Mẫu Thân Thần Y Và Bảo Bối Phúc Hắc


Gà rừng bướng bỉnh hơn gà nhà nhiều, nó vùng vẫy dữ dội khiến Du Uyển buộc phải tìm thứ gì đó trói nó lại tránh nó bay mất.

Thế nhưng, Du Uyển tìm khắp trong giỏ suốt nửa ngày vẫn không thấy dụng cụ gì, cuối cùng đành bất lực móc ra một sợi dây thừng đỏ từ trong túi.

"Hóa ra trong túi áo của mình còn có thứ này à." Du Uyển nhướng mày, không nói hai lời, liền lấy dây đỏ ra trói con gà rừng.

Du Uyển thắt nút thủy thủ, con gà rừng càng vùng vẫy, dây đỏ càng siết chặt, dưới ánh bình minh, cảnh tượng ấy có đôi chút rùng rợn.

Du Uyển ngân nga một điệu hát dân gian, mang theo con gà rừng rời khỏi mảnh vườn rau.

Trên đường đi, cô cố gắng nhớ lại những thông tin về ngôi làng hoặc triều đại mà mình đang ở, nhưng đáng tiếc cô chẳng nhớ được gì.

Ngôi làng nằm giữa hai ngọn núi, với những cánh đồng lúa rộng lớn.

Càng về phía tây, càng hoang vắng, và nhà họ ở tận cùng phía tây của làng - trước cửa nhà là một khoảng đất trống khá bằng phẳng.

Du Uyển nhớ kiếp trước ở quê cũng có một mảnh đất như vậy, mọi người gọi là đạo tràng, không biết ở đây gọi là gì, hoặc có lẽ không có tên gọi gì.

Khi vào nhà, Tiểu Thiết Đản đã tỉnh dậy, đang vụng về mặc quần áo cho mình.

Dù tháo vát đến đâu, thằng bé vẫn chỉ là một đứa trẻ chưa đầy sáu tuổi.

Áo khoác mùa đông dày cộp, thật vất vả cho nó.

Người phụ nữ trên giường vẫn chưa tỉnh, hơi thở nhẹ nhàng, làn da trắng nhợt nhạt càng thêm trong suốt so với ngày hôm qua.

Du Uyển đặt cái giỏ xuống, bước vào nhà.

Tiểu Thiết Đản rốt cuộc cũng mang xong chiếc giày cuối cùng, nhìn thấy Du Uyển, đôi mắt to tròn long lanh sáng lên: "A tỷ!"

Du Uyển nhìn lướt qua bộ dạng nhỏ phồng phồng và phệ phệ kia, tiến đến kéo phẳng chiếc quần bên trong của cậu, nhét áo vào trong quần, đang định hỏi cậu bé ngủ có ngon không, thì từ gian nhà chính vang lên tiếng gà gáy vang dội.

Tiểu Thiết Đản ban đầu ngẩn ra một lúc, sau đó hớn hở chạy ra ngoài, giọng hân hoan không thể kìm nén: “A tỷ! Đây là gà sao? Gà ở đâu ra vậy? Tỷ đi chợ à? Tỷ mua gà hả?”

Trẻ con khi phấn khích thì thật ồn ào nha!

"Tỷ không đi vào thị trấn." Hơn nữa, đi thì cũng không có tiền, Du Uyển vỗ nhẹ người phụ nữ nằm trên giường, đắp chăn cho bà rồi mang con gà rừng ra hậu viện.


Hậu viện được bao quanh bởi hàng rào, phía trước nối với nhà, phía sau thì thông với chuồng lợn và nhà bếp.

Tất nhiên, chuồng lợn không có lợn.

Đây là con vật tỷ bắt được trên núi.” Du Uyển nói.

“Bắt được trên núi ạ? A tỷ tỷ giỏi quá đi!” Tiểu Thiết Đản háo hức nhìn cô với ánh mắt ngưỡng mộ.

Du Uyển cầm cái bát rỗng đi ra, dùng dao cắt tiết con gà.

Tiểu Thiết Đản nhìn thấy cảnh tượng này mà không hề sợ hãi, ngoan ngoãn ngồi xổm xuống đất, nhìn không chớp mắt.

“Là cho chúng ta ăn ạ?” Cậu bé hỏi.

“Tất nhiên rồi, chứ cho ai ăn?” Du Uyển đáp.

Tiểu Thiết Đản muốn nói gì đó nhưng lại thôi.

Du Uyển cảm thấy em trai có vẻ kỳ lạ, nhưng vì đang bận nấu ăn nên không để ý nhiều.

Cô thả con gà vào nước nóng chần qua, rồi bắt đầu vặt lông.

vừa vặt vừa suy nghĩ món ăn kèm sẽ là gì, không thể lại là củ cải nữa, cô vốn không thích ăn củ cải.

Bỗng nhiên, cô quay đầu lại, nhìn về phía những cây tre mọc thành hàng sau bếp.

Tre có màu xanh lục, thân tre có những vệt màu xám trắng không rõ ràng, hẳn là những cây tre từ ba đến năm năm tuổi.

Tre ở độ tuổi này là thích hợp nhất để đào măng.

“A tỷ, tỷ đang nhìn gì vậy?” Tiểu Thiết Đản thắc mắc hỏi.

Du Uyển không trả lời, đặt con gà rừng đã vặt hết lông xuống, lấy một cái xẻng rồi đi về phía những cây tre.

Tiểu Thiết Đản không biết chị mình định làm gì, liền chạy theo sau.

Du Uyển đi qua đi lại trong khu tre, bỗng nhiên cô khom người xuống, dùng xẻng đào dưới gốc một cây tre.

Sau vài nhát đào, một thứ nhọn hoắt, to cỡ củ khoai lang được đào ra.


“Thật sự có.” Du Uyển cười.

“A tỷ, đây là cái gì vậy?” Tiểu Thiết Đản tò mò hỏi.

Du Uyển vui vẻ nói: "Măng đông."

"Có thể ăn được không?" Tiểu Thiết Đản lại hỏi.

Du Uyển mỉm cười: "Tất nhiên rồi."

Măng đông không chỉ có thể ăn được mà còn rất ngon, giá trị dinh dưỡng cũng cao.

Sau khi đào măng, Du Uyển lấp đất nhẹ nhàng để sang năm sau nó tiếp tục phát triển.

Nơi này những cây tre mọc nói nhiều không nhiều, nói ít không ít.

nhưng không phải cây nào cũng mọc măng.

Sau khi đào được hai cây, Du Uyển thu dọn đồ nghề trong tiếng bụng đói réo rắt của Tiểu Thiết Đản.

A Uyển tách vỏ măng đông, rửa sạch và thái lát.

Cắt gà rừng thành từng miếng, bỏ nội tạng sang một bên.

Phi thơm gà và măng đông với lửa lớn, sau đó hầm nhỏ lửa.

Du Uyển hiếm khi nấu ăn, nói thật tay nghề nấu nướng của cô không cao, nhưng nguyên liệu tốt không thể chê được.

Chỉ trong chốc lát, hương thơm nồng nàn của thịt gà hòa quyện với hương vị thanh tao của măng tre, từng chút lan tỏa ra, len lỏi vào mọi ngóc ngách kích thích vị giác của Du Uyển và đệ đệ.

Tiểu Thiết Đản thèm đến mức nước dãi chảy ròng ròng.

Du Uyển mở nắp nồi ra, gắp một miếng thịt gà muốn đưa cho cậu bé.

Cậu bé lắc đầu lia lịa, nuốt nước miếng một cái nói, "Đệ, đệ sẽ đợi mẹ và tỷ cùng ăn!”


"Được.

"Du Uyển không miễn cưỡng.

Sau khi đậy nắp nồi lại, cô nói với Tiểu Thiết Đản, "mầm tỏi không đủ, tỷ ra đồng hái thêm một ít."

"Vậy thì đệ sẽ canh nồi canh gà!" Tiểu Thiết Đản mặt đầy nghiêm túc nói.

Du Uyển cười khẽ: " Được, đệ canh nồi gà đừng để ai đánh cắp."

Lời này cô chỉ nói đùa với Tiểu Thiết Đản thôi.

Nào ngờ, ngay khi cô vừa ra khỏi cửa, lại có kẻ thật sự nhòm ngó nồi gà của cô.

Người tới không ai khác, chính là Triệu Thị mẹ ruột của Triệu Hằng.

Hôm đó, sau khi A Uyển gieo mình xuống hồ, Triệu Hằng đã lập tức cứu nàng lên.

Hắn ta nói với bên ngoài rằng nàng sẩy chân rơi xuống nước.

Ngay cả Triệu thị, mẹ ruột hắn ta, cũng không biết sự thật.

A Uyển hôn mê mấy ngày, Triệu Thị vốn tưởng rằng nàng không sống nổi, vậy mà mới vừa nghe hàng xóm nói nhìn thấy A Uyển, bà ấy lập tức chạy đến xác nhận một phen.

"A Uyển, con tỉnh rồi à? Con cũng thiệt là! Tỉnh rồi cũng không nói với ta một tiếng.

Hằng Nhi lại cần nộp học phí rồi, con nhanh lên một chút đem tiền —-"

Vừa nói, Triệu Thị vừa đi vào nhà.

Đi được nửa đường, bà dừng lại.

“Mùi gì thế này? Sao lại thơm đến thế?!”

Triệu Thị vội vã chạy vào bếp.

Thấy bà, mặt Tiểu Thiết Đản tối sầm lại.

Triệu Thị chẳng thèm nhìn Tiểu Thiết Đản lấy một cái.

Bà nhấc nắp nồi lên.

Khi nhìn thấy nồi canh vàng óng với thịt gà hầm bên trong, mắt bà ta lập tức sáng lên!

Bà không nhớ lần cuối cùng mình ăn thịt là khi nào.


Mười ngày trước ư? Hay nửa tháng trước? A Uyển, nha đầu chết tiệc thật vô dụng.

Mỗi tháng nó chỉ có thể để cho bà ăn một, hai lần thịt, mà lại còn ít ỏi đến đáng thương.

Trời mới biết bà thèm thịt đến mức nào!

Bây giờ đây có cả một nồi to đùng, một nồi to đùng a!

Triệu Thị hớn hở đặt nắp nồi xuống, kéo tủ bếp ra, lấy một cái hũ sành sạch sẽ, và đương nhiên là múc cả con gà trong nồi.

Tiểu Thiết Đản tức giận nắm lấy tay bà.

"Tỷ ấy bảo đây là để chúng tôi ăn! Bà không được lấy đi!”

Triệu Thị hừ một tiếng.

"A tỷ ngươi là con dâu ta.

Của nó thì cũng là của ta! Từ bao giờ đến lượt các ngươi ăn?"

Nha đầu chết tiệt! Lần này thậm chí còn không biết đem đồ tốt như vậy đến hiếu kính bà, lại lén giấu trong nhà mà hầm.

May mà bà đến, bằng không, cả nồi thịt gà to đùng này sẽ bị đám người bệnh tật kia ăn hết!

"Tránh ra!" Triệu Thị quát.

"Không được!" Tiểu Thiết Đản nhất quyết không chịu buông Triệu Thị ra.

Triệu Thị nổi giận, dùng sức vung mạnh và rút cánh tay ra, véo lấy má của Tiểu Thiết Đản, hung hãng nói: "Ngươi là cái thứ gì? Cũng dám quản chuyện của lão nương? Có tin ta cho ngươi một trận không hả?!”

Nửa bên mặt Tiểu Thiết Đản bị bóp đỏ lên.

Cậu bé trừng mắt nhìn bà, tay chống nạnh.

"Vậy bà đánh đi! Đánh đi!"

"Ngươi, ngươi, cái thằng tiểu tử này!" Triệu Thị giơ cao lòng bàn tay.

Thông thường, Triệu Thị nhất định sẽ cho tên tiểu súc sinh phiền toái này một trận ra trò.

nhưng trước mắt thịt gà quả thực quá thơm, bà không kịp chờ đợi muốn bưng trở về mà ăn cùng con trai với con gái vì thế mà "Đại từ đại bi" buông tha cho Tiểu Thiết Đản, đem nó ném ra ngoài trước khi xoay người đi múc hết thịt gà trong nồi.

Bà ta múc sạch sẽ cả nồi gà, đến một cái cổ gà cũng không chừa lại.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui