Mê Tông Chi Quốc FULL


Chương 6: Kẻ cận kề thiên quốc - Hồi thứ nhất: Đáp án thứ chín
Tiền Bảo Sơn - kẻ may mắn sống sót thứ năm nói với hội Tư Mã Khôi: "Trong đường hầm hình bụng rắn dưới chân tòa tháp cổ...!tồn tại ác quỷ."
Đôi tai Tư Mã Khôi nào phải được làm bằng bông, anh đâu chịu tin mấy lời ma quỷ của hắn, cái câu: "Không được có tâm hại người, nhưng không thể không có tâm phòng người", chính là để chỉ lúc này đây.

Anh xem xét địa hình trong đường hầm và khẳng định: chắc chắn không một ai có thể sinh tồn lâu dài dưới huyệt động cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, hơn nữa trên cơ thể đối phương lại toát ra mùi tử khí chết chóc không thể che giấu, càng khiến anh lập tức liên tưởng đến Nấm mồ xanh.

Tuy rằng giọng nói của hai người này hoàn toàn khác biệt, nhưng giọng nói và thân phận đều có thể ngụy tạo, còn câu chuyện xây đường trong núi Dã Nhân của đoàn lính công trình tác chiến độc lập thứ sáu, cũng chẳng phải chuyện cơ mật tuyệt đối, nên không hẳn không ai biết tới.

Giả sử Nấm mồ xanh như vong hồn kia thực sự tồn tại, sau khi hắn kích nổ bom địa chấn, nhất định cũng sẽ liều mạng tiến vào thành cổ, mà không cần để ý hậu quả, bởi nếu không, tất cả những việc hắn làm trước đây đều trở nên vô nghĩa.

Tư Mã Khôi suy đoán: không thể có thêm kẻ may mắn sống sót nào nữa, nên kẻ tự xưng là quân nhân mất tích Tiền Bảo Sơn có lẽ chính là Nấm mồ xanh, luôn luôn theo dõi hành tung của đội thám hiểm từ bóng tối.

Chuyện này còn ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc, chỉ e bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra biến cố.

Nghĩ đến đây, một dự cảm không lành đột ngột dội lên, nhưng anh lại nghĩ theo góc độ khác: tạm thời bất luận thân phận thực sự của Tiền Bảo Sơn là gì, nếu khi nãy chẳng phải hắn ta đã sử dụng pháo tín hiệu để dẫn mọi người vào đường hầm, thì bốn người bọn ta đã sớm chết trong sương mù từ khuya rồi.

Xem ra tạm thời hắn chưa muốn giết người diệt khẩu, mà chắc hẳn còn che giấu ý đồ gì khác...!Thế là anh giả bộ tin tưởng, đồng cảm với Tiền Bảo Sơn, đoạn nói: "Đường đời vốn dĩ khúc khuỷu khó đi vậy đấy, huống hồ lại đi nhầm đường, bị nhốt ở nơi quái quỷ này mấy chục năm, nghĩ cũng đáng thương cho ông anh thật.

Có điều, khi xưa Khương Tử Nha tám mươi tuổi vẫn ngồi bên bờ sông Vị câu cá, mãi khi tương ngộ với Tây Bá Cơ Xương, ông ta mới được đón lên xe về cung, bái làm thầy, mới dẫn binh thảo phạt nhà Thương, định ra cơ nghiệp tám trăm năm của nhà Chu.

Thế mới thấy, kỳ ngộ trong cuộc đời chẳng hề phân biệt sớm muộn đâu anh bạn ạ."
Tiền Bảo Sơn nghe xong, chỉ co người lại sau tượng đá thở dài một tiếng, mà chẳng tiếp lời, liền sau đó định dẫn mọi người đi vào đường hầm dưới thành cổ.

Tư Mã Khôi có ý thăm dò, anh vòng vo mấy câu, nhằm tìm manh mối, thấy Tiền Bảo Sơn định đứng dậy khởi hành, liền vội bảo: "Ông anh chậm bước một lát, trước khi chúng ta xuất phát, tôi muốn nhìn rõ mặt ông anh cái đã, ông anh cũng chẳng cần đa nghi làm gì, tôi làm vậy tuyệt đối chẳng có ý gì khác, chỉ là nhất thời hiếu kỳ mà thôi, bởi vì nghe nói những người quanh năm không ăn muối, toàn thân sẽ mọc lông trắng." Tư Mã Khôi nhớ lại bộ phim "Cô gái tóc bạc" từng xem khi trước, mà nguyên tác của nó dựa vào truyền thuyết dân gian: "Cô tiên tóc bạc" của khu vực Sơn Tây, Sát Ha Nhĩ, Hà Bắc, sau này được cải biên dựng thành phim.

Cô gái tên là Dương Hỉ Nhi bị địa chủ bức phải trốn vào núi sâu, lấy nước suối, quả rừng và đồ cúng lễ ăn trộm trong miếu thổ địa làm thức ăn sống qua ngày, rồi ngày qua tháng lại, mái tóc xanh trên đầu dần dần trở nên trắng toát; bởi tục truyền, những người không ăn muối đều bị như vậy.

Tư Mã Khôi cũng không biết điều này là thật hay giả, nhưng mặc kệ nó thế nào, anh cũng chỉ muốn mượn cớ để xem rõ khuôn mặt thật sự giấu kỹ dưới chiếc mũ sắt của Tiền Bảo Sơn mà thôi; kỳ thực chỉ cần anh ta nhắm chặt mắt lại, ở khoảng cách xa thế này, cho dù có bị đèn pin chiếu một chút thì cũng chẳng hề hấn gì.


Ba người còn lại, mỗi người đều có mối lo riêng, nếu Tiền Bảo Sơn quả thực là Nấm mồ xanh, thì lỡ nhẹ dạ tin lời đối phương, nhất định sẽ rơi vào miền đất vạn kiếp không thể siêu sinh, nhưng đối phương lại nói năng trơn tru, chẳng để sơ hở nửa lời, nên trước mắt căn bản không thể phân biệt được thật giả; lúc này nghe Tư Mã Khôi nói, đúng là đã khiến Tiền Bảo Sơn không còn đường lui mà thoái thác, nên bọn họ đều ngầm gật đầu.

Tiền Bảo Sơn dường như không ngờ đến tình tiết ấy, kết quả gã cũng chẳng tìm được cớ gì từ chối, nên phủ phục sau tượng đá im lặng hồi lâu chẳng đáp lời, rồi mãi sau mới lên tiếng thừa nhận lúc trước đúng là mình có ý che giấu, nhưng không hề mang ác ý, mà chỉ là một vài chuyện thực sự rất đáng sợ, nếu nói tuột chân tướng, có khi mọi việc sẽ càng tệ hơn...!
Tư Mã Khôi đang định hỏi tiếp, đột nhiên thấy các bức tường đá xung quanh rung chuyển mãnh liệt, gan bàn chân tê rần, mọi người vội vàng trèo lên mình tượng đá.

Mặt đất rung chuyển kéo dài chừng nửa phút, sau đó lại trở về bình thường, nhưng ở hướng lối vào, không ngừng vọng tới âm thanh như thể đá vỡ rơi xuống nước, ngoài ra gã Tiền Bảo Sơn trốn ở đường hầm phía đối diện cũng tự dưng bốc hơi biến mất dạng.

Mọi người đành giơ cao đèn pin lên soi, hàng tượng đá sừng sững quỳ dưới đất trong bóng tối vẫn còn đó, chỉ duy bóng dáng đội mũ sắt là chẳng thấy đâu.

Vì sự hạn chế của địa hình, nên mọi người cũng không có cách nào sang bờ đối diện để truy rõ trắng đen, Tuyệt thấy lạ hỏi: "Kẻ chúng ta vừa gặp rốt cục là người hay..."
Tư Mã Khôi cau mày, nói với ba người: "Trước tiên chẳng cần quan tâm gã cựu binh đó là người hay ma, gã từng nói với chúng ta, phía dưới lòng đất là đầm lầy rộng lớn, việc này chắc là sự thật.
Ng.uồ.n .từ.

s.it.e .Tr.uy.en.Gi.Cu.ng.Co..c.om.

Tuy Udumbara đã hồi sinh trở lại, nhưng bom địa chấn và chất độc màu da cam thì vẫn phá hủy kết cấu núi Dã Nhân ở một mức độ nhất định; cơn địa chấn khi nãy có lẽ là do tòa thành cổ tiếp tục lún xuống tạo ra.

Nếu đường hầm bị sụt lở nghiêm trọng, bất kể sương mù hay khí mêtan trào ra, thì chúng ta cũng chẳng thể đương đầu nổi."
Hải ngọng nghe xong, kinh hãi nói: "Như thế chúng ta khác gì gà rơi vào nồi nước sôi, giãy giụa sống chết thế nào cũng chẳng nhào ra được?" Nói đoạn, anh liền lớn tiếng mắng chửi thậm tệ: "Tớ thấy cái tên họ Tiền kia chắc chắn chẳng phải tên tốt đẹp gì, làm sao có thể tin lời ma quỷ của gã? Gã tự mình biến mất lại càng hay, tục ngữ nói: 'Bớt một bát hương, ít một con ma', chúng ta càng đỡ phải nơm nớp đề phòng, có gã, lòng dạ chẳng được một phút yên ổn."
Tư Mã Khôi nhìn trái ngó phải, rồi nói với mọi người: "Gã này cố ý ẩn giấu chân tướng, chẳng hiểu định giở trò quỷ gì.

Nhưng mọi chuyện xảy ra trong núi Dã Nhân, đều liên quan đến bí mật mà vua Chăm Pa vùi chôn ở nơi sâu nhất trong tòa thành cổ, nên chúng ta buộc phải liều chết tiến vào làm rõ sự tình, mới mong tìm ra cách giải quyết."
Mọi người đều cảm thấy lời Tư Mã Khôi nói rất phải, cả tòa thành cổ đều bị sương mù bao vây, sơn cốc núi Dã Nhân vốn dĩ chẳng hề tồn tại một nơi nào an toàn tuyệt đối, nên tiếp tục lưu lại đường hầm cũng rất nguy hiểm, chỉ còn có cách biến nguy thành an.

Thế là, cả hội bèn men theo bệ đá, tiếp tục tiến sâu vào trong, đi thêm một đoạn nữa, thì gặp một dải sụt lún nằm vuông góc với đường hầm, tạo ra một không gian khoáng đạt hình chữ "T".

Hình dáng ban đầu của nó đã sớm chẳng thể nhận ra, chỉ thấy bên trong bức tường đổ nát xung quanh lộ ra từng tầng đá đen ngòm, gốc rễ của Udumbara cũng bắt đầu khởi nguồn từ đây.

Những chiếc rễ còn to hơn cả thân cây, phảng phất tựa hồ vô số huyết quản, lồi hẳn lên trên bề mặt.


Sự xâm thực của thực vật đã khiến tòa thành cổ đá vôi này phải chịu một tác động ngoại lực không nhỏ, tạo ra rất nhiều khe nứt và huyệt động chẳng theo quy tắc nào từ bên trong, nhưng quá nửa những khe nứt ấy đều bị tảng đá lớn sụt xuống chặn lại.

Trên bức tường đối diện với đường hầm, tồn tại vô số những huyệt động lớn giống như tổ kén, đường kính khoảng trên dưới một mét, mà ánh sáng đèn pin soi không tới đáy.

Lúc này đèn đã hết sạch pin, trong tay bốn người chỉ còn ngọn đèn tiết kiệm điện sử dụng được.

Tư Mã Khôi thường đặt mạng sống trên chiến mã, giáp sắt, coi dao súng là bạn, dường như ngày nào cũng "treo sọ ngang thắt lưng quần", chẳng hề bận tâm đến sự sống chết, nhưng cứ nghĩ phải lạc vào miền đất tối tăm âm u, chẳng nhìn thấy gì, thì trong lòng anh cũng khó tránh khỏi cảm giác ngộp thở đến khó chịu.

Anh dự định nhân lúc còn nguồn sáng, phải mau chóng hành động, nếu không hoàn cảnh sẽ càng trở nên gian nan hơn.

Lắng tai nghe ngóng, thấy gần đó hoàn toàn im ắng, anh bèn dẫn đầu đội thám hiểm, giẫm chân lên tượng đá bị đổ vượt sông, sau đó giơ đèn lên, lần lượt đón ba người còn lại sang.

Bốn người chỉ có thể dựa vào chút ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn, họ biết chỉ cần cách xa một chút là hoàn toàn rơi vào bóng tối đen ngòm, bởi vậy chẳng ai dám lơ là, người nọ bám sát người kia, nửa bước không rời.

Đợi khi tất cả đều sang được bờ đối diện, họ soi đèn lên trước, chỉ thấy trong động có một hàng tượng người sơn màu, tướng mạo xấu xí, đáng sợ, vừa đen vừa béo, râu ria xồm xoàm, trang phục quái dị.

Mọi người lại nhìn mấy nơi khác thì thấy chỗ nào cũng như vậy, đếm đi đếm lại thấy có tất cả chín bức tượng, được đặt trong hốc đã lõm sâu vào lõi tường.

Tư Mã Khôi phát hiện phần tường lõm vào, phía sau thân tượng sơn màu có điểm khác thường, anh liền lại gần quan sát, thì thấy ngoài riềm có vết nứt rất rõ ràng, liền thắc mắc: "Những chỗ này dường như đều là cánh cửa ngầm, hơn nữa còn được sắp xếp theo thế 'Cửu cung tổng nhiếp' đời Hán, như vậy thì từ trái qua phải, cửa thứ bảy chắc là cửa sinh thì phải.

Có điều không biết vua Chăm Pa có hiểu về lý luận thuật số này không nhỉ?"
Hải ngọng sốt ruột thúc giục: "Nghĩ lắm làm gì ệt, nói không chừng người ta cũng từng đến Trung Quốc du học rồi cũng nên, hơn nữa có khi lại còn đào sâu nghiên cứu bộ môn này ấy chứ," nói xong liền bảo Tuyệt giơ đèn lên soi, gọi Tư Mã Khôi thò tay giúp sức, bước lên định đẩy bức tượng sơn màu trong hốc đá.

Ngọc Phi Yến vội ngăn lại: "Hai kẻ liều mạng các anh chẳng muốn sống thì chớ, đừng hại chết cả tôi lẫn Tuyệt.

Tôi từng thề là mình sẽ chết trong an lành, tôi không muốn nuốt lời...!ít nhất không phải hôm nay." Liền sau đó cô rút cây giáo mỏ vịt sau lưng ra, vừa bấm lẫy một cái, ống ngầm bên trong bật ra.


Cô ta lại tiếp lấy ngọn đèn từ tay Tuyệt, treo nó lên đầu mũi giáo như thể người ta treo đèn lồng, giơ tít lên trên cao.

Hội ba người Tư Mã Khôi, Hải ngọng và Tuyệt thuận theo ánh đèn, ngước mắt nhìn, người nào người nấy đều thầm kinh ngạc trong lòng: thì ra phía trên chín cánh cửa ngầm là một bức bích họa lớn, lồi hẳn lên bề mặt tường, trong tranh là hình một con voi trắng, thân voi lấp lánh ánh hào quang phát ra từ châu báu, vàng bạc.

Trên lưng voi có một người tay chân rất dài ngồi chễm chệ, người này mình khoác giáp ma, vai đeo trường đao, trang phục lộng lẫy, xung quanh điểm xuyết hoa lá cà độc dược, thần thái giống y như người thật, dường như chỉ cần gọi một cái là có thể từ trong tranh bước ra, kích thước tỷ lệ gấp đôi người thường.

Ngọc Phi Yến di chuyển chùm sáng vào đúng khuôn mặt trên bức bích họa, rồi nói với hội Tư Mã Khói: "Các anh hãy quan sát kỹ gương mặt này nhé..."
Tư Mã Khôi định thần lại, hai mắt giương to, nhìn chằm chằm hồi lâu, mà vẫn chẳng thể phát hiện ra điểm gì bất thường.

So với mấy bức phù điêu đá Chăm Pa đầu thần mặt quỷ kia, thì người cưỡi trên lưng voi mặt mũi lại tròn trịa, hồng hào, toát ra nét đoan trang hiền từ, chẳng khác nào Phật Tổ chuyển thế, chỉ có điều hai mắt người này hơi lồi ra một chút, đỉnh trán rất dài, hai tai rủ xuống khá rộng, môi cực dày.

Thần thái, hình ảnh của bức bích họa được điêu khắc sinh động như người sống, khóe miệng khẽ giữ nụ cười mỉm bí ẩn không dễ phát hiện, dường như nụ cười đó mang sự khoan dung vô hạn đối với những tranh chấp bon chen nơi trần thế, tuy hiện rõ nét hòa bình nhân hậu, nhưng cũng thần bí khó lường, khiến người ta chỉ cần nhìn một lần là nhớ mãi.

Tư Mã Khôi nhìn đến đây, tim bỗng nhiên đập thình thịch, thầm nghĩ: "Chẳng biết người được vẽ trên tường đá là nhân vật nào, chứ ngoài đời làm gì có ai giống thế này".

Anh hỏi Ngọc Phi Yến: "Khuôn mặt người này thì có gì hay mà xem?"
Ngọc Phi Yến nói, người Chăm Pa rất coi trọng gương mặt, bởi vậy thần phật trên bức phù điêu vàng được khắc thành muôn hình vạn trạng, dung mạo mỗi bức một khác, trong khi tạo hình của tượng đá và nô lệ bên trong đường hầm thì tất cả chỉ có một tướng mạo.

Điều này thể hiện sự khác biệt về thân phận và địa vị của từng tầng lớp trong xã hội thời thượng cổ.

Bức bích họa còn sót lại ở lãnh thổ Lào của vương triều Chăm Pa, cũng có vẽ chân dung vua Anagaya.

Tương truyền vị vua Chăm Pa này khi sinh ra tướng mạo đã khác thường, khiến người ta không dám trực diện ngước nhìn, dân gian hậu thế gọi ông ta là Bồ Tát sống, là người gần kề Thiên quốc nhất.

Trong khi đó, dân chúng cùng thời với ông ta, lại căm hận gọi là mặt quỷ hoặc mặt yêu tinh.

Đặc trưng nhân vật được vẽ trong bức bích họa rất rõ rệt, chắc chắn đây chính là vua Anagaya - kẻ đã xây dựng tòa thành Nhện Vàng.

La Đại Hải và Tuyệt không hiểu cách nói cũ về mấy chuyện tướng thuật, nên chẳng thể giác ngộ sâu xa, chỉ có Tư Mã Khôi am tường cổ pháp Kim điển, cổ pháp Kim điển ngoài môn tướng vật, còn bao hàm thuật tướng người.

Phàm dung mạo tướng người, đều là để người ta xem số mệnh; trước tiên phải xem phần đầu, vì đầu mặt là chủ của ngũ tạng, là tôn của bách thể, nên trước hết phải xem khung xương mặt.

Người ta nói: "tứ phía tám hướng phải cân đối", trong đó "tứ phía" có nghĩa, tai trái là phía đông, tai phải là phía tây, mũi là phía nam, gáy là phía bắc.


Sau khi xem "tứ phía" phải xem đến "cửu cốt", cũng chính là xem tất cả hệ thống xương khớp trên cơ thể, rồi cuối cùng mới xem đến mi nhãn, ngũ quan và các thứ khác như minh độ, linh nhạc, u ẩn, tâm ẩn, hà nhạc v.v...!từ đó có thể suy đoán sự hưng suy của mệnh lý.

Nhưng tất cả những thuật số ma quỷ này đều của giới giang hồ, lai lịch thực ít hư nhiều, nên tuy Tư Mã Khôi cũng am hiểu một chút, nhưng chẳng bao giờ nghiên cứu kỹ lưỡng.

Lúc này nghe Ngọc Phi Yến nhắc đến, anh mới phát hiện thân hình tướng mạo của vua Anagaya đúng là đặc biệt kỳ lạ, trong tướng thuật cổ, căn bản không tồn tại khuôn mặt như vậy.

Tư Mã Khôi lại nhớ đến lúc Ngọc Phi Yến bảo vua Anagaya không phải "người", bây giờ nhìn lại, anh cảm thấy nói vậy dường như cũng hơi quá lời, cùng lắm thì dung mạo vua Anagaya trên bức bích họa cũng chỉ kỳ dị một chút mà thôi.

Dù sao hơn một ngàn năm trước đâu có máy ảnh, nên ai biết dung mạo thực sự của nhà vua có giống y chang bức họa hay không? Những thứ cố tình phô trương thần thoại này không thể coi là thật được.

Nghĩ vậy, anh bèn nói: "Đại khái quan niệm thẩm mỹ của người Chăm Pa là thế này, tay cầm quả trứng lạc đà mà vẫn có thể bảo nó là viên thuốc đông y.

Tướng mạo vua Anagaya đối với chúng ta tuy cũng kỳ dị thật, nhưng trong con mắt của người Chăm Pa, thì đó lại là tư thế của long phụng, là gương mặt của trời đất, điều này cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên lắm."
Ngọc Phi Yến nói: "Tôi cũng không biết tướng mạo ngoài đời của vua Anagaya có giống với bức bích họa phù điêu hay không, nhưng anh cứ nhìn vua Anagaya vẽ trên tường mà xem, thân cưỡi chiến tượng, mình khoác giáp trụ, vai đeo trường đao, phía dưới lần lượt có chín vị tôn giả râu ria xồm xoàm quỳ mọp ra đất, chắc đó là chín vị yêu tăng.

Cảnh tượng này quả thực đã từng diễn ra vào thời cổ, ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi chép sự việc đó."
Theo ghi chép trong cuốn: "Chân Lạp phong thổ ký", ngày trước nước Chăm Pa vì chuyện diệt Phật mà giao đấu với kẻ địch, chém đầu vô số, đồng thời bắt được chín vị yêu tăng đến từ Thổ Phồn, dẫn đến trước kiệu vua, vua hỏi chúng tăng: "Từng nghe trình độ tu luyện của các vị đã đạt đến độ cao thâm, không biết các vị có tường tận chuyện quá khứ tương lai?" Chúng tăng đáp: "Chúng tôi khác với những kẻ phàm tục, có thể biết chuyện quá khứ, tương lai."
Vua không biến sắc mặt, liền hỏi một vị trong đó: "Đã biết chuyện tương lai, vậy chẳng hay có biết hôm nay ngài phải chết hay không?" Tăng nhân này trả lời: "Không chết." Vua Chăm Pa liền ra lệnh cho thị vệ lập tức trảm đầu ngay trước mũi voi, rồi lại hỏi vị tăng nhân thứ hai: "Hôm nay ngài phải chết hay không?" Người thứ hai cũng đáp: "Không chết," thế là cũng bị chém phăng thủ cấp.

Vua lại hỏi người thứ ba, vị tăng nhân này rút ra bài học, cho rằng vua Chăm Pa cố tình khiến bọn họ đoán không trúng, nên đáp: "Hôm nay tất sẽ chết." Chẳng ngờ vua Chăm Pa lại nói: "Lời ngài rất chuẩn, vậy thì trẫm sẽ tiễn ngài về thế giới cực lạc Tây phương," kết quả vị tăng nhân đến từ Thổ Phồn cũng bị chém đầu tại trận.

Vua Anagaya lại tiếp tục hỏi lần lượt những vị còn lại cùng một câu hỏi như vậy.

Vị tăng thứ tư bị ép đến chẳng biết làm thế nào, đành trả lời: "Không biết," vua cười nhạt, lập tức ra lệnh xử tử.

Vị tăng nhân thứ năm hơi giảo hoạt một chút, nghĩ đi nghĩ lại, bèn trả lời: "Chết là tại phật pháp bất linh, không chết là tại vương pháp bất hành." Vua Chăm Pa nổi cơn thịnh nộ, quát lớn: "Đồ chuột thối, yêu pháp nhà mi mà dám so sánh với vương pháp của ta sao?" Rồi vua hắng giọng một tiếng ra lệnh xử trảm tức thì.

Vị tăng thứ sáu ngấm ngầm thăm dò ý nhà vua, ra giọng thỏa hiệp, thưa: "Hôm nay có thể chết, cũng có thể không chết, chết hay không chết, tất cả đều do số phận." Vua Chăm Pa giận dữ mắng: "Mi đúng là hạng dao nhọn hai đầu, tội ác tày đình, lập tức phanh thây trăm mảnh," nói xong, nhà vua liền tự tay vung dao xẻ thịt.

Vị tăng thứ bảy, thứ tám đã sớm thất kinh, hồn lìa khỏi xác, bị hỏi đến chẳng biết trả lời làm sao, đương nhiên không tránh khỏi họa dao chém.

Đến lượt vị tăng nhân thứ chín, ông chỉ nói một câu, vậy mà lại khiến vua Chăm Pa hạ đao dừng hình..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui