Mười Bảy Tuổi Bạn Thích Ai


Tôi rời văn phòng của Triệu Khách, đi thẳng xuống lầu.
Trong hồ đồng, các bác kéo xe ba bánh chở khách đang kể lại những chuyện hưng vong của bốn cửa ngoài tám cửa trong của thành Bắc Kinh bằng giọng Bắc Kinh rặt.

Tôi cầm điện thoại, cứ thế chạy băng qua ngõ hẻm phủ rợp dương liễu, dừng lại cạnh bên một hồ sen nhỏ khuất lối.

Người tôi run lẩy bẩy không kềm được, cả nửa ngày mới bấm xong cú điện thoại.
Giây phút ấn gọi, bụng tôi biết thừa sẽ chẳng ai bắt máy, cái người kia về Mỹ thì ắt đã đổi sim Mỹ rồi.

Tôi buồn quá thành ra hồ đồ...
Nhưng không ngờ, đầu bên kia lại không phải tiếng tổng đài.
Chưa hết ba hồi chuông, đã có người bắt máy, là chất giọng rõ ràng, trầm tĩnh: "Sao thế? Giờ này không phải đang giờ làm của cậu à?" Tưởng Dực bắt máy thật, cậu ấy có đem số máy trong nước theo bên mình!
Tôi không kềm nén nổi nữa, ôm điện thoại khóc oà lên.
"Sao thế, Hoàng Doanh Tử? Cậu nói gì đi!" Tưởng Dực hỏi dồn.
Tôi vừa khóc nức nở, vừa cố hít vào lấy hơi, gào trong ống nghe: "Tiêu rồi Tưởng Dực tớ tiêu rồi!"
"Cái gì tiêu rồi cậu đang nói cái gì thế hả!" Đầu bên kia nghe có tiếng loảng xoảng, có vẻ trong lúc gấp rút đã đụng đổ cái gì đó, "Có chuyện gì?" "Tớ bị treo trên mạng mắng suốt một ngày một đêm rồi..."
Tưởng Dực giống như trút được gánh nặng, thở phào một hơi: "Tớ biết rồi."
"Cậu biết rồi à?" Tôi nấc lên, "Làm sao cậu biết?" "Bộ tớ không lên mạng hay sao?" Tưởng Dực phản ứng.
Tôi vẫn nức nở, "Còn, còn có thể phim của Khâu Hàng cũng tiêu ma vì tớ rồi." "...!Chuyện này tớ cũng biết."

"Sao cậu cũng biết nữa?" "Khâu Hàng có nói với tớ."
"Làm sao đây, tớ sợ lắm?"
"Chờ vài ngày có tin nóng mới xuất hiện thì bài báo của cậu sẽ trôi vào quên lãng thôi, đừng nghĩ nhiều.

Chuyện của Khâu Hàng không liên quan đến cậu, cậu ấy còn có công ty quản lý, cậu khỏi phải quản."
Cậu ấy nói cứ nhẹ như không.

"Đâu có đơn giản vậy được?"
"Không đơn giản thì cậu tính làm gì? Loại chuyện thế này cậu có lo bã cả người ra cũng thế, được rồi đừng khóc nữa, có chuyện gì lớn đâu?" "Oa oa oa."
"Đã nói là không có chuyện gì mà, sao còn khóc?" Tưởng Dực chắc đang vò đầu bứt tóc.
Tôi cố hít thật sâu vào, cuối cùng cũng nói tới chuyện to nhất: "Làm sao đây Tưởng Dực, có lẽ tớ sắp thất nghiệp mất! Còn chưa tốt nghiệp mà mà tớ đã thấy thất nghiệp rồi!"
Tưởng Dực im lặng nghe tôi kể tất cả những đụng độ buổi sáng, không ngắt lời lần nào, mãi tới khi tôi nhắc đoạn mình bảo Tư Kỳ "cược thử", cậu ấy mới tự nhiên bật cười bên đầu kia.
"Cậu cười cái gì mà cười?" Tôi đang xù hết lông nhím lên.
"Không có gì." Giọng cậu ấy vẫn vương ý cười, "Cậu cũng ghê gớm ra trò đấy." "Tớ ghê gớm chỗ nào?"
Tưởng Dực thở dài: "Chỗ cậu ghê gớm tự cậu cũng không biết."
Câu này lại là thế nào nữa?
Tôi khóc chán chê rồi bắt đầu cục tức lại dâng lên lại: "Tại sao mấy cái người ấy lại làm thế? Đem bản thảo nội bộ tuồn ra ngoài là trái quy tắc nghề nghiệp mà, mở hộc tủ của tớ ra có khác gì ăn cắp đâu?"
"Nhưng hiện tại cậu xin nghỉ không phải đúng ý anh ta à?" Tưởng Dực hỏi.
Tự nhiên tôi thấy cả người đuối ơi là đuối, ngồi thụp xuống cỏ, dõi theo chuồn chuồn bay qua nhuỵ sen, "Tớ nghỉ việc không phải là vì Tư Kỳ." "Vậy là vì gì?"

Là vì Triệu Khách.
Sự tôn kính của tôi với ông ấy, cùng cả tín niệm khi làm một phóng viên văn hoá, vừa nãy đã bị nghiền nát thành bột.
Ông ấy mặc kệ chất lượng bài viết vẫn cho đẩy bìa quảng cáo thì cũng thôi đi, tuy nội dung bị coi nhẹ là chuyện tôi chẳng tài nào đồng tình, nhưng tôi vẫn hiểu được làm truyền thông cần đắp đổi chi phí, mấy năm nay các bên truyền thông không ngừng tái cơ cấu, ông ấy cũng có chỗ khó.
Việc Tư Kỳ lấy trộm bài phỏng vấn và quyển nhật ký của tôi, đúng sai rõ rành rành, bụng ông ấy cũng biết thừa nhưng lại chỉ để kệ đó, tôi vẫn nghĩ là vì tôi không ngồi ở vị trí của ông ấy, có lẽ cách giải quyết như vậy với ông ấy mới là cách tối ưu, tôi không nên đòi hỏi quá nhiều.
Những chuyện này tôi đều bảo mình cố bỏ qua, cố làm quen với cái gọi là quy tắc của người trưởng thành, cố thông cảm cho chỗ khó của người trưởng thành.

Thế nhưng, điều tôi không thể vượt qua được, ấy là tất cả những gì diễn ra phải chăng đều đúng theo ý của ông ấy.
Bài phỏng vấn Thạch Kiện tôi viết ra thành như hiện tại, có phải đều nằm trong dự tính của ông ấy, thậm chí do một tay ông ấy đạo diễn hay không? Tư Kỳ tuồn bảo thảo ra, vốn chỉ phụ trợ thêm để thảo luận càng bùng nổ.
Tôi không dám nghĩ quá sâu.
Trước khi đến Kinh Khách, tôi đã nghe tên tuổi của ông ấy.
Con người này tham gia rất nhiều vào việc xúc tiến các hoạt động văn hoá, danh tiếng trong ngành nổi như cồn, tuy là tuỳ người khen chê, nhưng chẳng ai không xuýt xoa thừa nhận là một tay bản lĩnh.

Hơn nữa, thực tập bao lâu nay, tuy ông ấy khá cộc tính và tự phụ, nhưng sự quyết đoán, dữ dội ở ông ấy luôn dẫn lối cho mọi người đi về phía trước.

Vô hình trung ông ấy hệt như người thầy, người tiền bối, dạy cho tôi rất nhiều điều.
Nhưng cũng chính là một người như vậy, người tiền bối khiến người ta muốn tôn kính, đi theo, như thầy lại như bạn, phải chăng chỉ là kẻ chuyên đạo diễn mọi chuyện? Mà khi tôi phát hiện bản thân là một con cờ trong tay ông ấy, chỉ thấy tệ hại kinh khủng.
Thậm chí, chẳng bằng lúc gọi tôi tới phỏng vấn ông ấy cứ nói luôn là: "Bài viết lần này cần xào nhiệt, bài đăng lên thì người ta sẽ mắng cô đấy, mắng càng dữ là càng thành công."

Nếu ông ấy thẳng thắn được thế, tôi cũng đỡ phải thất vọng hơn.
Tưởng Dực nghe tôi nói từng chuyện từng chuyện một, không ngắt lời.
Đến khi tôi đã cạn hết cả từ rồi, cậu ấy mới hỏi: "Nếu Tư Kỳ thật sự nhường bìa lại thì cậu có từ chức thật không?" Tôi nghĩ một thoáng, nói: "Tớ sẽ."
Tưởng Dực khựng lại một thoáng, nói: "Vậy thì từ chức thôi, công việc mới tìm thì sẽ có, không đủ tiền tớ bảo Quách Tĩnh đưa cậu mượn một ít trước, đợi tớ về nước sẽ trả cậu ấy." Trái tim tôi nhẹ nhõm hẳn, nhưng tự nhiên lại thấy tủi thân, nước mắt càng ầng ậc chảy ra không ngăn được.
"Sao vẫn khóc thế hả trời?" Tưởng Dực bó tay luôn rồi.

Tôi sụt sịt: "Tớ, tớ nhớ cậu."
Đầu bên kia lặng đi.
"Cậu thì sao? Có nhớ tớ không!?" Tôi hung hăng hỏi.

Tưởng Dực bật cười: "Nhớ chứ."
Thế còn được.
"Nửa đêm không cho người ta ngủ, muốn không nhớ cũng chả được." Thấy ghét.
"Chẳng nói với cậu nữa!" Tôi sụt sịt nói thêm một câu: "Chuyện này cậu đừng nói với ai, nhất là ba mẹ cậu." Nói với ba mẹ cậu ấy thì y như nói với ba mẹ tôi rồi.
"Biết rồi, sắp trưa đúng không, mau đi ăn đi đã."
Tôi lằng nhằng còn muốn hỏi, giáng sinh cậu có chắc chắn về không? Nhưng lại không muốn phải thất vọng quá nhiều trong cùng một ngày nên cuối cùng vẫn nín miệng, ngần ngừ một hồi thì cúp máy.
Về lại toà soạn, rửa qua cái mặt, ghé bàn lấy máy ghi âm với máy tính xong, tôi nhìn thời gian rồi nói Dương Phong: "Thầy Dương, em có hẹn với bên tâm lý sư chuyên tư vấn các ca phục hồi tâm lý sau tai nạn, khoảng ba giờ chiều em sẽ về."
Dương Phong gật đầu liền hồi: "Vậy em về luôn nhớ, trễ rồi không cần vòng lại đây mất công." Tôi gật đầu.
Mùa hè năm ấy gõ cửa, mang theo tháng năm thiên tai đi cùng với tháng tám hy vọng, khiến lòng người đều chấn động không yên.

Ai ai cũng muốn tìm một không gian an toàn để sinh sống.
Ngày ra trường đến gần, vốn tôi sắp vào làm tại toà soạn tạp chí mà mình thích nhất, làm phóng viên mảng văn hoá mà mình thích nhất.


Thế nhưng mới một buổi sáng đó thôi, trải qua một cơn "chấn động" như thế, tôi bắt đầu trở nên do dự, mù lối.
Cuộc sống đã bày ra trước mặt tôi gương mặt thật của nó - không có gì chắc chắn, không làm sao đoán được - bởi như thế con tim trong suốt của tôi không thể không bắt đầu học cách khoác lên giáp sắt, học chơi theo luật, nhưng vẫn khó mà trở tay.
Chỉ là, dù sau đó có từ chức không, công việc trước mắt vẫn phải làm cho tốt.
Chuyên gia tâm lý đứng tuổi chia sẻ: "Con người khi đứng trước tổn thương thì phản ứng đầu tiên sẽ là tránh né, nhưng cũng có đạo lý, tránh né được một lúc chứ không thể tránh né được cả đời.

Chỉ là, nếu nói bọn họ phải thẳng thắn đối mặt ngay thì cũng rất tàn nhẫn.

Chúng ta cần phải cho mọi người thời gian, từ từ hồi phục, từ từ ghép lại mình, chúng ta cần cho họ sự tin tưởng.

Chỉ cần họ còn bằng lòng tham gia tư vấn hồi phục, thì cũng sẽ có một ngày tổn thương được chữa lành."
Tôi gật đầu, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cũng cần giữ lấy hy vọng.

Trời không tuyệt đường của người.
Đang nghĩ tới đó, thì bỗng có điện thoại của Minh Vũ gọi đến.

Do lo lắng không biết có chuyện gì, tôi quyết định nói xin lỗi đối tượng phỏng vấn, hoãn phỏng vấn một chốc, đi ra ngoài bắt điện thoại.
"Phim của Khâu Hàng thật sự tiêu rồi hả?" Tôi bập vào hỏi luôn cái mình đang sợ.
Minh Vũ có vẻ không biết nên cười hay khóc: "Phim vẫn chưa ký, nhưng mà Doanh Tử hôm nay cậu chưa lên mạng đúng không?"
=======.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui