Trước Ba mươi Tết vài hôm, Thành An hoàn thành nhiệm vụ, quay về Thăng Long.
1
Y đứng chờ tôi dưới tán cây hoè, gương mặt phờ phạc sương gió, cằm lún phún râu. Trông dáng vẻ có mấy phần tiều tuỵ, thần sắc mỏi mệt.
Tôi nuốt mấy câu trách móc xuống bụng, cuối cùng lại không biết phải mở lời ra sao.
Dù Thành An không có tình cảm với Đông Ly nhưng tôi có thể thấy rõ y luôn coi con bé là em gái. Đã vậy... mất đi người thân đâu phải là một nỗi đau tầm thường.
Thành An và tôi hỏi thăm đối phương vài câu, quanh đi quẩn lại vẫn phải nhắc tới Đông Ly.
2
Y thở dài, nói rằng có lẽ đã đến lúc y rời Dạ Hành. Trước đây Thành An luôn đặt trên mình trách nhiệm dẫn dắt các thành viên khác, đặc biệt là Đông Ly. Hiện tại con bé đã ra đi, y bắt đầu suy nghĩ tới bản thân... cho rằng Dạ Hành dù thiếu đi một Thành An cũng chẳng hề hấn gì.
Về phía Triêu Lộ, nàng vẫn chưa chấp nhận Thành An. Y buồn bã nói rằng nếu cứ mãi giữ lấy vị trí trong Dạ Hành thì dù mất thêm mười năm nữa, mối quan hệ giữa y và Triêu Lộ sẽ càng nhạt phai.
Mà Thành An... không muốn lặp lại lỗi lầm xưa kia nữa.
Tinh thần của y không tốt cho lắm, bị tôi dẫn dắt một hồi, bắt đầu tiết lộ bí mật phía sau việc Văn Đức phu nhân bị phế.
Đại khái cũng không khác gì ngày ấy, khi tôi nghe trộm Trần Thuyên và Triêu Lộ nói chuyện ở chùa Thiên Ninh.
Ví như:
Sau khi Văn Đức phu nhân - tức Triêu Lộ - bị hàng vị, phế thành thứ dân, Thành An là người được Trần Thuyên giao nhiệm vụ hộ tống nàng rời khỏi thành Thăng Long.
Hoặc, mối quan hệ giữa Triêu Lộ và Trần Thuyên, dù là anh em họ hay vợ chồng... thì đã từng rất tốt. Có thể nói, trừ tôi ra thì nàng gần như là người duy nhất được Trần Thuyên chiều chuộng, dung túng hết mức có thể.
Chỉ là chính Triêu Lộ cũng không ngờ nổi tình cảm nhiều năm trời vẫn bị Trần Thuyên gạt sang một bên, đồng thời biến nàng trở thành con cờ chính trị.
Phế Văn Đức, một đòn cảnh cáo, sâu xa hơn là hạ thấp quyền lực họ ngoại.
Thành An trót đem lòng thương mến Thái tử phi, phải khóa kín thứ tâm tư này suốt thời gian dài.
Cho đến khi Văn Đức không còn là Văn Đức nữa.
Trong lúc rối loạn, Triêu Lộ đề nghị Thành An bỏ trốn cùng nàng. Khi ấy, y biết nàng đang đau khổ, càng rõ hơn việc nàng không hề có tình cảm với mình. Và bởi Thành An trung thành với hoàng đế, y không có cách nào đồng ý với Triêu Lộ.
Thế rồi xuân tàn hạ sang, tất cả hoá thành một nỗi tiếc hận, dằng dặc suốt mười năm.
Thành An nán lại lầu Thanh Quang chưa tới nửa canh giờ, trước khi rời đi còn nhét vào tay tôi hai thứ: Thư của Đoàn Nhữ Hài và một chiếc khăn tay be bé.
Trong thời gian qua, Bách Chu và Hồ Yên đảm nhận trọng trách "giao liên", giúp tôi giữ liên lạc với Đoàn Nhữ Hài một cách bí mật. Cũng có thể là Trần Thuyên biết nhưng anh mắt nhắm mắt mở, không muốn chặt đứt hoàn toàn các mối quan hệ của tôi.
Đoàn Nhữ Hài biết tôi ít học, lâu lâu mới gửi một lá thư, viết vài ba chữ dễ hiểu dặn dò tôi phải biết lo cho bản thân. Sau đó, tôi sẽ vẽ một cái mặt cười hồi đáp cậu ta, coi như thông báo mình vẫn bình an mạnh khoẻ.
Vài ngày trước tôi nghe Hồ Yên kể Bách Chu vừa nhận nhiệm vụ mới, vì vậy hôm nay người đưa thư mới là Thành An.
Mãi sau này tôi mới biết, nơi đầu tiên Thành An đặt chân đến sau khi quay về kinh thành Thăng Long là phủ họ Đoàn. Y chỉ xin phép Đoàn Nhữ Hài được ghé vào mảnh vườn phía sau phòng tôi chốc lát, thế mà em trai tôi quay đi quay lại, hai canh giờ trôi qua mà chưa thấy Thành An trở ra.
Cậu ta tưởng Thành An đã bật tường bỏ đi từ lâu, lại không ngờ từ khi bước vào, y vẫn luôn đứng chôn chân ở một vị trí. Nếu tôi đoán không lầm thì nhất định là Thành An âm thầm tiếc thương cho Đông Ly của tôi rồi.
Tôi cẩn thận đặt lên bàn chiếc khăn tay, món đồ thứ hai Thành An gửi lại, chậm rãi mở từng nếp gấp. Không biết nó được thêu từ bao giờ nhưng còn khá mới, khả năng là Thành An chưa bao giờ lấy ra, chỉ cất tạm ở nơi nào đó.
Ở góc phải, phía dưới chiếc khăn có hình một bông cúc nhỏ, đường nét vụng về.
Biến giới phồn hoa toàn truỵ địa,
Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly.
Khắp chốn, muôn hoa đều tàn lụi,
Giậu cúc phía đông vẫn còn tươi. [1]
Có lẽ Đông Ly muốn mượn lời thơ của Nguyễn Tái, ví tình cảm của mình dành cho Thành An với những bông hoa cúc... chẳng thể phai nhạt.
Vật chẳng thể về với chủ cũ, Thành An chỉ còn cách để lại nơi tôi.
Nắm chặt chiếc khăn trong tay, sống mũi tôi lại cay xè, nước mắt trào ra, lã chã rơi xuống.
2
...
Ba mươi tháng Chạp, ngày cuối cùng của năm Hưng Long thứ mười ba.
Càng gần Tết Nguyên Đán, tiết trời càng giá lạnh ủ ê.
1
Đại danh hào Nguyễn Du từng viết: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tôi thì ngược lại, bị thứ thời tiết dở hơi này xáo động tâm trí, buồn phiền suốt mấy ngày.
Ấy vậy mà sớm nay tỉnh giấc, khi Ý Nghi mở cửa sổ ra đã thấy vầng dương vén mây, rót xuống trần gian những dải nắng dịu dàng.
2
Đúng là lẽ trời khai ân, ban phát phúc lành cho bách tính.
"Phu nhân, trời ấm lên rồi đó." Chị ấy vui vẻ nói, nhanh nhẹn bưng chậu nước rửa mặt vào phòng. "Người có muốn đi ra Vườn Ngự hít thở không khí một lúc không? Tất cả đều bận rộn dọn dẹp, chuẩn bị cho Giao thừa... sẽ không có ai làm phiền phu nhân đâu."
Tôi nhận khăn mặt đã được vắt khô từ Ý Nghi, khẽ lắc đầu: "Thôi, không cần đâu ạ."
Cùng là trong cung cấm, ngồi tại lầu Thanh Quang hay bước chân ra ngoài... có gì khác nhau đâu chứ?
Ý Nghi không cố gắng thuyết phục tôi, yên lặng kéo ghế ra cửa cho tôi ngồi.
Lầu Thanh Quang yên ắng, thậm chí còn lặng lẽ hơn bình thường mấy phần.
Vài ngày trước, hai bác cháu Ngô thị bắt tay vào quét tước lau dọn tòa bát giác, kỹ càng đến mức tới hôm nay không còn việc gì phải làm nữa.
Thế đấy, nếu tôi còn sống ở phủ họ Đoàn thì hẳn đã phải vắt chân lên cổ mà chạy đông chạy tây, nào được thoải mái dựa lưng xuống ghế mà ngắm trời mây thế này.
Vì chưa có danh phận rõ ràng nên tôi không cần (và cũng không có quyền) tham gia yến tiệc đón giao thừa. Đối với việc này, Trần Thuyên vô cùng bất mãn, suýt chút nữa đã giận chó đánh mèo sang cậu bé trung quan Phúc Lộc.
Để di dời sự chú ý của anh, tôi đành dối lòng an ủi: "Em đã tiến cung rồi mà, ngày tháng trước mắt còn dài lắm. Năm sau em sẽ cùng Quan gia đón Giao thừa, được không ạ?"
Lửa giận bốc trên đỉnh đầu Trần Thuyên theo đó mà tắt ngúm.
Gần cuối giờ Thân, Ý Nghi kéo tôi đi tắm rửa, coi tôi như một con búp bê mà mặc sức tô điểm.
Chị ấy giúp tôi búi tóc, tỉ mỉ gắn lên đầu tôi một đống trang sức lấp lánh. Rồi từng lớp, từng lớp áo khoác lên, mất tới hai khắc đồng hồ mới xong xuôi.
"Phu nhân cười lên tôi xem nào, dù không dự lễ Khu Na thì vẫn phải xinh đẹp đón năm mới chứ!" Ý Nghi cao giọng khuyên nhủ, bên cạnh là Hồ Yên phụ hoạ vài câu. [2]
Tuy rằng tôi cảm thấy không cần thiết lắm, dù sao Trần Thuyên sẽ chẳng có thời gian rảnh để tới lầu Thanh Quang ngắm tôi ăn diện, nhưng trước sự nhiệt tình của Ý Nghi và Hồ Yên, tôi chỉ còn cách cúi đầu vâng lệnh.
Bóng chiều dần ngả về tây, tôi nhấc từng bước chân, nặng nề lết ra ngoài hành lang.
Hồ Yên xin phép được về nhà với Bách Chu, đương nhiên là tôi đồng ý. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi còn thuyết phục hai bác cháu Ngô thị sau bữa tối có thể đi tìm mấy cô cung nữ thân thiết, khỏi cần ở lại lầu Thanh Quang làm gì.
Chỉ là tôi thấy mình không mấy gần gũi với họ, thà rằng trải qua Giao thừa một mình còn hơn là phải cười nói gượng gạo với nhau.
Gọi là cô đơn thì cũng không đúng, trong lòng tôi trống trải đến cùng cực, như thể tôi chẳng còn hơi sức đâu để phiền muộn nữa.
"Niệm Tâm."
Chân trời nhuộm một màu đỏ au, tôi ngẩn người ngắm nhìn, đến khi hai mắt hoa lên, còn tưởng mình đang gặp ảo giác.
"Niệm Tâm à."
Ngơ ngác hồi lâu, mãi tôi mới lấy lại được tinh thần để cúi xuống, thấy Trần Thuyên đang vẫy tay, ánh mắt lấp lánh lạ thường.
Anh khoác trên mình áo long cổn, đầu đội mũ Bình Thiên. Hẳn đây là trang phục để dự yến tiệc Giao thừa, chủ trì lễ Khu Na. [3]
4
Năm đó, Trần Thuyên cũng vận nguyên cổn phục đón tôi ở Chương Đức viên. Đêm sâu thăm thẳm, hai đứa dắt díu nhau chạy tới hồ Thuỷ Tinh thả hoa đăng.
Không biết... anh đã ước điều gì nhỉ?
"Nàng đứng yên đó." Trần Thuyên lớn tiếng nói, xoay người tìm lối đi lên.
Hoàng hôn phủ lên vai anh, núi non tô điểm, ánh mặt trời rực rỡ phía sau lưng bớt đi phần lộng lẫy.
Tôi nhẹ nhàng ngước mắt, cảnh vật xung quanh như bị phủ dưới một lớp bụi mơ hồ, duy chỉ có dung nhan anh tuấn của Trần Thuyên là rõ ràng một cách tuyệt đối.
Hàng mi khẽ rung động, miện lưu lắc qua lắc lại, va vào nhau tạo nên những âm thanh trong trẻo. [4]
2
Trước khi Trần Thuyên kịp mở miệng, tôi lập tức cướp lời trêu chọc: "Lần đầu tiên được mặc trang phục của cung phi, hẳn là Quan gia đang thấy em xinh đẹp tuyệt trần phải không ạ?"
Anh như tỉnh lại từ trong giấc mộng, bật cười: "Phu nhân nói phải, Trẫm mải mê ngắm nàng, suýt nữa đã quên chốc nữa phải dự yến tiệc đấy."
"Quan gia cũng khéo nói lắm." Tôi bĩu môi.
"Dĩ nhiên rồi." Trần Thuyên nhếch miệng. "Vậy mới xứng đôi với Phu nhân nhà ta chứ!"
Có anh bên cạnh cười đùa hàn huyên, dù chỉ là mấy chuyện vụn vặt cũng đủ làm sự nặng nề trong tâm trí tôi vơi bớt phân nửa.
Tay của Trần Thuyên thật ấm, thoáng chốc đã bao trọn tay tôi. Từng ngón tay đan xen, biết bao lưu luyến.
Anh kéo tôi vào lòng, thì thầm: "Không còn cách trở như xưa, đêm nay ta nhất định sẽ đón năm mới cùng nàng."
"Dạ. Em chờ Quan gia về." Tôi gật đầu, dịu dàng đáp.
2
Trần Thuyên tỏ ra vô cùng hài lòng, sau lại thở dài: "Thật không muốn để nàng lại đây chút nào."
"Vậy Quan gia mau lệnh cho người dưới may túi ba gang, như vậy, dù đi đâu cũng có thể mang em theo cùng." Tôi biết anh thật sự khó chịu, chỉ mong mấy câu đùa giỡn ngớ ngẩn này có thể giúp anh thoải mái phần nào.
Quả nhiên, Trần Thuyên đã quen với việc tôi hay nói luyên thuyên, lập tức cười rộ lên: "Trẫm ước còn không được!"
...
Sau khi tôi dùng xong bữa tối, từ phía cung Đồng Nhân - nơi tổ chức yến tiệc tất niên - đã bắt đầu vang đến tiếng nhạc du dương. [5]
Hai bác cháu Ý Nghi vẫn không nỡ để tôi ở lại lầu Thanh Quang một mình nhưng lý lẽ lại thua tôi một bậc, chỉ vài câu đã phải nhượng bộ. Tôi đoán, họ cũng đâu muốn phải trải qua khoảnh khắc tống cựu nghênh tân ở nơi quạnh quẽ này.
Tôi không nghĩ ra nổi trò gì để giết thời gian, chẳng biết đã qua bao lâu, bắt đầu cảm thấy chán chường.
Bụng dạ bảo không nên nhưng đôi chân lại cứ bước, tôi vươn tay đẩy cửa, ló đầu ra ngoài: "Sắp sang năm mới rồi!"
"... Niệm Tâm?" Quân Trì hơi nhướng mày, ngạc nhiên khi thấy tôi.
3
Ban ngày thời tiết đẹp là thế mà mặt trời chưa khuất núi được bao lâu, cái lạnh đã nhanh chóng ập đến.
Tôi thu mình trong tấm áo hồ cừu dày dặn, một bước đứng cạnh Quân Trì.
Còn chưa đến nửa đêm, chính điện rộn ràng ca hát.
Anh ta không nhìn tôi quá lâu, cụp mắt lẩm bẩm: "Ta chưa bao giờ tưởng tượng được nàng... trong diện mạo này."
Tôi lập tức giả điếc.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...