Hồi thứ tư: Chân tướng
Mọi người không hẹn mà đều có cùng một dự cảm: "Vì sao thây ma cổ đại nhảy ra khỏi quan tài lại trở về tòa thành Nhện Vàng? Đáp án rất có thể đang nằm trong bóng tối ngay trước mắt." Nhưng ở nơi này, ngay cả ánh sáng lân quang yếu ớt của khoáng vật cũng chẳng thấy đâu, cả không gian đều là đêm đen tuyệt đối, nếu không dựa vào thiết bị chiếu sáng, thì căn bản không thể nhìn thấy bất kỳ vật gì.
Vì vậy, ngoại trừ trạng thái căng thẳng và đè nén khó lòng giải tỏa, thì tinh thần bất an, khiếp sợ của mọi người cũng dần dần tăng lên trong bóng tối.
Tuyệt từng nghe kể một câu chuyện rất đáng sợ, tương truyền ở một thôn quê nọ, có người đột nhiên chết bất đắc kỳ tử.
Người nhà vì chưa kịp làm quan tài, liền đặt tạm thi thể ở ngoài sân cỏ, thắp ngọn nến phía đầu người chết, lại đắp một cái chăn trắng lên tử thi, rồi bắc mấy chiếc ghế làm giá để.
Sau đó lại thuê một gã thanh niên gác đêm, đợi ngày hôm sau mới làm quan tài nhập liệm.
Gã thanh niên gác đêm liền uống vài bình rượu cho vững dạ, kết quả là say rượu lăn ra đất ngủ như chết, anh ta mơ hồ nghe thấy tiếng chó sủa, mà phong tục bản địa kỵ nhất là bị chó đen nhìn thấy thi thể, anh ta giật mình tỉnh dậy, nhìn thấy một con chó đen to lớn đang gặm ngón chân người chết.
Lúc này mây đen che kín bầu trời, một tiếng sét đột ngột vang rền, thi thể đang nằm thẳng đuỗi trên ghế gỗ, đột nhiên bật dậy, bỏ chạy thục mạng ra ngoài cổng, khiến người gác đêm sợ đến mức vãi tè ra quần, liền vội vàng hét gọi mọi người đến giúp, rồi đội mưa đi tìm, nhưng tìm khắp nơi mọi chốn mà vẫn chẳng hề thấy tung tích.
Mãi rất lâu sau đó, trong thôn có một thương nhân bán đồ da làm ăn xa, đi ngang qua một nơi, nhìn thấy người chết tháo chạy năm đó, đang ghếch chân bên vệ đường mở sạp bán thịt bò.
Nơi này cách quê nhà họ xa hàng ngàn dặm, thương nhân bán đồ da nọ cứ nghĩ anh bạn cùng thôn kia vẫn chưa chết, bèn tiến đến hỏi chuyện, rồi kể lại sự việc thi thể tháo chạy giữa đêm khuya năm đó, và hỏi anh ta làm sao lại lưu lạc được tới đây.
Người cùng thôn nghe xong, đột nhiên ngã vật xuống đất, không ngồi dậy nổi, trong chớp mắt liền lộ ra trạng thái thi thể mục rữa; cuối cùng phải báo cho quan phủ biết, rồi thi thể được thiêu cháy tại chỗ, tro cốt gửi về quê nhà mai táng.
Việc này được thời đó gọi là "kinh hồn vạn lý", nguyên nhân đại thể do người chết lúc đầu sinh khí tàn tồn trong cơ thể vẫn chưa hoàn toàn tiêu tán, khi gặp phải tình huống đặc biệt, ví dụ như bị sét đánh trúng, hoặc bị chó đen nhìn thấy, thì xảy ra các hiện tượng quái dị như hồi hồn nhập tràng.
Những xác chết này ban ngày có thể đi đứng nói chuyện chẳng khác gì người sống, chỉ khi đêm xuống mới lộ nguyên hình là một thi thể cứng đờ, đồng thời mất hết thần trí, hoàn toàn không nhớ đến những việc đã từng trải qua trong quá khứ, đến lúc được người ta kể lại nguyên nhân cái chết, mới hoảng hốt đến mức hồn đột ngột lìa khỏi xác mà lăn ra chết hẳn.
Tuy Tuyệt tham gia quân đội cộng sản đã vài năm, từng nhìn thấy không ít cảnh tượng chết chóc khiến người ta chấn động tâm kinh, nhưng dưới áp lực mà bóng tối mang đến, thần kinh cô cũng dần rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ.
Lại nghe Ngọc Phi Yến kể việc mộ cổ của vua Chăm Pa bị đào trộm, tình hình mất tích của chiếc quan tài vàng ở Huế, và những cảnh ngộ khủng khiếp mà cô vừa trải qua khi nãy trong đường hầm, đã khiến cô đột ngột nhớ đến truyền thuyết dân gian của người bản địa lúc mới bắt đầu tham gia quân ngũ.
Trong lòng không khỏi ớn lạnh rùng rợn, một cảm giác không còn chút sức lực đã bất giác xâm chiếm toàn bộ cơ thể cô.
Trong lúc tim đập chân run, suýt chút nữa là cô đánh rơi chiếc đèn đang lắp ráp trong tay xuống đất, rồi không kìm được, cô quay sang hỏi Tư Mã Khôi: "Chẳng lẽ Nấm mồ xanh đúng thật là cái xác nhảy ra từ quan tài sao?"
Tư Mã Khôi lại cho rằng hoàn cảnh mà mọi người gặp phải, tuyệt đối không đơn giản như những gì Tuyệt đang nghĩ, nhưng nếu không tìm cách khiến chân tướng sự thật phơi bày ra ánh sáng, thì cả hội sẽ phải đành ngồi đợi chết ở nơi tối tăm đến mức xòe tay trước mặt mà chẳng nhìn thấy ngón tay.
Anh cảm thấy, có lẽ tung tích của chiếc quan tài và hài cốt vua Chăm Pa, chính là điểm nút quan trọng nhất giúp vạch trần chân tướng sự việc núi Dã Nhân, nên anh lại tiếp tục hỏi dồn Ngọc Phi Yến: "Từ khi lăng tẩm của vua Chăm Pa bị phá hủy đến nay, có người nào còn tận mắt nhìn thấy hài cốt đặt trong quan tài nữa không?"
Ngọc Phi Yến nhớ lại, rồi đáp: "Những hiểu biết của tôi về việc này, cũng chỉ thông qua người ta kể lại mà thôi, không rõ có thật hay không.
N.g.u.ồ.n.
.t.ừ.
.s.i.t.e.
.T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m.
Nghe nói, lúc chiếc quan tài bị khai quật, những kẻ trộm mộ định hủy cái xác, nhưng tất cả đều bị chết thảm bất ngờ, bởi vậy người ta lấy đinh đóng chết chiếc quan tài lại, mãi đến trước khi nó bị mất tích trong chiến dịch Huế ở Việt Nam, thì trước đó đều bị niêm phong kín mít, chẳng ai dám to gan lớn mật mà mở ra nhìn trộm thi thể của vua Chăm Pa khâm liệm bên trong."
Tư Mã Khôi nghe Ngọc Phi Yến nói đến đây, cuối cùng cũng nắm bắt được một chút manh mối.
Anh phân tích với mọi người: "Tôi cảm thấy, nếu nói vua Chăm Pa mà chúng ta vừa gặp trước cánh cửa đá khi nãy, là tử thi trong chiếc quan tài cũ bò ra từ mộ cổ, thì khả năng này không lớn lắm, bởi vì Nấm mồ xanh - kẻ thuê đội thám hiểm tìm kiếm chiếc máy bay tiêm kích vận tải, tuy nắm rõ kết cấu bên trong sơn cốc như lòng bàn tay, nhưng hắn ta cũng không biết chân tướng ẩn giấu sau ám hiệu cổ xưa về rắn và tháp, nếu không thì mấy chiếc máy bay hắn phái đi đều đã chẳng phải chết cả trong sương mù.
Ngoài ra, tôi thấy những bức vẽ vua Chăm Pa còn sót lại trên phù điêu và bích họa, ngoại trừ dung mạo đặc biệt ra, thì cơ thể cũng vô cùng cổ quái, tứ chi rất dài, khác xa với thân hình của kẻ đội mũ sắt kia, nếu đem so sánh tỷ lệ kích thước trong bức họa với kích thước của người thực, thì vua Chăm Pa và Nấm mồ xanh không thể là cùng một người."
Trong bóng tối, mọi người gắng hết sức chế ngự cảm giác tuyệt vọng đến suy sụp, rồi dần dần ép đầu óc minh mẫn trở lại, hồi tưởng tỉ mỉ mọi việc đã gặp trong sơn cốc núi Dã Nhân, thấy rằng quả đúng như lời Tư Mã Khôi nói: "Nấm mồ xanh rõ ràng không hề biết nguy hiểm thực sự tồn tại trong sương mù dày đặc dưới lòng đất, nhưng những ẩn số vây quanh hắn ta vẫn còn rất nhiều, sau lưng hắn rốt cục che giấu một thân phận như thế nào?" Nấm mồ xanh, là kẻ đầu não của một tập đoàn thế giới ngầm, khống chế tổ chức thương mại buôn bán vũ khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có bao kẻ tình nguyện vì tiền mà sẵn sàng chết thay, thì việc gì hắn phải tự mình dấn thân vào vòng nguy hiểm, thâm nhập sơn cốc núi Dã Nhân? Vậy mục tiêu thực sự của hắn là gì? Vì sao sau khi bị đạn bắn trúng, hắn vẫn không chết? Phải chăng thật ra hắn đã sớm chết từ lâu rồi? Lúc trước trong khoang máy bay tiêm kích có chứa quả bom địa chấn, Nấm mồ xanh có lẽ đã trốn ngay trước mũi mọi người, nhưng trước sau vẫn chẳng hề để lộ tung tích.
Rốt cục hắn làm được điều này bằng cách nào? Sau khi lẻn vào sau cửa đá, hắn đã trốn vào đâu? Những nghi hoặc nối tiếp nghi hoặc, đan xen chồng chéo, phức tạp không thể nào tìm ra lời giải đáp.
Tư Mã Khôi suy đoán: "Phía sau phần lớn ẩn số, đều chỉ ra một tia manh mối, manh mối đó chính là dung mạo, có lẽ khuôn mặt của vua Chăm Pa...!đã bị Nấm mồ xanh lấy đi.
Tôi không rõ Nấm mồ xanh thực sự có phải là một hồn ma hay không, nhưng sắc mặt của hắn tỏa ra một mùi tử khí nồng nặc dưới màu da trắng bệch, hai hốc mắt không hề có sinh khí của người sống, nghe nói chỉ những xác ướp bị chôn vùi ngàn năm trong quan tài niêm phong kín mới có sắc mặt này."
Ngọc Phi Yến nghe xong, sợ đến nỗi phải hít ngược một hơi khí lạnh, cô thắc mắc hỏi: "Ý anh nói Nấm mồ xanh đã lột khuôn mặt của tử thi ra, rồi úp đội lên đầu chính mình? Đúng là lần đầu tiên tôi nghe có người dám làm vậy đấy." Tuyệt nghe xong mà toàn thân bủn rủn lạnh ngắt: "Vì...!vì sao hắn lại làm thế?"
Tư Mã Khôi nói: "Tôi cũng chỉ hiểu ngoài lề một chút về tướng thuật Kim điển, chẳng qua là do gia truyền, thầy dạy, chứ không thể gọi là tinh thông.
Tôi thường cho rằng vận may là thứ rất vi diệu, khó có thể nắm bắt, người thường liệu có mấy ai lĩnh ngộ được nó? Bất luận nói phúc hay nói họa, đều không thể tin tuyệt đối được.
Nhưng nghe nói, kiểu quan niệm cho rằng tướng mạo có thể điều khiển được cát hung phúc họa, thì nguồn gốc đã có từ lâu đời, tồn tại hoặc ít hoặc nhiều trong tôn giáo cổ đại, có điều phong vật mỗi nơi một khác.
Còn quan niệm quái dị lấy tướng mạo phân biệt đẳng cấp sang hèn của vương triều Chăm Pa, được sinh ra bởi bối cảnh như thế nào, nó có gì khác biệt với tướng thuật cổ xưa khởi nguồn từ Trung Quốc, thì tôi lại không biết rõ.
Tôi chỉ có thể áp dụng tướng thuật Kim điển mà mình am hiểu để đánh giá sơ qua về đặc trưng tướng mạo của vua Chăm Pa.
Tôi thấy tướng mạo vị vua Anagaya này đúng là rất kỳ quái, chỉ có bì tướng, chứ không có cốt tướng, vậy mà lại được người cổ xưa tôn vinh là người trời thì nguyên do vì đâu? Có lẽ, theo quan niệm thời đó, những kẻ phàm trần có dung mạo giống như thần phật, thì đều là người gần kề với Thiên quốc nhất.
Những người tin tưởng vào thuyết số mệnh đều cho rằng, chỉ cần sinh ra làm người, thì chẳng khác nào côn trùng bay vào lưới nhện, đến chết cũng không giải thoát khỏi sự ràng buộc của mảnh lưới vận mệnh, trong khi vận mệnh lại được phản ánh trực tiếp nhất trên khí sắc ngũ quan của khuôn mặt.
Theo tướng thuật cổ xưa mô tả thì: miệng to đút lọt nắm tay, trán rộng đủ cho ngựa chạy, môi dày trĩu rủ, mắt tựa ngư long...!những kẻ có khí chất thần thái như vậy, đều là tướng mạo cao siêu.
Có điều, ngàn người có ngàn tướng mạo, vạn người có vạn khuôn mặt, nhưng chưa ai hội tụ được tất cả những đặc trưng này trên mặt, bởi vì đây là tướng mạo thập toàn, người bình thường không thể tồn tại vận may nhiều đến thế được.
Vậy mà khuôn mặt của vua Chăm Pa đúng là lại có đủ những yếu tố ấy, lẽ nào bên trong còn ẩn chứa một loại sức mạnh có thể điều khiển thành bại, thậm chí, giải thoát khỏi 'lưới nhện'?"
Tư Mã Khôi suy đoán: vua Chăm Pa tuy rằng đã chết gần ngàn năm, hài cốt sớm đã mục rữa từ lâu, nhưng khuôn mặt lại có thể bảo tồn nguyên lành trong quan tài đến tận ngày nay.
Nấm mồ xanh lấy đi khuôn mặt của xác chết cũng có nghĩa là lấy đi "vận may" của vua Chăm Pa, bởi vậy, hắn mới to gan dấn thân vào vòng nguy hiểm bước chân xuống sơn cốc núi Dã Nhân.
Hải ngọng nghe xong một hồi, cho rằng chuyện này làm gì đến nỗi phức tạp như thế.
Bởi chẳng bao giờ tin vào số mệnh, anh liền nói với Tư Mã Khôi: "Cậu cũng bắt đầu mê tín rồi đấy, vận may, cái thứ ấy có cầm nắm được không? Nó hình vuông hay hình tròn? Là đực hay cái? Bao nhiêu tiền một cân? Đã ai tận mắt nhìn thấy bao giờ chưa? Chúng ta thân là quân nhân, quăng sọ xuống đất mà đá như trái bóng, sao cậu có thể tin vào điều này được hả?"
Ngọc Phi Yến lại hoàn toàn đồng ý với lời của Tư Mã Khôi: "Anh bảo ai không tin vào vận may? Thế nhân thắp hương cầu khấn bồ tát, bái lạy sư tổ, thờ cúng tổ tiên, đeo bùa hộ mệnh, chẳng phải cũng đều chỉ là để cầu vận may thôi sao? Phàm khi thực hiện những công việc nguy hiểm, từ trước đến nay đều là 'mười phần chuẩn bị, chín phần ứng biến, một phần vận may', bởi nếu thiếu một phần vận may đó, thì bất luận ban đầu anh có chuẩn bị chu toàn thế nào, và có phương pháp xuất chúng đến đâu, cuối cùng cũng khó lòng thành công; cái này người ta gọi là 'mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên' đấy."
Tư Mã Khôi nói: "Lời của mọi người đều có lý của nó; rốt cục vận may, cái thứ ấy quá hư ảo, mờ mịt, nhưng tôi tin nó chắc chắn vẫn tồn tại khách quan, chỉ có điều cũng không thể dồn mọi hi vọng vào nó được."
Lúc này Tuyệt nói với Tư Mã Khôi: "Tôi nghe người bản địa nói, ở gần khu vực biên giới giữa Miến Điện và Campuchia, thường có những tà thuật như bỏ bùa, nuôi ma.
Họ móc tiểu sành đựng xương cốt của thi thể chôn dưới núi sâu, sau đó âm thầm cõng về nhà nuôi dưỡng, người ta gọi việc này là chuyển mệnh, hay cõng ma, bởi vậy phía sau những người có vận may đều có ma bám theo, muốn có gì là được cái nấy, chẳng ai động được đến họ..."
Hải ngọng lên giọng oán trách: "Tuyệt ơi là Tuyệt, cùng lắm tôi có thể nhẫn nhịn kẻ điên nhưng chỉ là hai thôi nhé, nếu ngay cả cô cũng tin mấy món này, thì tôi cũng chẳng còn biết trông đợi vào đâu nữa."
Tư Mã Khôi bảo Hải ngọng hãy bình tĩnh lại một chút, nếu so với bóng tối mà thị giác không thể nhìn xuyên thấu, thì điểm mù tồn tại trong tâm lý, còn đáng sợ gấp bội, bởi nếu không nghĩ cách tìm ra lời giải, thì cho dù bốn phía đều thông sáng, cũng khó lòng thoát khỏi sơn cốc núi Dã Nhân sương mù dày đặc bao vây này.
Hải ngọng nói: "Dù sao cảm giác có mắt như mù này đúng là chẳng dễ chịu chút nào, cái đèn đó đã sửa xong chưa vậy? Nếu như chẳng còn trò gì nữa, thì chúng ta mau mau nghĩ ra chiêu khác mới được..." Anh vừa nói, vừa lần sờ quả lựu đạn phốt pho, định dùng chất đốt của nó để chiếu sáng, nhưng lúng túng thế nào lại trượt tay đánh rơi xuống đất, trước mắt tối mù mù, chẳng nhìn thấy vật gì, anh đành thò tay ra trước lần mò.
Ai ngờ vừa sờ xuống, liền chạm phải một mảnh da thịt lạnh ngắt, anh lại sờ kỹ hình dạng của nó, thì thấy có mũi, có mắt, còn có cả miệng, nhưng lại chẳng hề thấy hơi vào, rõ ràng là cái đầu của một người chết.
Hải ngọng thầm cảm thấy kỳ quái, lúc đèn tắt, mọi người đều tựa lưng vào vách tường, đứng im tại chỗ, sao khi ấy lại chẳng hề phát hiện gần đó có thi thể người chết nhỉ? Cho dù Nấm mồ xanh có đeo khuôn mặt bóc ra từ thi thể vua Chăm Pa, thì mũi miệng vẫn phải phả hơi thở mới phải chứ? Đằng nay, xúc giác truyền đến từ đầu ngón tay hoàn toàn tĩnh lặng, cảm giác chẳng có chút hơi khí nào, rõ ràng cái đầu phía sau khuôn mặt không hề có sinh mệnh tồn tại...!Nghĩ đến đây, Hải ngọng mới phản ứng trở lại, anh sợ đến nỗi vội vàng rụt phắt tay, lập tức giương khẩu súng săn đang ôm trong lòng, hoảng loạn bóp cò.
Lúc này, Tuyệt cũng vừa lắp đèn xong, cô nhẹ nhàng nhấn công tắc, ánh sáng trong thân đèn lóe lên, mọi người nhờ ánh sáng yếu ớt mờ ảo, phát hiện phía ở trước lộ ra một bóng đen sì sì.
Bóng đen hơi ngẩng đầu lên, tứ chi hướng xuống đất, khuôn mặt cứng ngắc vô cùng quái dị, trên làn da trắng bệch là thần thái âm hiểm, giống như đúc với bức vẽ trên bích họa của vua Chăm Pa, thái dương còn có một lỗ hổng do đạn xuyên vào, đó chính là Nấm mồ xanh - kẻ mạo nhận thành viên bị mất tích của quân Mỹ.
Tư Mã Khôi thấy Nấm mồ xanh lộ diện trước ánh sáng đèn, vết tích lỗ đạn bắn cũng vô cùng rõ rệt, nên lòng không khỏi thầm kinh hãi.
Đột nhiên anh liên tưởng đến chuyện "cõng ma" mà Tuyệt vừa kể, trong óc bất giác lóe lên một ý niệm: "Đầu là chủ thể của tư duy bát mạch, chim mất đầu không bay, người mất đầu không chạy, cho dù Nấm mồ xanh từng là người sống, đầu bị đạn xuyên thủng như thế, thì chắc chắn sẽ chết không còn nghi ngờ, càng không thể tồn tại tư duy, ý thức, trừ khi hiện tượng khống chế thi thể hành động bây giờ là...!mượn xác hoàn hồn!".
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...