Mật mã cuối cùng

Bạn có biết cái cảm giác mình đang đứng trên mây xanh bỗng dưng bị người khác lôi cổ dìm xuống nước nó như thế nào không? Nếu “chưa”… nhìn tôi là biết liền…
.
.
.
-Cái gì?
-Tôi nói là “đáp án chiến tranh thế giới thứ hai của cậu sai rồi”.
-Nói láo. – Tôi hét lên phản bác. Ngay sau đó là tiếng cô thủ thư gõ bàn, chỉ tay vào mặt tôi ra hiệu im lặng. Tôi cúi đầu, hạ giọng hỏi Chảnh thiếu gia. – Sai chỗ nào? Cậu nói thử xem.
-Tốt thôi. Vậy tôi hỏi cậu tại sao dữ kiện cuối cùng lại bỏ đi mà không chịu phân tích?
-Cái đó… cái đó… – Tôi cứ thế lấp lửng rồi bỏ ngỏ câu nói.
-Cậu biết tại sao tôi lại hỏi ngày sinh của cậu với tên người thiết kế mật mã không?
-Không biết. – Tôi lắc mạnh đầu phụ họa cho câu nói của mình.
-Bởi vì trong dữ kiện “7/3 – 10/2: Ánh sáng vĩnh hằng sẽ mang lại bình yên cho thế giới” có nhắc tới Lưu Việt An và Bùi Vĩnh Quang.
-Dựa vào đâu mà cậu lại khẳng định như vậy?
-Bởi vì “ánh sáng vĩnh hằng” nghĩa là Vĩnh Quang, còn “bình yên” nghĩa là An. Hơn nữa từ khóa cần tìm có 22 ô vuông. Trong khi đó đáp án của cậu lên đến 23 ô vuông. Vậy thử hỏi một ô vuông nữa đi đâu rồi? – Chảnh thiếu gia nghiêng đầu nhìn tôi nheo mắt cười hỏi.Tôi nuốt khan một hụm nước bọt, đưa cả hai tay lên cào đầu, tìm chứng cứ biện hộ ình. – Cứng họng rồi à? Nhưng mà chưa hết đâu, vẫn còn một thứ nữa. “7/3 – 10/2”, một cái là ngày sinh của cậu, cái còn lại tôi khẳng định là ngày sinh của Bùi Vĩnh Quang.
Làm sao… làm sao mà cái tên họ Bùi ấy lại biết được ngày sinh của tôi? Hắn bói đâu ra vậy hả trời? Hả trời? Trời ơi điên đầu mất! Tôi lấy hai tay xoa rối mớ tóc xù, sản phẩm từ nãy đến giờ mình cất công ngồi cào song khẽ hỏi Chảnh thiếu gia:
-Vậy cậu nói đáp án là gì?
-Chiến tranh thế giới thứ ba, vừa đủ 22 ô vuông.
-Làm gì có chiến tranh thế giới thứ ba?
-Thì chính nó là nguyên nhân xuất hiện ngày sinh và tên của cậu với người bạn ấy ở trong đó.

Vậy là hết. Hết đường chối cãi.
.
.
.
Tôi chẳng biết mình về lớp bằng cách nào, chỉ biết tay mình đang cầm mật thư và trên đó có điền đầy đủ 22 từ khóa.
Thật ra mà nói tôi thấy Chảnh thiếu gia cũng không phải là lạnh lùng, khiêm tốn, khó gần hay hoàn hảo gì như lũ con Linh vẫn thường nói. Mà đúng hơn là “Chảnh”, mắc bệnh ngôi sao, lúc nào cũng nghĩ thế giới quay quanh mình. Thế nên kết lại một câu: người như thế thường đứng vào đội ngũ những đứa tự kỉ cô đơn nơi góc lớp. Bạn bè không có là chuyện thường, nói chuyện với tường là hiển nhiên, và dĩ nhiên, điên là không tránh khỏi.
Tôi nhún vai bật cười một cái, tự khen mình có mắt nhìn người. Thì bỗng…
-Chị An, chị đang cười cái gì đấy?
Ôi chết, ông bà tổ tiên của con ơi! Vào học hồi nào vậy? Toi rồi! Bây giờ mà không khoan tai ngồi nghe cô ca bài “dân ca trù” thì tôi không làm người.
-Hả? Chị cười gì tôi? Giáo viên thì ngồi trên giảng bài khàn cả cổ, học sinh thì ngồi dưới cười. Cười cái gì mà cười? Tôi có nói sai nội dung bài học hay mặc quần áo rách gì đi dạy hay không mà chị phải cười? Hả? Sao chị không cười nữa đi? Ban nãy còn cười tươi lắm mà? Cái lớp này học hành thì không chịu học, đầu óc toàn cứ để đâu đâu. Nhớ năm xưa tôi…
Đấy! Tôi nói có sai đâu. Cứ mỗi khi trong lớp có đứa nào làm sai chuyện gì đó thì câu cửa miệng đầu tiên của thầy cô luôn là “cái lớp này”. Song bắt đầu lôi chuyện ngày xưa ra kể lể, nói xuyên kim cổ. Từ việc thầy cô ngày xưa đi học khổ cực cỡ nào cho đến học sinh ngày nay sướng cỡ nào. Từ những thứ nhỏ nhặt nhất trong đời sống cho đến những thứ cao siêu. Từ những sự tích anh hùng cách hiện tại vài dặm ánh sáng hay vài ba câu tục ngữ quen thuộc từ thời ông cố cũng không tha.
Lẽ dĩ nhiên là mấy đứa ham chơi hơn ham học trong lớp tôi sẽ chẳng kêu ca một lời dù bị dán đoạn bài giảng đâu. Có khi ra chơi chúng nó còn chạy đến cám ơn tôi nữa ấy chứ. Lý do hả? Đơn giản thôi. Bài giảng thì lúc nào cũng bạc phếch một màu, chẳng có gì mới mẻ, chuyền đời từ thời ông cố đến nay vẫn vậy. Có những thứ nghe về nó, biết về nó từ tám năm trước rồi mà giờ vẫn phải học. Hơn nữa, cô giảng thì câu trước câu sau cứ đều đều nhau, chẳng có nhún nhảy âm tiết gì cả. Việc đó đối với học sinh mà nói không khác gì “trẻ mục đồng ngồi nghe thiền sư gõ mõ”. Đừng nói là cả bài, một chữ có khi cũng chẳng lọt ấy chứ.
Nhưng mà nghe giáo viên mắng thì lại khác. Nội dung mới mẻ, thuyết trình hấp dẫn, câu từ bay bổng, ý tứ thâm sâu. Đặc biệt là nhịp độ lên xuống rất đều. Nó tưởng như một bản nhạc Rock sáng tác tại chỗ, chứ không có dạt dào cảm súc như mấy bài nhạc Ballad buồn. Hơn nữa, đang yên đang lành không phải học mà được nghe cải lương miễn phí thì còn gì bằng?
Tiết học kết thúc cũng là lúc cô xách cặp đi thẳng không lời từ biệt, bỏ lại bài học giở giang sau lưng. Cùng lúc đó, Trần Tiến quay xuống làm mặt hình sự, trợn mắt nhìn tôi hỏi dồn:
-Mày làm sao thế? Vào học thì vào muộn mười phút, mặt mày phờ phạc, quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù, tay cầm tờ giấy, chông không khác gì con điên. Song ban nãy lại còn ngồi đó cười ngờ nghệch chọc tức cô nữa chứ. Mày điên thật rồi đấy à? Hay sốt?
-Sốt. Tao sốt rồi, được chưa? Như vậy đã vừa lòng mày chưa? – Rứt lời, tôi nằm vật ra bàn, tính đánh một giấc thì Trần Tiến nhanh tay túm lấy nắm tóc đuôi gà vểnh ngược của tôi kéo dậy nói:
-Mày có khách kìa.
Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa, là Lý Ngân. Gì vậy? Bình thường hiếm khi nó qua tìm tôi như vậy lắm, chỉ có tôi mặt giầy, ngày nào cũng vác mặt sang C3 tìm nó thôi. Đến nỗi đứa nào cũng biết mặt tôi, biết tôi với Lý Ngân chơi thân, biết hai đứa gắn bó keo sơn, tình như thủ túc.

-Sao hả? Có gì muốn nói à?
Tôi dựa lưng vào cửa, nghiêng đầu nhìn Lý Ngân cũng là lúc nhìn thấy Bùi Vĩnh Quang đứng sau lưng Lý Ngân. Thò đầu nhìn tôi xòe răng cười:
-Sao cậu lại nói chuyện khó nghe vậy? – Lý Ngân tỏ thái độ bực tức trước cái kiểu nói chưa từng có với bạn thân của tôi, trước cái kiểu nói chuyện khó nghe của tôi.
-Xin lỗi, tại vừa nãy bị cô mắng.
Chẳng biết từ bao giờ tôi lại đi học cái kiểu nói chuyện không đầu, không đuôi, chen khúc giữa nói này của Chảnh thiếu gia nữa. Mà thôi kệ đi. Quan tâm làm gì! Cậu ta có đăng ký bản quyền đâu mà tôi phải nghĩ nhiều làm gì ệt.
-Có mà bị chửi té tát không còn lỗ chui thì đúng hơn đấy.
Từ trên đầu tôi rót xuống câu nói thường hay kiếm chuyện gây sự của Trần Tiến. Đang điên sẵn, tôi lấy cù trỏ thụi vào bụng nó mấy cái, gắt:
-Không phải chuyện của mày.
-Tao có nói là chuyện của tao à? – Trần Tiến giả ngu, nắm lấy bím tóc đuôi gà của tôi giật ngược, hỏi vặn lại.
-Biết vậy mà còn đứng đây hóng hớt à? – Tôi quay đầu lại lườm nó rách mắt, nhân tiện giật lại bím tóc đuôi gà. Gắt: – Mà này, đừng có gật tóc tao. Không đến khi tao nổi điên lên, “bức” hết tóc mày thì lúc ấy đừng có “khóc”. Hói đầu có ngày.
-Ai bảo với mày tao đứng đây hóng hớt? Hả? Tao đứng đây hóng chuyện đấy chứ. Với cả cái này mà là tóc à? Đuôi bò thì có. Tóc làm gì có cái loại nào lại sợi vàng, sợi đen, sợi đỏ chộn lẫn như trẻ chăn trâu thế này? Động vào chỉ tổ bẩn cả tay, ai thèm. – Nói thì nói vậy chứ nó cứ cầm khư khư tóc của tôi trên tay. Song, vẽ lên môi một nụ cười đểu hết mức, vận nội công giật thật mạnh rồi mới chịu thả ra. Bị tấn công bất ngờ, sém chút nữa là tôi bật ngửa ra sau. Ấy vậy mà nó đã không đỡ tôi thì thôi lại còn nhấn đầu tôi xuống mà cười khành khạch. May sao khi ấy tôi bám được vào tay Lý Ngân nên mới không làm một cú “cạp cỏ” oai hùng giữa cửa lớp. Tôi loạng choạng cố giữ thăng bằng, cũng là lúc nhìn thấy bàn tay thối tha của Trần Tiến quệt liên tục lên áo mình. Giống như nó mới động phải thứ gì đó bẩn lắm ấy. Trong khi đó răng môi vẫn liên tục phối hợp mà cười theo cái kiểu mất dạy.
Điên tiết, tôi hất bàn tay thối tha của Trần Tiến ra khỏi vai mình, ngửa cổ nhìn nó với ánh mắt hình viên đạn. Hằn học nghĩ: “Cái gì mà sợi vàng, sợi đen, sợi đỏ? Nghe nó nói kìa, ngứa gan không? Cái này là do tóc tôi yếu nên đi nắng bị cháy. Nó chỉ hơi hoe hoe có chút xíu thôi, làm gì mà như đuôi bò? Thằng này… học văn thì không hơn ai, cơ mà cứ động tý là lôi cái này cái kia ra so sánh, nói nghe như đúng rồi ấy”. Điên tiết, tôi dứ nắm đấm lên trước mặt nó đe dọa:
-Ngậm mỏ lại và biến ngay nếu không muốn ngày mai tao dắt mày đi trồng răng giả.
Trần Tiến đã không biết sợ thì thôi lại còn cười xòa. Cuộn tay thành nắm đấm, chồng lên nắm đấm tay tôi, giống như động tác người ta thường ăn mừng khi đồng đội hiểu ý nhau cười mà rằng:
-Đúng ý tao thế, tao cũng đang định ngày mai dắt mày đi trồng răng giả đây…
Tôi nổi sùng, tức tốc cúi xuống nhặt chiếc bi-tít lên tính phang cho Trần Tiến một trận thì đã thấy nó chạy được một đoạn khá xa rồi. Đã thế lại cứ liên tục ngoái đầu lại song lấy mấy cái biểu cảm không giống ai chọc tức tôi. Cùng lúc ấy, Trần Tiến chạy ngang qua chỗ Chảnh thiếu gia. Cũng là lúc tôi nhìn thấy cậu ta đang quan sát mình bằng cái nhếch môi cố hữu. Xa xa là một tốp gái xinh, gái đẹp đang chống cằm ngồi ngắm Chánh ca “của họ”. Tôi nuốt nước bọt vội quay mặt đi chửi thầm: “nhìn cái gì mà nhìn, móc mắt ra bây giờ chứ nhìn”. Nhưng thực chất thì tôi sợ, sợ ra về không được ăn cơm mẹ nấu mà phải ăn cháo mẹ nấu, sợ chiều nay không được đến trường mà phải đến viện, sợ mình phải đi gặp ông bà ngoại trước cả thầy bu, sợ tương lai không xa phải chuyển hộ khẩu vào nhà xác. Mới nghĩ đến đấy thôi mà tôi đã rùng mình, da gà da vịt nổi lên từng mảng.
Tôi lia mắt về phía Chảnh thiếu gia, đáp lại tôi vẫn là cái dáng vẻ dửng dưng đi cùng kiểu cười độc tôn của cậu ta. Sợ quá, tôi vội rụt cổ lại, dức khoát quay đầu đi. Đập vào mắt tôi là thân ảnh cao lớn đứng chắn trước mặt, hai tay khoăn trước ngực, đứng thẳng lưng, không nói một lời. Giờ này tôi mới phát hiện ra là tên họ Bùi này cũng cao không thua gì Chảnh thiếu gia. Minh chứng rõ nhất là tôi chỉ đứng đến ngang vai của hắn. Ông trời thật bất công, sao ai cũng cao hơn tôi hết vậy? Một Trần Tiến đã đành, lại thêm mấy cây cột điện mày nữa… Đúng là đau hơn hoạn mà.
Ơ mà thiếu… Lý Ngân của tôi đâu?

Tôi ráo dác tìm kiếm thân ảnh quen thuộc kia giữa hành lang lớp học. Thì từ trên đầu dội xuống câu nói:
-Cậu đang tìm cái gì đấy?
-Lý Ngân đâu? – Tôi ngửa cổ hỏi ngược lại Vĩnh Quang, hay nói đúng hơn là ra lệnh.
-Ơ… về lớp rồi.
“Sao đang yên lại đi về lớp?”. Tôi nghiêng đầu nghĩ.
Lý Ngân chẳng phải là đứa rảnh rỗi đến mức chạy qua C4 tìm tôi tám chuyện hay nhớ tôi nên qua đây nhìn mặt một cái rồi đi về như vậy đâu. Chắc chắn là ban nãy nó có chuyện gì đó muốn nói nhưng mà lại thấy tôi không để tâm nên… Tôi lại còn phớt lờ nó mà mải đánh nhau với Trần Tiến nên… Chết toi rồi, kiểu này không giận ba tháng mới lạ. Trần Tiến – tên chết bầm kia, không phải tại mày thì tương lai sau này của tao đã chẳng phải khốn khổ rồi. Tao hận… tao hận mày, mày cứ thử vác mặt về đây xem. Tao không lập tức mang cái bản mặt đểu giả của mày ra chà xuống đất thì cũng lấy kéo cắt lưỡi mày, cắt luôn cả con đường sinh sản sau này của cả dòng họ Trần nhà mày. Thằng khốn nạn!!!
Tôi nắm tay thành quyền, hậm hực chửi một mình. Móng tay đâm vào lòng bàn tay đau buốt nhưng vẫn cắn răng, ngoan cố không chịu buông. Cúi gằm mặt, mắt dán chặt vào mười đầu ngón chân… rủa.
-Này… Cậu đang lầm bầm cái gì thế?
-Liên quan gì đến cậu? – Tôi hét lên. Đang điên sẵn, ông trời lại “ném” xuống cho tôi một bao cát để chút giận, tội gì mà không hưởng? – Không về lớp với Lý Ngân đi mà còn đứng đây làm gì? Hay là cậu viện cớ đi cùng Lý Ngân sang lớp tôi để ngắm Hoàng Kiên Chánh? Thật không ngờ đấy! Hóa ra cậu “quen” với Lý Ngân chỉ vì muốn che đậy tình yêu thầm kín của mình với cậu ta à? Ôi… Mối tình loạn luân giữa hai thăng con trai. Thật kinh tởm! Ọe ọe ọe… – Vừa bịa chuyện xong, tôi cúi gập người xuống, lấy hai tay ôm miệng nôn ọe liên tục. Lẽ dĩ nhiên là trước tài diễn xuất ngàn người hâm mộ, triệu người đánh ấy của tôi thì Bùi Vĩnh Quang tức sịt máu mũi là cái chắc.
Không ngoài dự liệu, vừa lúc tôi ngẩng mặt lên “ngắm” thành quả lao động của mình. Cũng là lúc được chiêm ngưỡng khuôn mặt đen sì của Bùi Vĩnh Quang. Cậu ta hậm hực nhìn tôi như mình bị oan (thì oan thật mà). Song, tính nói gì đó rồi lại thôi, chỉ đành thở dài một cái, buông câu:
-Mọi người đang nhìn cậu kìa!
Tôi chỉ là một học sinh bình thường, thích chơi trội là hiển nhiên. Nhưng mà chơi trội để nổi tiếng theo cái kiểu này thì tôi chẳng ham. Nổi tiếng thì phải nhận được ánh mắt hâm mộ từ mọi người chứ ai lại… Đâu đâu cũng chỉ là những cái lườm nguýt như muốn cào rách da mặt người khác… Vì tội “bôi nhọ thanh danh của Chảnh thiếu gia”.
Tôi tức tốc rụt cổ lại, cười giải lả với mấy bé (anty) fan. Song, lập tức thu răng, quay đầu chạy thẳng vào lớp. Gì chứ… Tính mạng là quan trọng nhất mà!
.
.
.
Hết giờ học.
Sau khi thu dọn sách vở xong, tôi không chạy ào ra nhà xe như mọi ngày mà quay đầu đi về hướng dãy nhà thiết bị. Nơi ấy vốn dĩ đã ít người qua lại huống chi lúc này lại đang là giờ ra về. Hai chữ thôi, “vắng… tanh” là đã đủ miêu tả rồi.
Thích yên tĩnh thì có đôi chút, nhưng tôi chẳng rảnh đến mức “ai ai cũng sách cặp về bên nồi cơm gia đình, còn mình thì ôm bụng đói ngồi nghe chim hót”. Nói là nói vậy chứ tôi vẫn lững thững đi về dãy nhà thiết bị để đợi Vĩnh Quang. Tôi hẹn cậu ta đến đấy để bàn giao lại mật mã, kết thúc mọi chuyện. Vậy là xong, từ nay về sau tôi với tên họ Bùi ấy không có dây dưa gì nhau nữa. Nói thật là tôi ghét cậu ta như trời ghét mây, như mây ghét gió, như gió ghét tường, như tường ghét chuột, như chuột ghét mèo, như mèo ghét chó, như chó ghét trộm, như trộm ghét công an, như công an ghét tội phạm. Mà tội phạm tức là trộm. Nói tóm gọn là tôi ghét Vĩnh Quang, như vậy là đủ.
Tôi ghét cậu ta tất nhiên là có nguyên do. Từ cái ngày hắn cố tình đâm xe vào tôi song nói liên thiên là tôi đã ghét hắn rồi. Đã thế, lúc tôi bị thầy đuổi ra khỏi lớp vì tội nói chuyện riêng trong giờ học là đã đủ nhục nhã lắm rồi. Vậy mà hắn ta còn chạy đến ti teo cười đểu thì tôi càng ghét. Chưa hết, hắn còn to gan chụp ảnh dìm hàng tôi song đem ra khoe mẽ, uy hiếp. Thêm cả cái trò mật mã vớ vẩn hại não này nữa, nó làm tôi một phen nhục nhã với Chảnh thiếu gia. Điên người!!!
Còn nữa, không phải chỉ vì những lý do đó mà tôi ghét Vĩnh Quang đâu. Thật ra mà nói tôi thấy con người cậu ta có cái gì đó không thật. Rõ ràng hắn chuyển vào trường tôi cùng đợt với Chảnh thiếu gia, tức là đầu học kì hai. Mà cho đến tận bây giờ, đã là ba tháng sau đó tôi mới được biết đến sự tồn tại của hắn với danh nghĩa “bạn trai Lý Ngân”. Thêm vào đó, Vĩnh Quang luôn biết về tôi thông qua Lý Ngân, có khi còn biết cả mặt tôi nữa ấy chứ. Vì hai lớp sát vách mà ngày nào tôi cũng qua C3 chơi thì hắn nhìn thấy mặt tôi là chuyện đương nhiên. Vậy mà cái trò đụng xe vớ vẩn như phim Hàn mà hắn nói vẫn sảy ra. Có vô lý không? Hết sức vô lý!

Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu Vĩnh Quang làm vậy nhằm mục đích gì? Nhưng tôi chắc một điều rằng: hắn không bao giờ tốt đẹp như lời Lý Ngân vẫn thường nói. Con nhỏ quá ngốc, ngốc đến mức cả tin, đối với nó ai cũng hiền, cũng tốt. Vậy nên mặc cho tôi nói khản cả cổ nó cũng không tin Bùi Vĩnh Quang xấu hơn con gấu. Thế có chết không cơ chứ? Tôi càng nói thì càng chứng tỏ rằng mình ghen ăn tức ở với người yêu của bạn thân thôi. Nhưng mà khoanh tay đứng nhìn nó sa vào lưới tình như vậy tôi chẳng đành. Lỡ một ngày Vĩnh Quang lòi đuôi cáo ra thì phải làm sao?
Tôi không còn là đứa trẻ mười tuổi, lẽo đẽo đi theo sau nó đuổi ruồi như ngày trước. Cũng không còn mang cái bản tính trẻ con mà nghĩ răng: chỉ cần Lý Ngân có bạn trai thì chắc chắn tương lai tôi đứng bên đường nhìn theo nó, vỗ tay hát vang bài ca “em bị ra dìa”. Cũng chẳng ích kỉ đến mức hai tay dâng Lý Ngân cho Trần Tiến để sau này mình được làm mẹ nuôi như lời thằng bạn chí cốt đã hứa. Tôi chỉ đơn giản là không muốn nó bị tổn thương, không muốn nó phải khóc ối tình đầu, khóc vì một người không đáng…
Vậy nên… hôm nay tôi cần phải kết thúc mọi chuyện để tránh sau này sảy ra bi kịch.
Tôi ngửa cổ nhìn trời, hít vào một ngụm không khí cốt lấp đầy phổi. Song, giáng từng bước chân voi xuống nền gạch, đi thẳng lên cầu thang. Vừa đến nơi, tôi nhìn thấy Bùi Vĩnh Quang đã đứng chờ sẵn ở đó. Hắn nhìn tôi cười tươi rói, càng ngày nụ cười càng rộng song nói:
-Nếu là xin lỗi thì không cần đâu. Vốn dĩ tôi không có để bụng mấy cái chuyện ấy đâu.
Ô vô duyên, ý hắn là tôi đến đây để xin lỗi chuyện mình lên cơn nổi sùng chửi hắn giữa trường đấy hả? Ngủ đi rồi mơ. Ai chứ, riêng tôi thì hai chữ “xin lỗi” bị gạch khỏi từ điển lâu rồi.
-Nhầm rồi, nhầm to rồi, tôi đến đây không phải để xin lỗi mà là đến đưa cho cậu mật mã. – Nghĩ rồi tôi bồi thêm một câu nữa. – Xóa ảnh đi và từ nay về sau tôi với cậu không có dây dưa gì nhau nữa. Okay?
Vĩnh Quang thu lại nụ cười cứng ngắc của mình, nhận lấy tờ giấy từ tôi, nhăn trán nói:
-Sao… tôi nghe Lý Ngân nói là cậu không biết chơi mật mã kia mà?
-Biết hay không cũng chẳng liên quan gì đến cậu đâu. Đó là chuyện của tôi, miễn sao giải được mật mã là đủ rồi. – Vừa nói tôi vừa quay lưng đi xuống cầu thang.
-Khoan đã, còn cái này, tôi nghĩ chắc chắn cậu còn nhớ nó. – Vĩnh Quang chạy đến kéo tôi lại. Đồng thời đưa đến trước mặt tôi vòng tay handmade tình bạn…
Nói thật chứ… nếu không phải tại cái vòng tay handmade tình bạn gì gì đó thì tôi đâu có khốn khổ thế này. Đã bị người ta lén chụp hình rồi lại còn phải xuống nước chịu nhục ngồi nghe Chảnh thiếu gia sỉa sói. Cái tên Vĩnh Quang này lại càng quái đảng hơn. Bày vẽ ba cái trò mật mã này nọ bắt tôi giải, đến là mệt.
-Sao cậu… sao cậu lại có nó? – Tôi lắp bắp hỏi.
-Thì chính cậu tặng cho tôi mà.
-Tôi tặng cho cậu khi nào?
-Thế chẳng phải khi ấy cậu tặng cho tôi bột bánh sống nguyên với cả cái vòng tay này à?
-Tất nhiên là không rồi. Khi ấy là tôi đánh rơi. Trả đây. – Tôi đưa tay ra tính giành lại vòng tay handmade thì Vĩnh Quang giang tay đưa nó lên cao. Hắn cao hơn tôi đã đành mà còn đứng trên tôi mấy bậc thang rồi đưa vòng tay lên cao như kiểu đánh đố nhau thì ai mà trọi lại được?
Điên tiết, tôi thu tay về đứng nhìn Vĩnh Quang hét:
-Muốn gì?
-Đã vậy thì tôi chẳng khách sáo làm gì nữa. Muốn lấy lại nó cũng được thôi. Nhưng tôi có điều kiện chao đổi.
Đọc tiếp Mật mã cuối cùng – Chương 10


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui