- Làm sao cho được. Vì nếu đưa về nhà mình, Út Thắm thản nhiên lãnh phần gia tài dành cho chú Long coi sao được. Còn để nội ở nhà, bà ta chăm sóc sao chu đáo khi phải đi dạy mỗi ngày chứ?
- Cũng phải.
- Cho nên "Nhất cử, lưỡng tiện " bà ta viện cớ lên thành phố cách trị liệu tốt hơn. Bèn đưa nội lên cho Lam Hằng chăm sóc không ai trách cứ. Vì Út Thắm có nhiều lý do để biện hộ. Và bà ta đương nhiên được thảnh thơi, đi sớm về trưa, ăn ngon mặc đẹp trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi đó, mà không một ai có lý do để tranh đoạt với bả cả. Xem ra cô Út của Khả Khả, mưu trí hơn người. Còn chú Long là con nai vàng ngơ ngác, ngoan ngoãn chui vào cái bẫy của hùm xám vây sẵn chờ con mồi đến để hốt ổ.
Khả Khả cười cười giọng chán nản hơn:
-
- Đợi lâu, thì bắt được con cá lớn, đó là phần thưởng cho những ai có tính nhẫn nại mà. Hãy lấy đó làm bài học để có dịp sử dụng, chứ trách họ làm gì? Đời mà, mạnh được yếu thua. Tất cả mọi kết quả đẹp nhất thời, đều dành cho người tài trí đầy thủ đọan mà. Mình vô tài, vô đức ắt phải lãnh phần thua thiệt sẵn dành. Kêu ca gì chứ?
Lam Hằng cau mày hất mặt:
-
- Chú Long bây giờ mới hiểu "tấm chân tình " của Út Thắm, chú buồn lắm. Nhưng tất cả đâu cũng vào đó, còn nói gì được nữa.
- Bỏ qua chuyện của họ đi. Từ đây trước mặt họ hay trong phòng mình, Hằng đừng bao giờ nhắc đến hai nhân vật ấy nữa. Cứ xem họ như khách đi, đối xử tử tế ngọt ngào. Bao giờ họ muốn đi thì đi.
- Khả giận nội mình hả?
- Giận bà mà được chồng, Khả Khả này cũng giận ra mặt. Còn với một người nằm trên giường bệnh, oán giận có ích gì? Tại số mình khổ, thì yêu ai chả khổ?
Lam Hằng thẳng thắn tỏ ý mình:
- Nội nằm một chỗ cũng là cái giá bà phải trả cho sự sai lầm trong nhận xét về đám dâu con do bà cưới xin:
- Với mấy bác và mẹ mình, nội luôn gắt gỏng, nghiêm khắc. Ngược lại, với Út Thắm bà móc ruột dâng cho với nụ cười thõa mãn. Giờ cô ấy đem bà bỏ giữa chợ, sau khi lấy hết tài sản ấy. Có dịp nằm một mình suy nghĩ, bà mới kiểm lại đời mình mà thấy điều gì đúng, sai chứ?
- Bỏ đi, việc gì tới sẽ tới. Nói gì cũng vậy thôi.
Lam Hằng thở dài hỏi:
-
- Khả ra đó dùng cơm hay ăn với mình dưới bếp?
Khả Khả cười đưa tay vuốt mũi bạn:
-
- Thấy mặt chú Long mình no rồi, ăn chi nữa.
- Nhưng thấy mặt cô Út của bà, muốn xỉu vì bệnh tim phải không?
Khả cười, nắm tay bạn rời khỏi phòng:
-
- Ra ăn đi, để đói cái môi hay bị giựt, nên nói bậy bạ ai chịu nổi.
Khả mang bộ mặt vui vẻ, Lam Hằng mừng thầm. Đi bên Khả, lòng Lam Hằng dâng lên tình cảm thân thiết nhất dành cho bạn mình. Đời Khả bất hạnh bao nhiêu, Hằng càng thương bấy nhiêu không hối tiếc chút nào là vậy đó.
Kiến Quốc trong theo Tùng với sự suy nghỉ về Khả Khả khác đị..
Trong khi ấy, trên đường đến nhà Lệ Thanh, Khả Khả thật buồn, ấm ức bao ngày tưởng đả thôi nghỉ đến. Nay đụng mặt với Kiến Quốc và Ánh Tuyết, cô khó mà quên đi nhửng đều không đáng nhớ ấy.
Giọng la hét của Kiến Quốc cùng vang lên khi bàn tay đập liên tục lên bàn của ông.Khả đưa tay lên ngực như trấn an mình, bởi cơn giận bừng dậy ở Quoc rất đáng sợ. Tiếng khóc của Thi Đình như tức tuổi gây cho Khả sự xúc động. Cô thương Thi Đình, sợ con bé cuống quít run rẩy khi đứng trước mặt sự tra gạn của Quộc. Hình ảnh của khuôn mặt hối hoảng ấy xui cô mạnh dạn bước vào phòng, trước ánh mắt trừng to của Quốc:
-
- Nghỉ chán rồi sao đến đây? Sang văn phòng tôi có chuyện nói với cô.
Khả vuốt ve Thi Đình, rồi bước theo Quốc cô đáp khi đối diện ông:
- Tôi đả gởi tho Thi Đình trao ông. Tôi phải nghỉ vài ngày thăm nội tôi kia mà. Sao ông lại trách vậy?
Giọng Quốc càng to hơn:
- Ai cho cô nghỉ? Cô xin, nhưng có sự đồng ý của tôi chưa mà tự ý nghỉ theo sự vui chơi của mình. Cô nói đi?
- Ông làm gì lớn chuyện vậy? Đâu phải ông thuê là người ta không có quyền nghỉ. Có người nào không có chuyện riêng tư không. Ông nói đi?
- Nhưng cô có chạm mắt nói tôi một lời không?
- Chẳng lẻ nội tôi hấp hối củng phải đợi ông cho phép mới về hay sao? Và công việc của ông có giờ giất nhất định không mà chờ, mà đợi? Không cho dạy thi nghỉ, bộ có dạy tôi mới có tiền hay sao?
Quốc đập bàn, Khả củng đập bàn. Ông trừng mắt hướng về cô, Khả củng không hề nhượng bộ. Cô hất mặt thách thức, chống trả không nhân nhượng. Quoc càng cáu hơn:
-
- Nghỉ thì về đi, cô dạy giỏi lắm sao mà tôi phải qùy lụy, có tiền mười cô tôi củng thuê được mà. Muốn làm cao với tôi hả. Đừng hòng.
- Ông nói tôi dạy sao? Ông xem học bạ của Thi Đình chưa mà chê bai tôi? Từ hạng yếu đến khá, lên giỏi là thế nào?
Quoc cười nhẹ, sừng sộ chỉ vào Thi Đình :
- Đó cô hỏi xem:
- Bài tập mười câu làm đúng câu nào đâu. Hỏi gì củng không biết là sao?
Khả đứng dậy tựa mình vào cửa sổ quay lưng lại Quoc, Khả cười gằn khi Quoc nhìn mình trân trối:
- Nếu ông chịu nhỏ nhẹ, hỏi trong thương yêu thì làm sao Thi Đình không trả lời được. Ngược lại, ông tra gạt một cách cộc cằn, thô lổ, đánh con như đánh tù vậy? Con bé nào không đứng tim trước khuôn mặt "hình sự" của ông?
- Hứ ! Cô đừng biện hộ cho sự bê bối của mình. Tôi không thương con thì thương ai?
- Nhưng ông không hề trìu mến, thương yêu, dịu dàng của một người cha. Hình như Thi Đình là nợ nần, là cái gai ông cần bỏ đi vậy.
- Cô thương Thi Đình bằng tôi sao? Nhiều chuyện !
- Làm gì có ! Tôi chỉ là cô giáo tạm bợ của con ông thôi. Nhưng tôi thương sự cô độc của đứa trẻ trong căn nhà thênh thang này. Còn ông có chịu nằm một mình trong nhà chưa? Có bao giờ ông an uỉ và hiểu sự thèm khát tình cảm dịu êm của con gái mình chưa?
- Tôi thuê cô dạy cho Thi Đình học, chứ không phải tôi mướn cô về đây để xen vào chuyện riêng tư của nhà này. Cô đến dạy, hết giờ về. Con tôi thế nào ai cần cô lo?
- Hừ! Con người ai không có sự thương ghét trong lòng dành cho kẻ tiếp xúc với mình hằng ngày. Nếu tôi không thương, không có cảm tình với Thi Đình, tôi chịu đựng nổi tính mưa nắng bất thường của ông sao? Nếu có người cha nóng nảy, thô lổ như ông thà không có, để ấn tượng về cha của mình tốt đẹp hơn.
Quoc bước lại gần Khả, ông nắm vai Kha kéo lại ặt đối mặt. Khả củng hất mặt trừng khi Quoc gằn giọng:
- Cô nói gì?
- Không đúng sao? Mổi lần nghe tiếng xe ông vào cổng, là mắt con bé hiện ra sự sợ hãi, mắt tái đi vì lo lắng. Ông không thấy đó là điều không nên có giửa tình cha với con sao?
- Ai mượn cô lo? Nói đi?
Mắt Kha long lanh, giọng vẩn cứng cỏi:
- Thi Đình mất mẹ nên tất cả niềm tin và sự sống đều nương tựa vào ông. Nhửng trận đòn ông để lại dấu tích tàn ác đó đúng hay sao? Tôi nói nhửng gì cần phải nói. Còn dạy ở đây hay 0, đâu cần thiết. Bây giờ tôi về, ông thuê ai đó, mặc ông. Tuần sau hết tháng tôi nghỉ dạy.
Cô gạt tay Quoc thật mạnh để bước khỏi phòng, nhưng Quoc xiết tay cô gầm gừ:
- Cô tưởng nói đi là đi dể dàng sao?
- Ông thật sự muốn gì?
- Cô cút khỏi ngay bây giờ không cần đến nửa. Một giây củng không muốn thấy cô ở đậy Biết chưa?
Biết rằng sức mình, Khả đẩy Quoc xa hẳng vai cô.
- Một khi tôi nhận tiền là tôi làm hết bổn phận mình. Ông cần hay xua đuổi tôi củng dạy Thi Đình hết tuầu sau tối mới nghỉ. Nhà của ông đẹp nhưng chủ nhân tính tình trái ngược, không đủ điều yêu thích cho tôi lưu lại đâu. Tôi không là ông và ngược lại, ông hảy hiểu điều này cho rỏ đả. Đồ điên khùng !
Cô trừng to mắt hướng về Quoc trước khi bước về phòng Thi Đình. Con bé ôm cô khóc thút thít. Khả vổ về với dòng nước mắt long lanh chạy Cô thương Thi Đình như Quốc Hương. Mổi lần có chuyện gì buồn, Quốc Hương ôm lấy cô và bảo:
- Em nhớ mẹ qúa ! Nếu có mẹ em đâu có buồn và chị đâu phải vất vả vì chúng em.
Nhửng lúc ấy Khả Khả chỉ biết vuốt tóc em, áp mặt em và lồng ngực mình để khóc. Cô ôm em bằng vòng tay ấm áp của mình, như thay mẹ đêm hơi ấm ấp đứa em sớm mất tình thương của cha me.
Thi Đình tuổi lên bảy, cô đơn lạc lỏng hơn Quốc Hương biết bao ! Em của Khả còn có ngoại, có anh chị, cả nhà đều một lòng thương yêu săn sóc Quốc Hương. Thi Đình ngoài Khả Khả ra, con bé đâu có ai trò chuyện vui vẻ. Thân phận của nó thật đáng thượng Chính vì thế mà Khả Khả luôn gần gủi cô bé. Có nhửng buổi chiều cuối tuần, cô từ chối bạn bè để đến vui với Thi Đình củng là muốn tuổi thơ nó không tẻ nhạt, lặng thầm. Chứ thật lòng, sau cuột tình để lại nổi đau chưa phôi pha, Khả Khả đâu nghỉ đến ai, nhất là gả đàn ông nóng nảy như Quoc vậy.
Từ lúc ấy, cô lặng lẻ đến củng như ra về. Khả không hề chào Quoc, dù chạm mặt nhau tại hành lang hay sân nhà của ông. Quoc mỉm cười, nheo mắt nhìn cô nhưng Khả phớt lờ không phản ứng. Dạy Thi Đình trong ngày cuối. Quoc bước vào phòng thản nhiên đề nghi.:
- Tôi đi công tác ở Đà Lạt một tuần mới về. Cô cứ dạy cho Thi Đình, bao giờ tôi về hảy tính nhé.
Khả vừa lắc đâu, Quoc củng vừa quay nhanh ra cửa. Vẻ ông hấp tấp, Khả lại cửa sổ nhìn ra sận Thì ra, Ánh Tuyết ngồi ngoài xe đợi, ông vội vàng vì sợ Khả từ chối hay ngại Ánh Tuyết đợi lâu sẻ giận?
Cô khó chịu trước thái độ áp đặt của Quoc, nhưng Thi Đình nắm tay cô thỏ thẻ:
- Vậy là con được tự do bên cô rồi -
- Gía mà con được ngủ với cô thì vui biết mấy?
- Học đi đừng để ý chuyện bền ngoài, con có nghe không?
- Dạ nghe -
- Thi Đình lấm lét nhìn cô.
- Bộ cô ghét ba rồi giận đến con sao? Con đâu có giống ba đâu mà cô giận?
Khả dịu dàng hơn:
-
- Cô đâu có giận cọn Cô muốn con không nên lãng phí thời giạn Ráng học đi, mai nầy ba đổi ý cô đâu còn ở bên con dạy dổ nửa.
- Con sẻ nhờ bà vú kêu xe đến thăm cộ Vắng cô con nhớ lắm.
- Thôi học đi, nhiều chuyện cô ghét.
Thi Đình cười ngả đầu vào cánh vai cô hỏi nhỏ:
- Kỳ này con lãnh thưởng cô cưng Thi Đình nha.
- Ừ, cô sẻ có qùa cho con. Ráng học, đừng để ba chê con học kém.
- Đâu có, tại ba nạt con sợ, nên không nói được, chứ bài tập con giảng qua rồi, con biết mà.
Khả gật gù, căn dặn:
-
- Cho nên cô dặn:
- Mổi khi ngồi gần ba, đừng nhìn khuôn mặt ngầu đó ấy mà sợ, hảy bình tỉnh xem bài, đáp lời ba hỏi thật rỏ ràng. Chứ con nghe ba đập bàn rồi hốt hoảng, tinh thần đâu còn mà suy nghỉ nựa Nhớ không?
- Dạ nhớ, nhưng con vẩn sợ làm sao đó. Mổi lần ba nhìn con là muốn run lên. Chứ ở gần cô, bài tập nào con không làm đươc. Ba hét lên con muốn khóc vậy đo '. Cô nói ba dùm con đi. Nếu ba như cô, con sẻ học giỏi lắm đó.
Dù không muốn gặp mặt Quoc nhưng Khả vẩn hứa:
- Để cô bàn với ba, nhưng Thi Đình phải lể phép và ngoan ngoãn với ba lẫn co Tuyết nữa à.
- Dạ, cô dặn đâu có gì con quên. Chỉ sợ ba quên thôi hà.
- Con ngoan nhất định ba phải nhớ thôi. Giờ cô về nhá. Chúc ngủ ngon.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...