Gã trọc tầm ba mươi tuổi, tai to mặt lớn, tai phải đeo khuyên, đang giữa mùa hè oi bức nhưng anh ta lại mặc áo lông.
Khi cảnh sát ghi bút lục, anh ta nóng đến nỗi mồ hôi toát ra đầm đìa, ra sức yêu cầu cảnh sát phải ghi nghệ danh tiếng Anh của anh ta vào biên bản thẩm vấn, sau đó hùng hồn thuật lại cả quá trình mình tìm mua thi thể bé trai như thế nào, chế tác thành hổ phách ra sao, sở dĩ anh ta chôn khối hổ phách đồng nam xuống đất là vì muốn gây ngạc nhiên cho mọi người, đợi mấy hôm nữa khi ngày hội nghệ thuật khai mạc, anh ta sẽ mời phóng viên đến để cùng khai quật khối hổ phách.
Tô My hỏi: "Sao nóng thế này anh lại mặc áo lông?"
Gã trọc nói: "Bất luận trong hội hoạ, văn học hay điện ảnh thì đối với nghệ thuật Trung Quốc mà nói bây giờ đang là mùa đông, đang là thời kì đóng băng.
Đây cũng chính là chủ đề mà tôi muốn biểu đạt nhất thông qua các tác phẩm của mình."
Hoạ Long nói: "Này chú em! Chuyện chúng tôi muốn nghe không phải quan điểm nghệ thuật của chú em mà là muốn biết chú em đã giết người như thế nào."
Gã trọc tỉnh bơ: "Tôi là một nghệ sĩ chân chính của nghệ thuật trình diễn! Xin cảm ơn!"
Giáo sư Lương hỏi: "Mùa hè mặc áo lông là phong cách của nghệ sĩ nghệ thuật trình diễn sao?"
Gã trọc thản nhiên đáp: "Lâm Đại Ngọc chôn hoa, Khương Tử Nha câu cá, Lý Bạch mời trăng đều là nghệ thuật trình diễn.
Nghệ thuật trình diễn là môn nghệ thuật tổng hợp của động thái, nó tập hợp các hình thức như biểu diễn, thị giác, tạo hình, ngôn ngữ..."
Bao Triển hỏi: "Anh mua bé trai đó từ đâu? Công cụ chế tác hổ phách giờ đang ở đâu? Câu anh viết trên mảnh giấy dân ở rốn đứa trẻ có ý nghĩa gì?"
Dường như gã trọc đã chuẩn bị sẵn một câu chuyện bịa như thật, anh ta nói rằng mình mua thi thể bé trai trong bệnh viên, rồi chế tác thành hổ phách tại nhà, anh ta không tiện khai rõ các tình tiết cụ thể, có điều anh ta không hề hay biết gì về mảnh giấy nhớ dân trên thi thể bé trai.
Tổ chuyên án nhìn thấu mục đích của người đàn ông trọc, anh ta chẳng qua muốn mượn vụ án này để nổi tiếng, cảnh sát không tìm thấy vật chứng có liên quan trong nhà trọ của anh ta nên đã phê bình giáo dục anh ta một trận rồi thả.
Gã trọc không cam tâm mở khoá còng tay, anh ta nài nỉ: "Hay là các ông bắt giam tôi nửa tháng được không? Xin các ông đấy! Sau đó các ông tuyên bố với truyền thông rằng chính tôi đã làm ra khối hổ phách đồng nam.
Sao các ông lại đối xử với tôi như vậy? Tôi nói cho các ông biết đó là tác phẩm của tôi, các ông đã xâm phạm bản quyền! Trả tác phẩm lại cho tôi!"
Hoạ Long tịch thu còng số tám, rồi đẩy anh ta ra khỏi đồn cảnh sát một cách thô bạo, gã trọc la lối, van xin Hoạ Long trả lại còng tay.
Hoạ Long cười đắc chí: "Hay là anh ra ngoài cướp giật gì đó rồi chúng tôi sẽ lao ra còng tay anh lại, nhốt vào đồn?"
Gã trọc vẫn nài nỉ xin lại: "Chiếc còng đó là đạo cụ của tôi, tôi muốn tìm một cô gái tình nguyện khóa tay cô ấy vào tay tôi trong một năm nhưng hai người không chạm vào nhau."
Tô My múm mỉm cười hỏi: "Thế anh đã tìm thấy cô ấy chưa?"
Người đàn ông đầu trọc ngại ngùng đáp: "Chưa! Cô có đồng ý còng tay với tôi không? Tôi đảm bảo không chạm vào cô.
Mĩ nhân! Vì nghệ thuật, chúng ta thử thương lượng với nhau xem thế nào! Tác phẩm đó sẽ được gọi là 'm dương cách biệt' hoặc là 'Đồng sàng dị mộng'.
Ôi trời! Nực quá đi mất! Tôi phải cởi cái áo lông này ra thôi..."
Lúc đi thăm dò dư luận quần chúng, tổ chuyên án phát hiện rất nhiều khu vườn của nông dân trong Tống Trang chính là phòng làm việc của các họa sĩ, nhiều họa sĩ chính tông tỏ thái độ coi thường nghệ thuật trình diễn.
Nghệ thuật trình diễn thuộc trạng thái bán công khai, thường chỉ biểu diễn ở các địa điểm tư nhân hoặc ngoài ngoại ô xa xôi với phương thức lưu truyền là chụp ảnh hoặc quay phim.
Vì một năm hội diễn nghệ thuật mới khai mạc một lần nên các nghệ sĩ nghệ thuật trình diễn ắt hẳn phải tập trung ở đó để tuyên truyền cho tác phẩm của mình.
Nhưng trước khi hội diễn khai mạc thì họ tuyệt đối giữ bí mật, chờ khi phóng viên nước ngoài đến mới túng hê tất cả.
Tổ chuyên án không phát hiện thấy đối tượng nào khả nghi ở Tống Trang nhưng họ vẫn kiên định cho rằng hung thủ của vụ án hổ phách đồng nam là một nhà nghệ thuật trình diễn, mọi người lờ mờ cảm thấy y nhất định sẽ xuất hiện trong hội diễn nghệ thuật.
Với các nhà nghệ thuật trình diễn, cảnh sát là sự kiện động thái nằm trong kế hoạch, họ không hề sợ cảnh sát bởi họ coi cảnh sát là một khán giả đặc biệt.
Trên rốn của thi thể bé trai dán mảnh giấy nhớ ghi một câu: "Khi tôi phân hủy thì chữ của tôi vẫn mãi mãi sống động!"
Tô My gõ câu đó vào trang mạng tìm kiếm nhưng không có kết quả, điều đó chứng tỏ câu nói này là nguyên tác của hung thủ chứ không phải trích dẫn danh ngôn của một danh nhân nào đó.
Cô chợt nảy ra một ý tưởng, sau khi đăng nhập vào mạng an ninh quốc gia, cô tìm kiếm lần nữa, quả nhiên phát hiện một manh mối vô cùng quan trọng.
Tháng mười năm ngoái, hiệu sách Tân Hoa ở đại lộ Vương Phủ Tỉnh xảy ra vụ án gây rối trật tự trị an.
Cứ vào tháng mười hàng năm, Viện văn học Thụy Điển lại tiến hành bình xét và trao giải Nobel văn học cho nhà văn xuất sắc nhất trong năm, khi ấy các hiệu sách đều thuận theo xu thế thị trường thi nhau bày bán các tác phẩm của nhà văn đoạt giải Nobel năm đó.
Hiệu sách Tân Hoa cũng vậy, họ có một kệ chuyên dùng để bày các tác phẩm đoạt giải Nobel.
Một hôm có một thanh niên ăn mặc lôi thôi lếch thếch bước vào hiệu sách, nhân viên quầy sách để ý thấy anh ta rất gầy, cằm để chòm râu dê, hốc mắt lõm sâu, trên người mặc chiếc jacket bò cũ rách và chiếc quần bò cũng cũ rách y như thế.
Trên áo anh ta viết vài dòng tựa như biểu ngữ "ĐẠI THI HÀO LƯU MINH", "CHỦ NHN CỦA GIẢI NOBEL NĂM NAY", "VĂN HỌC! HÃY THỨC TỈNH!"
Ba biểu ngữ trên được sơn màu vàng trên áo, nom vô cũng nổi bật, nhân viên quầy sách nhìn thấy anh chàng quái nhân nọ đều chỉ chỉ trở trỏ, thì thầm to nhỏ.
Anh ta đứng trước một kệ sách, lật giở vài trang tác phẩm đoạt giải Nobel, vừa đọc vừa lắc đầu cười đau khổ.
Có nhân viên nghi ngờ anh ta trộm sách nên lẳng lặng đứng bên quan sát, kết quả phát hiện nhân lúc mọi người không chú ý, anh ta vội vàng dán một mảnh giấy nhớ trên trang sách, rồi gấp sách lại đặt lên kê như cũ.
Khi anh ta dán đến cuốn sách thứ ba thì nhân viên quầy sách vội bước lại ngăn cản, giở sách ra thấy trên mảnh giấy nhớ viết một bài thơ ngắn.
Anh chàng quái dị này tự xưng là nhà thơ, tên Lưu Minh, anh ta chỉ dòng chữ "Đại thi hào Lưu Minh" sơn trên áo cho nhân viên quầy sách nhìn.
Lưu Minh vừa đi vừa nói: "Ba năm sau, tôi sẽ đoạt giải Nobel, tập thơ của tôi sẽ được bày bán trên chính chiếc kệ này."
Nhân viên quầy sách lấy làm khó xử: "Xin lỗi anh! Anh đợi một chút!"
Lưu Minh tiếp tục bước về phía cửa, bảo: "Chuyện gì? Muốn xin chữ kí của tôi à? Hôm khác đi! Hôm nay không rành."
Nhân viên quầy sách trách móc: "Anh dán giấy lên sách thế này, chúng tôi còn bán cho ai được nữa?"
Lưu Minh không thèm đếm xỉa đến nhân viên quầy sách, anh ta tiếp tục theo dòng suy tưởng của minh: "Mà dù có đoạt giải Nobel, tôi cũng từ chối giải thưởng, tôi không muốn nhận bất kì vinh dự nào từ phía giới chuyên môn."
Nhân viên quầy sách chặn Lưu Minh ở cửa và yêu cầu: "Anh đã làm hỏng mấy cuốn sách này rồi, chúng tôi không thể gỡ được mảnh giấy nhớ của anh ra, theo quy định, anh phải mua hết số sách đó."
Lưu Minh thản nhiên trả lời: "Tôi không có tiền."
Quản lý quầy sách bước đến hỏi xem xảy ra chuyện gì, cậu nhân viên liền nói: "Anh này vứt rác lung tung."
Bốn chữ "vứt rác lung tung" khiến Lưu Minh nổi giận tam bành, anh ta không thể chấp nhận cách nói đó, những bài thơ ngắn mà anh ta dán trên các tác phẩm văn học nổi tiếng là tác phẩm của anh ta, vậy mà người ta dám coi chúng là rác rưởi.
Đại thi hào Lưu Minh đã nổi giận! Sau khi cãi cọ một hồi, anh ta liền ra tay đánh người, cuối cùng bị tóm cổ vào đồn công an.
Hai nhân viên quầy sách xách hai cánh tay anh ta, Lưu Minh tức giận đến nỗi cổ nổi gân xanh cuồn cuộn, hét to với đám đông tò mò vây quanh: "Tôi là nhà thơ Lưu Minh, khi tôi phân hủy thì chữ của tôi vẫn mãi mãi sống động!"
Khi ấy viên cảnh sát xử lý vụ án gây rối trật tự trị an thấy chuyện này rất lạ liền đăng tải lên mạng nội bộ của cảnh sát, trong đó cả quá trình được kể lại một cách hết sức tường tận.
Tổ chuyên án không ngờ rằng kẻ tình nghi phạm tội lại rơi vào tầm nhìn của cảnh sát một cách vô tình như vậy, có điều muốn tìm ra tung tích anh ta không phải chuyện đơn giản, viên cảnh sát thụ lí vụ án này nhớ lại Lưu Minh còn độc thân, chưa có con cái, sau khi nộp tiền phạt và viết đơn cam kết từ sau không được phạm lỗi nữa thì cảnh sát thả anh ta ra.
Địa chỉ ghi trong hồ sơ là địa chỉ phòng trọ, Lưu Minh không có tiền trả phí thuê phòng nên bị chủ nhà đuổi đi, sau đó anh ta liên tục thay đổi mấy chỗ ở khác nhau.
Giáo sư Lương nói: "Lưu Minh từng nói câu viết trên mảnh giấy nhớ dán ở rốn thi thể bé trai.
Chắc chắn đây không phải chuyện trùng hợp ngẫu nhiên!"
Tô My thắc mắc: "Rốt cuộc anh ta là nhà thơ hay nhà nghệ thuật trình diễn? Mà kể ra ý tưởng của anh ta cũng sáng tạo thật đấy! Dán mấy bài thơ dở hơi của mình vào sách, như thế người mua sách sẽ đọc được thơ của anh ta."
Bao Triển nói: "Lưu Minh là kẻ tình nghi nhưng không thể chứng minh anh ta chính là kẻ đã giết chết bé trai và tạo ra khối hổ phách đồng nam kia."
Họa Long đưa ra phán đoán: "Anh ta quả là người kì quái, tính tình lại cố chấp, hành vi mang hơi hướm bạo lực, chắc chắn không phải chỉ bị cảnh sát bắt giam một lần đâu."
Phó bí thư Hoàng nhìn giáo sư Lương bảo: "Xin giáo sư đưa ra chỉ thị tiếp theo! "
Giáo sư Lương bố trí công việc, đầu tiên phải mở rộng phạm vi điều tra, tiến hành thăm dò, phỏng vấn tất cả các nhà xưởng và các cơ sở sản xuất thủ công mĩ nghệ bằng nhựa thông trên toàn thành phố, tìm kiếm những đối tượng có liên quan đến vụ án này.
Cảnh sát quận Đồng Châu lần nữa ra thông báo hỗ trợ tổ chuyên án đến từng đơn vị cảnh sát có liên quan, hai nhiệm vụ cần làm ngay lúc này là phải xác minh lai lịch của nạn nhân và thu thập tất cả thông tin liên quan đến Lưu Minh, rất có khả năng anh ta từng có tiền án tiền sự, nhanh chóng tìm ra nghi phạm Lưu Minh là trọng điểm của công tác điều tra.
Năm đó khi Lưu Minh bị cảnh sát bắt giữ, anh ta đã viết đơn cam kết, nhờ vậy cảnh sát sẽ nhanh chóng kiểm định nét chữ và xác định được nét chữ viết trên mảnh giấy nhớ dán ở rốn thi thể bé trai có phải của anh ta hay không.
Chẳng bao lâu đã có kết quả kiểm định nét chữ, quả nhiên chữ viết trên mảnh giấy nhớ là của Lưu Minh, anh ta trở thành nghi phạm giết người quan trọng.
Sau khi phân cục cảnh sát đường sắt nhận được thông báo, họ báo cho tổ chuyên án một manh mối, hai cảnh sát dân sự trực ban từng bắt giữ Lưu Minh.
Một đêm mấy tháng về trước, ở đường hầm dành cho người đi bộ gần cửa D của trạm Tam Nguyên Kiều có một cô gái bị khống chế, cô gái đó là sinh viên đại học ngồi chuyến tàu điện ngầm cuối cùng trở về trường, khi đi trong đường hầm, một thanh niên bê tha đi lướt qua vai cô, anh ta nhìn có rồi bám theo sau, miệng lẩm bẩm câu gì đó.
Cô gái sợ quá toan bỏ chạy, nhưng người kia liền đuổi theo và lấy tay vỗ vào vai cô gái.
Cô gái hét lên thất thanh: "Anh muốn làm gì? Bớ người ta! Cướp!"
Thanh niên bê tha nọ đấy cô gái vào góc tưởng, bảo: "Cô hiểu nhầm rồi! Tôi không định cướp tiền của cô đâu!"
Cô gái lấy hai tay ôm chặt ngực và khẩn cầu: "Không được chạm vào người tôi!"
Thanh niên bê tha nọ nói: "Tôi không phải quân lưu manh, tôi là nhà thơ, tôi vừa mới viết xong một bài, giờ chỉ muốn đọc cho cô nghe thôi!"
Trong đường hầm gần cửa D của trạm tàu điện ngầm Tam Nguyên Kiều có một cô gái bị cưỡng ép nghe thơ, gã nhà thơ nọ nửa đêm nửa hôm bám theo cô gái, anh ta không cướp của, cũng không hiếp người, mà chỉ bắt cô gái phải nghe một bài thơ do mình sáng tác:
Tôi muốn nói với em những lời gió xuân nói với cỏ non
Tôi muốn viết cho em bài thơ mùa xuân viết cho muôn hoa
Tôi muốn hát em nghe bài hát trăng thu hát cho lá non
Tôi muốn cùng em làm chuyện mà tuyết đông làm với mặt đất.
Thanh niên bê tha nọ muốn cô gái bình thơ của mình, nhưng cô gái sợ đến mức run lẩy bẩy chẳng nói được lời nào, vừa lúc đó có hai cảnh sát trực ban đi ngang qua đường, họ bắt anh ta dẫn về trạm an ninh xét hỏi.
Thanh niên đó chính là "đại thi hào Lưu Minh", anh ta thanh minh rằng mình không có ác ý nhưng cảnh sát vẫn bắt giam anh ta máy ngày vì tội danh "trêu ghẹo quấy nhiễu".
Căn cứ vào tư liệu hồ sơ mà phân cục đường sắt cung cấp, Họa Long, Bao Triển và Tô My dẫn theo một số cảnh sát vũ trang đến phòng trọ của Lưu Minh.
Đó là một căn phòng dưới tầng hầm âm u, ẩm ướt, dường như căn phòng mới được dọn đẹp nên giờ toang hoang, trống trải, chỉ còn chiếc giường sắt hai tầng, trên giường trải phản gỗ, không có nệm, sàn nhà vương vết máu.
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...