Mật mã cuối cùng

Tôi sốt ly bì và nằm chết dí trên dường hai ngày liền. Trong suốt hai ngày ấy, lúc nào Lý Ngân cũng ở bên tôi. Ở bên tôi theo đúng nghĩa đen của nó.
Chỉ cần đi học về, ném cặp sách lên bàn là con nhỏ sẽ bay sang, chèo lên dường và đắp chung chăn với tôi ngay. Ngân sẽ kể chuyện thầy cô, chuyện ở lớp, chuyện học và cả vài ba câu chuyện vụn vặt liên quan đến Vĩnh Quang cho tôi nghe. Từ bé đến lớn, tôi và Ngân chẳng giấu nhau chuyện gì dù chỉ là nhỏ nhặt nhất. Vậy mà giờ lại khác, Lý Ngân vẫn luôn là cô bạn thân không giấu tôi bất cứ chuyện gì. Còn tôi lại trở thành đứa chuyện gì cũng giấu.
Dấu ngón tay trên cổ, trên má và vết bầm trên bụng, Lý Ngân đều thấy cả. Nhưng hiển nhiên nói không đưa ra bất kì một lời thắc mắc nào về chúng. Tôi biết Lý Ngân đang đợi lời giải thích từ tôi, đợi tôi tự động nói ra. Nhưng tôi… thật ra tôi cũng muốn nói cho nó biết nhưng lại chẳng biết phải nói sao cho nó hiểu. Nói sao cho người thứ ba nghe câu chuyện này sẽ không có suy nghĩ giống ba mẹ tôi.
Hai ngày không đi học, Trần Tiến chẳng một lần đến thăm tôi. Tôi nghĩ có lẽ là nó giận, dù rằng tôi không biết nó giận chuyện gì. Giận tôi bắt nó nửa đêm nửa hôm chạy đây chạy đó tìm hay giận tôi sảy ra chuyện mà không nói một lời nào?
Hai ngày không đi học, tôi chỉ nhận được một cuộc điện thoại của Trần Tiến. Nó hỏi tôi đã đỡ sốt chưa rồi cúp máy. Giọng điệu nghe khách sáo đến rùng mình.
Thật ra là không phải tôi không muốn nói. Tôi đâu có thói quen giấu bí mật, huống chi lại là hai đứa nó.
Duy nhất có một lần, Lý Ngân ngồi soạn văn trong phòng tôi, con nhỏ khẽ hỏi:
-Cậu tính không nói cho tớ nghe chuyện gì đã sảy ra thật à?
Tôi nằm im trên giường cắn chặt môi, hai tay liên tục đan vào nhau thật chặt. Nhiều lần tính mở miệng ra nói hết tất cả, mà chẳng hiểu sao nửa chữ cũng không thể thốt ra.
-Thôi bỏ đi, cũng chỉ là tính hiếu kì ấy mà. – Ngân nói. – Mau mau mà khỏe lại hộ tôi cái cô nương. Còn hai tuần nữa là thi học kì rồi. Xem cậu này… tính ốm đến bao giờ? Coi trừng không theo kịp bài vở trên lớp thì lúc ấy đừng có mà ôm tớ khóc. – Ngân đùa.
Luôn vậy, Lý Ngân giỏi nhất trong mấy vụ đánh trống lảng. Giỏi hơn cả cái đứa đểu giả hay đi lừa người như tôi nữa. Tôi nằm cười cười phụ họa:
-Chi bằng cậu dạy kèm cho tớ đi.
-Nói trước à biết, Ngân xinh đẹp này lấy tiền dạy kèm hơi bị đắt đấy.
-Ôi dào, tưởng gì chứ ba cái thứ vàng mã ấy đây không thiếu. Đằng ấy cứ việc dạy thôi, tiền nong không quan trọng.
-Ha ha ha…
-Ha ha ha…
Chỉ cần có vậy tiếng cười đùa lại lan tràn khắp căn phòng nhỏ.
.
.
.
Hai ngày bốc hơi khỏi trường lớp, hai ngày kết thông gia với giường chiếu, cuối cùng tôi cũng thấy lại ánh nắng mặt trời.
Sốc lại balo, bước ra khỏi cổng, tôi nhảy tót lên yên sau xe đạp và tặng cho Lý Ngân một nụ cười tươi rói, cười chào buổi sáng. Chuyện là, tuy tôi có hạ sốt nhưng trong người vẫn còn khá mệt mỏi, tự đi xe đạp đến trường thì không an toàn nên có một trách nhiệm thiêng liêng đã được đặt lên vai Lý Ngân. Đó chính là hộ tống tôi đến lớp.
-Cười gì? Mới sáng ra bảnh mắt mà đã lo khoe răng khoe lợi rồi.
Được đà, tôi chẳng thèm cười nữa. Cứ thế, phô nguyên hàm răng trâu của mình ra giữa ánh bình mình. Thấy vậy, Lý Ngân trợn mắt nhìn tôi dọa nạt, ý bảo “ngậm răng lại ngay”. Cơ mà tôi chẳng sợ, đâm ra dọa chán Ngân cũng cười theo.
Trước khi bước chân ra khỏi cửa, tôi đã vạch ra trong đầu một kế hoạch. Thứ nhất, đến trường bằng xe Lý Ngân. Thứ hai, lên lớp làm lành với Trần Tiến rồi dùng Mĩ nhân kế dụ nó chở mình về. Vậy đó, kế hoạch cứ thế mà thực hiện được một nửa.
Tôi ngồi sau lưng Lý Ngân, thò chân ra trước cùng nó đạp đôi. Vừa đi, hai đứa vừa ghẹo nhau song đua nhau cười ầm ầm. Đến khúc cua, tôi thấy Trần Tiến đã đứng chờ sẵn ở đó. Hắng giọng, tôi gào lên:
-Tiến ơi, Tiến lên… Tiến quân ca.
Một chân nó gác lên cột mốc ven đường, tay khoanh lại trước ngực. Vừa nhìn thấy mặt hai đứa tôi là giả vờ “dỗi”, đá đểu:

-Khiếp quá, cười đến khản giọng thế này mà ốm đau cái gì? Thôi muốn “cúp cua” thì cứ nói thẳng ra, anh đây không mách lại với thầy bu mi đâu mà sợ.
Tôi tức anh ách, vội vàng gân cổ lên cãi lại:
-Cái gì mà cười khản cổ? Có mà ho khản cổ thì đúng hơn đấy. – Dừng lại một chút, tôi giả ho mấy tiếng phụ họa rồi tức tốc quát ầm lên. – Mày không có mắt nhìn à? Tao ho đến đỏ hai con mắt, đau cả cuống họng, gần đứt giây thanh quản đây này.
-Tớ mong cậu đứt giây thanh quan còn chả kịp ấy chứ. – Song, Lý Ngân và Trần Tiến cùng bật cười. Hai đứa bạn đểu, chỉ giỏi bắt nạt người ốm.
Tôi ngồi sau xe, mặt mày phụng phịu, gườm gườm Trần Tiến. Thi thoảng lại nhiệt tình dang chân đạp vào xe nó vài cái. Miệng thì cũng chẳng rảnh rỗi lấy một giây. Liền, ngay và lập tức, trung ương thần kinh chuyền lệnh xuống ép khuôn miệng nhỏ xinh của tôi phải quăng ra những câu nói thật shock để đập tan cái bản mặt nhởn nhơ của Trần Tiến.
-Sáng nay chẳng hiểu sao con chim khách nhà tao nó không chịu kêu. Giờ tao mới biết, ngoài đường sừng sững con “Chim Lợn” thế này thì đến Hạc Tiên cũng chả dám bay chứ đừng nói chim khách quên hót.
-Phải rồi, sáng sớm trước khi bước ra khỏi cửa, tao có nán lại trong phòng ngồi bói một chút. Quẻ nói là hôm nay ra đường tao gặp phải “chó cắn càn”. Ban đầu còn chả tin, giờ thì… đúng là linh thật. – Tôi đốp lại.
-Chà, võ miệng không giảm tí nào nhỉ? Vậy thì chưa chết được rồi. Trời ạ, phí mất cái vòng hoa tao mới đặt mua hôm qua.
-Nếu muốn không phí, giữ lại mà dùng.
-Phải rồi, ý kiến hay đấy. Đem cái vòng hoa đấy gỡ ra, song phát ấy đứa lớp mình mỗi đứa một bông rồi rủ nhau đến nhà thăm mày ốm, cũng không tồi nhỉ?
Tôi đưa tay lên gạt đi mấy lọn tóc bết lại trên má, há miệng ra tính vặn lại thì… Bên đường bên kia, tôi thấy Chảnh thiếu gia đầu tóc chải gọn gàng, khoác trên người một bộ ple màu xám, một tay để hờ trong tút quần tây, tay còn lại cầm sập tài liệu. Bên cạnh đậu một chiếc xe thể thể thao màu xám bạc bóng loáng. Cả người cậu ta toát lên dáng vẻ của một thương nhân thành đạt. Tôi ngây ngốc ngồi im trên yên sau xe Lý Ngân nhìn Chảnh thiếu gia, và đôi mắt nâu ấy cũng đang nhìn tôi. Chỉ là cái nhìn ấy không hời hợt hay rỗng tuếch như cơn ác mộng vẫn bám lấy tôi hai ngày nay. Cái nhìn ấy, nó tựa như là lần đầu tiên cậu ta chuyển vào lớp tôi. Tận cùng đôi mắt nâu ấy luôn mang một vẻ gì đó thâm sâu u buồn. Nhưng lại là ánh nhìn hả hê cùng những suy tính phức tạp làm người đối diện ghê rợn.
Tôi cứ ngồi im đó, nhìn chằm chằm về nơi có Chảnh thiếu gia. Mặc cho Trần Tiến huyên thuyên đủ thứ trên trời dưới đất hay Lý Ngân gật đầu phụ họa tôi cũng không quan tâm. Cái tôi quan tâm bây giờ là người trước mắt.
Bông dưng có một cái xe bust đi ngang qua, chắt ngang tầm nhìn của tôi cũng như che mất Chảnh thiếu gia. Khi chiếc xe bust đi qua thì Chảnh thiếu gia cùng chiếc xe thể thao cũng mất tích. Tôi giật mình, đập bồm bộp lên lưng Lý Ngân đòi dừng xe. Con nhỏ dường như nghe không hiểu những gì tôi nói, nó cứ nghĩ là tôi tức Trần Tiến nên giở quẻ đòi xuống xe. Vậy nên càng ra sức đạp vèo vèo trên con đường quốc lộ.
Tôi vội quay sang nhìn Trần Tiến, mặt cắt không còn giọt máu rồi tức tốc nhảy ra khỏi xe đạp. Đúng như tôi nghĩ, một màn cạp cỏ hoàng tráng giữa đường quốc lộ làm đầu gối tôi rách toạc, máu bắt đầu rỉ ra. Nhưng tôi không quan tâm, tôi chạy băng qua đường, mặc cho còi xe kêu ầm ĩ. Tôi chạy đến nơi vừa mới xuất hiện Chảnh thiếu gia. Tôi đứng đó ngây ngốc, xoay tròn người tìm kiếm bóng hình cậu ta cùng chiếc xe thể thao màu xám bạc. Nhưng… đáp lại tôi là con số không tròn trĩnh.
-Mày điên à? Muốn tự sát có đúng không? – Trần Tiến chạy đến giật mạnh cổ tay tôi, nổi điên.
-Cậu sao vậy, Việt An? – Lý Ngân cũng ném lại xe đạp bên đường, chạy sang lo lắng hỏi.
-Tớ nhìn thấy Chảnh thiếu gia. – Tôi đáp vô hồn. Bản thân vẫn không quên ngó đông ngó tây tìm kiếm.
Không hẹn mà gặp, Trần Tiến và Lý Ngân cùng giật mình. Hai đứa nó đưa mắt nhìn nhau song quay sang nhìn tôi hỏi dồn:
-Cậu không biết à? Chảnh thiếu gia về Thụy Sỹ từ hai hôm trước rồi.
-Cái gì? – Tôi vô thức quay lại hỏi.
-Tao cũng đang thấy lạ đây. Sắp thi học kì đến nơi rồi mà tự nhiên lại rút học bạ song chuyển trường ngang xương thế ai mà tin được? Mà sao thế? Sao vừa nhìn thấy nó mày đã như nhìn thấy vàng mà chạy theo thế?
Tôi đứng im, bặm chặt môi chẳng buồn đáp lời.
Tại sao lại thế? Tạo sao vô duyên vô cớ tôi lại thoát khỏi cái hang hùm đó? Tại sao cậu ta lại chuyển trường theo cái kiểu làm người khác giật gân như vậy? Tại sao vừa nãy, người tôi nhìn thấy lại là một Hoàng Kiên Chánh thành đạt, tuổi ngoài đôi mươi? Tại sao…?
-Quần tây của cậu rách rồi kìa Việt An, về thay cái khác thôi.
-Mặc kệ nó đi. Ai kêu hám trai cho lắm vào. Cứ nhìn thấy trai đẹp là tươm tướp, tươm tướp. – Trần Tiến vừa nói vừa kéo tôi đi về hướng, nơi có hai chiếc xe đạp bị vất lăn lốc trên đường.
-Con chim lợn này cứ giao cho tớ. Cậu đến trường trước đi. Sắp muộn rồi.
-Được không…? – Lý Ngân dè dặt trả lời.
-Không được đâu. Chó cắn càn chung quy vẫn là cắn bậy. Đi chung với nó không sớm thì muộn cũng chết toi. – Tôi phản kháng.

-Thôi giờ thế này, ném lại nó ở đây, tớ với cậu đi học. Dù dì cũng đã nghỉ hai ngày rồi, nghỉ thêm một ngày nữa cũng chẳng sao. Đi thôi! – Trần Tiến vỗ vỗ lên vai Lý Ngân nói. Song, hai đứa nó lon ton chạy đến đỡ cái xe đạp đang ăn vạ trên đường lên. Tôi hoảng hồn, vội gào lên:
-Bạn với chả bè, tao đang cảm đang sốt, chân lại còn bị như vậy nữa mà chúng bay tính vất tao ở đây thật à?
-Nhan sắc mày ngời ngợi thế kia, kiếm đại một anh dại gái nào đấy mà xin đi nhờ.
-Ây này, ai lại chơi cái chò đấy? – Tôi vừa chạy cà nhắc đến bên hai chiếc xa đạp vừa hét lên.
-Nói nhỏ nhỏ thôi, đang ở giữa đường đấy. – Trần Tiến nhăn mày, nhăn trán nhìn tôi, tiếp lời. – Gần vào học rồi, mày muốn kéo cả đám cùng muộn luôn có đúng không?
-An đi với Tiến đi. Ngân đến lớp trước, được không? – Lý Ngân vừa nâng tay nhìn đồng vừa khẽ nghiêng đầu hỏi tôi.
-Nếu tớ nói “không” được thì sao?
-Thì mày ở lại đây một mình, còn hai bọn tao đi học chứ sao? – Trần Tiến chêm vào.
Vậy mà cũng bày đặc hỏi ý kiến. Điên cả người. Thế khác nào ép người khác vào ngõ cụt?
.
.
.
Tập thể dục buổi sáng hai vòng xe, kết quả sém chút nữa là tôi với Trần Tiến bị vất ngoài cổng trường nếu không nhanh chân luồn vào. Vậy vẫn chưa là gì khi mà tôi chạm mặt với hai chị cờ đỏ lớp trên, mặt nghiêm như tiền, hỏi:
-Bảng tên đâu? Huy hiệu đoàn đâu?
Tôi tái mặt đứng im bất động. Kiểu này mà bị ép cung bắt khai tên thật thì chắc một điều rằng, thầy chủ nhiệm sẽ cạo đầu tôi vì tội đi học muộn.
-Không đeo là không đeo. Hỏi làm gì ất công? Cứ trừ thẳng tay thôi! – Chị cờ đỏ bên cạnh phụ họa.
Ôi cái thân tôi. Nát… tươm!
Vừa ức vừa tức, tôi dậm dậm chân xuống nền nhìn theo bóng lưng của hai bậc trưởng bối khóa trên. Bặm môi, bặm lợi rủa thầm “hai chị chết không có chỗ chôn”. Vô tình, tôi thấy Vĩnh Quang đứng dưới gốc cây Phượng gần dãy nhà thiết bị. Hắn đứng đó, hướng mắt về nơi đây, hay nói đúng hơn là đã đứng đó quan sát tôi từ rất lâu rồi.
Vẫn vậy, lúc nào Vĩnh Quang cũng mang cái dáng vẻ lãng tử ấy. Tóc nâu, mắt phượng, môi mỏng, một khuôn mặt tuấn tú luôn tươi cười. Tươi cười thì tươi cười thật đấy, nhưng tôi thấy hắn cũng chẳng khác tôi là mấy. Đằng sau bộ mặt tươi cười ấy có quá nhiều thứ, quá nhiều thứ mà bản thân tôi không thể nào lý giải nổi tại sao nó lại như vậy.
-Trai có bồ như hoa có chậu, em nào thâm hậu đập chậu cướp cây. – Chẳng biết tự bao giờ, Trần Tiến đã đến đứng song song với tôi. Hai tay nó khoanh lại trước ngực, đầu khẽ ngúc ngắc, gật gật tô vẽ cho bản thân thêm giống một ông cụ non thế hệ mới. – Cơ mà nhắc trước ày biết, đập chậu cướp cây tiếng nhơ muôn đời. Nhất là “cái cây đó” lại thuộc quyền sở của bạn thân. – Móc, sỉa, sói, đá đểu, đá xoáy cộng chọc ngoáy tôi xong. Trần Tiến ung dung đi thẳng vào lớp, để lại cho tôi cái bóng lưng đạo mạn xa dần rồi khất bóng sau cánh của gỗ. Tôi tức chào máu vì lời vu khống ấy. Nhưng khi nhận thức ra mình bị móc họng thì mới biết rằng: trên hành lang lớp chỉ còn lại mình tôi. Điên máu! Tôi sốc lại cái balo trên lưng, dạng từng bước chân voi tiến thẳng vào lớp.
BỊCH.
Vừa đặt mông xuống ghế, tôi tóm lấy cổ áo Trần Tiến giật ngược, hỏi:
-Vừa nãy là ý gì?
-Đừng giả ngốc, tao biết chắc mày hiểu tao muốn nói gì.
Tôi lấy lưỡi đẩy ngược cục tức vào trong để không dang tay tát thẳng vào mặt Trần Tiến một cái. Cố kiềm cơn giận tôi hỏi:
-Vậy ra trong mắt mày, tao là loại người ấy à?
Trần Tiến thở hắt ra, rõ là bực bội. Nó gỡ tay tôi ra khỏi cổ áo đồng phục của mình, xoay người quay hẳn xuống bàn tôi làm mặt hình sự.

-Mày là loại người nào thì tự bản thân mày biết, tao không có quyền hay đúng hơn là không có cái quyền được đánh giá. Chỉ là tao muốn nhắc mày cẩn thận, thằng đó, nó không đơn giản như vẻ bề ngoài đâu.
-Mày cũng thấy vậy à? – Ngoài sức tưởng tượng. Tôi cứ ngỡ rằng mình có ác cảm với Vĩnh Quang nên lúc nào cũng nghĩ xấu cho hắn. Ai ngờ, lại có hẳn một người đồng suy nghĩ ngay trước mắt.
-Dĩ nhiên. – Dừng lại một chút, nói hỏi: – Mật mã giải xong chưa?
-Xong rồi. – Tôi nhún vai.
-Vậy thì tốt. Từ nay về sau đừng qua lại với nó nữa.
-Chỉ có mày hiểu tao, chỉ có tao mới biết được sự thật. – Sự thật là tôi “rất rất” muốn tránh xa hắn, càng xa càng tốt. Nhưng… đời đâu đẹp như người ta hằng mơ!
-Có thấy cái cách nó nhìn mày không? – Đột nhiên Trần Tiến chuyển đề tài hỏi một câu không đầu không đuôi làm tôi ngớ người. Thuận miệng ném ra hai chữ “gì cơ?”. Trần Tiến nâng tay gõ vào đầu tôi ba cái liên tiếp, nghiến răng nói: – Người ta thường bảo con gái rất nhạy cảm trong mấy chuyện này. À không, người ta thường bảo con gái có giác quan thứ sáu, thế cái giác quan thứ sáu đó của mày để dùng vào việc gì rồi?
-Mây gió, trăng sao, hoa lá cành gì đó lượt bỏ hết đi. Vào thẳng chủ đề chính. – Tôi xoa xoa cục u trên trán gắt.
-Được rồi. Nó có ý với mày đấy.
-Hả? – Tôi shock.
-Hả cái vả ý chứ hả. – Nó lườm tôi một cái sắc lẻm, tiếp lời: – Lần cuối cùng tao nhắc mày, mày nên tránh xa nó ra. Thằng đấy chẳng tốt đẹp gì đâu. Tuy tao không thể chỉ rõ ày thấy. Nhưng nếu mày chịu nghe tao, tương lại chắc chắn không phải hối hận.
-Được vậy thì còn gì bằng? – Nghe cái cách nó nói kìa, làm như tôi muốn quấn lấy Vĩnh Quang lắm ấy.
Ba tiếng trống vang lên báo hiệu 15 phút đầu giờ đã hết, cũng như cắt đứt câu chuyện phiếm của hai đứa tôi.
Thời gian trôi nhanh, hai tiếp học tiếp theo cũng kết thúc một cách chóng vánh. Tôi gập sách, xếp thành một trồng rồi kê cằm, ôm bàn ngủ ngon lành. Mộng đẹp còn chưa đến, trên đỉnh đầu dội xuống tiếng “hót thánh thót” của Trần Tiến. Nó đứng hẳn lên ghế, một chân gác lên bàn tôi tạo tư thế vuông  góc, hai tay giơ cao lên trời, ngửa cổ nhìn quạt trần, gào lên:
-Trời ơi là trời, chẳng lẽ tuổi thanh xuân của tôi cứ thế này mà bị sách vở vùi dập hay sao?
Tôi vội kéo áo cô bạn dãy bàn bên cạnh, vặn volume hết cỡ hét rống lên cho cả lớp cùng nghe.
-Cậu làm chứng, tớ không có quen thân gì với cái thằng bệnh hoạn này đâu đấy.
Rứt lời, Trần Tiến gườm gườm nhìn tôi tỏ vẻ “tao chẳng thèm”. Song, búng người nhảy phóc ra cửa lớp, mất hút. Tôi dõi mắt nhìn theo bóng lưng Trần Tiến khuất dần khẽ cười. Tý nó về, thể nào cũng có cái ăn. Mà người hưởng lộc ấy không ai khác ngoài tôi. Khà khà, chuyện này xảy ra như cơm bữa. Nghĩ rồi, tôi gục đầu xuống bàn tiếp tục sự nghiệp giang giở. Ngủ thẳng cẳng, không cần biết trời trăng mây gió.
.
.
.
Giấc ngủ chập chờn đến với tôi kéo theo cơn ác mộng thường trực. Trong mơ, người ấy vẫn lên tục trách mắng tôi vô tâm, cạn tình. Rồi cả người đàn ông trong ngôi nhà gỗ nữa. Ông ta hùng hổ lao đến lôi Chảnh thiếu gia đi, mặc cho tôi có chạy theo kêu gào đòi người.
Thức giấc, hai má tôi ướt đẫm toàn nước mắt. Chẳng hiểu sao dạo này tôi lại thích khóc như thế. Chẳng hiểu sao mỗi khi ngả lưng chìm vào cõi mộng mị, người tìm đến tôi đầu tiên lúc nào cũng là Chảnh thiếu gia. Không những thế, tần suất cậu ta xuất hiện trong mỗi giấc mơ của tôi ngày càng dày đặc. Nó nhiều đến nỗi tôi không dám ngủ, hay đúng hơn là sợ ngủ. Nhưng thể chất của một người bệnh không lại cho phép tôi làm vậy.
Nói cho cùng, Chảnh thiếu gia đối với tôi cũng chỉ là một người dưng. Dù cho cậu ta có không thoát khỏi tay người đàn ông kia hay là có chết ở một cái xó sỉnh nào đó thì cũng không có liên can gì đến tôi. Vậy mà sao hết lần này đến lần khác tôi lại chẳng thể nào dằn lòng quên đi.
Xấu tính, ích kỉ, lúc nào cũng chỉ biết nghĩ cho bản thân. Tôi biết, tôi biết mình chẳng phải đứa tốt đẹp gì. Tôi cũng biết Chảnh thiếu gia bốc hơi một cách bí ẩn, một phần là do tôi. Và tôi chắc chắn rằng Vĩnh Quang biết chuyện gì đó đã xảy ra sau khi tôi ngất. Nhưng hiển nhiên cậu ta không hé răng tiết lộ, dù là nửa chữ. Còn nữa, cả chiếc điện thoại của tôi, nó cũng mất tích theo Chảnh thiếu gia kể từ hôm đó. Vậy nên, một chút hi vọng mong manh báo án cũng theo gió cuốn bay. Hơn hết tất cả, luôn mang trong tôi một dấu hỏi to đùng là “tại sao tôi lại thoát ra khỏi đó khi thần chết đã đứng trước mặt và mỉm cười với tôi.”
Tôi đưa tay lên quệt đi hai dòng nước mắt, lau khô mặt. Đâu vào đó mới dám ngẩng đầu lên, từ từ đi về vị chí chống nơi góc lớp, chỗ ngồi của Chảnh thiếu gia. Bàn tương hợp đơn bóng loáng, tôi đứng im nhìn nó chân chân. Bỗng tôi thấy trên lớp sơn bóng của chiếc bàn có vài nét chữ được viết bằng bút chì, như ẩn như hiện. Tôi vội vàng ngồi xuống chăm chú nhìn kĩ dòng chữ đó. Song lật đật chạy về bàn lấy bút, nháp ra hí hoáy ghi lại.
.
.
.
188 gió đi mang thẳng em cây đi tùng liệu già có tôi mang ở em đó về?
Khóa: Một sống, hai chết.
.

.
.
Đặt dấu chấm cho chữ “chết”, tôi còn chưa kịp ngẫm xem mình nên giải thế nào thì tờ giấy nháp đã bị giật mất. Mà người ấy không ai khác ngoài cái Linh, lớp phó học tập. Nó cầm tờ giấy xoay qua xoay lại, lật úp lật ngửa, nhăn mày nhăn chán, cắn môi song gào lên:
-Cái gì đây mày? Mang thẳng em cây đi tùng… ở em đó về? Chò khỉ gì thế này? Lại còn”khóa: Một sống, hai chết” nữa chứ.
-Dốt! Thư tình chứ cái gì? – Chẳng biết tự bao giờ, Trần Tiến đã quay lại lớp. Nó ném đến trước mặt tôi cây kẹo Alpenliebe, giật lại tờ giấy trên tay Linh, vênh mặt nói: – Kiểu tỏ tình đang thịnh hành nhất thế kỉ 21, mày không biết hả đồ nhà quê!
-Gì? – Linh quát lên.
-Hư… Vậy tao đố mày biết trong đây viết gì đấy, đố mày dịch được đấy!
-Sao tao phải dịch?
-Vậy nên tao mới nói mày nhà quê! – Trần Tiến cười khẩy, đắc ý dung vai. Nó vốn dĩ đã cao hơn cái Linh rất nhiều rồi. Vậy mà giờ còn cố ý xách cằm, vênh mặt càng tạo cho người ta cái cảm giác thua kém. Nhỏ lớp phó tức quá, dặm chân bình bịch bỏ đi không lời “chào”. Tôi nhìn theo bóng lưng nó mà chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Hai đứa này chắc bị ông tơ bà nguyệt se duyên rồi. Chứ không làm sao lại cứ ăn rồi đánh nhau suốt thế? Thật là hết chịu nổi!
-Ngồi đấy cười ngờ nghệch cái gì đó? – Trần Tiến khoanh tay đứng nhìn tôi theo cái cách du côn nhìn gái nhà lành, giở giọng khinh bỉ, lời nói đầy xấc xược.
-Cười mày đấy, ăn rồi suốt ngày đi ghẹo gái. – Tôi cười khẩy, đá đểu.
-Ý mày… đứa con gái đó tên Lưu Việt An có đúng không? – Nó ném cho tôi một ánh nhìn đắc thắng cùng điệu cười vô lại. Song, đi đến hẩy tôi vào góc tường rồi ngồi xuống phần ghế còn thừa. Đập tay lên bàn, chỉ thẳng vào tờ giấy, hỏi: – Việt An, cái gì đây?
-Mật mã. – Tôi đáp cụt ngủn.
-Mày nói với tao là giải xong mật mã rồi kia mà?
Tôi không đáp lời, đơn giản là ngồi làm thinh, tỏ vẻ khinh người đến cực hạn.
-Khóc à? – Nó nâng tay lên chạm nhẹ vào má tôi.
Hệ quả của việc việc nửa mê nửa tỉnh, nằm khóc đòi người đây mà!
-Làm gì có.
-Mắt mũi đỏ hoe thế này rồi mà còn chối.
Tôi gạt tay Trần Tiến ra, vênh mặt cười.
-Hôm qua đọc sách, thấy trong đó ghi “con gái đẹp nhất là khi khóc”. Vừa hay hôm nay tao thấy mình không được xinh, thử tí ấy mà.
Trước câu nói mang đậm mùi hài kịch của tôi, Trần Tiến chẳng cười lấy một cái. Nó nhìn tôi chằm chằm, làm mặt hằm hằm, nói:
-Mày có khóc đến rớt hai con mắt cũng vẫn xấu như thường à. – Song, lườm tôi, tiếp lời. – Bữa nay, sao chuyện gì mày cũng giấu tao thế?
Tôi thu môi, đem nụ cười sớm đã héo kia cất vào trong lòng. Vẽ lên môi một nụ cười tươi rói khác, đánh trống lảng.
-Hình như cái này tao biết giải nè. Hôm bữa có thấy qua một lần rồi thì phải, cũng cái chìa khóa giống y thế này.
Trần Tiến nhếch môi, giọng giễu cợt:
-“Hình như biết” và “biết giải” khác nhau một trời một vực.
-Ây ây, đừng có khinh người quá đáng. – Tôi chèn khủy tay của mình vào giữa cổ Trần Tiến, ép nó vào tường ra điều kiện. – Tao mà giải ra thì mày phải gọi tao là “chị” trong một tuần đấy.
-Okay! Ngược lại, mày mà không giải ra thì phải gọi tao là “anh” trong một tháng.
-Thỏa thận!
-Thỏa thận.
Đọc tiếp Mật mã cuối cùng – Chương 15


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui