Bà Tứ đang thiu thiu ngủ, đột nhiên bị đánh thức bởi tiếng đập cửa dồn dập.
Bà giật thót người ngồi dậy.
Cái tiếng đập cửa giữa đêm như thế này thường khiến con người ta liên tưởng đến những chuyện vô cùng kinh khủng.
Tiếng thằng Kiểm gọi như loa phát thanh huyện:- Bác Tứ ơi, bác Tứ… dậy đi bác ơi…Bà lật đật chạy ra mở cửa, thảng thốt hỏi:- Có chuyện gì thế? Có chuyện gì mà đêm hôm lại sang đây?- Bác sang nhà cháu ngay! Nhanh lên..- Nhưng mà có chuyện gì? Mày phải nói cho bác biết chứ!- Bác sang ngay đi, thằng Khang nhà bác về rồi.Bà Tứ chết sững khi nghe thằng Kiểm nhắc đến Khang.
Con trai của bà, thằng Khang, nó về rồi ư?Thằng Kiểm nắm cánh tay bà vừa lôi vừa nói:- Đi nhanh đi bác.
Nhanh lên, nó đang ở nhà cháuBà Tứ như sực tỉnh, bà hất tay thằng Kiểm ra, bỏ mặc nhà cửa, chân còn chưa mang dép đã vội tất tả chạy sang nhà ông Năm.
Bà vừa chạy vừa nước mắt ngắn dài.
Con ngõ nhà bà hôm nay không hiểu sao lại xa xôi đến thế.
Bà chạy đến hụt cả hơi, đứng lại giữa đường thở hồng hộc, may có thằng Kiểm nó chạy theo đỡ lấy bà.Bà nhào vào sân nhà ông Năm, đã thấy một đám người lố nhố trong đó.
Ngoài ông Năm, thầy Cẩn, mấy người khách hồi chiều đòi đi chơi rừng ban đêm thì còn một bóng người nữa ngồi lù xù ở giữa bàn.
Cái dáng nhỏ thó, gầy đét, tóc tai bù xù, quần áo bẩn thỉu, đen xì và rách rưới.
Duy chỉ có đôi mắt đang nhìn bà trân trân là không thể sai được.
Ánh mắt của thằng Khang, con trai bà.
Bà đứng sững giữa sân nhìn nó.Khang nhìn thấy mẹ thì từ từ đứng dậy:- Mẹ..
Con về rồi!Bà Tứ chỉ chờ có thế, bà lao vào ôm chầm lấy con, khóc đến nấc ngẹn.
Bà không nói được câu nào, chỉ nghẹn ngào khóc, vừa khóc vừa sờ khắp mặt, khắp đầu Khang như thể bà sợ đây chỉ là một giấc mơ.
Bà ôm chặt lấy Khang mà khóc.
Khóc đến mức ngất xỉu trong tay con trai mình.Thằng Kiểm đứng đằng sau vội giơ tay đỡ lấy bà Tứ rồi cùng Khang dìu bà vào trong ghế ngồi.Thầy Cẩn lấy lọ thuốc cho bà Tứ ngửi mấy cái, bấm huyệt cho bà để bà tỉnh lại.Bà Tứ tỉnh lại, thấy Khang ngồi bên cạnh thì lại ôm chầm lấy con mà khóc trong tiếng nấc:- Con ơi… Con đi đâu..
Con bỏ mẹ đi đâu … Mà giờ mới về hả con…Khang ôm mẹ, khẽ vỗ lên lưng bà trấn an:- Con về rồi đây… Mẹ yên tâm… Con về rồi đây….Đợi một lát để bà Tứ bình tâm lại, thầy Cẩn mới nhẹ nhàng nói:- Thôi, cháu nó về an toàn là tốt rồi.
Lúc nãy tôi bắt mạch cho cháu, cơ thể nó hư nhược lâu quá, thần kinh lại không ổn định, để mai tôi về, cắt cho cháu nó ít thuốc bồi bổ cơ thể.
Với lại, ở nhà với mẹ mấy hôm, rồi xuống nhà tôi, tôi châm cứu để ổn định lại tinh thần cho cháu nó.Bà Tứ liên tục cảm ơn thầy Cẩn:- Đội ơn thầy, tôi đội ơn thầy đã tìm thấy nó về đây.
Đội ơn thầy cứu nó.Thầy Cẩn cười nhẹ, chỉ sang ông Đảm đang ngồi bên cạnh:- Tôi chỉ bắt mạch cho nó thôi, người cứu được nó về là ông Đảm, sư đệ của tôi đây.Bà Tứ lại hướng sang ông Đảm mà cúi đầu cảm tạ:- Tôi đội ơn ông.
Rất cảm ơn ông đã mang cháu nó về.Ông Đảm gượng cười nói:- Bà không cần cảm ơn tôi đâu.
Ngược lại, tôi phải xin lỗi bà và cháu đây mới phải.Rồi ông kể hết ngọn nguồn mọi sự oan trái trong câu chuyện này cho bà Tứ nghe.
Bà chỉ ôm chặt lấy con mà khóc.Ngày hôm sau, ông Đảm đi quanh rừng để tìm kiếm các điểm dấu kết giới của cụ Thơi, sau khi phá bỏ kết giới đó, ông Đảm cũng đi vào trong rừng, lập một cái đàn lễ nhỏ ở ngay gốc cây sưa để cầu siêu cho vong hồn của tất cả các nạn nhân, để họ được siêu sinh chuyển kiếp.
Sau đó, ông cùng thầy Cẩn đưa ông Minh và Khang về quầy thuốc của ông Cẩn để chữa trị.
Hai ngày sau thì ba bố con ông Minh cũng chào tạm biệt mọi người để lên đường trở về Hà Nội.
Ông thầm cảm ơn Trời Phật vì hôm đó đã không cố chấp đưa các con vào rừng.
Sau cái trải nghiệm kinh hoàng đó, ông hiểu giá trị của tình máu mủ, gia đình thật quý giá biết bao.
Ông cũng nghĩ rất nhiều về câu chuyện của Thao.
Suy cho cùng, ngay chính bản thân bà Thao cũng chỉ là một nạn nhân.
Nếu ngày ấy, gia đình ông Quyền, bà Xuyến biết trân trọng người thân ruột thịt của mình hơn một chút thì mọi chuyện đáng tiếc này đã không thể xảy ra….
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...