.

Vào đêm giao thừa mỗi năm mẹ đều tổ chức sinh nhật cho con.

Con luôn muốn chị gái thổi nến cùng mình, buổi tối còn muốn nó dỗ con ngủ.

Chị gái làm lạc mất con rồi, con có trách nó không?"
Lộc Ẩm Khê còn chưa trả lời, Nguyễn Sanh đã nhìn về phía trước, hai mắt mở to, vừa hỏi vừa trả lời:"Con đừng trách nó, lúc đó trong nước có rất nhiều bọn buôn người, sau khi làm lạc mất con, nó cũng đã khóc rất lâu rất lâu.
Là do mẹ đã không chăm sóc tốt cho các con.

Mẹ thật vô dụng, mẹ không biết rằng tên súc sinh kia nhân lúc mẹ không có ở nhà liền muốn làm loại chuyện dơ bẩn đó với các con.
Sau khi lạc mất con, mẹ sợ mình không chăm sóc được cho chị gái con nên đã gửi nó lại cho bố ruột để chăm sóc.
Sau khi đưa nó đi rồi, tuy mẹ rất nhớ nó nhưng lại không dám gặp.

Bố của nó cũng không cho mẹ gặp, mẹ chỉ có thể nhân lúc nó tan học mà đứng trước cổng trường lén nhìn nó một cái.
Sau đó, mẹ đã cố gắng đến mức tuyệt vọng để quên nó đi.

Nếu đã quên được nó rồi thì mẹ sẽ không nhớ tới nó nữa.

Cuối cùng, mẹ thực sự đã quên, mẹ chỉ vừa nhận ra nó cách đây không lâu.
Chị gái con cho rằng mẹ không cần nó nữa, hiện tại nó vẫn còn đang trách mẹ, tháng này nó cũng chẳng đến thăm mẹ lần nào.
Không phải mẹ không cần nó nữa, có đứa con nào mà không phải miếng thịt trên người mẹ mà ra đâu? Mẹ chỉ cảm thấy khi mẹ sinh bệnh thật sự rất vô dụng, không thể nào chăm sóc tốt cho hai đứa, làm hại hai đứa phải chịu rất nhiều đau khổ."
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui