Mẹ Thơm Một Cái


Tôi vừa gõ câu chuyện này, vừa nói chuyện với mẹ về một mớ thông tin về bệnh máu trắng tôi kiếm được trên mạng.
“Mẹ ơi, hóa ra cấp tính còn dễ trị hơn mãn tính, lại may không phải dạng lypho mà là dạng tủy, năm đầu tiên xác suất sống hơn 60%, mẹ chắc chắn qua được.” Tôi nhắc mẹ.
“Mẹ sẽ qua.” Mẹ đáp, một tay gác lên trán như đang che bớt ánh đèn huỳnh quang. Đây là tư thế rất đặc trưng của mẹ, tôi cảm thấy trong đó ẩn chứa thành phần đau khổ.
Sau đó, tôi kể chuyện trám răng, rồi cả chuyện nhớ lại chương trình truyền hình liên quan đến mệnh lý bói toán. Tôi nhắc ẹ nhớ chúng tôi đã cùng xem chương trình đó, người dẫn chương trình là Huống Minh Khiết.
“Cho nên con nói là thật, con đã trám răng rồi, nên chắc chắn mẹ sẽ khỏe lên thôi. Mẹ ạ, con nhắc lại nhé, mẹ là người quan trọng nhất trong nhà, là ý nghĩa cuộc đời của bọn con.” Tôi nói.
“Biết rồi mà.” Mẹ nhắm mắt lại.
Mặc dù nhà tôi giống như đa số các gia đình truyền thống khác, không hay mở miệng ra là cứ yêu với đương, nhưng có những thời điểm, cảm xúc không thể truyền đạt qua tâm linh tương thông được. Tôi không hiểu tại sao lại để lỡ những cảm xúc đó một cách vô ích như thế.
Mẹ nằm trên giường, thỉnh thoảng để mắt tới tốc độ nhỏ giọt của dịch truyền. Mẹ đang thể hiện kinh nghiệm phán đoán của hộ lý chuyên nghiệp, sau đó quyết định gọi y tá đến. Quả nhiên, huyết tương truyền đã sắp cạn.
Tôi nhìn dáng người nhỏ bé của mẹ, mẹ lại đang dần dần thiếp đi.
Vài tiếng đồng hồ trước, thằng út nói một câu rất láo: “Mẹ à, cả đời mẹ chưa bao giờ được ngủ một giấc ngon, nhân cơ hội này nghỉ ngơi đi mẹ.” Chẳng hiểu sao nữa, lúc đó rất muốn bảo nó câm miệng, tuy rằng đó là sự thật chua xót.
Tôi nhìn mẹ ngủ, nhẹ nhàng ôm lấy cánh tay mẹ đang cầm ống truyền và dán đầy băng dính. Dáng mẹ ngủ còng queo vẹo vọ, đã di truyền sang tôi, toàn bộ.
Mẹ bỗng nhíu mày, ngón tay ngoáy vào lỗ tai mấy phát, sau đó tiếp tục giấc ngủ dang dở và bất an.
Mẹ rất thích ngoáy tai anh em tôi, nhưng không cho bọn tôi ngoáy tai mình. Nói cho cùng thì cũng phải thôi, vì trình độ ngoáy tai của mẹ đã tới mức thần sầu, tôi từng tận mắt chứng kiến một người hàng xóm chạy sang nhờ mẹ giúp, kết quả móc ra một cục ráy tai đen sì sì, người kia cảm ơn rối rít ra về.
Ráy tai của tôi nhiều nhất trong ba anh em, nói là ngoáy mãi không hết cũng đúng. Nhưng xét kỷ lục thì phải là anh tôi, lần đầu tiên bị bố bắt “đứng gội đầu”, sáng hôm sau rơi ra một cục ráy tai cực lớn.
Khi ngoáy tai, mẹ thích hỏi chuyện nọ chuyện kia, bọn tôi bị buộc phải ậm ậm ờ ờ trả lời mẹ. Mỗi khi lấy ra được một mảy nhỏ, mẹ lại quệt lên cánh tay bọn tôi. Có lần còn đem một cục ráy tai cực đại cho vào túi ny lông bằng bàn tay, giao cho bọn tôi giữ làm kỷ niệm hoặc đem khoe khắp nơi. Nhưng hầu như chẳng bao giờ thực sự lưu giữ cả, mấy lần bị con cá tôi nuôi trước đây ăn mất.

Mấy năm gần đây tôi mới bắt đầu nghĩ cách ngoáy tai ẹ, nhưng trình độ kỹ thuật còn kém xa. Mẹ rất sợ trình độ gà mờ của tôi, thường kêu đau đòi thôi, đồng thời kiên quyết rằng đợt công kích vừa xong của tôi hoàn toàn không phải là “mẹ ơi, chỉ mới ở bên ngoài thôi mà” như tôi nói.
Hồi trước những lúc nhàm chán tôi hay nghĩ linh tinh, nếu về già mắt mẹ mờ rồi, thì ai ngoáy tai cho tôi đây? Vài lần tôi tự cầm cái móc cho vào tai khều thử, nhưng không sao ngộ ra được bí quyết. Chỉ mỗi việc nhỏ này thôi, đã thấy mẹ là người không ai thay thế được.
Thằng út đến. Tôi trao “tín vật”.
Hôm nay nó ngủ lại bệnh viện với mẹ, sáng mai về Đài Bắc, đổi cho thằng ấm ớ là tôi ra trận.
Nhưng ngày mai là ngày đầu tiên làm hóa trị liệu.
Tôi rất sợ đau, cái này cũng di truyền. Tôi rất sợ thảm cảnh ngày mai chỉ còn lại mình tôi.
Anh cả mới đến Đài Bắc, vừa gọi điện cho tôi, nói là anh chỉ tức sao không có nhiều anh em nữa cùng chăm sóc mẹ. Trong đầu tôi lại nghĩ đến các “thiết lập đoán trước” trong phim điện ảnh The symbol. Mỗi sự sắp xếp của ông Trời đều có lý do riêng.
“Em vẫn hay nghĩ, có khi mẹ đẻ ra 3 anh em là có ý gì đó. Ba người cũng rất tốt.” Tôi bảo.
“Anh biết.” Anh đáp, kết thúc cuộc gọi.
23/11/2004
Tôi học cao học về xã hội học. Truyện viết đầu tiên Bom sợ hãi ẩn chứa ý nghĩa xã hội học, cũng là mục đích ban đầu phải viết thành một loạt truyện. Câu chuyện trong Bom sợ hãi nói về tầm quan trọng của “ký hiệu” đối với sự vận động của thế giới, cho nên tôi đã xây dựng nhân vật sinh viên đại học một sớm thức dậy phát hiện ra mình đang ở một thế giới xa lạ về ngữ nghĩa, tai chỉ nghe thấy những âm thanh hỗn độn, chữ viết biến thành mớ tạp nham méo mó, mọi biển hiệu, sách báo, tiền tệ, ti vi v.v… đều là những hình ảnh rối rắm. Sau đó sinh viên ấy gần như bị tâm thần phân liệt.
Xây dựng một điều kiện không gian thời gian như vậy là vì, muốn biết được mức độ quan trọng của một cái gì đó, phương pháp nhanh nhất là “vứt bỏ nó”, để nó không tồn tại. Nếu một cái gì đó không tồn tại nữa, ta sẽ phát hiện ra quỹ đạo vận hành của thế giới xung quanh dần dần chệch hướng, hoặc mất cân bằng nghiêm trọng. Trải nghiệm sự hoang mang và sai lầm sẽ cho ta lĩnh hội được ý nghĩa quan trọng của sự tồn tại của thứ đó đối với bản thân.
Nếu ông Trời bắt mẹ bị bệnh nặng vì mục đích như thế, tôi chỉ có thể nói rằng, sao phải làm điều thừa thãi vậy?!
Sự quan trọng của mẹ không cần bất cứ chứng cứ hỗ trợ nào.
Bây giờ là 2 giờ 35 phút chiều, mẹ nằm viện ngày thứ hai.

Buổi sáng tôi đến thay ca cho thằng út, mang ẹ xô nước dùng để lau rửa và bức tượng Phật nhỏ. Họ hàng đến thăm nhiều, chú ba, cô ba, vợ chồng dì ba, bố mẹ vợ tương lai của anh cả. Tôi nghĩ đây thông thường là “giờ cao điểm” thăm hỏi bệnh nhân. Đến sau đợt hóa trị liệu, lượng bạch cầu sụt giảm mạnh, hệ thống miễn dịch suy yếu, sẽ phải đuổi khách, bảo vệ mẹ.
Tôi nhìn mẹ liên tục giải thích bệnh tình cho họ hàng, nói đi nói lại rằng đã có chuẩn bị tinh thần, lần lượt an ủi mỗi người đến thăm. Mẹ thật mạnh mẽ. Tôi ầm thầm cầu khấn bộ gien di truyền yếu ớt của mình chỉ là đột biến cần thiết “để trở thành nhà văn có cảm xúc dồi dào”.
Họ hàng như sóng, ập đến rồi tản đi. Bây giờ chỉ còn mình tôi.
Buổi chiều mẹ nhận được điện thoại của ba, lại bắt đầu chỉ dẫn chỗ để các thứ vật phẩm trong nhà, cả vị trí của thuốc men trên giá, lời lẽ tỉ mỉ và phong phú, dễ dàng mường tượng ra dáng vẻ ba đang tìm kiếm đến luống cuống ở đầu kia điện thoại.
Ba là một người đàn ông rất dựa dẫm vào mẹ. Vì thế ba không biết nấu cơm rửa bát, không biết giặt áo là quần, không biết quét nhà dọn dẹp, nửa đêm mỏi vai đau lưng thì mẹ đấm bóp mát xa, trước khi ngủ hay đòi ăn đêm. Một mẫu đàn ông sung sướng điển hình của Đài Loan thế hệ cũ. Nhà tôi nghèo, một núi nợ hơn hai mươi năm trả chưa xong, nhưng ba sống thoải mái, vì có mẹ thu xếp gắng gượng cân bằng thu chi, năm ngoái còn mua một chiếc xe RV mới.
“Ông có nhớ uống thuốc trước và sau bữa tối không?... Trà gừng bột để ở cái tủ gương tôi hay pha cà phê, phía sau một tí… Số điện thoại đó tôi chép ở…” Mẹ nằm trong bệnh viện, vẫn điều khiển cuộc sống của ba từ xa.
Ngoài cuộc sống ra, ba tôi còn dựa vào mẹ trong chuyện làm ăn ở tiệm thuốc.
Nhà tôi mở tiệm thuốc, mức độ quán xuyến của mẹ đối với tiệm vượt xa tưởng tượng của mọi người. Mẹ rất chăm chỉ, thường xuyên thấy mẹ ôm cuốnDược phẩm toàn thư dày cộp để tra tra dò dò. Với kiến thức chuyên môn hộ lý trước đây, mẹ không ngừng tìm tòi bổ sung tri thức tiên tiến nhất về sử dụng thuốc men. Mẹ còn hay bảo tôi lên mạng tra ẹ xem ý nghĩa của mấy từ khóa là gì. Cho dù tuổi đã cao, phải đeo kính lão, mẹ vẫn kiên trì như thế.
Chính vì vậy, bao nhiêu khách hàng, người thân, láng giềng chòm xóm hễ ốm đau đều muốn tìm mẹ nhờ tư vấn phải làm thế nào, nên đi bệnh viện nào. Nghiễm nhiên mẹ trở thành quý nhân được yêu mến nhất trong khu dân cư. Tiệm thuốc cũng biến thành điểm trung chuyển thông tin của dân cư xung quanh đấy, đủ mọi chuyện ngồi lê đôi mách đều tự động tìm tới.
@STENT: luv-ebook /
“Mẹ ơi, con dám chắc mẹ tranh cử tổ trưởng khu phố nhất định trúng!” Tôi từng nói vậy.
“Chứ sao chứ sao.” Mẹ đáp tỉnh queo. Đối với mẹ, điều duy nhất quan trọng là lo toan tươm tất cho gia đình.
Y tá mang đến một lô các tập tài liệu tuyên truyền về hóa trị liệu, bên trong liệt kê các tác dụng phụ sau trị liệu như chóng mặt, buồn nôn, rụng răng, rụng tóc v.v… và các sơ suất khách quan ví như nếu hóa chất bị thấm ra ngoài huyết quản… Tóm lại là nội dung đầy ắp đe dọa.
Mẹ ngồi dậy, cùng tôi xem những tài liệu tuyên truyền đầy đe dọa đó. Tôi đọc thấy có nhắc tới uống nước chanh và ngậm gừng giúp ngăn cảm giác buồn nôn, bèn vội vàng gọi điện thoại nhắn ba tối nhớ mang đến.

“Đừng sợ!” Mẹ rất quan tâm khi thấy tôi lo sợ, bởi vì tôi không giấu được cảm xúc.
“Nhưng mà con sợ đau lắm, nghĩ tới lúc mẹ làm hóa trị liệu, ở đây chỉ có một mình con, con rất lo.” Tôi thành thật, liên tục nắn bóp bàn chân mẹ.
Sau đó mẹ lại phải quay ra khuyên giải tôi, tôi không uổng danh là người chăm sóc tồi tệ nhất.
Mãi đến khi điện thoại của anh cả gọi đến nhắn là chiều nay anh đi phỏng vấn ở viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp xong sẽ về Chương Hóa, tôi mới miễn cưỡng thở phào. Anh mà, rất vững chãi.
Trong tưởng tượng, hình ảnh bệnh nhân ung thư sau khi hóa trị liệu sẽ nôn be bét, đau đớn kêu trời khóc đất làm tôi không thể chịu đựng một mình. Chỉ mong sao trên ti vi toàn nói nhảm nhí lừa khán giả.
Y tá đến tiêm ẹ một mũi an thần và chống nôn, rồi điều chỉnh máy móc, bắt đầu truyền hóa chất hai tư giờ. Ngày mai hoặc ngày kia có thể sẽ đặt một mạch máu nhân tạo ở gần xương quai xanh của mẹ, để tiện cho truyền thuốc sau này.
Y tá và mẹ thảo luận về tính tất yếu của mạch máu nhân tạo đó. Mẹ nói với một giọng rất vui vẻ và chắc chắn: “Không sao đâu, miễn là có tác dụng điều trị, tôi sẽ hết sức phối hợp, tôi đã quyết định phải kiên cường chiến đấu rồi.” Tuyệt quá.
Sau đó mẹ lại bắt đầu nói về chuyện ba anh em tôi. Như thường lệ, từ khoe anh học tiến sĩ, hôm nay đi phỏng vấn nghĩa vụ quân sự ở viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp, rồi đến tôi, nhấn mạnh tuy tôi không vững vàng, rất khó nhờ cậy, nhưng lại rất giỏi viết truyện (liên quan gì đâu nhỉ!), sau cùng là thằng út, đang làm thạc sĩ ở trường Sư phạm, sang năm sẽ đi thực tập ở trường trung học Chương An. Sau nữa còn nhấn mạnh ba thằng con giai đều sắp bảo vệ luận văn, luận án, sắp tốt nghiệp cả rồi.
“Vì vậy tôi nhất định sẽ bình phục.” Mẹ nói rất nhẹ nhàng.
Đấy, tôi đã bảo sự tự tin dữ dội của tôi là có nguồn gốc cả.
Thuốc an thần phát huy tác dụng, mẹ bắt đầu cảm thấy hơi mơ màng. Tôi kể tôi đã bắt đầu cho đăng lần lượt chuyện của mẹ lên mạng. Mẹ tò mò hỏi mấy câu. Tôi kể rằng mọi người đều thấy cảm động. Bao giờ tôi tới lượt về nhà sẽ in bản thảo ra ẹ đọc.
Mẹ thiếp dần đi, miệng hơi hé ra.
Tôi dùng một cây tăm bông đã nhúng nước, thấm ướt môi ẹ. Lòng đầy cảm xúc.
Hồi nhỏ bị ốm sốt, ăn gì vào cũng nôn thốc tháo, mẹ lén truyền nước cho bọn tôi tại nhà, bởi vì uống nhiều nước quá sẽ bị nôn. Miệng chúng tôi khô nẻ, mẹ lại lấy tăm bông thấm ướt đặt lên miệng dặn bọn tôi ngậm mút, sau đó bôi ra khắp môi. Tận đến năm trước, tôi nhập viện vì bị thoát vị bẹn, mẹ vẫn dùng tăm bông thấm nước ấm để lên mồm tôi.
Nhưng đến tận tối khuya hôm qua mới sực nhớ ra chúng tôi không mang tăm bông vào bệnh viện. Sáng nay trước khi ra khỏi nhà tôi hỏi xin bà nội một gói tăm bông.
Mẹ chu đáo nhất.
Hoặc là, tình yêu của mẹ nhiều nhất.

—
Anh cả sắp đến.
Chúng tôi hay nói chuyện về mẹ trên chuyến xe Bắc Nam.
Từ trước đến giờ chúng tôi luôn mừng rằng đã không làm mẹ thất vọng, chúng tôi rất rõ niềm tự hào của mẹ, mỗi đứa nhất định phải có hào quang của riêng mình. Anh cả nói tôi có thành tích sớm nhất, mẹ rất hay khoe với mọi người rằng tôi đã ra sách, nghe nói rất nổi tiếng trên mạng, mỗi lần đến hiệu sách mua tài liệu khám chữa bệnh mẹ thường soi mói như thanh tra xem sách của tôi có trên giá hay không.
Tôi luôn hy vọng tương lai giành được giải thưởng văn học đại chúng nào đó, để lúc đứng trên sân khấu phát biểu cảm tưởng sẽ tha hồ tỏ lòng biết ơn mẹ.
Mẹ thường nói, tế bào văn học trong người tôi di truyền từ ba, rồi nhắc đến các lá thư tình ba viết ẹ hồi xưa. Nói như thế cũng chẳng sai, hồi bé cứ cuối tuần phải làm bài tập làm văn vào vở, ba anh em đều phải ngoan ngoãn viết thành bản nháp cho ba nhận xét trước, sửa đi sửa lại xong mới được cho phép viết vào vở. Nếu ba đang bận nhiều việc, số câu bị sửa sẽ ít một chút, khiến bọn tôi sướng gần chết.
Nhưng mà câu chữ sửa đi sửa lại, thì chắp hàng ngàn câu cũng không thành bài văn hay được.
Nghỉ hè cuối năm lớp bốn tiểu học, mẹ bỗng có ý tưởng cho anh em tôi đến học làm văn ở tòa Nhật báo quốc ngữ, thế là dắt xe đạp chở chúng tôi đến đó xin vào lớp “phụ đạo tập làm văn”. Ở đó, mỗi buổi học phải hoàn thành một bài văn mới được ra về, không có tình trạng phải chỉnh sửa xong xuôi mới được tính làm xong. Thế là tôi thỏa sức viết lách, viết tận tình, chăm chú và thành ra say mê. Không thể không chăm chỉ nghiêm túc, không thể không thỏa sức bởi vì mẹ dường như vắt đến tận cùng hơi sức để làm sao cho anh em chúng tôi trở thành tài năng phơi phới.
Nhưng mà hồi đó tôi lại rất băn khoăn. Mặc dù tuổi mới tí ti, nhưng tôi đã lờ mờ cảm nhận được tình trạng nợ nần của gia đình. Mẹ ráng sức gom góp để có tiền ấy anh em tôi đều được học thêm tiếng Anh, giờ lại thêm tập làm văn, khiến tôi cảm thấy băn khoăn và áy náy. Mỗi lần thầy giáo đưa cái phong bì bằng giấy bìa, bảo về nhà cho học phí vào đấy, con số viết trên đó đều khiến tôi hoang mang.
Hễ nghĩ đến chuyện mẹ quyết không bao giờ nhíu mày trước các khoản học phí, sống mũi tôi lại cay sè.
Đầu năm lớp bốn tiểu học, trong ba năm học lớp tiếng Anh của thầy Đinh, mẹ mua băng cát xét trắng bảo chúng tôi lên lớp ghi âm để về nhà ôn tập. Có lúc mẹ cũng ngồi nhàn rỗi nghe cùng, nếu nghe thấy bọn tôi đùa cợt mất trật tự trong lớp, mặt mẹ lập tức nghiêm lại, bắt buộc chúng tôi lần sau đi học phải ngoan ngoãn xin lỗi thầy giáo và còn đích thân gọi điện thoại cho thầy để xác nhận. Tôi nghĩ điều này đã ít nhiều ức chế năng khiếu hài hước của một con người, nhưng có cha mẹ nào mong muốn con mình trong lúc cần phải học tiếng Anh lại rèn luyện năng khiếu hài hước?
@STENT
Trở lại với môn làm văn. Lạc đề rồi mặt trơ trán bóng quay lại chủ đề cũ là sở trường hay ho của tôi.
Tôi thấy rõ dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của ba, lối hành văn của tôi trở nên nổi trội so với bạn bè, nhưng điểm học ở trường lại bình thường, nên mỗi khi có cuộc thi học sinh giỏi văn các thầy chỉ gọi top ba “học sinh giỏi” đi gánh trọng trách, tôi không có cơ hội cũng chẳng có động cơ đặc biệt nào để chứng tỏ sở trường thứ hai của mình, ngoài sở trường vẽ tranh.
Học làm văn ở tòa nhật báo, thật ra chẳng còn ấn tượng đã học cái gì, chỉ biết ra sức viết. Lần nào trả bài điểm cũng cao, nhận xét tốt, nên thầy khuyên tôi thi vào lớp năng khiếu văn. Tôi chẳng biết mình có năng khiếu hay không, nhưng đã đường hoàng thi vào, và rồi ròng rã học môn văn năng khiếu hai năm trời.
Lên trung học cơ sở, tôi không chỉ biết viết, còn thêm thói hài hước kiểu bốc phét. Nhật ký tuần viết linh tinh lần nào cũng được chuyền tay nhau đọc trong lớp. Hễ đề làm văn có chút tự do, tôi liền mượn cớ viết truyện. Lên đến trung học phổ thông, mức độ “chém gió” trong nhật ký tuần đã hoàn toàn ra khỏi quỹ đạo thông thường, chuyển sang lớp kế bên, đến thứ Sáu mới về lại tay tôi. Sau đó tôi làm lớp phó văn nghệ suốt sáu năm, thực hiện sáu lần bố trí trang hoàng lớp học, từ trung học cơ sở năm đầu đến trung học phổ thông năm cuối.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui