Ngày 29 tháng ba năm Thiên Phục Võ Uy thứ 3( 1087).
Nóng, nóng ơi là nóng, mới vào hè mà không khí của Thăng Long đính một đợt nóng như vậy.
Chó vàng mười máy năm ngỏm củ tỏi rồi, năm nay nằm dưới gốc cây gạo là chó con, nửa vàng nửa đốm có lẽ là hậu duệ của chó vàng đi...!nó cũng như bậc tiền bối đang le le lưỡi kha khà tỏa nhiệt như cố gắng giảm đi nhiệt độ thân thể đang tăng tăng.
Thằng Tuấn con Ni cấm dám ra ngoài, nóng quá, chui trong nhà mát lạnh sướng hơn.
Dĩ nhiên rồi, nhà giàu phải chơi điều hòa chứ nhỉ.
Thời buổi nào rồi để cho con trẻ chịu cơ cực.
“ Mánh điều hòa của nhà Ký Huy rất quái, chẳng qua là một dàn ống đồng ruột mèo siêu cấp hoành tráng được thả xuống ao nước gần đó, không khí qua các van một chiều sẽ được động cơ cánh quạt bơm vào rồi theo ống đồng có bọc cách nhiệt giấy bạc, bên ngoài phủ nhièu lớp da chạy một đường tới căn phòng lớn mà hai đứa trẻ ở.
Đây không phải siêu cấp điều hòa gì nhưng nói thật rất hiệu quả.
Không khí nóng ngoài môi trường đi qua một dàn ruột mèo nhiều tầng khúc khủy dưới ao nước mát sẽ tỏa bớt nhiệt rất nhiều, cho đến khi vào phòng khả năng chủ còn lại nhiệt độ 20° C thôi, với phòng đủ kín mà bơm liên tục thì vẫn mát lắm mát lắm.
Nói chung có bố mẹ là dân xuyên, lại giàu nứt đố đổ vách, hai đứa này sướng hẳn.
Tất nhiên không chỉ có hai đứa trẻ được hưởng ưu đãi này.
Quan viên làm việc tại khu phía tây cũng được trang bị các thiết bị trên.
Mấy dàn ống đồng khổng lồ rắc rối phức tạp được nhúng xuống hồ Đoan Ỷ ngay bên cạnh khu làm việc sau đó dẫn về toả ra từng khu.
Mấy ngày này có thượng triều không có làm việc ở Điện Thiên An, nơi đó chẳng có hồ gì, chỉ có đá với gạch, không làm máy lạnh được.
Nếu có thượng chiều thì Hoàng Đế Từ Huy và chúng quan số lượng khổng lồ sẽ chen chúc trong Càn Thiên Điện có điều hoà mát mà làm việc.
Nói chung Khu phía Tây rất nhiều Hồ có thể tận dụng làm máy điều hoà cực tốt.
Điện ư… từ sông Tô Lịch mấy tổ máy phát điện nhỏ dẫn về, lúc nào cũng có thể chạy động cơ.
Quãng đường mấy trăm mét chưa bao giờ là vấn đề đối với Đại Việt ăn chơi sa sỉ.
Xây hẳn một con đường xi măng hai rãnh chứa dây nóng lạnh tách biệt.
Lại xây cả mái che nhỏ chắn mưa nắng.
Dây điện được bọc ống gốm nhỏ các khớp nối đều tinh xảo lại có nắp che rãnh đảm bảo an toàn vô cùng.
Thị vệ cũng kiểm tra đường điện tránh mấy thằng ngu nghịch bậy.
Các biển báo đầu lâu xương chéo dựng lên “ có điện- nguy hiểm- tránh xa”.
Thật vì mát mẻ tạo điều kiện cho nhân viên làm việc cái gì Hoàng đế cũng làm được , cảm động quá mức, quan viên chăm chỉ làm việc không muốn về nhà.
Sự thật là về nóng quá, ở công ty “ triều đình” mát hơn.
Điện xuất hiện thay đổi toàn bộ toàn toàn bộ diện mạo công nghiệp nhẹ Thăng Long.
Trước đây vì máy móc phải gắn liền động cơ ( trục xoay tuabin thuỷ lực) cho nên phải bố trí trên mặt sông.
Cách bố trí này siêu cấp lãng phí không gian, vì đôi khi một cái tuabin quá dư thừa cho một cái búa máy hay một cái máy nghiền bột gạo, tuốt lúa v.v….
Mà mấy cái máy làm thời vụ như tuốt lúa này nọ có phải dùng quanh năm đâu, cho nên nếu không sử dụng là lãng phí tuabin .
Muốn thay đổi một cấu trúc máy móc động cơ/tuabin thuỷ lực khó lắm.
Nhưng giờ ngon rồi.
Tua bin trên sông Tô Lịch 100% là máy phát điện cỡ nhỏ.
Thô thô giản giản nhiều không kể hết.
— QUẢNG CÁO —
Các đường ống đơn giản hơn được lắp đặt bao gồm ống gốm đường kính 20cm một đầu to một đầu nhỏ có thể gắn vào nhau làm ống chính chứa dây điện.
Các ống men sứ nhỏ đường kính lòng 0,5 cm để luồn dây điện, cũng là đầu to đầu nhỏ nối được vào nhau.
Kể từ đó các nhà máy sẽ rời xa mặt sông thoải mái mà xây dựng bố trí, tất cả đều hợp lý hơn nhiều.
Ví dụ như một tua bin có thể cung cấp điện cho 3-4 máy tuốt lúa.
Một tua bin có thể cung cấp điện cho 2-3 cái máy nghiền..
công việc vẫn trôi chảy năng suất lợi dụng dòng nước tăng cao cao cao.
Nhưng tất cả những thứ trên không thể so sánh Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia mới hoàn công ngay cạnh Thái Hồ ( Hồ Giảng Võ ngày nay).
To lớn , khan trang , đẹp sẽ, đơn giản cấu trúc nhưng hiện đại tiện nghi.
Quan trọng nhất nơi này có tới 30 dàn máy lạm nhúng xuống Thái Hồ phục vụ cho lần này Nghị Viện Nhân Dân Đại Hội lần I.
Hẳn một đường dẫn điện công phu 1,5km nối từ sông Tô Lịch đến đây.
Dĩ nhiên trong thời gian Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia hoạt động thì một số nhà máy ở bên sông Tô Lịch phải nhường điện tạm thời nghỉ.
Máy phát điện, động cơ điện đã thay đổi hoàn toàn kế cấu công nghiệp nhẹ Đại Việt.
Tất nhiên mấy con hàng này chế tạo vẫn còn thô sơ cho nên tuổi thọ độ bền đều rất đáng phải bàn bạc.
Nhưng khổng thể không khẳng định có điện vẫn tốt.
Các máy phát điện lớn đã được chế tạo tốt hơn và bền hơn nhiều với hệ thống dây đồng từ 2mm trở lên được quấn giấy bọc và sơn phủ lót nhựa thông cánh kiến lên bề mặt giấy tăng độ bền cơ học.
Vẫn không thể chế các loại dây đồng nhỏ, các động cơ thường cồng kềnh lớn nhưng công suất lại trung bình bởi lẽ không có sơn cách điện.
Dùng cấu trúc sợi giấy quấn quanh dây đồng sơn lót nhựa thông cánh kiến sau đó cứ quấn một lớp dây đồng lại phải dừng lại quét một lớp phủ sơn mài không kim loại.
Nói thực cực vất vả mệt mỏi để chế tạo nên một động cơ chất lượng.
Tuy vất vả nhưng vui, vì thành quả đạt được tốt hơn nhiều so với mong đợi.
Trươc đây mấy tháng khi động cơ điện mới bắt đầu chỉ là thô kệch lót thật nhiều lớp giấy giữa các dây đồng tạo nên một động cơ to chà bá, nặng nề nhưng số vòng đồng lại chẳng được là bao, công suất giới hạn, hay chập cháy nguy hiểm.
— QUẢNG CÁO —
Nhưng chỉ có mấy tháng với sức sáng tạo của ký sư Đại Việt họ đã tìm ra hệ thống cách điện riêng của mình, đây đồng chế lớn một chút dùng dây giấy quấn vòng theo sợi, lót sơn cánh kiến nhựa thông, khiến cho lớp dấy bền hơn.
Tiếp theo là sơn mài ở mỗi lớp đồng quấn động cơ tăng tuổi thọ.
Động cơ đã nhỏ hơn, bền hơn, công suất cao hơn.
Tất nhiên không thể so hiện đại nhưng đó đã là cả một bước cố gắng nỗ lực tuyệt vời.
Sự đến đáp cho công sức của họ là những lời cảm ơn trân thành từ mọi tầng lớp người dân Đại Việt những người đang hưởng lợi thỉ thành quả nghiên cứu của các kĩ sư.
Các mối ghép đện lúc này cũng không phải là vặn xoắn buộc thép thủ công mà là những mối hàn tinh mĩ, hàn đồng, hàn thiếc đã không còn gì mới mẻ ở Đại Việt.
Nói thẳng ra tốc độ phát triển công nghệ ở Đại Việt đang bùn nổ không thể ức chế, thằng nào xa nhà vài tháng mà về Thăng Long hẳn nhận không ra được.
Nói đương cử như máy lạnh, nếu không có công nghệ hàn đồng thì sao có thể tạo ra các dàn ống đồng siêu cấp chằng chịt để nhúng nước.
Không có dây nhựa dây cao su chịu lực để làm dây dẫn khí hàn gió đúng không?
Vậy thì không cần.
Chế bình ga nhỏ, bình ôxy nhỏ.
Dây dẫn thẳng nhét hai bình vào hai hộp bảo vệ thép tốt, tổn trọng lượng một cơ cấu hàn nặng tầm 20kg.
hai người phối hợp nhấc nhấc vẫn hàn được.
Các van một chiều khiến khí ga không thể trôi ngược bình oxy tạo hiệu ứng nuốt lửa cháy nổ, mà kể cả có nổ mấy bình ga 1lít cũng chẳng thể công phá vỏ bảo vệ hộp thép...!cứ thế mà triển thôi, không cần sợ hãi.
Mỏ hàn gió cũng nhỏ, không hàn được mấy thứ máy móc lớn nhưng mấy thứ máy móc nhỏ dư sức.
Lý Từ Huy cũng bái phục sự liều mạng của đám kỹ sư, nhưng cũng phải bội phục sự sáng tạo của họ.
Thứ mà Ký và Huy không thể giải quyết do thiếu cao su, chỉ có thể viết nên quy trình công nghệ hàn gió, chú tích những nguy hiểm trong đó, lại thiết kế mỏ hàn với van đóng mở một chiều v.v...
Cứ như vậy mà đám kỹ sư dám chế tạo các bình hàn mini, trọng lượng khá nặng nhưng vẫn cầm tay làn được.
thật không thể tin tưởng nổi.
Dĩ nhiên vì đảm bảo an toàn , mỏ hàn cách bình khí tầm 2m với đường ống cứng kim loại, do vậy người cầm mỏ hàn và người nhấc bình khí ga , ôxy trong hộp bảo hiểm phải phối hợp mới được.
Có điều phối hợp nhiều thành ăn ý, lúc này đây đám thợ Đại Việt đã quen với hàn đồng và đang nghiên cứu hàn thép.
Bình ôxy và bình ga nhỏ không thể duy trì hàn lâu, nhưng nếu 10 tổ hợp hàn, 1000 tổ hợp hàn thì sao? Các kỹ sư Đại Việt đang điên cuồng rồi.
— QUẢNG CÁO —
Tất nhiên trong quá trình nhiên cứu không thiếu anh hung liệt sĩ, nhưng vì sự nghiệp phát triển của dân tộc, kẻ ngã xuống lại có người đứng lên.
Họ anh hùng kém gì những chiến sĩ nơi xa trường....
Bia tưởng niệm các anh hùng lao động tổ quốc ghi công ở Thăng Long dài thêm danh sách mười mấy người...!Bố chính cũng mười mấy người.
Nhưng có ai dừng lại đâu.
Lý Từ Huy biết ra lệnh họ dừng họ cũng không dừng, đám này sẽ lén lút nghiên cứu, không đủ trang bị còn nguy hiểm hơn.
Thay vì cấm đoán thì Lý Từ Huy chỉ có thể hết sức cảnh báo các nguy cơ cẩn thận, tăng cường đầu tư an toàn kỹ thuật.
Ngăn cản tuyệt đối những nghiên cứu quá nguy hiểm.
Không ai hiểu hơn tầm quan trọng của công nghệ hàn đối với ngành cơ khí như Huy.
Có công nghệ hàn thì ngành cơ khí đã bước sang một trang mới, các cấu trúc đinh tán ghép nối đã bị loại bỏ thay vào đó là những mối hàn chắc chắn hơn, tinh mĩ hơn.
Ngay cả các bình ga mini, các bình oxy mini đều là sản phẩm hàn đạt chất lượng rất cao về độ an toàn.
Các tua bin mới với linh kiện kết hối hoàn hảo hơn.
Một tổ hợp hàn chỉ hàn được 15-20 phút là canh năng lượng.
Nhưng 100 tổ hàn xếp hàng chờ thì sao? Tuy cái cách này nó hơi thổ dân nhưng trong điều kiện này chỉ có thể làm như vậy mà thôi đúng không nào?
Khinh khủng của công nghệ hàn nhất tiến bộ có lẽ là ứng dụng trong ngành quân sự vũ khí , động cơ thuyền bè.
Các giá pháo , bánh xe trục những phần kết nối đã giảm rất nhiều trọng lượng bởi các miếng bulong , đai ốc ghép nối thô thiển được thay thế bằng hàn cứng tinh mĩ hơn.
Động cơ tàu được cải thiện đáng kể trọng lượng nhẹ đi vì bỏ bớt đai ốc đinh tân và những thanh thép làm nhiệm vụ ghép nối.
Riêng các tháp pháo là được hưởng lợi nhất bởi các khung thép dầm đỡ trọng lượng cũng như sức giật của trọng pháo được gia cường bởi mối hàn.
Hệ thống đai giáp các tấm thép bên ngoài cũng được hàn kín với nhau.
Lại thêm hệ thống lên đạn máng trượt được thiết kế lại nhỏ gọn linh hoạt hơn nhưng vẫn đủ chức năng.
Nói chung sau khi cải tạo các tháp pháo nói chung sẽ tăng 25% khả năng chịu đựng phản lực.
Lức là lúc này lượng thuốc nổ nhiều nhất mà trọng pháo trên tàu Đinh Tiên Tiên Hoàng Khu Trục Hạm là 15kg thuốc nổ thì bây giờ có thể tăng lên 18,75kg thuốc nổ.
Chỉ khổ hạm đội của Ngô Khảo Ký đi quá sớm chưa được hưởng thành quả này..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...