Chiều tắt nắng, cũng là phút đăng quang của những ngọn đèn đường. Theo sau đó là tiếng trống trường Mạn Thanh vang lên đều đều. Từ bốn phía học sinh thi nhau đổ về cổng trường, một viễn cảnh thật quen mắt.
Bên cạnh dòng người hối hả, tôi chậm chạp đạp xe về nhà. Ngang qua một tiệm tạp hóa nhỏ, nhân tiện tạt vào mua ít bột cùng vài quả trứng về làm bánh rồi tiếp tục dông thẳng. Trên đỉnh đầu vẫn vang lên câu ca quen thuộc của một bài hát, được phát ra đều đều từ chiếc MP3 cũ. Cơ mà lại chẳng nghe lọt tai câu nào. Vốn dĩ quẩn quanh trong tâm chí tôi là số “ba” to tướng, nằm chình ình trong ô điểm của tờ kiểm tra toán. Nhục nhã, tôi vội vồ lấy nó toan nhét vào cặp thì…
-Trời ơi, bài kiểm tra toán dễ thế mà mày làm được có ba điểm thôi á? Con ngu này, nhìn xem tao còn được hẳn chín cơ đấy. – Nói xong nó còn tiện tay cầm bài thi của tôi lên giơ cho cả lớp xem nữa chứ. Gừm … Tên chết bầm, ai mượn ngươi xen vào.
-Thằng ngu này, bài dễ thế này mà mày “được có” chín thôi á? Sao không được hẳn mười luôn đi. – Tôi “đốp” lại.
-Vâng, là tao không được mười. Nhưng vẫn “hơn hẳn” một số người. – nó khinh khỉnh nhìn tôi nói. Trông cái dáng vẻ tự cao tự đại tự mãn kia của nó mà tôi chỉ muốn nhào đến túm tóc lôi xuống mà “trà” ra đất. Song rút dép táng thẳng vào mặt nó cho bõ tức. Dẫu rằng máu đã dồn lên tận não, huyết áp cũng theo đó mà tăng cao, nhưng tôi vẫn phải cắn răng mà rít lên từng câu từng chữ với nó vì không muốn mình bị đau tim đột suất, rồi lên cơn đột quỵ mà “ngã vật” ra đây. Ấy là tôi xem phim thì thấy thế!
-Trả-đây-cho-tao-nhanh!!! – Tôi nói như rít qua kẽ răng, “nhẹ nhàng” nhả từng âm tiết khàn khàn mang “đậm” mùi sát khí.
Vậy mà nó chẳng có vẻ gì là sợ cả, lại còn cứ đứng vênh mặt lên nhìn tôi ra chiều thách đố. Song, đưa tờ giấy lên trên cao, mồm “ngoác” ra đến tận mang tai mà hét thật to:
-Tao cứ không trả đấy, mày làm gì được tao nào?
-Đừng tưởng ở đây có “khán giả” thì tao không dám làm gì mày! – Tôi cảnh cáo.
-Cứ cho là không có “khán giả” đi chăng nữa thì mày cũng chẳng làm gì được tao đâu Việt An ạ!
-Thật? – Tôi hỏi lại để biết rằng mình không nghe nhầm và để mở màn ột trận đánh lớn “giữa lớp”.
-Thật! – Đáp lại tôi là một dáng vẻ dửng dưng như muốn “chọc điên” người khác của nó. Một điều nhịn bằng chín điều lành, nhưng mà nhịn quá thì càng “tạo đà” cho nó làm tới. Nghĩ rồi, tôi chẳng thèm nhịn nó nữa. Chống tay xuống ghế, tôi nhảy phóc lên bàn túm lấy cổ áo nó rồi giang tay ra giành lại tờ giấy kiểm tra nhưng… thất bại. Nó đưa tờ giấy ra sau lưng nhìn tôi cười khẩy. “Ái chà! Khinh chị à?” tôi cúi xuống chuẩn bị tư thế “chộp” được tờ giấy thì nó lại giơ lên cao, tôi lại theo lên cao, nó đưa sang trái, tôi theo sang trái, nó đưa sang phải, tôi theo sang phải, nó đưa ra đằng sau, tôi cũng theo đó mà “nhoài” người ra đằng sau, nó lại hạ xuống, tôi cũng cúi người cố “giành giật”. Cứ thế nó quay tờ giấy mòng mòng làm cho đầu óc tôi cũng mụ mẫm theo. Điên máu!
-Việt An này, tao vẫn biết là mày thích tao. Nhưng mà có cần phải làm quá lên như thế không? Kiếm một cái lý do củ chuối để mà cứ “nhào” đến ôm tao giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đường, giữa chợ, giữa lớp, giữa chốn đông người thế này à? Thật là không thể ngờ được rằng bao năm qua mình lại làm bạn với một “con dê”! – Nó khẽ lắc đầu rồi nhìn tôi “phun” ra những lời “trăng trối” cuối cùng.
.
.
.
-Ha ha ha… Ha ha ha… – Thật tình… mấy thằng quỷ lớp tôi dễ thương hết biết luôn. Cười gì mà nghe cứ như kiểu “bò rống” ấy.
Tách – Cho xin một tấm ảnh nhá.
Ánh sáng màu trắng khẽ khàng lóe lên giữa lớp, thêm cả giọng nói “du dương” thích “ăn tông” vang lên làm tôi hoảng kinh, vội cúi đầu nhìn lại mình. Cũng chẳng oan tẹo nào. Ai đời một đứa con gái “thùy mị nết na” như tôi mà lại chơi đánh đu trên người một thằng con trai giữa lớp. Đúng là chẳng ra sao! Khổ nỗi, đã lỡ leo lên lưng cọp rồi mà bây giờ còn “lồm cồm” bò xuống thì mất mặt lắm. Không có lỗ để chui luôn á! Nhưng mà giờ không xuống không được cơ, nhỡ chẳng may tụi nó cao hứng làm thêm mấy kiểu nữa rồi úp lên diễn đàm trường chắc lúc đó tôi chỉ còn nước “chặt đầu” đem cất vào cặp, mình thì “lết” cái thân tàn ma dại đến lớp để học thôi quá! Nhưng mà nhảy xuống bây giờ càng không được, bởi vì cái thằng điên này nó sẽ lại tiếp tục tự mãn, tự phong vương ình rồi thì coi thường tôi. Hơn nữa bài kiểm tra tôi còn chưa cướp lại, chẳng nhẽ lại chịu nhục để nó bêu diếu thêm lần nữa à? Nhục thế là đủ rồi!
-Mày mà còn không buông tao ra là ngày mai nổi tiếng toàn trường đấy con. – Nó dùng hai tay của mình khó nhọc gỡ tôi ra như đang cố gỡ một “con đỉa” “bám dính” lên người nó.
“Mày tưởng tao thích lắm ấy”. Tôi lầm bầm trong cổ họng rồi nở một nụ cười đểu, rút tay về, ngang qua gáy nó nhân tiện tôi tóm lấy một nắm tóc, vận nội công giật thật mạnh cho bõ tức. Chàng ta đau quá gào ầm lên, đẩy tôi ra rồi ôm lấy đầu. Nhân lúc nó không đề phòng, tôi giật lại tờ kiểm tra. Xong xuôi, hạ cách trên cái bàn quen thuộc. Mặc kệ lũ “quạ” trong lớp kêu gào, mặc kệ Trần Tiến – Thằng điên đấy kêu đau, tôi ung dung cất nó vào cặp. Nhưng… đâu đó tôi thấy có người đang dõi theo mình. Quay phắt đầu lại, tôi bắt gặp đôi mắt nâu cùng cái nhếch môi được gói ghém trong một khuôn mặt thanh tú chỉ điểm nơi này.
Lúc nào cũng vậy. Đối với cậu ta tôi học giỏi, học kém, hiền lành hay quậy phá thì chung quy cũng chỉ nhận những cái nhìn khinh bỉ. Mà tận sâu trong đôi mắt ấy là sự căm ghét đến cùng kiệt…
.
.
.
-Ê! Ê! Á…
Hoảng hồn, tôi nghe tim mình ngừng đập mấy giây. Chiếc xe trước mặt thắng gấp, có thể thấy cả khói bốc lên, bánh xe cố đảo thêm vài vòng rồi dừng phía trước, tiếp đó là đôi giầy thể thao đạp nhẹ lên mặt đường cố định vị chí cuối cùng của xe . Chủ nhân của nó là một thằng con trai cao ngất ngưởng, với mái tóc nâu hơi rối, khuôn mặt cau có hằm hằm đi về phía tôi. Xanh mặt, tôi vội rút headphone ra cất tiếng chào hắn.
-Xiếc hả bạn?
-Xiếc khỉ! Biết đi xe không? Đi gì mà như ăn cướp thế! Đã không đi được thì đừng có cố, xuống dắt bộ đi cho an toàn. Đi đứng cái kiểu ấy có ngày “chết sớm”. – Hắn nhăn mặt nhìn tôi “dạy dỗ”. Song, khoanh hai tay trước ngực, quay đầu đi hướng khác đắc ý rung vai.
Nhìn cái điệu bộ hách dịch ấy của hắn mà tôi tức “trào máu”. Nom mặt mũi tướng tá vậy, quá lắm cũng chỉ hơn tôi có vài tuổi là cùng. Thế mà còn bày đặc ở đó “ngoác” miệng ra dạy đời người khác nữa. Điên máu!
Tôi đang tính mở miệng “quạt” cho cái tên điên ấy một trận thì tự dưng hắn lại quay đầu về nhìn cái giỏ xe đạp, nơi để mấy thứ linh tinh mà tôi vừa mới mua ban nãy. Rồi cứ gật gù cái đầu ra vẻ đã hiểu chuyện, khóe môi thì giật giật. Tiếp đó là quai hàm bạch ra, đôi vai run lên cười như điên như dại.
Oh My God! Cái gì vậy trời? Tôi ngây người đứng nhìn hắn cười, mà chẳng hiểu cái mô tê gì cả. Tự nhiên đứng giữa đường giữa chợ “phô” hàm răng trâu ra, trông không khác gì một con “đười ươi”. Thần kinh nặng! Ba mươi sáu kế, chuồn là thượng sách. Dại gì mà đứng đây cho người ta nghĩ rằng tôi với hắn cùng “đào trại”. Nhỡ chẳng may người ta hiểu nhầm, chạy đến “gông” cổ tôi lại… thật là chẳng còn gì khốn khổ bằng.
Song, tôi sốc lại balo, chuẩn bị nâng gót ngọc dời đi thì đột nhiên hắn dang tay ra chặn đầu xe của tôi lại, nín cười nói:
-Nhóc này, anh nói thật nhé. Mấy cái trò mà đụng xe ấy ấy, nó cũ lắm rồi. Phim Hàn chiếu mãi, nhàm lắm em không nghĩ ra được cái nào khác hay hơn à?
Tôi “á” lên một tiếng ngớ ngẩn. Hãi kinh, bước thụt lùi về sau hai bước. Không dám tin vào tai mình.
Hắn có vẻ ngạc nhiên về biểu hiện của tôi nhưng rồi cũng chỉ là thoáng qua. Và lại bắt đầu độc thoại.
-Hử… Mà này anh đây không thích mấy thứ đồ ngọt đâu. Em nên đổi sang món khác đi, may ra anh sẽ nghĩ lại. Khổ thế đấy, đẹp trai nó khổ thế đấy, đi đến đâu cũng có vệ tinh vây quanh. Chẹp chẹp… Nhìn em còn nhỏ như vậy, chắc cũng mới học cấp hai thôi nhỉ? Thôi về nhà lo học hành đàng hoàng đi! Đừng có bắt trước người ta ra đường “chặn xe” làm quen trai đẹp nữa. – Vừa nói, anh ta vừa đưa tay lên sờ sờ mặt mình, chớp mắt nói.
“Ôi kinh! Cái ngữ gì thế này??? Ai là học sinh cấp hai hả? Tôi là học sinh cấp ba đấy! Học lớp 10 rồi đấy! Nhìn này, tôi còn đang mặc trên người bộ đồng phục trường Mạn Thanh đây này. Trường Mạn Thanh là trường cấp ba đấy! Hơn nữa, tuy mặt mũi tôi có đôi nét hơi “trẻ trâu” một tẹo nhưng cũng đâu đến nỗi bị ví như học sinh cấp hai. Còn nữa, cái gì mà “Nhìn em còn nhỏ như vậy”? Tôi thế này là lớn lắm rồi đấy! Anh ta không biết sao? Lady Gaga cũng chỉ cao có 1m55 thôi. Tôi như vầy là lớn lắm rồi đấy. Tức quá!!! Tên này đúng là đui mù mà !”
Tôi nhìn anh ta nhăn mặt nghĩ, thở hắt ra một cái nhưng rồi cũng chẳng thèm nói gì. Thôi cứ coi như là mình đang xem “xiếc khỉ” vậy. Bỏ đi!
-Á – Như nhớ ra điều gì đó, anh ta gầm lên rồi tiếp tục nói một hơi dài. – Chết rồi… không được, tuyệt đối không được. – Mỗi một câu “không được” là một cái quay đầu. Cái tên “gàn dở” ấy cứ ngoe nguẩy cái đầu sang bên này rồi sang bên kia nói với giọng thất thiểu. – Này nhóc, anh có bạn gái rồi, nên… cái mớ bột bánh này… xin lỗi, anh không nhận được đâu. Bởi vì như vậy anh sẽ cảm thấy có lỗi với bạn gái của mình. Có thắc mắc muốn biết không? Bật mí nhé! Bởi vì… anh đây là một người chung tình mà ha ha ha…
Tên này… chắc lúc mang thai hắn, mẹ hắn “hay đi chèo cây” dữ lắm ấy. Chứ không sao mà lại “sản xuất” ra một tên điên như vậy. Mà sao chèo cây kiểu gì giỏi vậy ta? Sao không sảy thai nhỉ? Nếu mà sảy thai thì tôi đâu có phải đứng đây nghe hắn càm ràm. Điên quá đi mất!!!
Tôi đảo mắt một vòng nhìn cái tên “anh đây” từ đầu đến chân. Thì là… cũng có chút nhan sắc, mắt đen, mũi cao, môi hồng, da trắng, tóc nâu bày đặc chải rối cho nó “kiểu cách”. Trông không khác con chó lông “sù” là mấy, ừm… so với Trần Tiến có vẻ đẹp trai hơn… Ơn trời là nó không biết điều này, chứ không nó nhào vào bóp cổ tôi chết mất. Mà mặc kệ đi, ba cái vụ “nhan sắc” đó bây giờ không phải là điều quan trọng, quan trọng nhất là tôi phải sử cái tên “anh đây” này đã. Khịt mũi một cái, trong đầu liền “bật” ra chò vui, để trả thù ấy mà! Hay rồi “anh ơi”! Lần này thì đến lân em cười “anh” rồi “anh ơi”! Cho chừa cái tội ưa chèo cây này! Cho chừa cái tội tự mãn rằng mình đẹp trai này! Cho chừa… thôi thì nhân tiện trang điểm thêm một chút cho đẹp khà khà…
Tôi đẩy lưỡi qua một bên cười ranh mãnh. Đồng thời đưa một tay ra sau bấu vào hông mình một cái thật đau, đau đến ứa nước mắt. Đau thật đấy, nhưng thôi, vì tương lại tươi sáng phía trước, nhiêu đây có đáng gì. Nghĩ rồi tôi chớp chớp mắt, cố “moi” ra cho bằng được vài giọt nước mắt. Song, chưng ra cái khuôn mặt bánh bao chiều, tôi khóc thét lên.
-Oa oa oa… Sao lại thế… oa oa oa vậy thì công sức em nghỉ cả một buổi học để đi mua chúng về để làm tặng anh còn có nghĩa lí gì đây oa oa oa … không biết đâu, anh mà không nhận lấy nó là hôm nay em không cho anh về đâu hức hức… anh cứ liệu hồn đấy, coi chừng em đến tận nhà bạn gái anh à xem… – Rồi đúng như kịch bản, lấy gấu áo chấm nước mắt, tôi gườm gườm nhìn hắn với đôi mắt (nảy lửa) long lanh sương.
Chàng ta thì khỏi phải nói, ngạc nhiên đến mức cứ đần mặt ra ngố không chịu được. Sém chút nữa thì tôi đã bật cười, nhưng vì đạo diễn không cho cười nên tôi phải cố dặn trận cười nghiêng thùng đổ thúng ấy lại, để dành hơi chút còn “khoe răng”. Khà khà…
-Này, này đừng khóc. Em điên à? Đã bảo là đừng khóc mà sao càng gào to thế? Ai đi ngang qua không biết lại nghĩ tôi “đá” em đấy.
-Hức hức (mình giỏi thật) cũng như nhau cả thôi. Oa oa oa…- “Vừa đi vừa khóc” tôi tiến đến giật giật áo hắn nhân tiện xách theo “đồ nghề” để lên gacbaga xe đạp.
-Bỏ tay ra, đừng có giật nữa giãn hết áo rồi. Đã bảo là không được khóc nữa mà. Im đi. – Hắn xanh mặt nhìn tôi như nhìn một con điên (ngươi mới điên ấy)
“Cố nặn” ra ình khuôn mặt méo mó nhất. Tôi chỉ chỉ vào bịch bột, may sao hắn chịu hiểu.
-Gừnm. Thấy em tội, tôi “miễn cưỡng nhận” là được chứ gì?
-Đấy là anh nói đấy nhé. Không được nuốt lời đâu đấy. – Tôi cười sáng lạng nhìn “anh”, nụ cười “một người hâm mộ ngàn người đánh”, nụ cười “chim chết cá chìm”, nụ cười dành riêng cho “anh”, một nụ cười mang đậm tà khí. “Anh ơi” là “anh”, lần này ngươi chết chắc rồi.
-Này… em tính làm gì? – Hắn tỏ ngạc nhiên khi thấy tôi thay đổi thái độ quá nhanh rồi cũng học đòi bước thụt lùi về sau.
-Em có định làm gì đâu! Anh nhìn này, em chỉ tính đưa bịch bột này cho anh thôi mà. – Tôi biện minh. Hú hồn, sém chút nữa là bại lộ, mình thật là… sơ suất qua đi mất.
-Được rồi, thì đưa đây. Anh thấy em tội nên mới nhận đấy, “nể lắm” anh mới nhận đấy. Em phải biết rằng: được anh nhận quà là “phúc ba đời” của em đấy. Phúc lắm đấy. – Hắn chìa một tay ra nhìn tôi nói với cái giọng hách dịch, ngứa đấm. Máu trong người tôi được dịp sôi lên vì tức, nhưng ngoài mặt vẫn cố tươi cười, cười, cười rồi cứ thế “phô” ra hàm răng trâu nghìn năm chưa đánh của mình ra mà cười nịnh nọt.
Tôi yểu điệu đi đến bên “anh”, lại nhẹ nhàng nở thêm một nụ cười (đểu) nữa, nuốt lại vài giọt nước mắt (cá sấu) ban nãy cố nặn ra vào trong đáy mắt. Tôi giơ bịch bột lên ngang mặt “anh” lại cười thêm cái nữa rồi dùng nội công xé toặc nó ra. Vơ vội ba quả trứng trên gacbaga xe, đập liên tiếp lên đầu “anh”. Xong xuôi, tôi chạy lại đỡ cái xe đạp của mình dậy rồi lao thẳng. Dại gì mà đứng lại đấy đợi hắn sử mình, tính mạng là quan trọng nhất mà.
-Bánh ngon anh nhỉ? Cứ từ từ mà thưởng thức nhé. Còn bây giờ thì hạ “kịch” tại đây được rồi đấy. Kha kha… kha kha…
Tiếng cười của tôi cứ vang lên trên con đường dài, bỏ mặc tiếng gầm rú của con thú hoang ở phía sau.
Bất giác tôi nhớ đến Trần Tiến, nó có cái xe máy nhưng chẳng khi nào thấy nó đi cả. Suốt ngày quẳng lăn lóc ở góc nhà còn mình thì cưỡi xe đạp đi học. Nhiều lần tôi bất bình thay cái xe máy xấu số ấy nhưng nó chỉ phũ phàng mà phán một câu:
-Mày đúng là ngu quá độ mà… xem phim không thấy người ta suốt ngày ra đường “đâm nhau” song thành đôi, thành cặp rồi nên vợ, nên chồng đấy à? Tao cũng vậy thôi, phải nhanh chân đi kiếm một “con gấu” để đằng sau xe trước khi chúng nó “vơ” hết của tao!!!
Khiếp! người mà nó làm cứ như là “hàng hóa” ấy!
.
.
.
Lúc tôi về đến nhà thì đã gần vào bữa tối, bao quanh nhà là mùi thức ăn thơm nức mũi. Phòng khách vắng không một bóng người, tivi tối thui, tờ báo thì gấp ngay ngắn để bên cạnh. Chắc là ba đang phụ mẹ nấu cơm trong bếp, tiêu rồi.
Tôi chạy một mạch vào trong , đứng núp trước cửa nhà bếp nhìn cái bàn ăn mà lòng đau như cắt. Kiểu này là khỏi ăn vụng rồi, đói chết mất.
-Con chào ba mẹ.
-Ừ, về rồi đấy hả con gái? – Ba quay lại nhìn tôi cười , vung vẩy cọng hành trên tay.
Sao ba không hỏi tôi đi học về có đói không nhỉ? Nếu mà đói thì ăn trước đi cũng được. Không thì ít nhất cũng phải kêu tôi ra nếm thử đồ ăn xem có ngon không chứ. Chán ba quá đi mất!
-Dạ. – Tôi tiu nghỉu đi về phòng trong cái buồn mang mác.
-Mà này Việt An, bột làm bánh của mẹ đâu?
-Con … con quên mua mất rồi. – Tôi nói dối không chớp mắt rồi lao thẳng vào phòng với tốc độ nhanh nhất.
.
.
.
Ném cặp sách qua một bên, tôi lăn vào bàn ngồi ôm lấy tờ giấy kiểm tra toán… Và bắt đầu nghĩ cách “giấu” nó đi. Dễ thôi, cũng chỉ là một tờ giấy lo gì không có chỗ dung thân nhỉ? Cứ kẹp đại vào quyển vở, quyển sách nào đó là được. Miễn sao nó không suất hiện trong những lần mẹ đòi kiểm tra đột xuất bài thi của tôi là “Okay” rồi.
Tự cười khen mình một cái gọi là thông minh. Song, tôi sờ soạn khắp cổ tay mình cốt sác định vị trí của “món quà” vừa được Lý Ngân tặng vài ngày trước. Nhưng nó đã không cánh mà bay.
Món quà ấy là một chiếc vòng tay handmade được làm bằng một xâu chỉ gồm nhiều sợi chỉ được tết lại với nhau. Khá công phu! Lý Ngân nói rằng nó là chiếc vòng tay tình bạn, trước khi đeo vào tay tôi nó còn đe dọa tôi rằng “tuyệt đối không được làm mất, nếu không thì tình bạn của chúng ta tới đây là chấm dứt” kèm theo ánh mắt phát ra tia lửa điện. Nó gườm gườm nhìn tôi như cảnh báo rằng “tôi chẳng thể sống yên với nó dù chỉ là vô tình làm mất”.
Lúc ấy tôi cũng chỉ cười cười rồi tiện tay nhận lấy “quà” đem cất đi. Không hiểu hôm nay điên dở thế nào mà lại lấy ra đeo, để giờ không thấy nó thì khốn khổ thế này đây. Thật ra tôi cũng chẳng sợ mấy lời đe dọa của nó đâu, nhưng có một lần tôi lỡ làm hỏng mất món quà sinh nhật mà nó đã cất công làm tặng. Kết quả là nó giận tôi cả tháng trời. Sử dụng chiến thuật “ba không” gồm có không quen, không biết, không nói chuyện. Tôi thảm thiết khi thấy nó lướt qua mình mà chẳng buồn chào hỏi, làm như không quen. Cứ vậy, nó gạt tôi ra khỏi cuộc sống của mình.
Tôi nghĩ có khi nào… ban chiều, đứa nào thấy cái vòng lạ mắt rồi mượn của tôi xem song quên trả không nhỉ? Mà hình như không có. Vậy thì có khi nào rơi… rơi khi tôi đang đôi co với tên chết bầm kia không nhỉ? Tiêu rồi!
Phải tìm lại nó ngay. Nhưng mà sắp đến giờ cơm rồi, tôi chịu đói chật vật bao lâu cũng chỉ để đợi… chết mất thôi, bạn với chả bè. Tôi lấy tay xoa xoa bụng cốt an ủi nó rằng “phải biết thương chủ một chút, đừng có kêu nữa. Mày đói thì tao cũng đói thôi, xíu về rồi ăn bù cũng được. Sao phải xoắn.”
Tôi cứ thế suy nghĩ miên man, rồi lững thững đi về phía xe đạp.
-Ba ơi, con sang nhà cái Ngân một chút nha.- Vừa nói tôi vừa nhìn đĩa thức ăn bốc khói nghi ngút trên tay ba. Cố nuốt một tràng nước bọt đang trực ào ra.
-Còn đi đâu nữa? Ăn cơm xong hẵng đi.
Tôi cũng muốn lắm nhưng mà không được.
-Con chạy cái vèo qua xong là về ngay ấy mà.
-Ừ, mà mẹ cũng đang ở bên nhà cô Anh (mẹ Lý Ngân) đấy. Qua kêu mẹ về ăn cơm luôn. Mà nhà con bé ngay bên cạnh sao phải đi xe? – Ba tiện tay để đĩa thức ăn xuống, giọng vẫn thoát ra đều đều làm tôi nghe mà phát hoảng. Bởi lẽ tôi đâu định sang nhà nó nộp mạng. Nhưng mà chẳng may mẹ về nói tôi không có qua ấy thì hỏng bét. Thêm vào đó, nhà Lý Ngân thuộc hàng chung vách mà tôi lại vác theo xe đạp sang nhà nó á? Thật là không có cái lý nào lại như vậy.
-Con… – Tôi cứ lấp lửng rồi bỏ ngỏ câu nói, sau cùng quyết định rút cái điện thoại ra làm một tràng.
-Alo… hả… cái gì? Bây giờ á… ừ ừ được rồi, ừ ừ tao đến ngay.
Cất điên thoại vào trong túi áo, tôi quay xang tiếp tục kể cho ba nghe về nội dung cuộc gọi ảo vừa rồi.
-Ba ơi, giờ con không qua nhà cái Ngân nữa. Con phải mang sổ điểm sang cho Trần Tiến để nó còn thống kê điểm.
-Mai lên lớp rồi đưa cũng được. Giờ muộn rồi.
-Nhưng mà chút nó phải nộp cho thầy rồi, mai thì không kịp.
-Thật không đấy?
-Thật, con nói dối ba làm gì?
-Ừ, đi đi. Nhanh rồi về.
-Dạ.
Đọc tiếp Mật mã cuối cùng – Chương 2
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...